Chương II Luật Các tổ chức tín dụng 2024: Ngân hàng chính sách
Số hiệu: | 32/2024/QH15 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Vương Đình Huệ |
Ngày ban hành: | 18/01/2024 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2024 |
Ngày công báo: | 02/03/2024 | Số công báo: | Từ số 369 đến số 370 |
Lĩnh vực: | Tiền tệ - Ngân hàng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Trách nhiệm của tổ chức tín dụng trong việc bảo vệ quyền lợi của khách hàng
Ngày 18/01/2024, tại kỳ họp bất thường lần thứ 05, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Các tổ chức tín dụng 2024.
Trách nhiệm của tổ chức tín dụng trong việc bảo vệ quyền lợi của khách hàng
Theo đó, trách nhiệm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong việc bảo vệ quyền lợi của khách hàng bao gồm:
- Tham gia bảo hiểm tiền gửi, quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân theo quy định của pháp luật và công bố công khai việc tham gia bảo hiểm tiền gửi tại trụ sở chính và chi nhánh.
- Tạo thuận lợi cho khách hàng gửi và rút tiền, bảo đảm thanh toán đủ, đúng hạn tiền gốc, lãi của khoản tiền gửi theo thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật.
- Từ chối việc điều tra, phong tỏa, cầm giữ, trích chuyển tiền gửi của khách hàng, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của luật hoặc được sự chấp thuận của khách hàng.
- Công bố công khai lãi suất tiền gửi, phí dịch vụ, quyền, nghĩa vụ của khách hàng đối với từng loại sản phẩm, dịch vụ đang cung ứng.
- Công bố công khai thời gian giao dịch chính thức.
Trường hợp ngừng giao dịch tại một hoặc một số địa điểm thực hiện giao dịch trong thời gian giao dịch chính thức hoặc ngừng giao dịch bằng phương tiện điện tử, chậm nhất là 24 giờ trước thời điểm ngừng giao dịch, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải niêm yết thông tin về ngừng giao dịch tại địa điểm giao dịch hoặc trên trang thông tin điện tử của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Trường hợp ngừng giao dịch do sự kiện bất khả kháng, chậm nhất là 24 giờ sau thời điểm ngừng giao dịch, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải niêm yết thông tin về ngừng giao dịch tại địa điểm giao dịch hoặc trên trang thông tin điện tử của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có hiệu lực từ 01/07/2024, trừ khoản 3 Điều 200 và khoản 15 Điều 210 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.
Luật Các tổ chức tín dụng 2010 (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 17/2017/QH14) hết hiệu lực kể từ ngày Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có hiệu lực thi hành, trừ quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 8, 9, 12 và 14 Điều 210 Luật Các tổ chức tín dụng 2024.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Ngân hàng chính sách do Thủ tướng Chính phủ thành lập, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nhằm thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước.
2. Chính phủ quy định nội dung hoạt động của ngân hàng chính sách.
3. Thủ tướng Chính phủ và Bộ, cơ quan ngang Bộ thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo thẩm quyền đối với hoạt động của ngân hàng chính sách.
1. Nhà nước là chủ sở hữu của ngân hàng chính sách. Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chủ sở hữu nhà nước đối với ngân hàng chính sách.
2. Hội đồng quản trị là cơ quan đại diện trực tiếp của chủ sở hữu nhà nước tại ngân hàng chính sách, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chủ sở hữu nhà nước theo quy định của Chính phủ.
Vốn điều lệ của ngân hàng chính sách do ngân sách nhà nước cấp và được bổ sung từ ngân sách nhà nước, các nguồn tài chính hợp pháp khác.
1. Cơ cấu tổ chức quản lý của ngân hàng chính sách bao gồm Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc và cơ cấu quản trị khác theo quy định của Chính phủ.
2. Ngân hàng chính sách được thành lập chi nhánh, sở giao dịch, phòng giao dịch và đơn vị trực thuộc khác theo quy định của pháp luật.
1. Hội đồng quản trị gồm Chủ tịch và các thành viên khác.
2. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị không quá 05 năm.
3. Chủ tịch Hội đồng quản trị do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm.
4. Số lượng, việc bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị; cơ cấu, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản trị do Chính phủ quy định.
5. Hội đồng quản trị có bộ phận giúp việc. Chức năng, nhiệm vụ của bộ phận giúp việc do Hội đồng quản trị quy định.
1. Ban kiểm soát gồm Trưởng ban và các thành viên khác.
2. Nhiệm kỳ của thành viên Ban kiểm soát không quá 05 năm.
3. Số lượng, việc bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên Ban kiểm soát; cơ cấu, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát do Chính phủ quy định.
4. Ban kiểm soát có bộ phận kiểm toán nội bộ, được sử dụng các nguồn lực của ngân hàng chính sách để thực hiện nhiệm vụ của mình.
1. Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật, điều hành hoạt động hằng ngày của ngân hàng chính sách.
2. Nhiệm kỳ của Tổng giám đốc không quá 05 năm.
3. Tổng giám đốc do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm.
4. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, quyền, nghĩa vụ của Tổng giám đốc do Chính phủ quy định.
1. Ngân hàng chính sách được Nhà nước bảo đảm khả năng thanh toán; được cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý; được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước khác theo quy định của pháp luật.
2. Ngân hàng chính sách không phải thực hiện dự trữ bắt buộc, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi.
1. Ngân hàng chính sách phải thực hiện kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ; xây dựng, ban hành quy trình nội bộ về các hoạt động nghiệp vụ.
2. Ngân hàng chính sách thực hiện chế độ báo cáo thống kê, báo cáo hoạt động theo quy định của pháp luật.
Ngân hàng chính sách được áp dụng quy định của Luật này để xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của ngân hàng chính sách.
Cơ chế tài chính, tiền lương, tổ chức lại, giải thể, kiểm tra, thanh tra, giám sát ngân hàng chính sách và các nội dung khác có liên quan đến ngân hàng chính sách thực hiện theo quy định tại Chương này và quy định của Chính phủ.
Article 16. Establishment, operation and state management of policy banks
1. Policy banks are established by the Prime Minister and operate on a not-for-profit basis so as to implement the State's socio-economic policies.
2. The Government shall provide for operations conducted by policy banks.
3. The Prime Minister, Ministries and ministerial authorities shall perform state management of operations conducted by policy banks within their jurisdiction.
Article 17. State ownership and representative of state ownership of policy bank
1. The State has the ownership of policy banks. The Government shall manage performance of tasks and exercise of powers by the State over policy banks in a unified manner.
2. Board of Directors is a direct representative of state ownership at each policy bank. It performs tasks and exercises powers of the State under the Government’s regulations.
Article 18. Charter capital of policy bank
The charter capital of a policy bank is provided by state budget and additionally provided by the state budget and other legal finance sources.
Article 19. Organizational structure of policy bank
1. The organizational structure of a policy bank is comprised of the Board of Directors, Board of Controllers, General Director and other managerial departments under the Government’s regulations.
2. The policy bank is entitled to establish its branches, exchanges, transaction office and other affiliates according to regulations of law.
Article 20. Board of Directors of policy bank
1. The Board of Directors includes a President and other members.
2. The term of office of a member of the Board of Directors shall not exceed 05 years
3. The President of the Board of Directors is elected and dismissed by the Prime Minister.
4. Quantity, election and dismissal of members of the Board of Directors; structure, tasks and powers of the Board of Directors are prescribed by the Government.
5. The Board of Directors has an assistance department. The assistance department’s functions and tasks are prescribed by the Board of Directors.
Article 21. Board of Controllers of policy bank
1. The Board of Controllers includes a Head and other members.
2. The term of office of a member of the Board of Controllers shall not exceed 05 years.
3. Quantity, election and dismissal of members of the Board of Controllers; structure, tasks and powers of the Board of Controllers are prescribed by the Government.
4. The Board of Controllers has an internal audit department, and is entitled to use resources of the policy bank to perform its tasks.
Article 22. General Director of policy bank
1. The General Director is the legal representative who manages daily operations of the policy bank.
2. The term of office of the General Director shall not exceed 05 years.
3. The General Director is elected and dismissed by the Prime Minister.
4. Election, dismissal, rights and obligations of the General Director are prescribed by the Government.
Article 23. Assurance about operations of policy banks
1. Solvency of policy banks is guaranteed by the State; differences in interest rates and management fees are subsidized; taxes and other accounts payable to the state budget are exempt under regulations of law;
2. Policy banks are not required to satisfy reserve requirements and participate in deposit insurance.
Article 24. Internal control, internal audit and report of policy bank
1. Each policy bank shall carry out internal control and audit; establish and promulgate internal procedures for professional operations.
2. Each policy bank shall follow statistical and operational reporting regimes according to regulations of law.
Article 25. Settlement of bad debts and collateral of bad debts of policy banks
Policy banks may adopt regulations in this Law to settle bad debts and collateral of bad debts of policy banks.
Article 26. Financial mechanism, salaries, reorganization, dissolution, inspection and supervision of policy banks
Financial mechanism, salaries, reorganization, dissolution, inspection and supervision of policy banks and other contents related to policy banks shall comply with regulations in this Charter and those of the Government.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 27. Thẩm quyền cấp, sửa đổi, bổ sung và thu hồi Giấy phép
Điều 30. Hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép
Điều 39. Điều lệ của tổ chức tín dụng
Điều 50. Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên và cơ cấu Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên
Điều 77. Quyền, nghĩa vụ của thành viên góp vốn
Điều 39. Điều lệ của tổ chức tín dụng
Điều 80. Tính chất và mục tiêu hoạt động
Điều 81. Thành viên của tổ chức tín dụng là hợp tác xã
Điều 87. Hội đồng quản trị của tổ chức tín dụng là hợp tác xã
Điều 91. Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng là hợp tác xã
Điều 95. Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng là hợp tác xã
Mục 1. QUY ĐỊNH CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG
Điều 107. Hoạt động ngân hàng của ngân hàng thương mại
Điều 114. Các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng thương mại
Điều 115. Hoạt động ngân hàng của công ty tài chính tổng hợp
Điều 119. Các hoạt động kinh doanh khác của công ty tài chính tổng hợp
Điều 120. Hoạt động ngân hàng của công ty tài chính chuyên ngành
Điều 124. Các hoạt động kinh doanh khác của công ty tài chính chuyên ngành