Chương III Thông tư 03/2016/TT-NHNN: Thủ tục đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp không được chính phủ bảo lãnh
Số hiệu: | 03/2016/TT-NHNN | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Ngân hàng Nhà nước | Người ký: | Nguyễn Thị Hồng |
Ngày ban hành: | 26/02/2016 | Ngày hiệu lực: | 15/04/2016 |
Ngày công báo: | 21/03/2016 | Số công báo: | Từ số 239 đến số 240 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Tiền tệ - Ngân hàng | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/11/2022 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
I. Trang điện tử
- Thông tư số 03 quy định Ngân hàng Nhà nước thực hiện quản lý thông tin dữ liệu về hoạt động vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh thông qua Trang điện tử được truy cập qua địa chỉ www.sbv.gov.vn hoặc www.qlnh-sbv.cic.org.vn.
- Việc sử dụng Trang điện tử để khai báo thông tin đăng ký, đăng ký thay đổi Khoản vay và báo cáo tình hình thực hiện Khoản vay tự vay tự trả được thực hiện theo Thông tư 03/2016 của Ngân hàng nhà nước và Tài liệu hướng dẫn người sử dụng trên Trang điện tử.
- Các Bên đi vay lựa chọn hình thức trực tuyến thực hiện đăng ký tài Khoản truy cập theo Điều 8 Thông tư số 03/2016/NHNN.
II. Thủ tục đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh
Khoản vay thuộc đối tượng phải thực hiện đăng ký với Ngân hàng Nhà nước, theo Thông tư 03/2016/TT-NHNN bao gồm:
- Khoản vay trung, dài hạn nước ngoài.
- Khoản vay ngắn hạn được gia hạn mà tổng thời hạn của Khoản vay là trên 01 năm.
- Khoản vay ngắn hạn không có hợp đồng gia hạn nhưng còn dư nợ gốc tại thời Điểm tròn 01 năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên, trừ trường hợp Bên đi vay hoàn thành việc trả nợ Khoản vay trong thời gian 10 ngày kể từ thời Điểm tròn 01 năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên.
III. Mở và sử dụng tài khoản vay, trả nợ nước ngoài
Nội dung thu trên Tài Khoản vay, trả nợ nước ngoài bằng ngoại tệ theo Thông tư số 03 năm 2016 NHNN:
Tài Khoản vay, trả nợ nước ngoài bằng ngoại tệ chỉ được sử dụng để thực hiện các giao dịch liên quan đến hoạt động vay, trả nợ nước ngoài như sau:
Về các giao dịch thu theo Thông tư 03/2016:
- Thu tiền rút vốn Khoản vay nước ngoài;
- Thu từ mua ngoại tệ từ ngân hàng cung ứng dịch vụ tài Khoản để chuyển tiền trả nợ (gốc, lãi) của Khoản vay nước ngoài, thanh toán các loại phí theo thỏa thuận vay;
- Thu chuyển đổi ngoại tệ từ nguồn rút vốn Khoản vay nước ngoài trong trường hợp đồng tiền giải ngân từ bên cho vay không phải là đồng tiền của tài Khoản vay, trả nợ nước ngoài;
- Thu từ tài Khoản thanh toán bằng ngoại tệ của Bên đi vay mở tại tổ chức tín dụng được phép tại Việt Nam, tài Khoản ngoại tệ của Bên đi vay mở tại nước ngoài.
IV. Quy định về quản lý ngoại hối liên quan đến giao dịch bảo lãnh khoản vay nước ngoài
Thông tư số 03 năm 2016 của Ngân hàng nhà nước quy định về khoản nhận nợ bắt buộc như sau:
- Khoản nhận nợ bắt buộc là Khoản nợ mà bên được bảo lãnh phải hoàn trả cho bên bảo lãnh sau khi bên bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thông qua việc thanh toán cho bên nhận bảo lãnh.
- Việc thỏa thuận đồng tiền nhận nợ và đồng tiền thanh toán Khoản nhận nợ bắt buộc trên lãnh thổ phải phù hợp với quy định về hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ.
Thông tư 03 có hiệu lực từ ngày 15/04/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Khoản vay thuộc đối tượng phải thực hiện đăng ký với Ngân hàng Nhà nước bao gồm:
1. Khoản vay trung, dài hạn nước ngoài.
2. Khoản vay ngắn hạn được gia hạn mà tổng thời hạn của Khoản vay là trên 01 (một) năm.
3. Khoản vay ngắn hạn không có hợp đồng gia hạn nhưng còn dư nợ gốc tại thời Điểm tròn 01 (một) năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên, trừ trường hợp Bên đi vay hoàn thành việc trả nợ Khoản vay trong thời gian 10 (mười) ngày kể từ thời Điểm tròn 01 (một) năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên.
1. Đối với các Khoản vay quy định tại Khoản 1 Điều 9 Thông tư này, thời hạn Khoản vay được xác định từ ngày dự kiến rút vốn đầu tiên đến ngày dự kiến trả nợ cuối cùng trên cơ sở các quy định tại thỏa thuận vay nước ngoài.
2. Đối với các Khoản vay quy định tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư này, thời hạn Khoản vay được xác định từ ngày rút vốn đầu tiên đến ngày dự kiến trả nợ cuối cùng trên cơ sở các quy định tại thỏa thuận vay nước ngoài, thỏa thuận gia hạn vay nước ngoài.
3. Đối với các Khoản vay quy định tại Khoản 3 Điều 9 Thông tư này, thời hạn Khoản vay được xác định từ ngày rút vốn đầu tiên đến ngày dự kiến trả nợ cuối cùng.
4. Ngày rút vốn quy định tại Điều này là ngày giải ngân tiền vay đối với các Khoản vay giải ngân bằng tiền, ngày thông quan hàng hóa đối với các Khoản vay dưới hình thức thuê tài chính nước ngoài phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan.
1. Thỏa thuận vay nước ngoài để thực hiện đăng ký Khoản vay (sau đây gọi là thỏa thuận vay nước ngoài) là các thỏa thuận có hiệu lực rút vốn được ký kết giữa Bên đi vay và Bên cho vay là người không cư trú làm phát sinh nghĩa vụ trả nợ của Bên đi vay hoặc các công cụ nợ do người cư trú phát hành cho người không cư trú.
2. Bên đi vay không phải thực hiện thủ tục đăng ký Khoản vay khi ký các thỏa thuận không có hiệu lực rút vốn với người không cư trú như hiệp định tín dụng khung, biên bản ghi nhớ và các thỏa thuận tương tự khác (sau đây gọi là thỏa thuận khung), trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này. Nội dung các thỏa thuận khung phải đảm bảo không trái với quy định của pháp luật Việt Nam.
3. Trường hợp phát sinh Khoản vay tự vay tự trả trung, dài hạn của Bên đi vay do có thỏa thuận rút vốn bằng văn bản trên cơ sở thỏa thuận khung, Bên đi vay thực hiện đăng ký Khoản vay theo quy định tại Thông tư này.
Bên đi vay thực hiện đăng ký, đăng ký thay đổi Khoản vay bao gồm:
1. Bên đi vay ký kết thỏa thuận vay nước ngoài giải ngân trực tiếp bằng tiền với Bên cho vay là người không cư trú.
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhận ủy thác cho vay từ Bên ủy thác là người không cư trú.
3. Bên có nghĩa vụ trả nợ theo công cụ nợ phát hành cho người không cư trú.
4. Bên đi thuê trong hợp đồng cho thuê tài chính với Bên cho thuê là người không cư trú.
1. Chuẩn bị Đơn đăng ký Khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh:
a) Trường hợp Bên đi vay lựa chọn hình thức trực tuyến: Bên đi vay thực hiện khai báo Đơn đăng ký Khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh trên Trang điện tử để nhận mã số Khoản vay, in Đơn từ Trang điện tử, ký và đóng dấu;
b) Trường hợp Bên đi vay lựa chọn hình thức truyền thống: Bên đi vay hoàn thành mẫu đơn theo Phụ lục 01 kèm theo Thông tư này.
2. Gửi hồ sơ:
a) Bên đi vay gửi hồ sơ đăng ký Khoản vay theo quy định tại Thông tư này qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan xác nhận đăng ký Khoản vay theo thẩm quyền quy định tại Điều 18 Thông tư này;
b) Bên đi vay lựa chọn hình thức trực tuyến có thể lựa chọn việc gửi thêm hồ sơ trực tuyến theo hướng dẫn tại Trang điện tử.
3. Thời hạn gửi hồ sơ:
Bên đi vay phải gửi hồ sơ trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ:
a) Ngày ký thỏa thuận vay nước ngoài trung, dài hạn hoặc ngày ký văn bản bảo lãnh trong trường hợp Khoản vay có bảo lãnh hoặc ngày ký thỏa thuận rút vốn bằng văn bản trong trường hợp các bên thỏa thuận việc rút vốn trên cơ sở thỏa thuận khung đã ký và trước khi thực hiện rút vốn;
b) Ngày ký thỏa thuận gia hạn Khoản vay nước ngoài ngắn hạn thành trung, dài hạn đối với Khoản vay tự vay tự trả quy định tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư này;
c) Ngày tròn 01 (một) năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên đối với Khoản vay tự vay tự trả quy định tại Khoản 3 Điều 9 Thông tư này.
4. Ngân hàng Nhà nước có văn bản xác nhận hoặc từ chối xác nhận đăng ký Khoản vay trong thời hạn:
a) 12 (mười hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ của Bên đi vay trong trường hợp Bên đi vay lựa chọn hình thức trực tuyến;
b) 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ của Bên đi vay trong trường hợp Bên đi vay lựa chọn hình thức truyền thống; hoặc
c) 45 (bốn mươi lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ của Bên đi vay đối với trường hợp Khoản vay bằng đồng Việt Nam phải được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, chấp thuận theo quy định pháp luật hiện hành về Điều kiện vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh;
d) Trường hợp từ chối xác nhận đăng ký Khoản vay, Ngân hàng Nhà nước có văn bản nêu rõ lý do.
5. Đối với các Khoản vay bằng đồng Việt Nam phải được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho phép theo quy định của pháp luật hiện hành về Điều kiện vay nước ngoài, thủ tục đăng ký Khoản vay đồng thời là thủ tục đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét chấp thuận Khoản vay; văn bản xác nhận đăng ký Khoản vay đồng thời là văn bản chấp thuận Khoản vay của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
6. Cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 18 Thông tư này có trách nhiệm:
a) Kiểm tra tính thống nhất, chính xác của hồ sơ đăng ký Khoản vay và các thông tin khai báo trên Trang điện tử; cập nhật tình hình xử lý hồ sơ trên Trang điện tử để Bên đi vay kịp thời theo dõi trong trường hợp Bên đi vay lựa chọn hình thức trực tuyến;
b) Tổ chức nhập các thông tin liên quan của Khoản vay trên Trang điện tử để tạo mã Khoản vay và lưu trữ thông tin vào cơ sở dữ liệu vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh trong trường hợp Bên đi vay lựa chọn hình thức truyền thống.
1. Đơn đăng ký Khoản vay theo quy định tại Khoản 1 Điều 13 Thông tư này.
2. Bản sao (có xác nhận của Bên đi vay) hồ sơ pháp lý của Bên đi vay và bên sử dụng vốn vay đối với trường hợp Bên đi vay không phải là bên sử dụng vốn vay gồm: Giấy phép thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc tài liệu tương đương khác, Giấy đăng ký Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã theo quy định của pháp luật và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
3. Bản sao (có xác nhận của Bên đi vay) hoặc bản chính văn bản chứng minh Mục đích vay bao gồm:
a) Đối với Khoản vay quy định tại Khoản 1 Điều 9 Thông tư này:
(i) Phương án sản xuất, kinh doanh, dự án đầu tư sử dụng vốn vay nước ngoài được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp và Điều lệ doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã và Điều lệ Hợp tác xã và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đối với Khoản vay để thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh, dự án đầu tư, trừ trường hợp dự án đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư xác định rõ quy mô vốn đầu tư;
(ii) Phương án cơ cấu lại các Khoản nợ nước ngoài của Bên đi vay được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật doanh nghiệp và Điều lệ doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã và Điều lệ Hợp tác xã và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đối với Khoản vay để cơ cấu lại các Khoản nợ nước ngoài của Bên đi vay;
b) Đối với Khoản vay quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 9 Thông tư này:
Báo cáo việc sử dụng Khoản vay nước ngoài ngắn hạn ban đầu đáp ứng quy định về Điều kiện vay nước ngoài ngắn hạn (kèm theo các tài liệu chứng minh) và phương án trả nợ đối với Khoản vay nước ngoài đề nghị Ngân hàng Nhà nước xác nhận đăng ký.
4. Bản sao và bản dịch tiếng Việt (có xác nhận của Bên đi vay) thỏa thuận vay nước ngoài và thỏa thuận gia hạn Khoản vay ngắn hạn thành trung, dài hạn (nếu có); hoặc văn bản rút vốn kèm theo thỏa thuận khung.
5. Bản sao và bản dịch tiếng Việt (có xác nhận của Bên đi vay) văn bản cam kết bảo lãnh (thư bảo lãnh, hợp đồng bảo lãnh hoặc hình thức cam kết bảo lãnh khác) trong trường hợp Khoản vay được bảo lãnh.
6. Bản sao (có xác nhận của Bên đi vay) văn bản của cấp có thẩm quyền phê duyệt việc vay nước ngoài theo quy định của pháp luật về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp đối với Bên đi vay là doanh nghiệp nhà nước.
7. Báo cáo về việc tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước về giới hạn cấp tín dụng và các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời Điểm cuối tháng gần nhất trước ngày ký thỏa thuận vay nước ngoài và văn bản chứng minh việc chưa tuân thủ các quy định của pháp luật về giới hạn cấp tín dụng và các tỷ lệ đảm bảo an toàn đã được Thủ tướng Chính phủ hoặc Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận theo quy định của pháp luật (nếu có) đối với Bên đi vay là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
8. Xác nhận của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài Khoản trong các trường hợp sau:
a) Trường hợp vay nước ngoài để cơ cấu lại Khoản nợ nước ngoài: Văn bản của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài Khoản của Bên đi vay về tình hình rút vốn, trả nợ đối với Khoản vay nước ngoài sẽ được cơ cấu lại từ nguồn vốn vay nước ngoài;
b) Trường hợp phần vốn nhà đầu tư nước ngoài chuyển vào Việt Nam đã sử dụng để đáp ứng các Khoản chi phí chuẩn bị đầu tư được chuyển thành Khoản vay nước ngoài trung, dài hạn của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo quy định hiện hành của pháp luật có liên quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam: Văn bản của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài Khoản của Bên cho vay xác nhận các giao dịch thu, chi liên quan đến việc hình thành Khoản vay;
c) Trường hợp Khoản vay thuộc đối tượng quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 9 Thông tư này: Văn bản của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài Khoản của Bên đi vay về tình hình rút vốn, trả nợ đối với Khoản vay nước ngoài ngắn hạn ban đầu.
9. Văn bản, chứng từ chứng minh lợi nhuận được chia hợp pháp bằng đồng Việt Nam từ hoạt động đầu tư trực tiếp của Bên cho vay là nhà đầu tư nước ngoài góp vốn tại Bên đi vay và xác nhận của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài Khoản về tình hình chia và chuyển lợi nhuận về nước của Bên cho vay nhằm chứng minh việc giải ngân Khoản vay đối với trường hợp vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam theo quy định hiện hành về Điều kiện vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam
10. Văn bản giải trình về nhu cầu vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam đối với trường hợp vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam phải được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho phép theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước về Điều kiện vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam.
1. Trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này, trường hợp thay đổi bất kỳ nội dung nào liên quan đến Khoản vay được nêu tại văn bản xác nhận đăng ký Khoản vay nước ngoài của Ngân hàng Nhà nước (theo mẫu tại Phụ lục số 02 kèm theo Thông tư này), Bên đi vay có trách nhiệm thực hiện đăng ký thay đổi Khoản vay nước ngoài với Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Thông tư này.
2. Trường hợp kế hoạch rút vốn, trả nợ, chuyển phí thực tế thay đổi trong phạm vi 10 (mười) ngày so với kế hoạch rút vốn, trả nợ, chuyển phí đã được Ngân hàng Nhà nước xác nhận trước đó, Bên đi vay có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho ngân hàng cung ứng dịch vụ tài Khoản để thực hiện rút vốn, trả nợ theo kế hoạch thay đổi; không yêu cầu phải đăng ký thay đổi Khoản vay với Ngân hàng Nhà nước.
3. Bên đi vay chỉ thực hiện thông báo bằng văn bản với Ngân hàng Nhà nước, không thực hiện đăng ký thay đổi Khoản vay đối với các nội dung sau:
a) Thay đổi địa chỉ Bên đi vay trong tỉnh, thành phố nơi Bên đi vay đặt trụ sở chính;
b) Thay đổi Bên cho vay, các thông tin liên quan về bên cho vay trong Khoản vay hợp vốn có chỉ định đại diện các bên cho vay, trừ trường hợp Bên cho vay đồng thời là đại diện các bên cho vay trong Khoản vay hợp vốn và việc thay đổi bên cho vay làm thay đổi vai trò đại diện các bên cho vay;
c) Thay đổi tên giao dịch thương mại của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài Khoản.
4. Trong thời gian 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày thay đổi hoặc nhận được thông báo thay đổi về các nội dung nêu tại Khoản 3 Điều này, Bên đi vay gửi văn bản thông báo qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan xác nhận đăng ký Khoản vay theo thẩm quyền quy định tại Điều 18 Thông tư này.
1. Chuẩn bị Đơn đăng ký thay đổi Khoản vay:
a) Trường hợp Bên đi vay lựa chọn hình thức trực tuyến: Bên đi vay thực hiện khai báo Đơn đăng ký thay đổi Khoản vay trên Trang điện tử, in Đơn từ Trang điện tử, ký và đóng dấu;
b) Trường hợp Bên đi vay lựa chọn hình thức truyền thống: Bên đi vay hoàn thành mẫu đơn theo Phụ lục 03 kèm theo Thông tư này.
2. Gửi hồ sơ
a) Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày ký thỏa thuận thay đổi hoặc trước thời Điểm diễn ra nội dung thay đổi (đối với trường hợp nội dung thay đổi không cần ký thỏa thuận thay đổi song vẫn đảm bảo phù hợp với Thỏa thuận vay nước ngoài), Bên đi vay gửi hồ sơ đăng ký thay đổi Khoản vay qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan xác nhận đăng ký Khoản vay hoặc cơ quan xác nhận đăng ký thay đổi Khoản vay lần gần nhất đối với trường hợp đã có đăng ký thay đổi Khoản vay để thực hiện việc đăng ký thay đổi Khoản vay theo thẩm quyền quy định tại Điều 18 Thông tư này.
b) Bên đi vay lựa chọn hình thức trực tuyến có thể lựa chọn việc gửi thêm hồ sơ trực tuyến theo hướng dẫn tại Trang điện tử.
3. Ngân hàng Nhà nước có văn bản xác nhận hoặc từ chối xác nhận đăng ký thay đổi Khoản vay trong thời hạn:
a) 12 (mười hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ của Bên đi vay (trường hợp Bên đi vay lựa chọn hình thức trực tuyến), hoặc;
b) 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ của Bên đi vay (trường hợp Bên đi vay lựa chọn hình thức truyền thống);
c) Trường hợp từ chối xác nhận đăng ký thay đổi Khoản vay, Ngân hàng Nhà nước có văn bản nêu rõ lý do.
4. Cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 18 Thông tư này có trách nhiệm:
a) Kiểm tra tính thống nhất, chính xác của hồ sơ đăng ký thay đổi Khoản vay và các thông tin khai báo trên Trang điện tử; cập nhật tình hình xử lý hồ sơ trên Trang điện tử để Bên đi vay kịp thời theo dõi trong trường hợp Bên đi vay lựa chọn hình thức trực tuyến;
b) Tổ chức nhập các thông tin liên quan của Khoản vay trên Trang điện tử để lưu trữ thông tin vào cơ sở dữ liệu vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh trong trường hợp Bên đi vay lựa chọn hình thức truyền thống.
1. Đơn đăng ký thay đổi Khoản vay theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 Thông tư này.
2. Bản sao và bản dịch tiếng Việt các thỏa thuận thay đổi Khoản vay đã ký (có xác nhận của Bên đi vay) trong trường hợp các nội dung thay đổi cần được thỏa thuận giữa các bên.
3. Bản sao (có xác nhận của Bên đi vay) ý kiến chấp thuận của bên bảo lãnh về nội dung thay đổi Khoản vay đối với trường hợp Khoản vay của Bên đi vay được bảo lãnh.
4. Bản sao (có xác nhận của Bên đi vay) văn bản của cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp về việc chấp thuận thay đổi phương án vay nước ngoài của Bên đi vay là doanh nghiệp nhà nước đối với trường hợp thay đổi tăng kim ngạch vay hoặc kéo dài thời hạn vay.
5. Thành phần hồ sơ quy định tại Khoản 3 Điều 14 Thông tư này đối với trường hợp thay đổi tăng kim ngạch vay.
6. Thành phần hồ sơ quy định tại Khoản 7 Điều 14 Thông tư này đối với trường hợp Bên đi vay là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tăng kim ngạch vay nước ngoài.
7. Văn bản xác nhận của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài Khoản về tình hình rút vốn, trả nợ (gốc và lãi) đến thời Điểm đăng ký thay đổi Khoản vay đối với trường hợp đăng ký thay đổi kim ngạch vay, kế hoạch rút vốn, kế hoạch trả nợ hoặc ngân hàng thương mại cung ứng dịch vụ tài Khoản.
1. Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý ngoại hối) thực hiện việc xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi đối với các Khoản vay có kim ngạch vay trên 10 (mười) triệu USD (hoặc loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương) và các Khoản vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam.
2. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Bên đi vay đặt trụ sở chính thực hiện việc xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi đối với các Khoản vay có kim ngạch vay đến 10 (mười) triệu USD (hoặc loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương).
3. Trường hợp việc thay đổi tăng hoặc giảm kim ngạch vay, thay đổi đồng tiền vay, thay đổi trụ sở chính của Bên đi vay, thay đổi Bên đi vay sang doanh nghiệp có trụ sở chính thuộc địa bàn khác làm thay đổi cơ quan có thẩm quyền xác nhận đăng ký thay đổi Khoản vay, cơ quan xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi Khoản vay ban đầu có trách nhiệm như sau:
a) Làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ đăng ký thay đổi Khoản vay của Bên đi vay;
b) Trong vòng 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký thay đổi của Bên đi vay, chuyển toàn bộ bản gốc hồ sơ đề nghị đăng ký thay đổi Khoản vay và bản sao hồ sơ đăng ký, hồ sơ đăng ký thay đổi đã thực hiện của Khoản vay (nếu có) cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này để tiếp tục xử lý.
4. Trường hợp phát sinh nội dung thay đổi của các Khoản vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam đã được Chi nhánh xác nhận đăng ký, xác nhận đăng ký thay đổi, việc xử lý hồ sơ đăng ký thay đổi được thực hiện theo quy trình quy định tại Khoản 3 Điều này.
5. Trường hợp Khoản vay bằng đồng Việt Nam phải được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, chấp thuận, Vụ Quản lý Ngoại hối làm đầu mối, phối hợp với các đơn vị có liên quan của Ngân hàng Nhà nước báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định theo thẩm quyền.
1. Tổng hạn mức vay thương mại nước ngoài tự vay, tự trả hàng năm do Thủ tướng Chính phủ duyệt.
2. Việc tuân thủ và đáp ứng đầy đủ các quy định về Điều kiện vay nước ngoài, quản lý ngoại hối đối với hoạt động vay, trả nợ nước ngoài theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước và các quy định khác của pháp luật có liên quan của Bên đi vay.
3. Thông tin do các tổ chức và cơ quan có liên quan cung cấp theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước.
Trong quá trình xử lý hồ sơ đăng ký, đăng ký thay đổi Khoản vay, trường hợp Ngân hàng Nhà nước phát hiện Bên đi vay có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý ngoại hối, quản lý vay, trả nợ nước ngoài (bao gồm cả hành vi không tuân thủ chế độ báo cáo về vay, trả nợ nước ngoài), việc xem xét xác nhận đăng ký, xác nhận đăng ký thay đổi Khoản vay của Bên đi vay được thực hiện sau khi hoàn tất xử lý vi phạm hành chính theo quy định hiện hành của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng.
1. Văn bản xác nhận đăng ký, xác nhận đăng ký thay đổi của Ngân hàng Nhà nước đối với Khoản vay nước ngoài đương nhiên hết hiệu lực trong trường hợp quá thời hạn 06 (sáu) tháng kể từ ngày cuối cùng của kỳ rút vốn đã được Ngân hàng Nhà nước xác nhận mà Bên đi vay không thực hiện việc rút vốn và không đăng ký thay đổi kế hoạch rút vốn Khoản vay theo quy định có liên quan tại Thông tư này.
2. Sau khi văn bản xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi Khoản vay nước ngoài đương nhiên hết hiệu lực theo quy định tại Khoản 1 Điều này, trường hợp tiếp tục thực hiện Khoản vay, Bên đi vay phải thực hiện lại thủ tục đăng ký Khoản vay nước ngoài theo quy định tại Chương III Thông tư này trong vòng 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày các bên có thỏa thuận bằng văn bản về việc tiếp tục thực hiện Khoản vay.
1. Các trường hợp chấm dứt hiệu lực văn bản xác nhận đăng ký, xác nhận đăng ký thay đổi khi Khoản vay chưa được rút vốn:
a) Hồ sơ đăng ký, đăng ký thay đổi Khoản vay của Bên đi vay có thông tin gian lận để có đủ Điều kiện được xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi Khoản vay nước ngoài;
b) Hồ sơ đăng ký, đăng ký thay đổi đáp ứng quy định về thủ tục đăng ký, đăng ký thay đổi Khoản vay theo quy định tại Thông tư này song thông tin đề nghị đăng ký, đăng ký thay đổi không chính xác dẫn đến sai lệch về nội dung văn bản xác nhận, xác nhận đăng ký thay đổi của Ngân hàng Nhà nước;
c) Văn bản xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi được ban hành không đúng thẩm quyền quy định tại Điều 18 Thông tư này.
2. Khi Khoản vay đã được rút vốn, cơ quan có thẩm quyền có văn bản chấm dứt hiệu lực văn bản xác nhận đăng ký, xác nhận đăng ký thay đổi trong các trường hợp quy định tại Điểm b và c Khoản 1 Điều này.
3. Cơ quan xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi Khoản vay theo thẩm quyền quy định tại Điều 18 Thông tư này có văn bản gửi Bên đi vay và các bên có liên quan về việc chấm dứt hiệu lực và lý do chấm dứt hiệu lực văn bản xác nhận đăng ký, xác nhận đăng ký thay đổi Khoản vay.
4. Đối với trường hợp quy định tại Điểm b, c Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, sau khi văn bản xác nhận đăng ký, xác nhận đăng ký thay đổi Khoản vay bị chấm dứt hiệu lực, Bên đi vay có trách nhiệm phối hợp với cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc đăng ký, đăng ký thay đổi Khoản vay theo đúng quy định tại Thông tư này để có cơ sở tiếp tục thực hiện Khoản vay.
1. Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý Ngoại hối và Chi nhánh) sao gửi các văn bản sau đây cho ngân hàng cung ứng dịch vụ tài Khoản để phối hợp theo dõi và thực hiện:
a) Văn bản xác nhận đăng ký, xác nhận đăng ký thay đổi Khoản vay;
b) Văn bản chấm dứt hiệu lực văn bản xác nhận đăng ký, xác nhận đăng ký thay đổi Khoản vay.
2. Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý Ngoại hối) sao gửi các văn bản quy định tại Điểm a, b Khoản 1 Điều này cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Bên đi vay có trụ sở chính để phối hợp quản lý, theo dõi và đôn đốc báo cáo.
3. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sao gửi các văn bản chấm dứt hiệu lực văn bản xác nhận đăng ký, xác nhận đăng ký thay đổi Khoản vay cho Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý Ngoại hối) để phối hợp quản lý.
PROCEDURES FOR REGISTRATION AND REGISTRATION FOR CHANGES TO ENTERPRISES’ FOREIGN LOANS WHICH ARE NOT GUARANTEED BY THE GOVERNMENT
Article 9. Loans subject to registration
Loans subject to registration with the State Bank include:
1. Mid-term and long-term foreign loans.
2. Renewed short-term loans which have more than 01 (one) year of maturity term.
3. Short-term loans which are not covered by any loan renewal contract but remain the outstanding principal owed on the anniversary of the date of first fund withdrawal in a full 01 (one) calendar year, except to the extent that borrowers have already fulfilled their debt obligations within a permitted duration of 10 (ten) days after the anniversary of the date of first fund withdrawal in a full 01 (one) year.
Article 10. Loan term as the basis for determination of registration obligations
1. In respect of loans referred to in paragraph 1 Article 9 hereof, loan term shall be determined from the scheduled date of first fund withdrawal to the scheduled date of final debt repayment under terms and conditions of foreign loan agreements.
2. In respect of loans referred to in paragraph 2 Article 9 hereof, loan term shall be determined from the date of first fund withdrawal to the scheduled date of final debt repayment under terms and conditions of foreign loan and foreign loan renewal agreements.
3. In respect of loans referred to in paragraph 3 Article 9 hereof, loan term shall be determined from the date of first fund withdrawal to the scheduled date of final debt repayment.
4. The fund withdrawal date defined in this Article is the loan disbursement date in respect of those that require cash disbursement, or the date of customs clearance of goods in respect of those arranged in the form of a foreign finance lease in consistence with relevant laws and regulations.
Article 11. Foreign loan agreement as the basis for loan registration
1. Foreign loan agreement as the basis for loan registration (hereinafter referred to as foreign loan agreement) refers to agreements effecting fund withdrawal which are entered into between borrowers and non-resident creditors, and under which debt repayment obligations of borrowers or debt instruments issued by residents to non-residents arise.
2. Borrowers shall not be subject to procedures for loan registration when signing agreements which effect fund withdrawal with non-residents such as framework credit pacts, memoranda and other similar arrangements (hereinafter referred to as framework agreements), unless otherwise stipulated by paragraph 3 of this Article. Contents of framework agreements must ensure consistency with Vietnam laws and regulations.
3. Where conventional mid-term or long-term loans of borrowers arise due to the presence of written fund withdrawal arrangements on the basis of general agreements, borrowers shall apply for registration of their loans in accordance with this Circular.
Article 12. Entities subject to application for registration or registration for changes of loans
Borrowers subject to application for registration or registration for changes of loans include:
1. Borrowers who are parties to foreign borrowing agreements and receive direct cash disbursements from non-resident creditors.
2. Credit institutions, foreign bank branches that are entrusted with lending tasks by non-resident trusting parties.
3. Parties who are obliged to repay debts according to debt instruments issued to non-residents.
4. Lessees who are parties to finance lease contracts with non-resident lessors.
Article 13. Processes for loan registration
1. Preparing the registration form for foreign loans which are not guaranteed by the Government:
a) If a borrower chooses the online registration, he is required to fill in the registration form for foreign loans which are not guaranteed by the Government on websites in order to obtain loan codes, and print out that form, and give their signature and stamp;
b) If a borrower chooses the conventional registration, he is required to complete the registration form given in the Annex 01 hereto.
2. Sending or submitting dossiers to apply for such registration:
a) Borrowers are required to send their dossiers submitted to apply for loan registration as provided for herein by post or directly to authorities accorded authority over loan registration confirmation referred to in Article 18 hereof;
b) Borrowers who have chosen the online registration can choose to send their documents online according to instructions available on the websites.
3. Time limit for sending or submission of dossiers:
Borrowers must send their dossiers within a maximum duration of 30 (thirty) days starting after:
a) the date on which the mid-term or long-term agreement is concluded, or the written guarantee is signed in respect of secured loans, or the date on which written fund withdrawal arrangements are concluded in the event that contracting parties have agreed upon such fund withdrawal under signed framework agreements and before such fund withdrawal takes place;
b) the date on which the agreement on renewal of a short-term foreign loan into a mid-term or long-term loan is effected in respect of conventional loans referred to in paragraph 2 Article 9 hereof;
c) the anniversary of the date of first fund withdrawal in full 01 (one) year in respect of conventional loans provided for in paragraph 3 Article 9 hereof.
4. The State Bank shall send approval or rejection of confirmation of loan registration within the following permitted periods:
a) 12 (twelve) working days of receipt of valid and sufficient dossiers from borrowers in the event that borrowers choose to apply for such registration online;
b) 15 (fifteen) working days of receipt of valid and sufficient dossiers from borrowers in the event that borrowers choose the conventional registration; or
c) 45 (forty-five) working days of receipt of valid and sufficient dossiers from borrowers in the event that loans denominated in Vietnam dong are subject to consideration and consent of the Governor of the State Bank in accordance with prevailing laws and regulations on enterprises’ eligibility conditions for foreign borrowing of enterprises that are not guaranteed by the Government;
d) In the event of rejecting confirmation of loan registration, the State Bank must give written explanation for such rejection.
5. In respect of loans denominated in Vietnam dong, they shall be subject to consent from the Governor of the State Bank in accordance with prevailing laws and regulations on conditions for foreign borrowing, and procedures for loan registration cum procedures for requesting the Governor of the State Bank to consider approving loans; written confirmation of registration of loans cum written approval of loans issued by the Governor of the State Bank.
6. Competent authorities referred to in Article 18 hereof shall assume the following responsibilities:
a) Check consistency and accuracy of dossiers submitted to apply for loans and information declared on websites; keep borrowers updated on the processing status of registration application on websites if they choose the online registration;
b) Input information regarding loans on websites to create loan codes and store information in the database of enterprises’ foreign loans or repayment of foreign loans which are not guaranteed by the Government in the event that borrowers choose the conventional registration.
Article 14. Loan registration dossier
1. Loan registration form stipulated in paragraph 1 Article 13 hereof.
2. Copy (countersigned by the borrower) of legitimate dossiers of both a borrower and a loan user in the event that the borrower is not a loan user, including establishment permit, business registration certificate, enterprise registration certificate, investment certificate or other equivalents, cooperative or cooperative federation registration certificate in accordance with laws and amendment or supplementation documents (if applicable).
3. Copy (countersigned by the borrower) or original of written proof of borrowing purposes, including:
a) In respect of loans stipulated in paragraph 1 Article 9 hereof:
(i) Production and business plans, investment projects using foreign loans which are approved by competent authorities in accordance with the Investment Law, Enterprise Law and Statute, Cooperative Law and Statute as well as other relevant legislative documents in respect of loans used for executing these production and business plans or investment projects, except to the extent of investment projects in which certificates of investment are issued by competent authorities with clear determination of investment fund volume;
(ii) Foreign debt restructuring plans of the borrower approved by competent authorities in accordance with the Enterprise Law and Statute, Cooperative Law and Statute as well as other relevant legislative documents in respect of loans used for restructuring foreign debts of the borrower;
b) In respect of loans stipulated in paragraph 2 and 3 Article 9 hereof:
Report stating that use of short-term loans conforms to regulations on eligibility conditions for short-term foreign borrowing (documentary evidence attached hereto) and debt repayment plans in respect of foreign loans of which confirmation of registration by the State Bank is requested.
4. Copy and Vietnamese translation (countersigned by the borrower) of foreign loan agreements and agreements on renewal of short-term loans into mid-term or long-term loans (if applicable); or written document on fund withdrawal attached to framework agreements.
5. Copy and Vietnamese translation (countersigned by the borrower) of written guarantee commitment (letter of guarantee, contract of guarantee or other commitments) in terms of secured loans.
6. Copy (countersigned by the borrower) of documents of competent authority on approval of foreign loans in accordance with laws on task and authority assignment in relation to implementation of authority, responsibilities and obligations of owners of state-owned enterprises and state-owned capital invested in enterprises, if the borrower is a state-owned enterprise.
7. Report on compliance with regulations of the State Bank on credit limits and safety ratios of credit institutions, foreign bank branches on the latest month-end date prior to the date of effecting foreign loan agreements and written proof of incompliance with laws on credit limits and safety ratios approved by the Prime Minister or the Governor of the State Bank in accordance with laws (if applicable) in the event that borrowers are credit institutions or foreign bank branches.
8. An account service provider’s confirmation required in the following cases:
a) If foreign borrowing is to serve the purpose of restructuring foreign debts, a statement given by the borrower’s account service provider on fund withdrawal and repayment of debts incurred from foreign loans to be restructured by other foreign loans is required;
b) If foreign investors’ disbursed fund transmitted to Vietnam which have already been used for meeting pre-investment expenses are converted into mid-term or long-term foreign loans of directly foreign-invested enterprises in accordance with prevailing relevant laws on foreign direct investment in Vietnam, a confirmation of collection and spending transactions relating to loan origination given by the creditor’s account service provider is required;
c) If a foreign loan is covered by paragraph 2 and 3 Article 9 hereof, a statement given by the borrower’s account service provider on fund withdrawal and repayment of an initial short-term foreign loan is required.
9. Documents or invoices indicating legally distributed Vietnam-dong profits gained from direct investments of the creditor who is the foreign investor making the capital contribution to the borrower, and a statement of account service providers on distribution and transmission of profits to the home country of the creditor are required to serve as evidence of disbursement of foreign loans in respect of foreign borrowing in Vietnam dong in accordance with prevailing regulations on conditions for foreign borrowing in Vietnam dong.
10. Explanatory statement on demands for foreign borrowing in Vietnam dong in respect of foreign borrowing in Vietnam dong under the Governor’s permission in accordance with the State Bank’s prevailing regulations on conditions for foreign borrowing in Vietnam dong.
Section 2. REGISTRATION FOR CHANGES OF FOREIGN LOANS
Article 15. Cases in which registration for changes of loans is required
1. Unless otherwise provided for by paragraph 2 and 3 of this Article, if there is any change to contents relating to loans referred to in the confirmation of foreign loan registration given by the State Bank (according to the form given in Annex No.02 hereto), the borrower shall be responsible for making registration for changes of his foreign loan with the State Bank under the provisions of this Circular.
2. If the plan for fund withdrawal, debt repayment and actual fee remittance is changed within a permitted duration of 10 (ten) days as against the one previously approved by the State Bank, the borrower shall be responsible for notifying in writing the account service provider to carry out fund withdrawal and debt repayment according to the changed plan; By doing so, registration for changes of such loan with the State Bank shall not be required.
3. The borrower shall only notify in writing the State Bank and shall not apply for registration of changes of loans in respect of the following contents:
a) Change of the borrower's address in the city or province where the borrower’s head office is located;
b) Change of the creditor, related information about creditors in respect of a syndicated loan that designate the representative for creditors, except when a creditor is also the representative for creditors in respect of a syndicated loan, and any change of creditors that may entail changes to the roles of the representative for creditors;
c) Change of the commercial transaction name of the account service provider.
4. Within a maximum period of 30 (thirty) days from the date of change or receipt of notification of change made to contents referred to in paragraph 3 of this Article, the borrower shall send notification by post or directly to the authority in charge of confirmation of registration of loans according to authority covered by Article 18 hereof.
Article 16. Processes for registration for changes of loans
1. Preparing the application for registration for changes of foreign loans:
a) If the borrower chooses the online registration, he is required to fill in the registration form for changes of foreign loans on the websites, and print out that form, and append their signature and stamp;
b) If a borrower chooses the conventional registration, he is required to complete the registration form given in the Annex 03 hereto.
2. Sending or submitting dossiers to apply for such registration:
a) Within a maximum period of 30 (thirty) days from the date on which an agreement on changes is effected or before the date on which changes to contents occur (applicable to the case in which changing contents is not subject to any agreement on changes but such changed contents still ensure consistency with foreign loan agreements, the borrower shall send dossiers to apply for registration for changes of loans by post or directly to the nearest authority in charge of confirmation of registration of loans with the nearest authority in charge of registration for changes of loans in order to make registration of changes of loans according to authority covered by Article 18 hereof.
b) Borrowers who have chosen the online registration can choose to send their documents online according to instructions available on the websites.
3. The State Bank shall send written approval or rejection of confirmation of registration for changes of loans within the following permitted periods:
a) 12 (twelve) working days of receipt of valid and sufficient dossiers from borrowers in the event that borrowers choose to apply for such registration online; or
b) 15 (fifteen) working days of receipt of valid and sufficient dossiers from borrowers in the event that borrowers choose the conventional registration;
c) In the event of rejecting confirmation of registration for changes of loans, the State Bank must give written explanation for such rejection.
4. Competent authorities referred to in Article 18 hereof shall assume the following responsibilities:
a) Check consistency and accuracy of dossiers submitted to apply for registration for changes of loans and information declared on websites; keep borrowers updated on the processing status of registration application on websites if they choose the online registration;
b) Input information regarding loans on websites to store information in the database of enterprises’ foreign loans or repayment of foreign loans which are not guaranteed by the Government in the event that borrowers choose the conventional registration.
Article 17. Application for registration for changes of foreign loans
1. The registration form for changes to loans stipulated in paragraph 1 Article 16 hereof.
2. Copy or Vietnamese translation of agreements on changes to loans which have been signed (countersigned by the borrower) in the event that contents of such changes need to be agreed upon between parties.
3. Copy (countersigned by the borrower) of the guarantor’s consent regarding contents of changes of loans in the event that the borrower’s loans are guaranteed.
4. Copy (countersigned by the borrower) of documents of competent authorities in accordance with laws on task and authority assignment in relation to implementation of authority, responsibilities and obligations of owners of state-owned enterprises and state-owned capital invested in enterprises on approval of changes of the foreign loan plan of the borrower who is a state-owned enterprise in the event that loan quota or period is increased or extended respectively.
5. Elements of the application dossier stipulated by paragraph 3 Article 14 hereof in the event that loan quota is increased.
6. Elements of the application dossier stipulated by paragraph 7 Article 14 hereof in the event that the borrower that is a credit institution, foreign bank branch increases foreign loan quota.
7. Document issued by the account service provider regarding confirmation of fund withdrawal and debt (principal and interest) repayment till the date of registration for changes of loans in the event of registration for changes of the loan quota, or the plan for fund withdrawal or debt repayment, or the date on which the commercial bank provides account services.
Section 3. CONFIRMATION OF REGISTRATION OR REGISTRATION FOR CHANGES OF ENTERPRISES’ FOREIGN LOANS WHICH ARE NOT GUARANTEED BY THE GOVERNMENT
Article 18. Authority over confirmation of registration or registration for changes of loans
1. The State Bank (Foreign Exchange Administration) shall carry out confirmation of registration or registration for changes in respect of a loan for which quota is more than USD (or other equivalents) 10 (ten) million and other foreign loans denominated in Vietnam dong.
2. The State Bank branches of centrally-affiliated cities and provinces where borrowers' head offices are located shall carry out confirmation of registration or registration for changes in respect of a loan for which quota is more than USD (or other equivalents) 10 (ten) million.
3. Where there is any increase or reduction in loan quota, or any change to currency unit of a loan or the borrower's head office, or the borrower is requested to contact an enterprise whose head office is located within another area, which entails changes to the authority in charge of confirmation of registration for changes of loans, the authority in charge of confirmation of registration or registration for changes of initial loans shall assume the following responsibilities:
a) Act as the contact point to receive applications for registration for changes of loans from the borrower;
b) Within a maximum period of 07 (seven) working days of receipt of the application for registration for changes from the borrower, deliver all of the original application submitted to request registration of changes of loans and copy of application for registration or registration for changes that have already been made to loans (if any) to competent authorities referred to in paragraph 1 and 2 of this Article for further processing activities.
4. Where there is any additional change to foreign loans denominated in Vietnam dong which has been certified by the State Bank branch in terms of registration or registration for changes, dealing with applications for registration for changes shall be consistent with the processes stipulated in paragraph 3 of this Article.
5. Where loans denominated in Vietnam dong are subject to the Governor’s consideration or approval, the Foreign Exchange Administration shall act as the contact point or cooperate with relevant affiliates of the State Bank in reporting to the Governor for his consideration or decision according to the delegated authority.
Article 19. Bases for confirmation of registration or registration for changes of loans
1. Total limit on conventional foreign commercial loan which is approved by the Prime Minister.
2. Compliance with and fulfillment of regulations on conditions for foreign borrowing, administration of foreign exchange in respect of foreign borrowing and repayment of foreign debts in accordance with prevailing regulations of the State Bank and other relevant laws of the borrower.
3. Information provided by related organizations or agencies upon the request of the State Bank.
Article 20. Processing of applications for registration or registration for changes of loans in the event of the borrower's commission of administrative violations against regulations on administration of foreign exchange, foreign borrowing and repayment of foreign debts
In the course of processing applications for registration or registration for changes of loans, if the State Bank establishes that the borrower commits administrative violations against regulations on administration of foreign exchange, foreign borrowing and repayment of foreign debts (even including acts of incompliance with reporting regulations concerning foreign borrowing and foreign debt repayment), consideration of confirmation of registration or registration for changes of loans requested by the borrower shall resume after actions against such violations in accordance with prevailing laws on imposition of penalties for administrative violations against regulations on currency and banking areas are completed.
Article 21. Cases in which the written confirmation of registration or registration for changes of loans will become automatically void and null
1. The written confirmation of registration or registration for changes of foreign loans issued by the State Bank shall become automatically void and null in the event that, in excess of the maximum period of 06 (six) months after the last date of the fund withdrawal term, and though the State Bank has given its confirmation, the borrower fails to implement fund withdrawal and register changes to the plan for loan fund withdrawal in accordance with relevant regulations set forth in this Circular.
2. After the written confirmation of registration or registration for changes of foreign loans becomes void and null under the provisions laid down in paragraph 1 of this Article, if the borrower wishes to proceed with such loans, he must repeat procedures for registration for foreign loans as stipulated by Chapter III hereof within a maximum period of 30 (thirty) days from the date on which parties reach arrangements in writing to proceed to effect such loans.
Article 22. Cancellation of the written confirmation of registration or registration for changes of loans
1. Cancellation of the written confirmation of registration or registration for changes of loans shall occur if:
a) Any application for registration or registration for changes of loans submitted by the borrower contains misrepresented information which states that the borrower meets conditions for confirmation of registration or registration for changes of foreign loans;
b) Any application for registration or registration for changes, while meeting regulations on procedures for registration or registration for changes of loans under the provisions of this Circular, contains information subject to these changes which is not accurate and may lead to any defects in contents of the written confirmation or certification of registration for changes given by the State Bank;
c) The written confirmation of registration or registration for changes of loans is issued in breach of stipulated authority stated in Article 18 hereof.
2. After fund withdrawal, competent authorities issue a document indicating that the written confirmation of registration or registration for changes becomes void and null in specific cases stipulated by subparagraph b and c paragraph 1 of this Article.
3. Competent authorities in charge of granting of the written confirmation of registration or registration for changes of loans referred to Article 18 hereof send documents to the borrower and related parties on cancellation thereof and reasons for cancellation of such written confirmation.
4. In respect of cases stipulated by subparagraph b, c paragraph 1 and 2 of this Article, after the written confirmation of registration or registration for changes of loans becomes void and null, the borrower shall be responsible for cooperating with competent authorities in application for registration or registration for changes of loans in accordance with provisions laid down in this Circular in order to take further steps towards such loans.
Article 23. Duplication and sending of the written confirmation of registration or registration for changes of loans, and the statement on cancellation of the written confirmation thereof
1. The State Bank (Foreign Exchange Administration and its Branches) shall duplicate and send the following documents to account service providers to request their cooperation in monitoring and implementing:
a) The written confirmation of registration or registration for changes of loans;
b) The statement on cancellation of the written confirmation of registration or registration for changes of loans.
2. The State Bank (Foreign Exchange Administration) shall duplicate and send the documents referred to subparagraph a and b paragraph 1 of this Article to the State Bank branches of centrally-affiliated cities and provinces where the borrower’s head offices are located in order to cooperate in management, monitoring and expedition of preparation of reports.
3. The State Bank branches of centrally-affiliated cities and provinces shall duplicate and send the statement on cancellation of the written confirmation of registration or registration for changes of loans to the State Bank (Foreign Exchange Administration) for the purpose of cooperation in administrative activities.