Chương VIII Thông tư 03/2016/TT-NHNN: Điều khoản thi hành
Số hiệu: | 03/2016/TT-NHNN | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Ngân hàng Nhà nước | Người ký: | Nguyễn Thị Hồng |
Ngày ban hành: | 26/02/2016 | Ngày hiệu lực: | 15/04/2016 |
Ngày công báo: | 21/03/2016 | Số công báo: | Từ số 239 đến số 240 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Tiền tệ - Ngân hàng | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/11/2022 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
I. Trang điện tử
- Thông tư số 03 quy định Ngân hàng Nhà nước thực hiện quản lý thông tin dữ liệu về hoạt động vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh thông qua Trang điện tử được truy cập qua địa chỉ www.sbv.gov.vn hoặc www.qlnh-sbv.cic.org.vn.
- Việc sử dụng Trang điện tử để khai báo thông tin đăng ký, đăng ký thay đổi Khoản vay và báo cáo tình hình thực hiện Khoản vay tự vay tự trả được thực hiện theo Thông tư 03/2016 của Ngân hàng nhà nước và Tài liệu hướng dẫn người sử dụng trên Trang điện tử.
- Các Bên đi vay lựa chọn hình thức trực tuyến thực hiện đăng ký tài Khoản truy cập theo Điều 8 Thông tư số 03/2016/NHNN.
II. Thủ tục đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh
Khoản vay thuộc đối tượng phải thực hiện đăng ký với Ngân hàng Nhà nước, theo Thông tư 03/2016/TT-NHNN bao gồm:
- Khoản vay trung, dài hạn nước ngoài.
- Khoản vay ngắn hạn được gia hạn mà tổng thời hạn của Khoản vay là trên 01 năm.
- Khoản vay ngắn hạn không có hợp đồng gia hạn nhưng còn dư nợ gốc tại thời Điểm tròn 01 năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên, trừ trường hợp Bên đi vay hoàn thành việc trả nợ Khoản vay trong thời gian 10 ngày kể từ thời Điểm tròn 01 năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên.
III. Mở và sử dụng tài khoản vay, trả nợ nước ngoài
Nội dung thu trên Tài Khoản vay, trả nợ nước ngoài bằng ngoại tệ theo Thông tư số 03 năm 2016 NHNN:
Tài Khoản vay, trả nợ nước ngoài bằng ngoại tệ chỉ được sử dụng để thực hiện các giao dịch liên quan đến hoạt động vay, trả nợ nước ngoài như sau:
Về các giao dịch thu theo Thông tư 03/2016:
- Thu tiền rút vốn Khoản vay nước ngoài;
- Thu từ mua ngoại tệ từ ngân hàng cung ứng dịch vụ tài Khoản để chuyển tiền trả nợ (gốc, lãi) của Khoản vay nước ngoài, thanh toán các loại phí theo thỏa thuận vay;
- Thu chuyển đổi ngoại tệ từ nguồn rút vốn Khoản vay nước ngoài trong trường hợp đồng tiền giải ngân từ bên cho vay không phải là đồng tiền của tài Khoản vay, trả nợ nước ngoài;
- Thu từ tài Khoản thanh toán bằng ngoại tệ của Bên đi vay mở tại tổ chức tín dụng được phép tại Việt Nam, tài Khoản ngoại tệ của Bên đi vay mở tại nước ngoài.
IV. Quy định về quản lý ngoại hối liên quan đến giao dịch bảo lãnh khoản vay nước ngoài
Thông tư số 03 năm 2016 của Ngân hàng nhà nước quy định về khoản nhận nợ bắt buộc như sau:
- Khoản nhận nợ bắt buộc là Khoản nợ mà bên được bảo lãnh phải hoàn trả cho bên bảo lãnh sau khi bên bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thông qua việc thanh toán cho bên nhận bảo lãnh.
- Việc thỏa thuận đồng tiền nhận nợ và đồng tiền thanh toán Khoản nhận nợ bắt buộc trên lãnh thổ phải phù hợp với quy định về hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ.
Thông tư 03 có hiệu lực từ ngày 15/04/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/4/2016 trừ quy định tại Khoản 3 Điều này.
2. Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, các văn bản sau đây hết hiệu lực thi hành:
a) Thông tư số 09/2004/TT-NHNN ngày 21/12/2004 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn việc vay và trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp;
b) Thông tư số 25/2014/TT-NHNN ngày 15/9/2014 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thủ tục đăng ký, đăng ký thay đổi Khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh.
3. Chế độ báo cáo thông qua Trang điện tử đối với các Bên đi vay lựa chọn hình thức trực tuyến được áp dụng bắt đầu từ kỳ báo cáo Quý II/2016. Trước thời hạn này, các Bên đi vay nói trên thực hiện chế độ báo cáo bằng văn bản theo quy định tại Điều 40 Thông tư này.
1. Đối với việc thực hiện các Khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm:
a) Các Khoản vay nước ngoài trung, dài hạn dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm đã được Ngân hàng Nhà nước xác nhận đăng ký, xác nhận đăng ký thay đổi Khoản vay nước ngoài trước thời Điểm Thông tư này có hiệu lực tiếp tục thực hiện (rút vốn, trả nợ) theo các văn bản xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi Khoản vay nước ngoài.
Đối với các nội dung thay đổi phát sinh sau ngày Thông tư này có hiệu lực, Bên đi vay thực hiện trên cơ sở thỏa thuận với bên cho vay, không cần thực hiện đăng ký thay đổi Khoản vay nước ngoài với Ngân hàng Nhà nước;
b) Đối với các Khoản vay nước ngoài trung dài hạn dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm được ký hợp đồng trong vòng 30 (ba mươi) ngày trước thời Điểm Thông tư này có hiệu lực, Bên đi vay không cần thực hiện đăng ký Khoản vay nước ngoài với Ngân hàng Nhà nước. Việc thực hiện rút vốn, chuyển tiền trả nợ và báo cáo thực hiện theo quy định tại Thông tư này.
2. Đối với Khoản vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam:
Các Khoản vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam đã được Chi nhánh xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi trước ngày Thông tư này có hiệu lực được tiếp tục thực hiện theo các văn bản xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi của Chi nhánh. Các nội dung thay đổi của các Khoản vay này phát sinh sau ngày Thông tư này có hiệu lực phải tuân thủ các quy định tại Thông tư này.
3. Đối với việc thực hiện Khoản vay nước ngoài ngắn hạn:
a) Các Khoản vay nước ngoài ngắn hạn đã được thực hiện (rút vốn, hoặc trả nợ) trước ngày Thông tư này có hiệu lực được tiếp tục thực hiện qua các tài Khoản hiện thời;
b) Các Khoản vay nước ngoài ngắn hạn mới được ký kết kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực phải tuân thủ quy định về mở và sử dụng tài Khoản vốn vay, trả nợ nước ngoài tại Thông tư này.
Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, doanh nghiệp chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Thông tư này.
1. This Circular shall enter into force from April 15, 2016, exclusive of provisions set forth in paragraph 3 of this Article.
2. From the date of entry into force of this Circular, the following instruments shall become defunct:
a) The Circular No. 09/2004/TT-NHNN dated 21/12/2004 of the State Bank providing guidance on foreign borrowing and foreign debt repayment of enterprises;
b) The Circular No. 25/2014/TT-NHNN dated 15/9/2014 of the State Bank providing guidance on procedures for registration or registration for changes of foreign loans of enterprises which are not guaranteed by the Government.
3. Online reporting regime through websites shall be applied to borrowers who choose the online registration form from the reporting period of 2nd Quarter 2016. Prior to this reporting period, borrowers mentioned above shall implement written reporting regime defined in Article 40 hereof.
Article 50. Transitional provision
1. As for effecting of foreign loans in the form of deferred payment for import of goods:
a) Mid-term or long-term foreign loans arranged in the form of deferred payment for import of goods of which registration or registration for changes has been confirmed by the State Bank before the date of entry into force of this Circular shall be continuously effected (including fund withdrawal or debt repayment) according to statements on confirmation of registration or registration for changes of foreign loans.
As for any change that may arise after the date of entry into force of this Circular, the borrower shall effect foreign loans under arrangements with the creditor and shall not be required to apply for registration for changes of such foreign loans with the State Bank.
b) As for mid-term or long-term foreign loans arranged in the form of deferred payment for import of goods under contracts signed within 30 (thirty) days prior to the date of entry into force of this Circular, the borrower shall not need to apply for registration for such foreign loans with the State Bank. Fund withdrawal and transfer of money for the purpose of debt repayment along with reporting requirements shall be consistent with provisions laid down in this Circular.
2. As for foreign loans denominated in Vietnam dong:
Foreign loans denominated in Vietnam dong of which registration or registration for changes is confirmed ahead of the date of entry into force of this Circular shall be continuously effected according to the statement on confirmation of registration or registration for changes of such foreign loans issued by a State Bank branch. Any change to these foreign loans that arises after the date of entry into force of this Circular must comply with provisions laid down in this Circular.
3. As for effecting of short-term foreign loans:
a) Short-term foreign loans which have been effected (fund withdrawal or debt repayment) prior to the date of entry into force of this Circular shall be continued through current accounts;
b) Short-term foreign loans which are newly signed from the date of entry into force of this Circular must comply with regulations on opening and use of foreign borrowing and debt repayment accounts laid down in this Circular.
Head of Office, Director of Foreign Exchange Administration, Head of affiliates of the State Bank, Director of the State Bank branch of centrally-affiliated cities and provinces, President of the Management Board, President of the Members Board, and General Director (Director) of credit institutions or foreign bank branches or enterprises, shall be responsible for enforcing this Circular.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực