Lý thuyết Tin học 12 Bài 1 (Cánh diều): Đường truyền hữu tuyến và vô tuyến
Tóm tắt lý thuyết Tin học lớp 12 Bài 1: Đường truyền hữu tuyến và vô tuyến hay, chi tiết sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Tin học 12.
Lý thuyết Tin học 12 Bài 1: Đường truyền hữu tuyến và vô tuyến
1. Đường truyền hữu tuyến
Cáp mạng là dây dẫn dùng để truyền tải dữ liệu giữa các thiết bị trong mạng máy tính như máy tính, switch, router, modem. Các loại cáp mạng phổ biến gồm:
- Cáp đồng trục
- Cáp xoắn đôi
- Cáp quang
Đường truyền hữu tuyến là phương pháp truyền tải dữ liệu qua cáp mạng hoặc thiết bị truyền dẫn khác. Trong phương pháp này, các thiết bị kết nối trao đổi dữ liệu với nhau bằng cách sử dụng dây cáp đồng hoặc cáp quang để truyền tín hiệu từ điểm này sang điểm khác.
a) Cáp đồng trục:
Cáp đồng trục là loại cáp mạng sử dụng lõi đồng dẫn điện, được bọc bởi các lớp vỏ khác nhau để cách điện, tăng độ bền và ngăn chặn nhiễu điện từ từ môi trường bên ngoài. Cấu tạo của cáp đồng trục bao gồm:
- Lõi dẫn tín hiệu: Một hoặc nhiều sợi dây đồng đặt ở trung tâm của cáp, dùng để truyền tải tín hiệu.
Cấu tạo của cáp đồng trụ bao gồm:
- Lớp điện môi: Vật liệu cách điện bọc quanh lõi dẫn tín hiệu, cách ly giữa lõi và vỏ bảo vệ.
- Lớp lưới chống nhiễu: Vỏ bọc ngoài lớp điện môi, dạng lưới kim loại ngăn chặn nhiễu điện từ.
- Lớp vỏ bảo vệ: Vỏ ngoài cùng, làm bằng vật liệu chống cháy, không dẫn điện như nhựa PVC, bảo vệ cáp khỏi tác động môi trường.
Ưu điểm của cáp đồng trục:
- Độ bền cao
- Khả năng chống nhiễu và thất thoát năng lượng
- Chịu được các yếu tố khắc nghiệt của môi trường
Hạn chế của cáp đồng trục:- Tốc độ truyền dữ liệu thấp hơn cáp quang,Khoảng cách truyền tải hạn chế, Khó cài đặt
Ứng dụng của cáp đồng trục: Truyền hình cáp chất lượng cao, Mạng truyền thông liên lạc, Hệ thống camera an ninh,Truyền phát thanh
b) Cáp xoắn đôi:
Cáp xoắn đôi là loại cáp mạng phổ biến trong các hệ thống mạng máy tính. Cấu trúc gồm hai hoặc nhiều sợi dây đồng xoắn lại với nhau, bọc trong lớp vỏ bảo vệ
Ưu điểm:
- Giảm nhiễu điện từ từ các nguồn bên ngoài
- Đảm bảo chất lượng tín hiệu truyền đi
Hạn chế:
- Tốc độ truyền tải không cao bằng cáp quang
- Không thích hợp cho các ứng dụng yêu cầu tốc độ cao như video và âm thanh chất lượng cao.
Cáp xoắn đôi hiện nay thường được sử dụng để truyền tải dữ liệu ở khoảng cách gần, chẳng hạn như kết nối các thiết bị trong mạng LAN. Hai đầu cáp sử dụng hạt mạng RJ45 để kết nối:
- Máy tính với Switch,
- Switch với Switch
- Switch với Router
c) Cáp quang:
Cáp quang là loại cáp mạng sử dụng sợi thủy tinh hoặc nhựa để truyền tải dữ liệu dưới dạng tín hiệu ánh sáng.
Cấu trúc của cáp quang:
- Sợi quang bọc bởi lớp cách điện,Lớp vỏ bảo vệ bên ngoài,Các lớp bảo vệ giúp tăng độ bền và chống nhiễu điện từ
Ưu điểm:- Băng thông cao, Truyền tải xa, Chống nhiễu điện từ tốt
Hạn chế:- Chi phí sản xuất, lắp đặt và bảo dưỡng cao
Ứng dụng:- Đường truyền internet quốc tế,Dịch vụ internet tốc độ cao, không gián đoạn
Kết nối:- Sử dụng các đầu nối đặc biệt để kết nối với switch, router hoặc modem
2. Đường truyền vô tuyến
Đường truyền vô tuyến sử dụng sóng điện từ để truyền tải dữ liệu thay vì cáp mạng. Nó giúp giảm khó khăn trong việc lắp đặt và triển khai hệ thống truyền tải hữu tuyến.
Ưu điểm:
- Kết nối không dây: Cho phép thiết bị như điện thoại thông minh, máy tính xách tay kết nối Internet mà không cần dây cáp, di chuyển tự do.
Ứng dụng:
- Mạng không dây: Truyền dữ liệu giữa các thiết bị trong mạng.
- Điện thoại di động: Truyền dữ liệu giữa các điện thoại, ví dụ như cuộc gọi.
- Truyền hình và phát thanh:*Truyền tín hiệu hình ảnh và âm thanh qua sóng vô tuyến.
- Định vị: Hệ thống GPS để định vị và định hướng thiết bị.
Hạn chế:
- Tốc độ và khoảng cách: Thấp hơn so với một số phương pháp truyền tải có dây.
- Nhiễu tín hiệu: Dễ bị nhiễu, dẫn đến mất dữ liệu trong quá trình trao đổi.
yền hữu tuyến và vô tuyến
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Văn mẫu 12 - Cánh diều
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 12 – Cánh diều
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn 12 - Cánh diều
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn 12 – Cánh diều
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn 12 – Cánh diều
- Giải sgk Toán 12 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Toán 12 – Cánh diều
- Lý thuyết Toán 12 – Cánh diều
- Giải sbt Toán 12 – Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Anh 12 - ilearn Smart World
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh lớp 12 ilearn Smart World đầy đủ nhất
- Trọn bộ Ngữ pháp Tiếng Anh lớp 12 ilearn Smart World đầy đủ nhất
- Giải sbt Tiếng Anh 12 – iLearn Smart World
- Giải sgk Vật lí 12 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Vật lí 12 – Cánh diều
- Lý thuyết Vật lí 12 – Cánh diều
- Giải sbt Vật lí 12 – Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Hóa 12 – Cánh diều
- Lý thuyết Hóa 12 – Cánh diều
- Giải sbt Hóa 12 – Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Sinh học 12 – Cánh diều
- Lý thuyết Sinh học 12 – Cánh diều
- Giải sbt Sinh học 12 – Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 12 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Lịch sử 12 – Cánh diều
- Giải sbt Lịch sử 12 – Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 12 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Địa lí 12 – Cánh diều
- Giải sbt Địa lí 12 – Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 – Cánh diều
- Giải sgk Kinh tế pháp luật 12 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Kinh tế pháp luật 12 – Cánh diều
- Giải sbt Kinh tế pháp luật 12 – Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 – Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 – Cánh diều