Lý thuyết Phép cộng và phép trừ đa thức một biến – Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo
Với lý thuyết Toán lớp 7 Bài 3: Phép cộng và phép trừ đa thức một biến chi tiết, ngắn gọn và bài tập tự luyện có lời giải chi tiết sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm để học tốt môn Toán 7.
A. Lý thuyết Toán 7 Bài 3: Phép cộng và phép trừ đa thức một biến - Chân trời sáng tạo
1. Phép cộng hai đa thức một biến
Để cộng hai đa thức một biến, ta làm một trong hai cách sau:
- Cách 1: Nhóm các đơn thức cùng lũy thừa của biến rồi thực hiện phép cộng.
- Cách 2: Sắp xếp các đơn thức của hai đa thức cùng theo lũy thừa giảm dần (hoặc tăng dần) của biến rồi đặt phép tính theo cột dọc tương ứng sao cho lũy thừa giống nhau ở hai đa thức thẳng cột với nhau rồi thực hiện cộng theo cột.
Ví dụ: Cho M(x) = 6x2 – 5x + 1 và N(x) = –3x2 – 2x – 7. Hãy tính tổng của M(x) và N(x) bằng hai cách.
Hướng dẫn giải:
Cách 1: M(x) + N(x) = 6x2 – 5x + 1 + (–3x2 – 2x – 7)
= 6x2 – 5x + 1 – 3x2 – 2x – 7
= (6x2 –3x2) + (– 5x – 2x) + (1 – 7)
= 3x2 – 7x – 6
Cách 2: Cộng theo cột dọc
2. Phép trừ hai đa thức một biến
Để trừ hai đa thức một biến, ta làm một trong hai cách sau:
- Cách 1:Nhóm các đơn thức cùng lũy thừa của biến rồi thực hiện phép trừ.
- Cách 2: Sắp xếp các đơn thức của hai đa thức cùng theo lũy thừa giảm dần (hoặc tăng dần) của biến rồi đặt phép tính theo cột dọc tương ứng sao cho lũy thừa giống nhau ở hai đa thức thẳng cột với nhau rồi thực hiện trừ theo cột.
Ví dụ: Cho P(x) = 9x2 – 2x + 4 và Q(x) = –x2 + 3x – 7. Hãy tính hiệu của P(x) và Q(x) bằng hai cách.
Hướng dẫn giải:
Cách 1: Nhóm các đơn thức cùng lũy thừa của biến rồi thực hiện phép tính.
P(x) + Q(x) = 9x2 – 2x + 4 – (–x2 + 3x – 7)
= 9x2 – 2x + 4 + x2 – 3x + 7
= (9x2 + x2) + (– 2x – 3x) + (4 + 7)
= 10x2 – 5x + 11
Cách 2: Đặt phép tính theo cột dọc.
3. Tính chất của phép cộng đa thức một biến
Tính chất: Cho A, B, C là các đa thức một biến với cùng một biến số.
-Tính chất giao hoán: A + B = B + A;
-Tính chất kết hợp: A + (B + C) = (A + B) + C.
Ví dụ: Thực hiện phép tính (2x – 1) + [(x2 + 3x) + (2 – 2x)].
Hướng dẫn giải:
(2x – 1) + [(x2 + 3x) + (2 – 2x)] = (2x – 1) + [(2 – 2x) + (x2 + 3x)]
= [(2x – 1) + (2 – 2x)] + (x2 + 3x)
= (2x – 1 + 2 – 2x) + (x2 + 3x)
= 1 + (x2 + 3x)
= x2 + 3x + 1.
Bài tập Phép cộng và phép trừ đa thức một biến
Bài 1. Cho hai đa thức f(x) = 3x2 + 2x − 5 và g(x) = −3x2 − 2x + 2. Tính h(x) = f(x) + g(x) và tìm bậc của h(x).
Hướng dẫn giải:
Ta có: h(x) = f (x) + g (x)
= (3x2 + 2x− 5) + (−3x2 − 2x + 2)
= 3x2 + 2x − 5 − 3x2 − 2x + 2
= (3x2 − 3x2) + (2x − 2x) + (−5 + 2) = −3.
Vậy h(x) = −3 và bậc của h(x) là 0.
Bài 2:Cho hai đa thức f(x) = 5x4 + x3 − x2 + 1 và g(x) = −5x4 − x2 + 2.
Tính k(x) = f(x) − g(x) và tìm bậc của k(x).
Hướng dẫn giải:
Ta có: k(x) = f(x) − g(x)
= (5x4 + x3 − x2 + 1) −(−5x4 − x2 + 2)
= 5x4 + x3 − x2 + 1 + 5x4 + x2 − 2
= (5x4 + 5x4) + x3 + (−x2 +x2) + (1 − 2)
= 10x4 + x3 – 1.
Vậy k(x) =10x4 + x3 − 1và bậc của k(x) là 4.
Bài 3. Cho f (x) = x5 − 3x4 + x2 − 5 và g (x) = 2x4 +7x3 − x2 + 6. Tính hiệu f(x) − g(x) rồi sắp xếp kết quả theo lũy thừa tăng dần của biến.
Hướng dẫn giải:
Ta có: f(x) − g(x) = (x5 − 3x4 + x2 −5) – (2x4 + 7x3 − x2 + 6)
= x5 − 3x4 + x2 − 5 – 2x4 – 7x3 + x2 – 6
= x5 + (−3x4 − 2x4) – 7x3 + (x2 + x2) + (− 5− 6)
= x5 − 5x4 − 7x3 + 2x2 −11.
Vậy hiệu f(x) − g(x) và sắp xếp kết quả theo lũy thừa tăng dần của biến ta được:
11 + 2x2 −7x3 − 5x4 + x5.
Bài 4: Tìm đa thức h(x) biết f(x) − h(x) = g(x).
Trong đó: f(x) = x2 + x + 1; g(x) = 4 − 2x3 + x4 + 7x5.
Hướng dẫn giải:
Ta có: f(x) − h(x) = g(x).
Suy ra: h(x) = f(x)− g(x).
= (x2 + x + 1) – (4 − 2x3 + x4 + 7x5)
= x2 + x + 1 – 4 + 2x3 – x4 – 7x5
= −7x5− x4 + 2x3 + x2 + x – 3.
Vậy h(x) = −7x5− x4+ 2x3 + x2 + x – 3.
B. Trắc nghiệm Phép cộng và phép trừ đa thức một biến (Chân trời sáng tạo 2023) có đáp án
Câu 1. Cho hai đa thức A(x) = x2 − 5x + 7 và B(x) = 3x2 − 2x + 10. Tính A(x) + B(x).
A. 3x2 − 2x + 10;
B. 3x2 − 2x + 10;
C. 4x2 − 7x + 17;
D. −2x2 − 3x + 10.
Đáp án đúng là: C
Ta có: A(x) + B(x) = (x2 − 5x + 7) + (3x2 − 2x + 10)
= x2 − 5x + 7 + 3x2 − 2x + 10
= (x2 + 3x2) + (−5x − 2x) + (7 + 10)
= 4x2 − 7x + 17.
Vậy A(x) + B(x) = 4x2 − 7x + 17.
Câu 2. Cho hai đa thức P(x) = 6x3 − 3x2 − 2x + 4 và G(x) = 5x2 − 7x + 9. Tính P(x) − G(x).
A. x2 − 9x +13;
B. 6x3 − 8x2 + 5x −5;
C. x3 − 8x2 + 5x −5;
D. 5x3 − 8x2 + 5x +13.
Đáp án đúng là: B
Ta có: P(x) − G(x) = (6x3 − 3x2 − 2x + 4) − (5x2 − 7x + 9)
= 6x3 − 3x2 − 2x + 4 − 5x2 + 7x − 9
= 6x3 + (−3x2 − 5x2) + (−2x + 7x) + (4 − 9)
= 6x3 − 8x2 + 5x −5.
Vậy P(x) − G(x) = 6x3 − 8x2 + 5x −5.
Câu 3. Cho đa thức U(x) = 7x2 + 4x − 3. Tìm đa thức V(x) sao cho U(x) + V(x) = x3 + x2 –5.
A. V(x) = x3 − 6x2 − 4x − 2;
B. V(x) = 6x2 − 4x − 2;
C. V(x) = x3 − 8x2 + 5x +13;
D. V(x) = x3 − 6x2 − 2.
Đáp án đúng là: A
Ta có: U(x) = 7x2 + 4x − 3
Vì U(x) + V(x) = x3 + x2 −5 nên
V(x) = x3 + x2 − 5 − U(x)
= x3 + x2 − 5 − (7x2 + 4x − 3)
= x3 + x2 − 5 − 7x2 − 4x + 3
= x3 + (x2 − 7x2) − 4x + (−5 + 3)
= x3 − 6x2 − 4x – 2.
Vậy V(x) = x3 − 6x2 − 4x – 2.
Câu 4. Cho hai đa thức G(x) = 2x + 7 và H(x) = 3x +6. Tính G(x) + H(x).
A. −x + 1;
B. 5x + 13;
C. 5x + 1;
D. x − 1.
Đáp án đúng là: B
Ta có: G(x) + H(x) = (2x + 7) + (3x +6)
= 2x + 7 + 3x +6 = (2x + 3x) + (6 + 7) = 5x + 13.
Vậy G(x) + H(x) = 5x + 13.
Câu 5. Cho đa thức G(x) = 3x4 − 4x3 − 2x + 27. Tìm đa thức H(x) sao cho H(x) − G(x) = x3 − 5x2 + 10.
A. 3x4 − 3x3 − 5x2 + 2x + 37;
B. 3x4 + 3x3 − 5x2 − 2x + 37;
C. − 3x3 − 5x2 − 2x + 37;
D. 3x4 − 3x3 − 5x2 − 2x + 37.
Đáp án đúng là: D
Ta có: G(x) = 3x4 − 4x3 − 2x + 27
Vì H(x) − G(x) = x3 − 5x2 + 10 nên:
H(x) = x3 − 5x2 + 10 + G(x)
= x3 − 5x2 + 10 + (3x4 − 4x3 − 2x + 27)
= x3 − 5x2 + 10 + 3x4 − 4x3 − 2x + 27
= 3x4 + (x3 − 4x3) − 5x2 − 2x + (10 + 27)
= 3x4 − 3x3 − 5x2 − 2x + 37.
Vậy H(x) = 3x4 − 3x3 − 5x2 − 2x + 37.
Câu 6. Cho đa thức M(x) = 4x3 − 2x + 17. Tìm đa thức N(x) sao cho M(x) − N(x) = − x4 − 4x2 + 1.
A.x4 + 4x3 + 4x2 − 2x +16;
B. −x4 + 4x3 + 4x2 − 2x +16;
C. −x4 − 4x3 + 4x2 − 2x +16;
D. x4 + 4x3 − 4x2 − 2x +16.
Đáp án đúng là: A
Ta có: M(x) = 4x3 − 2x + 17
Vì M(x) − N(x) = − x4 − 4x2 + 1 nên
N(x) = M(x) − (− x4 − 4x2 + 1)
= 4x3 − 2x + 17 − (− x4 − 4x2 + 1)
= 4x3 − 2x + 17 + x4 + 4x2 − 1
= x4 + 4x3 + 4x2 − 2x + (17 − 1)
= x4 + 4x3 + 4x2 − 2x + 16
Vậy N(x) = x4 + 4x3 + 4x2 − 2x +16.
Câu 7. Cho ba đa thức A(x) = x2 − 3x +10; B(x) = 3x3 +16; C(x) = 2x4 − 4x2 − 8x.
Tính A(x) + B(x) + C(x).
A. 2x4 + 3x3 − 3x2 − 5x + 26;
B. 2x4 + 3x3 − 3x2 − 11x +26;
C. 2x4 + 3x3 + 7x2 − 11x +26;
D. x4 + 3x3 − 3x2 − 11x +26.
Đáp án đúng là: B
Ta có: A(x) + B(x) = (x2 − 3x +10) + (3x3 +16)
= x2 − 3x +10 + 3x3 +16
= 3x3 + x2 − 3x +(10 +16)
= 3x3 + x2 − 3x + 26
Ta có: A(x) + B(x) + C(x) = (3x3 + x2 − 3x + 26) + (2x4 − 4x2 − 8x)
= 3x3 + x2 − 3x + 26 + 2x4 − 4x2 − 8x
= 2x4 + 3x3 + (x2 − 4x2) + (−3x − 8x) +26
= 2x4 + 3x3 − 3x2 − 11x +26.
Vậy A(x) + B(x) + C(x) = 2x4 + 3x3 − 3x2 − 11x +26.
Câu 8. Cho ba đa thức A(x) = x2 − 3x +10; B(x) = 3x3 +16; C(x) = 2x4 − 4x2 − 8x.
Tính A(x) − B(x) − C(x).
A. −2x4 − 3x3 + 5x2 + 5x − 6;
B. 2x4 + 3x3 − 3x2 − 11x +26;
C. −2x4 − 3x3 − 3x2 + 5x − 6;
D. −2x4 − 3x3 + 5x2 − 11x − 6.
Đáp án đúng là: A
Ta có: A(x) − B(x) = (x2 − 3x +10) − (3x3 +16)
= x2 − 3x + 10 − 3x3 − 16
= − 3x3 + x2 − 3x + (10 − 16)
= − 3x3 + x2 − 3x – 6.
Khi đó: A(x) − B(x) − C(x)
= (−3x3 + x2 − 3x − 6) − (2x4 − 4x2 − 8x)
= −3x3 + x2 − 3x − 6 − 2x4 + 4x2 + 8x
= −2x4 − 3x3 + (x2 + 4x2) + (−3x + 8x) − 6
= −2x4 − 3x3 + 5x2 + 5x – 6.
Vậy A(x) − B(x) − C(x) = −2x4 − 3x3 + 5x2 + 5x – 6.
Câu 9. Biểu thức biểu thị chu vi của hình thang vuông như hình bên dưới là:
A. x2 + 6x + 4;
B. 2x2 − 6x + 8;
C. 2x2 + 2x + 8;
D. 2x2 + 6x + 8.
Đáp án đúng là: D
Chu vi của hình thang bằng tổng độ dài hai cạnh đáy và hai cạnh bên. Khi đó:
P = (4x −2 + x2 + 6) + (2x + 3 + x2 + 1) (với P là chu vi của hình thang)
= 4x − 2 + x2 + 6 + 2x + 3 + x2 + 1
= (x2 + x2) + (4x + 2x)+ (−2 + 6 + 3 + 1)
= 2x2 + 6x +8.
Vậy chu vi của hình thang vuông trên được biểu thị bằng biểu thức 2x2 + 6x +8.
Câu 10. Cho tam giác vuông (như hình bên dưới) có chu vi bằng 14x – 4. Tính cạnh BC của tam giác ABC.
A. 9x − 8;
B. 9x + 8;
C. 7x − 8;
D. 9x + 4.
Đáp án đúng là: A
Chu vi tam giác trên bằng tổng độ dài ba cạnh nên ta có:
P = AB + AC + BC (với P là chu vi của hình tam giác)
Suy ra BC = P − AB − AC
= 14x − 4 − (2x +3) − (3x+1)
= 14x − 4 − 2x − 3 − 3x − 1
= (14x − 2x − 3x) + (−4 − 3 − 1)
= 9x – 8.
Vậy BC = 9x – 8.
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Toán lớp 7 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 1: Tỉ lệ thức - Dãy tỉ số bằng nhau
Lý thuyết Bài 2: Đại lượng tỉ lệ thuận
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 7 (hay nhất) – Chân trời sáng tạo
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Chân trời sáng tạo
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Chân trời sáng tạo
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Chân trời sáng tạo
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Chân trời sáng tạo
- Soạn văn lớp 7 (ngắn nhất) – Chân trời sáng tạo
- Văn mẫu lớp 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Lịch sử 7 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Lịch Sử 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Lịch sử 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Địa lí 7 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Địa Lí 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Địa lí 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Friend plus – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Tiếng Anh 7 Friend plus– Chân trời sáng tạo
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 7 Friends plus đầy đủ nhất
- Bài tập Tiếng Anh 7 Friends plus theo Unit có đáp án
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Giáo dục công dân 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Giáo dục công dân 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Công nghệ 7 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Công nghệ 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Công nghệ 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tin học 7 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Tin học 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Tin học 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Giáo dục thể chất 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Âm nhạc 7 – Chân trời sáng tạo