Lý thuyết Hai đường thẳng song song – Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo

Với lý thuyết Toán lớp 7 Bài 3: Hai đường thẳng song song chi tiết, ngắn gọn và bài tập tự luyện có lời giải chi tiết sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm để học tốt môn Toán 7.

1 1,426 02/04/2023


A. Lý thuyết Toán 7 Bài 3: Hai đường thẳng song song - Chân trời sáng tạo

1. Dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song

 

Lý thuyết Toán 7 Chân trời sáng tạo Bài 3: Hai đường thẳng song song (ảnh 1)

Đường thẳng c cắt hai đường thẳng a và b lần lượt tại A và B. Với mỗi cặp góc gồm một góc đỉnh A và một góc đỉnh B, ta có:

a) Hai góc A3^ và B1^ (tương tự A4^ và B2^) gọi là hai góc so le trong.

b) Hai góc A1^ và B1^ (tương tự A2^ và B2^A3^ và B3^A4^ và B4^;) gọi là hai góc đồng vị.

Tính chất: Nếu đường thẳng c cắt hai đường thẳng a và b và trong các góc tạo thành có một cặp góc so le trong bằng nhau (hoặc một cặp góc đồng vị bằng nhau) thì a và b song song với nhau.

Ví dụ:

Lý thuyết Toán 7 Chân trời sáng tạo Bài 3: Hai đường thẳng song song (ảnh 2)

- Ở hình 1: Đường thẳng c cắt hai đường thẳng a, b và trong các góc tạo thành có một cặp góc đồng vị bằng nhau A1^=B1^ nên a // b.

- Ở hình 2: Đường thẳng d cắt hai đường thẳng m, n và trong các góc tạo thành có một cặp góc so le trong bằng nhau C4^=D2^ nên m // n.

Chú ý: Hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với một đường thẳng thì chúng song song với nhau.

Ví dụ:

Lý thuyết Toán 7 Chân trời sáng tạo Bài 3: Hai đường thẳng song song (ảnh 3)

Hai đường thẳng a và b cùng vuông góc với đường thẳng c.

Khi đó A^=B^=900.

Mà A^ và B^ đồng vị.

Theo dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song thì a // b.

- Cách vẽ hai đường thẳng song song:

+ Vẽ a, b cùng vuông góc với một đường thẳng d (hình a).

+ Vẽ a, b cùng tạo với đường thẳng d những góc so le trong hoặc đồng vị bằng nhau (hình b).

Lý thuyết Toán 7 Chân trời sáng tạo Bài 3: Hai đường thẳng song song (ảnh 4)

2. Tiên đề Euclid về hai đường thẳng song song.

Qua một điểm nằm ngoài một đường thẳng chỉ có một đường thẳng song song với đường thẳng đó.

Ví dụ:

Lý thuyết Toán 7 Chân trời sáng tạo Bài 3: Hai đường thẳng song song (ảnh 5)

Cho điểm M nằm ngoài đường thẳng a. Đường thẳng b đi qua M và song song với đường thẳng a là duy nhất.

Chú ý: Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với một đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau.

Ví dụ:

Lý thuyết Toán 7 Chân trời sáng tạo Bài 3: Hai đường thẳng song song (ảnh 6)

Hai đường thẳng phân biệt a và b cùng song song với đường thẳng c.

Khi đó, a và b song song với nhau.

3. Tính chất của hai đường thẳng song song

Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì:

- Hai góc so le trong bằng nhau

- Hai góc đồng vị bằng nhau.

Ví dụ:

Lý thuyết Toán 7 Chân trời sáng tạo Bài 3: Hai đường thẳng song song (ảnh 7)

Đường thẳng c cắt hai đường thẳng song song a và b lần lượt tại A và B nên ta có:

A3^=B1^,A4^=B2^ (các cặp góc so le trong).

A1^=B1^,A2^=B2^,A3^=B3^,A4^=B4^ (các cặp góc đồng vị).

Chú ý: Một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì nó cũng vuông góc với đường thẳng còn lại.

Ví dụ:

Lý thuyết Toán 7 Chân trời sáng tạo Bài 3: Hai đường thẳng song song (ảnh 8)

Đường thẳng a và b song song với nhau, đường thẳng c vuông góc với a tại A và cắt b tại B. Khi đó c cũng vuông góc với b tại B.

Bài tập Hai đường thẳng song song

Bài 1: Hãy kể tên các cặp góc so le trong, đồng vị trong hình vẽ sau

Lý thuyết Toán 7 Chân trời sáng tạo Bài 3: Hai đường thẳng song song (ảnh 9)

Hướng dẫn giải

- Các cặp góc so le trong là: A1^ và B3^A4^ và B2^.

- Các cặp góc đồng vị là: A1^ và B1^A2^ và B2^A3^ và B3^A4^ và B4^.

Bài 2: Biết a // b. Hãy tính số đo các góc B1^ và D1^.

Lý thuyết Toán 7 Chân trời sáng tạo Bài 3: Hai đường thẳng song song (ảnh 10)

Hướng dẫn giải

Vì a // b và đường thẳng CD vuông góc với a nên đường thẳng CD cũng vuông góc với đường thẳng b.

Suy ra D1^=900.

Vì a // b nên ta có: B2^=BAD^=700 (hai góc so le trong).

Mà B1^ và B2^ là hai góc kề bù nên: B1^+B2^=1800.

Suy ra B1^=1800B2^=1800700=1100.

Vậy D1^=900B1^=1100.

B. Trắc nghiệm Hai đường thẳng song song (Chân trời sáng tạo 2023) có đáp án

I. Nhận biết

Câu 1. Cho hình vẽ.

TOP 15 câu Trắc nghiệm Hai đường thẳng song song có đáp án - Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Chọn một cặp góc so le trong trong hình vẽ trên:

A. E^1 F^1;

B. E^2 F^4;

C. E^4 F^2;

D. E^3 F^2;

Đáp án: C

Giải thích:

Quan sát hình vẽ ta thấy:

E^1 F^1 là hai góc ở vị trí đồng vị nên phương án A sai.

E^2 F^4 là hai góc không phải ở vị trí đồng vị, không ở vị trí so le trong nên B sai.

E^3 F^2 là hai góc không phải ở vị trí đồng vị, không ở vị trí so le trong nên D sai.

E^4 F^2 là hai góc ở vị trí so le trong nên phương án C đúng.

Câu 2. Chọn khẳng định đúng:

A. Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì hai góc so le trong không bằng nhau;

B. Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng thì hai góc đồng vị bằng nhau;

C. Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng thì hai góc so le trong bằng nhau;

D. Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì hai góc đồng vị bằng nhau;

Đáp án: D

Giải thích:

Từ tiên đề Euclid, ta có tính chất của hai đường thẳng song song:

Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì:

+ Hai góc so le trong bằng nhau;

+ Hai góc đồng vị bằng nhau.

Do đó phương án A, B, C sai và phương án D đúng.

Câu 3. Cho a // b, đường thẳng c cắt hai đường thẳng a, b lần lượt tại E và F sao cho MEF^=80°.

TOP 15 câu Trắc nghiệm Hai đường thẳng song song có đáp án - Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Số đo EFN^

A. 40°;

B. 80°;

C. 100°;

D. 140°.

Đáp án: B

Giải thích:

Theo bài ta có a // b mà MEF^ EFN^ là hai góc ở vị trí so le trong.

Do đó MEF^=EFN^ (tính chất của hai đường thẳng song song)

MEF^=80° nên EFN^=80°

Câu 4. Chọn khẳng định đúng:

A. Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với đường thẳng thứ ba thì chúng vuông góc với nhau;

B. Một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì nó song song với đường thẳng còn lại;

C. Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau;

D. Cả 3 phương án đều đúng.

Đáp án: C

Giải thích:

- Một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì nó vuông góc với đường thẳng còn lại;

Ví dụ:

TOP 15 câu Trắc nghiệm Hai đường thẳng song song có đáp án - Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

a // b và c a suy ra c b.

- Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau nên A, D sai và C đúng.

Ví dụ:

TOP 15 câu Trắc nghiệm Hai đường thẳng song song có đáp án - Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

a // c và b // c suy ra a // b.

Câu 5. Cho các phát biểu sau:

(I) Qua một điểm nằm ngoài một đường thẳng chỉ có một đường thẳng song song với đường thẳng đó.

(II) Qua một điểm nằm ngoài một đường thẳng có vô số đường thẳng song song với đường thẳng đó.

Chọn khẳng định đúng:

A. (I) đúng;

B. (II) đúng;

C. Cả (I) và (II) đều đúng;

D. Cả (I) và (II) đều sai.

Đáp án: A

Giải thích:

Theo Tiên đề Eiclid: Qua một điểm nằm ngoài một đường thẳng chỉ có một đường thẳng song song với đường thẳng đó.

Ví dụ: Qua điểm A nằm ngoài đường thẳng b, ta kẻ được duy nhất một đường thẳng a song song với đường thẳng b

TOP 15 câu Trắc nghiệm Hai đường thẳng song song có đáp án - Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Nên (I) đúng; (II) sai

Do đó phương án B, C, D sai và phương án A đúng.

II. Thông hiểu

Câu 1. Cho hình vẽ:

TOP 15 câu Trắc nghiệm Hai đường thẳng song song có đáp án - Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Biết rằng EF // BC. Số đo của BEF^ là:

A. 25°;

B. 155°;

C. 50°;

D. 130°.

Đáp án: D

Giải thích:

Theo bài ta có EF // BC    (1)

AEF^ EBC^ là hai góc nằm ở vị trí đồng vị   (2)

Từ (1) và (2) suy ra AEF^=EBC^=50° (tính chất hai đường thẳng song song).

Lại có BEF^+AEF^=180° (hai góc kề bù)

Suy ra BEF^=180°AEF^

Hay BEF^=180°50°=130°.

Câu 2. Cho hình vẽ. Biết rằng x // y; đường thẳng z cắt hai đường thẳng x, y lần lượt tại A, B sao cho A^1=60°.

TOP 15 câu Trắc nghiệm Hai đường thẳng song song có đáp án - Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Số đó của B^2 là:

A. 60°;

B. 120°;

C. 30°;

D. 90°.

Đáp án: A

Giải thích:

Vì x // y nên A^1 = B^1 = 60° (hai góc đồng vị)

Ta có B^1=B^2 (hai góc đối đỉnh)

Suy ra B^2=60°

Câu 3. Cho hình vẽ

TOP 15 câu Trắc nghiệm Hai đường thẳng song song có đáp án - Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Chọn khẳng định sai:

A. x // y;

B. B^1=50°;

C. A^4=130°;

D. xAB^=60°.

Đáp án: D

Giải thích:

Ta có B^1+B^1=180° (hai góc kề bù)

Hay B^1+130°=180°

Suy ra B^1=180°130°=50° nên phương án B đúng.

Ta lại có A^1+A^4=180° (hai góc kề bù)

Hay 50°+A^4=180°

Suy ra A^4=180°50°=130° nên phương án C đúng.

A^1=B^1 (cùng bằng 50°)

A^1 B^1 nằm ở vị trí đồng vị

Do đó x // y  nên A đúng.

Ta có xAB^=A^1 (hai góc đối đỉnh)

Do đó xAB^=50° nên D sai.

Câu 4. Cho hình vẽ

TOP 15 câu Trắc nghiệm Hai đường thẳng song song có đáp án - Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Biết rằng a // b; b // c và A^1=75°. Số đo của B^2 là:

A. 75°;

B. 85°;

C. 95°;

D. 105°.

Đáp án: D

Giải thích:

Theo bài ta có: a // b và b // c suy ra a // c.

Do đó A^1=B^1=75° (hai góc đồng vị)

Ta lại có B^1+B^2=180° (hai góc kề bù)

Hay 75°+B^2=180°

Suy ra B^2=180°75°=105°

Câu 5. Cho hình vẽ

TOP 15 câu Trắc nghiệm Hai đường thẳng song song có đáp án - Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Số đo của ABC^ là:

A. 65°;

B. 80°;

C. 115°;

D. 130°.

Đáp án: C

Giải thích:

TOP 15 câu Trắc nghiệm Hai đường thẳng song song có đáp án - Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Ta có: AB AD và DC AD.

Suy ra AB // CD (hai đường thẳng phân biệt cũng vuông góc với một đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau).

Do đó DCB^=B^1 (hai góc so le trong)

Nên B^1=65°.

ABC^+B^1=180° (hai góc kề bù)

Hay ABC^+65°=180°

Suy ra ABC^=180°65°=115°

Câu 6. Cho hình vẽ

TOP 15 câu Trắc nghiệm Hai đường thẳng song song có đáp án - Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Biết rằng BF là phân giác của ABC^, EF // BC và FBC^=35°. Số đo của AEF^ là:

A. 35°;

B. 70°;

C. 110°;

D. 145°.

Đáp án: B

Giải thích:

Theo bài ra ta có BF là phân giác của ABC^ 

Nên ABF^=FBC^ (tính chất tia phân giác của một góc)   (1)

ABF^+FBC^=ABC^ (hai góc kề nhau)    (2)

Từ (1) và (2) suy ra ABF^=FBC^=ABC^2

Suy ra ABC^=2FBC^=2.35°=70° 

Ta lại có EF // BC.

Suy ra AEF^=ABC^=70° (hai góc đồng vị)

Câu 7. Cho hình vẽ

TOP 15 câu Trắc nghiệm Hai đường thẳng song song có đáp án - Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Biết rằng x // y và F^2=2F^1. Số đo của E^1 là:

A. 30°;

B. 45°;

C. 55°;

D. 60°.

Đáp án: D

Giải thích:

Ta có F^1+F^2=180° (hai góc kề bù)   (1)

F^2=2F^1 (giả thiết)      (2)

Từ (1) và (2) suy ra F^1+2F^1=180°

Hay 3F^1=180°

Suy ra F^1=180°3=60°

Theo bài ta có x // y

Do đó E^1=F^1=60° (hai góc đồng vị)

III. Vận dụng

Câu 1. Cho hình vẽ

TOP 15 câu Trắc nghiệm Hai đường thẳng song song có đáp án - Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Biết rằng MN // BC. Số đó của ABC^ là:

A. 52°;

B. 54°;

C. 56°;

D. 58°.

Đáp án: A

Giải thích:

Ta có AMN^+NMB^=180° (hai góc kề bù)

Nên (x – 6)° + (2x + 12)° = 180°

Do đó (x – 6 + 2x + 12)° = 180°

Suy ra x – 6 + 2x + 12 = 180

Hay 3x = 180 + 6 – 12 = 174

Suy x = 58

Do đó AMN^=(x6)°=(586)°=52°

Vì MN // BC nên AMN^=MBC^=52° (hai góc đồng vị)

Hay ABC^=52°

Câu 2. Cho hình vẽ

TOP 15 câu Trắc nghiệm Hai đường thẳng song song có đáp án - Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Biết rằng a // b và 2Q^2P^1=12°. Số đo của Q^2 là:

A. 61°;

B. 62°;

C. 63°;

D. 64°.

Đáp án: D

Giải thích:

Ta có a // b nên P^1=Q^1 (hai góc so le trong)

Q^1+Q^2=180° (hai góc kề bù)

Suy ra Q^2=180°Q^1

Ta lại có: 2Q^2P^1=12°

Suy ra 2180°Q^1Q^1=12°    

Hay 360°2Q^1Q^1=12°

Do đó 3Q^1=348°

Suy ra Q^1=348°3=116°

Khi đó Q^2=180°Q^1=180°116°=64°.

Câu 3. Cho hình vẽ:

TOP 15 câu Trắc nghiệm Hai đường thẳng song song có đáp án - Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Biết Ma // Pb. Số đo MNP^ là:

A. 30°;

B. 45°;

C. 75°;

D. 105°.

Đáp án: C

Giải thích:

TOP 15 câu Trắc nghiệm Hai đường thẳng song song có đáp án - Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Kẻ Nc // Ma.

Suy ra aMN^=MNc^=30°(hai góc so le trong)

Ta có Nc // Ma, mà Ma // Pb

Suy ra Pb // Nc (vì cùng song song với Ma)

Suy ra NPb^=cNP^=45° (hai góc so le trong)

Ta có MNP^=MNc^+cNP^ (hai góc kề bù)

Do đó MNP^ = 30° + 45° = 75°.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Toán lớp 7 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 1: Các góc ở vị trí đặc biệt

Lý thuyết Bài 2: Tia phân giác

Lý thuyết Bài 4: Định lí và chứng minh một định lí

Lý thuyết Ôn tập Chương 4

Lý thuyết Bài 1: Thu thập và phân loại dữ liệu

1 1,426 02/04/2023


Xem thêm các chương trình khác: