Đề thi THPT Quốc gia Địa lí có đáp án (Đề 2)
-
47144 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
23/07/2024Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết vịnh nào sau đây nằm ở phía nam vịnh Cam Ranh?
Chọn đáp án C.
Quan sát Atlat trang 28 (Tự nhiên). Xác định vị trí vịnh Cam Ranh ->Vịnh Phan Rí nằm ở phía dưới (phía nam) vịnh Cam Ranh.
Câu 2:
22/07/2024Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, cho biết điểm du lịch nào sau đây có khu dự trữ sinh quyển thế giới?
Đáp án đúng là: D.
Quan sát Atlat trang 25. Xác định kí hiệu khu dự trữ sinh quyển thế giới.
- Cần Giờ là khu dự trữ sinh quyển thế giới.
- Múi Né, Cà Ná, Bình Châu là du lịch biển.
→ D đúng. A, B, C sai,
* Nguyên tắc khi khai thác Alat địa lý Việt Nam:
- Nắm được bố cục, cấu trúc của Atlat
- Nắm vững hệ thống ký hiệu trên bản đồ, biểu đồ
- Trình tự khai thác Atlat
- Các dạng câu hỏi trong các đề kiểm tra khai thác kiến thức từ Atlat.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Câu 3:
19/07/2024Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết tỉnh nào sau đây có khu kinh tế ven biển?
Chọn đáp án C.
Quan sát Atlat trang 17. Xác định kí hiệu khu kinh tế ven biển ->Quảng Ninh là tỉnh duy nhất trong 4 tỉnh nêu trên có biển và có khu kinh tế ven biển.
Câu 4:
19/07/2024Cho bảng số liệu:
SỐ DÂN VÀ SỐ DÂN THÀNH THỊ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA NĂM 2019(Đơn vị: triệu người)
Quốc gia | Cam-pu-chia | In-đô-nê-xi-a | Phi-lip-pin | Thái Lan |
Số dân | 16,5 | 268,4 | 108,1 | 66.4 |
Số dân thành thị | 3,9 | 148,4 | 50,7 | 33,1 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020)
Theo bảng số liệu, cho biết quốc gia nào sau đây có tỉ lệ dân thành thị thấp nhất?
Chọn đáp án D.
Từ khóa “Tỉ lệ dân thành thị” + thấp nhất.
- Công thức: Tỉ lệ dân thành thị = Số dân thành thị / Số dân (Đơn vị: %).
- Áp dụng công thức trên, ta tính được kết quả là (%):
+ Cam-pu-chia: 23,6.
+ In-đô-nê-xi-a: 55,2.
+ Phi-lip-pin: 46,9.
+ Thái Lan: 49,8.
->Vậy, Cam-pu-chia có tỉ lệ dân thành thị thấp nhất.
Câu 5:
19/07/2024Cho biểu đồ:
GIÁ TRỊ NHẬP KHẨU CỦA MA-LAI-XI-A VÀ THÁI LAN NĂM 2010 VÀ 2018
(Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020)
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi giá trị nhập khẩu năm 2018 so với năm 201o của Ma-lai-xi-a và Thái Lan?
Chọn đáp án A.
So sánh các cột ta thấy:
- Ma-lai-xi-a tăng 40 tỷ đô la Mỹ, tăng 1,22 lần.
- Thái Lan tăng 88 tỷ đô la Mỹ, tăng 1,43 lần.
- Thái Lan tăng nhiều và tăng nhanh hơn Ma-lai-xi-a ->Loại C, loại D, loại B.
Câu 6:
12/08/2024Biện pháp bảo vệ đất trồng của nước ta là
Đáp án đúng là : C
Biện pháp bảo vệ đất trồng của nước ta là chống bạc màu.
Đất trồng là lớp bề mặt tươi xốp của vỏ trái đất mà trên đó thực vật có thể sinh sống và sản xuất. Sau một thời gian đất sẽ bị thoái hóa, bạc màu do vậy cần chống bạc màu.
- Tăng diện tích đất là để bảo vệ tài nguyên đất ở đồng bằng
→ A sai
- Chống bão,ngăn lũ quét là biện pháp bảo vệ đất ở vùng đồi núi
→ B,D sai
* Sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất
a) Hiện trạng
- Suy giảm diện tích rừng dẫn đến diện tích đất hoang, đồi trống tăng.
- Diện tích đất bị suy thoái vẫn còn rất lớn.
- Do chủ trương toàn dân đẩy mạnh bảo vệ rừng và trồng rừng, diện tích đất trống, đồi trọc giảm mạnh.
b) Biện pháp
* Đồi núi
- Áp dụng tổng thể các biện pháp thuỷ lợi, canh tác làm ruộng bậc thang, đào hố vảy cá, trồng cây theo băng.
- Cải tạo đất hoang đồi trọc bằng các biện pháp nông-lâm kết hợp.
- Bảo vệ rừng và đất rừng, tổ chức định canh, định cư cho dân cư miền núi.
* Đồng bằng
- Quản lí chặt chẽ và có kế hoạch mở rộng diện tích đất nông nghiệp.
- Thâm canh, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cần canh tác sử dụng đất hợp lí, chống bạc màu, glây, nhiễm mặn, nhiễm phèn. Bón phân cải tạo đất thích hợp.
- Chống ô nhiễm làm thoái hóa đất do chất độc hóa học, thuốc trừ sâu, nước thải công nghiệp chứa chất độc hại,…
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Câu 7:
09/09/2024Nơi nào sau đây ở nước ta thường xảy ra lũ nguồn?
Đáp án đúng là: A
Ở nước ta lũ quét thường xảy ra ở những lưu vực sông, suối miền núi có địa hình chia cắt mạnh, dộ dốc lớn, mất lớp phủ thực vật, bề mặt dễ bị bóc mòn khi có mưa lớn đổ xuống ->Miền núi.
A đúng
- B sai vì lũ nguồn bắt đầu từ thượng nguồn các con sông, nơi nước từ trên cao dồn xuống nhanh chóng, trong khi cửa sông nằm ở vùng hạ lưu, nơi dòng nước đã chảy chậm lại và không có độ dốc lớn như ở miền núi.
- C sai vì ở đây địa hình bằng phẳng và hệ thống sông suối có lưu lượng nước chảy chậm, không có độ dốc lớn như ở miền núi, nên nước từ thượng nguồn không tạo ra lũ nguồn mạnh mẽ tại khu vực này.
- D sai vì lũ nguồn hình thành từ mưa lớn ở thượng nguồn sông, nơi có địa hình dốc, trong khi vùng biển có địa hình bằng phẳng và không có nguồn nước từ mưa đổ xuống như các khu vực núi cao.
Miền núi là nơi thường xuyên xảy ra lũ nguồn ở nước ta. Đặc điểm địa hình ở miền núi là cao, dốc, với hệ thống sông suối ngắn và hẹp, nên khi có mưa lớn, nước từ thượng nguồn chảy mạnh xuống hạ lưu rất nhanh, gây ra hiện tượng lũ nguồn. Lũ nguồn thường xảy ra sau những trận mưa lớn kéo dài hoặc bão, khiến dòng nước từ trên cao đổ xuống với tốc độ cao và lượng nước lớn. Các khu vực miền núi phía Bắc như Lào Cai, Yên Bái và vùng Tây Nguyên thường xuyên chịu tác động của lũ nguồn. Điều này làm nguy cơ sạt lở đất và lũ quét tăng lên, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản.
Câu 8:
19/07/2024Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết trung tâm công nghiệp Việt Trì có ngành nào sau đây?
Chọn đáp án B.
Quan sát Atlat trang 21. Xác định vị trung tâm công nghiệp Việt Trì và các ngành. Tại trung tâm có các ngành: Hóa chất, phân bón; vật liệu xây dựng; chế biến lương thực thực phẩm và sản xuất giấy, xenlulo.
Câu 9:
20/07/2024Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết Tam Kỳ thuộc tỉnh nào sau đây?
Chọn đáp án D.
Quan sát Atlat trang 15. Xác định vị trí đô thị Tam Kỳ. Tam Kỳ là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Nam,
Câu 10:
22/07/2024Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết đảo nào sau đây thuộc miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?
Chọn đáp án D.
Xác định vị trí đảo. Xác định miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ: Đảo Cát Bà, Cái Bầu, Vĩnh Thực thuộc miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ ->Cồn Cỏ thuộc miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Câu 11:
20/07/2024Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết địa điểm nào có nhiệt độ trung bình tháng I cao nhất trong các địa điểm sau đây?
Chọn đáp án B
Quan sát Atlat trang 9 - phần nhiệt độ trung bình tháng I. Địa điểm có nhiệt độ trung bình tháng I cao nhất là địa điểm nằm trên nền màu đậm nhất/Thuộc miền khí hậu phía Nam ->Hà Tiên có màu đậm nhất.
Câu 12:
20/07/2024Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, cho biết sông Tiền đổ ra cửa nào sau đây?
Chọn đáp án C.
Quan sát Atlat trang 29 (Tự nhiên). Xác định sông Tiền, sông đổ ra biển Đông bởi các của: của Tiểu, cửa Đại, cửa Ba Lai, cửa Hàm Luông, cửa Cung Hầu, cửa Cổ Chiên.
Câu 13:
18/07/2024Nhiệt điện ở nước ta thuộc ngành công nghiệp nào sau đây?
Chọn đáp án C.
Sơ đồ SGK Địa lí 12 cơ bản, Trang 118. Ngành công nghiệp năng lượng bao gồm phân ngành khai thác nguyên, nhiên liệu (khai thác than, dầu mỏ và khí đốt) và sản xuất điện (thủy điện, nhiệt điện, các loại khác) ->Nhiệt điện ở nước ta thuộc ngành công nghiệp năng lượng.
Câu 14:
22/07/2024Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm nào có quy mô lớn nhất trong các trung tâm sau đây?
Chọn đáp án C.
Quan sát Atlat trang 22 - bản đồ màu vàng ở giữa.
- Xác định kí hiệu: trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.
- So sánh các trung tâm, trung tâm có vòng tròn to nhất ->Hà Nội.
Câu 15:
20/07/2024Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết đường số 25 đi qua địa điểm nào sau đây?
Chọn đáp án B.
Quan sát Atlat trang 22. Xác định đường số 25 ->Quốc lộ 25 là một tuyến đường bộ nối Phú Yên và Gia Lai, đi qua A Yun Pa.
Câu 16:
19/07/2024Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, cho biết tỉnh nào sau đây có khu kinh tế cửa khẩu Lao Bảo?
Chọn đáp án B.
Quan sát Atlat trang 27. Xác định kí hiệu khu kinh tế cửa khẩu ->Xác định vị trí khu kinh tế cửa khẩu Lao Bảo thuộc tỉnh Quảng Trị.
Câu 17:
19/07/2024Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết tỉnh nào sau đây có số lượng bò nhiều hơn trâu?
Chọn đáp án C.
Quan sát bản đồ chăn nuôi (màu hồng) ở trang 19. Số lượng trâu được kí hiệu bằng biểu đồ cột màu xanh lá cây, bò được kí hiệu bằng biểu đồ cột màu xanh da trời đặt ở các tỉnh ->Xác định các tỉnh và đo chiều cao của số lượng trâu và bò ->so sánh. Cột xanh da trời cao hơn xanh lá cây ->Nghệ An có số lượng bò nhiều hơn trâu.
Câu 18:
20/07/2024Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, cho biết nơi nào sau đây có quặng titan?
Chọn đáp án A.
Quan sát Atlat trang 8, xác định kí hiệu titan.
- Ti tan có ở Hàm Tân.
- Vĩnh Hảo là nước khoáng.
- Di Linh là bô-xít.
- Đà Lạt là Asen.
Câu 19:
22/07/2024Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết tỉnh nào sau đây của nước ta nằm xa nhất về phía nam?
Chọn đáp án B.
Tỉnh nào sau đây của nước ta nằm xa nhất về phía nam chính là điểm cực Nam ->Cà Mau.
Câu 20:
18/07/2024Công nghiệp nước ta phân bố nhiều ở
Đáp án đúng là: A
Các vùng đồng bằng như Đồng bằng Sông Hồng (khu vực Hà Nội - Hải Phòng), Đồng bằng Sông Cửu Long (khu vực TP.HCM - Đồng Tháp Mười), là những khu vực tập trung nhiều công nghiệp. Đây là vì đồng bằng có địa hình phẳng, đất đai màu mỡ, dễ dàng cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng và giao thông, thuận tiện cho sản xuất công nghiệp.
A đúng.
- B sai vì các vùng hải đảo thường có địa hình và điều kiện tự nhiên khác biệt, thường không phải là nơi phát triển nền công nghiệp chủ yếu, mà thường là nơi phát triển nông nghiệp và ngư nghiệp.
- C sai vì các vùng núi cao như Sơn La, Lào Cai, Lâm Đồng, có địa hình đồi núi hiểm trở, khó khăn cho việc phát triển công nghiệp lớn. Tuy nhiên, một số vùng sơn nguyên có thể phát triển nông nghiệp và du lịch.
- D sai vì cũng tương tự như sơn nguyên, các vùng núi cao như Trường Sơn, dãy núi Tây Bắc, thường có điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt và không phải là nơi phát triển công nghiệp chủ yếu.
* Cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ
Hoạt động công nghiệp tập trung chủ yếu ở một số khu vực
- Ở Bắc Bộ: đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất cả nước. Từ Hà Nội, hoạt động công nghiệp với chuyên môn hóa khác nhau lan tỏa đi nhiều hướng dọc theo các tuyến đường giao thông huyết mạch.
- Ở Nam Bộ: hình thành một dải phân bố công nghiệp, trong đó nổi lên các trung tâm công nghiệp hàng đầu cả nước như TP. Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu,...
- Dọc theo Duyên hải miền Trung có các trung tâm: Đà Nẵng (quan trọng nhất), Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang,...
- Ở các khu vực còn lại, nhất là vùng núi, hoạt động công nghiệp phát triển chậm; phân bố rời rạc, phân tán.
Đà Nẵng - Đầu tàu kinh tế ở các tỉnh miền Trung
Xem thêm một số tài liệu liên quan hay, chi tiết khác:
Câu 21:
19/07/2024Vấn đề cần quan tâm trong việc đảm bảo nước tưới cho cây trồng ở Đông Nam Bộ là
Chọn đáp án B.
Thủy lợi có vai trò điều tiết nước (cung cấp nước khi khô hạn, tiêu nước khi ngập lụt) ->Vấn đề cần quan tâm trong việc đảm bảo nước tưới cho cây trồng ở Đông Nam Bộ là thủy lợi. Ở Đông Nam Bộ có công trình thủy lợi Dầu Tiếng, Phước Hòa.
Câu 22:
22/07/2024Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
Chọn đáp án B.
Quan sát Atlat trang 26 ->Xác định kí hiệu trung tâm công nghiệp và ranh giới vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Các trung tâm công nghiệp thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là: Thái Nguyên, Cẩm Phả, Hạ Long, Việt Trì.
Câu 23:
07/08/2024Các đô thị nước ta hiện nay
Đáp án đúng là : A
- Các đô thị nước ta hiện nay do có kinh tế phát triển nên có khả năng tạo ra nhiều việc làm cho người lao động.
- Không phải tất cả các đô thị đều là các trung tâm du lịch khá lớn.
→ B sai
- Dân số trung bình khu vực đô thị là 38,2 triệu người, chiếm 38,1%; khu vực nông thôn là 62,1 triệu người, chiếm 61,9%.
→ C sai
- Các đô thị phát triển mạnh cả công nghiệp và dịch vụ.
→ D sai
* Đặc điểm đô thị hóa ở nước ta
- Quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra chậm chạp, trình độ đô thị hóa thấp.
- Tỉ lệ dân thành thị tăng: 26,9 % (2005), 35% (2019).
- Phân bố đô thị diễn ra không đồng đều giữa các vùng (tập trung nhiều ở trung du miền núi Bắc bộ, ít đô thị nhất là Tây Nguyên).
2. Mạng lưới đô thị ở nước ta
- Mạng lưới đô thị được phân thành 6 loại dựa vào các tiêu chí cơ bản như số dân, chức năng, mật độ dân số, tỉ lệ dân tham gia vào hoạt động sản xuất phi nông nghiệp.
- Đến năm 2019, nước ta có: 5 thành phố trực thuộc Trung ương, 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Câu 24:
20/08/2024Khai thác thủy sản của nước ta hiện nay
Đáp án đúng là : C
- Khai thác thủy sản của nước ta hiện nay được đẩy mạnh ở các tỉnh ven biển.
Vùng biển nước ta có hơn 2000 loài cá, trên 100 loài tôm, nhiều loài đặc sản như hải sâm, bào ngư… tạo điều kiện cho đánh bắt hải sản. - Ven biển có nhiều vũng vịnh, cửa sông, đầm, phá,… thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.
- Loại A vì có từ “hoàn toàn”. Nước ta vẫn còn sử dụng các thiết bị thô sơ, tàu thuyền công xuất nhỏ.
- Khai thác thủy sản được tiến hành trên các ngư trường lớn ->loại B.
- Loại D vì có từ “chỉ”. Nước ta khai thác phục vụ mục đích xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.
→ C đúng.A,B,D sai.
* Ngành thủy sản
a) Những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành thuỷ sản
* Thuận lợi
- Bờ biển dài 3260 km và vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn.
- Nguồn lợi hải sản khá phong phú: tổng trữ lượng khoảng 3,9-4,0 triệu tấn, có hơn 2000 loài cá, 1647 loài giáp xác,…
- Có 4 ngư trường trọng điểm: Cà Mau - Kiên Giang; Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu; Hải Phòng - Quảng Ninh; quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.
- Dọc bờ biển có bãi triều, đầm phá, cánh rừng ngập mặn thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ.
- Ở một số hải đảo có các rạn đá, là nơi tập trung nhiều thủy sản có giá trị kinh tế,...
- Ven bờ có nhiều đảo và vụng, vịnh, các bãi cá đẻ.
- Có nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ, ở vùng đồng bằng có các ô trũng có thể nuôi thả cá, tôm nước ngọt.
- Nhân dân có kinh nghiệm và truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.
- Các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị ngày càng tốt.
- Các dịch vụ thủy sản và chế biến thuỷ sản được mở rộng.
- Thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước ngày càng mở rộng.
- Sự đổi mới chính sách của Nhà nước về phát triển ngành thuỷ sản.
* Khó khăn
- Nhiều thiên tai tự nhiên: bão, áp thấp nhiệt đới,…
- Tàu thuyền, các phương tiện đánh bắt nói chung còn chậm được đổi mới.
- Hệ thống các cảng cá còn chưa đáp ứng yêu cầu.
- Công nghiệp chế biến còn nhiều hạn chế.
- Ở một số vùng ven biển, môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thủy sản cũng bị đe dọa suy giảm.
b) Sự phát triển và phân bố ngành thuỷ sản
* Tình hình chung
- Sản lượng thủy sản năm 2019 hơn 8,3 triệu tấn, lớn hơn sản lượng thịt cộng lại từ chăn nuôi gia súc, gia cầm.
- Nuôi trồng thủy sản chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu sản xuất và giá trị sản lượng thủy sản.
* Khai thác thuỷ sản
- Sản lượng khai thác hải sản năm 2019 đạt 3.777,7 nghìn tấn.
- Tất cả các tỉnh giáp biển đều đẩy mạnh đánh bắt hải sản, nhưng nghề cá có vai trò lớn hơn ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
- Các tỉnh dẫn đầu về sản lượng đánh bắt là Kiên Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Định, Bình Thuận và Cà Mau.
* Nuôi trồng thủy sản
- Nuôi tôm
+ Nghề nuôi tôm nước lợ và tôm càng xanh phát triển mạnh.
+ Kĩ thuật nuôi tôm đi từ quảng canh sang quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh công nghiệp.
+ Phân bố: Đồng bằng sông Cửu Long. Nghề nuôi tôm cũng đang phát triển mạnh ở hầu hết các tỉnh duyên hải.
+ Tính đến năm 2019, sản lượng tôm nuôi là 899,8 nghìn tấn.
- Nuôi cá nước ngọt
+ Phân bố: Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng, nổi bật là tỉnh An Giang.
+ Tính đến năm 2019, sản lượng cá nuôi đã lên tới 3.137,2 triệu tấn.
Xem các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 24: Vấn đề phát triển ngành thuỷ sản và lâm nghiệp
Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 24: Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp
Câu 25:
19/08/2024Hướng phát triển của ngành bưu chính nước ta hiện nay là
Đáp án đúng là : B
- Hướng phát triển của ngành bưu chính nước ta hiện nay là trở thành ngành kinh doanh hiệu quả.
Ngành bưu chính của Việt Nam đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ và hiệu quả, với mục tiêu chuyển đổi thành một ngành hoàn toàn cơ giới hóa, tự động hóa, và tin học hóa. Điều này đòi hỏi sự đầu tư đáng kể vào cơ sở hạ tầng, công nghệ, và quản lý để đảm bảo rằng ngành bưu chính có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng và trở thành một phần quan trọng trong hệ thống kinh tế quốc gia.
Tóm lại để phát triển ngành bưu chính của Việt Nam theo hướng cơ giới hóa, tự động hóa, tin học hóa, và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh là mục tiêu quan trọng để đảm bảo rằng ngành này có thể đáp ứng được sự phát triển của nền kinh tế và nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng. Đây là một phần quan trọng trong việc xây dựng một hệ thống bưu chính hiệu quả và tiện ích cho toàn xã hội.
→ B đúng.A,C,D sai
* Ngành thông tin liên lạc
1. Bưu chính
- Có tính phục vụ cao, mạng lưới rộng khắp.
- Toàn bộ mạng lưới Bưu chính Việt Nam có hơn 300 bưu cục với bán kính phục vụ là 5,85 km/bưu cục, khoảng 18 nghìn điểm phục vụ với mật độ bình quân 2,3km/điểm và hơn 8000 điểm bưu điện - văn hoá xã.
- Hạn chế: mạng lưới phân bố chưa đều, công nghệ nhìn chung còn lạc hậu, quy trình nghiệp vụ mang tính thủ công, thiếu lao động có trình độ cao.
- Hướng phát triển: cơ giới hoá, tự động hoá, tin học hoá; đẩy mạnh hoạt động kinh doanh.
2. Viễn thông
- Tốc độ phát triển nhanh vượt bậc và đón đầu các thành tựu kĩ thuật hiện đại cao.
- Trước thời kì Đổi mới: cũ kĩ, lạc hậu, nghèo nàn.
- Những năm gần đây: tăng trưởng với tốc độ cao. Đến tháng 6/2020, đã có trên 130,4 triệu thuê bao điện thoại.
- Mạng lưới viễn thông nước ta tương đối đa dạng và không ngừng phát triển.
+ Mạng điện thoại: mạng nội hạt và mạng đường dài, mạng cố định và mạng di động.
+ Mạng phi thoại: mạng Fax, báo điện tử,…
+ Mạng truyền dẫn: sợi cát quang, sóng viba,…
- Mạng lưới viễn thông quốc tế ngày càng phát triển mạnh, hội nhập với thế giới thông qua thông tin vệ tinh và cáp biển.
- Định hướng: chú trọng công tác nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật, công nghệ mới, hiện đại. Sử dụng mạng kĩ thuật số, tự động hoá và đa dịch vụ.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 30: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc
Câu 26:
22/07/2024Việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nước ta hiện nay
Đáp án đúng là: B
Việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nước ta hiện nay tuy chậm nhưng phù hợp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước; đã làm giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp, dịch vụ.
B đúng
- A sai vì không chỉ tập trung vào việc mở rộng khu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế còn bao gồm các nỗ lực để nâng cao năng suất lao động, cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ, đổi mới công nghệ, và cải thiện cơ sở hạ tầng.
- C sai vì việc thay đổi cơ cấu ngành kinh tế không thể đánh giá chỉ qua một tốc độ duy nhất. Đây là quá trình phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chính sách kinh tế, tình hình thị trường, và khả năng hấp thu công nghệ mới.
- D sai vì không chỉ làm giảm tỉ trọng công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế có thể là quá trình đa dạng hóa nền kinh tế với sự phát triển đồng đều các ngành nghề khác nhau nhằm tăng cường sức cạnh tranh và đảm bảo bền vững.
*) Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
- Chuyển dịch theo hướng: tăng tỉ trọng của khu vực II (công nghiệp và xây dựng), giảm tỉ trọng của khu vực I (nông – lâm – thủy sản), tỉ trọng của khu vực III (dịch vụ) khá cao nhưng chưa ổn định.
- Xu hướng chuyển dịch như vậy là phù hợp với yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch còn chậm.
BIỂU ĐỒ CƠ CẤU GDP PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ Ở NƯỚC TA QUA CÁC NĂM
Xem thêm một số tài liệu liên quan hay, chi tiết khác:
Câu 27:
24/08/2024Cơ cấu lao động của nước ta hiện nay
Đáp án đúng là: A
Do tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa kinh tế nên cơ cấu lao động của nước ta hiện nay có sự thay đổi: Giảm tỉ trọng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, tăng tỉ trọng lao động trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ. Tỉ trọng lao động tăng ở thành thị, giảm ở nông thôn.
A đúng
- B sai vì có tỉ trọng ở ngành dịch vụ tăng rất nhiều.
- C sai vì tỉ trọng lao động tăng ở thành thị, giảm ở nông thôn.
- D sai vì cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế, cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế, cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn thay đổi thường xuyên, không ổn định theo tỉ trọng.
* Cơ cấu lao động
* Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế: Tỉ trọng khu vực I (nông-lâm-ngư nghiệp) giảm, nhưng vẫn còn cao, tỉ trọng khu vực II (công nghiệp - xây dựng) tăng tỉ trọng khu vực III (dịch vụ) tăng.
* Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế: Cơ cấu sử dụng lao động theo thành phần kinh tế có sự thay đổi:
- Giảm dần khu vực nhà nước, nhưng còn rất chậm.
- Tăng dần khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
* Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn
- Cơ cấu lao động theo thành thị tăng nhưng tỉ lệ thấp 35% (2019).
- Cơ cấu lao động theo nông thôn giảm nhưng vẫn chiếm tỉ lệ cao 65% (2019).
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 17: Lao động và việc làm
Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 17: Lao động và việc làm
Câu 28:
19/07/2024Hệ thống đảo của nước ta
- Hệ thống đảo của nước ta bao gồm đảo gần bơ, xa bờ ->A sai.
- Có 1 số đảo có số dân đông đúc ->B sai.
- Các đảo có thế mjanh về du lịch và thủy sản ->D sai.
Câu 29:
16/10/2024Vùng tiếp giáp lãnh hải của biển nước ta
Đáp án đúng là: C
- Vùng tiếp giáp lãnh hải của biển nước ta ở phía ngoài lãnh hải rộng 12 hải lí.
Giải thích: Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của nước ven biển. Vùng tiếp giáp lãnh hải của nước ta cũng được quy định rộng 12 hải lí. Trong vùng này, Nhà nước ta có quyền thực hiện các biện pháp để bảo vệ an ninh quốc phòng, kiểm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường, nhập cư,... ->Vùng tiếp giáp lãnh hải của biển nước ta phía ngoài lãnh hải rộng 12 hải lí.
→ C đúng.A,B,D sai
*Tìm hiểu thêm: "Vùng biển"
- Diện tích khoảng 1 triệu km2 gồm vùng nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa.
- Vùng biển Việt Nam tiếp giáp với vùng biển của 8 nước, gồm: Trung Quốc, Philippin, Malaixia, Brunây, Indonexia, Xingapo, Thái Lan, Campuchia.
- Đặc điểm các bộ phận thuộc vùng biển nước ta:
+ Nội thủy: là vùng nước tiếp giáp với đất liền, nằm ở phía trong đường cơ sở, được coi như một bộ phận trên đất liền.
+ Lãnh hải: là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển: Rộng 12 hải lí, ranh giới ngoài tính bằng đường song song và cách đều với đường cơ sở về phía biển và đường phân định trên vịnh với các nước hữu quan. Ranh giới ngoài của lãnh hải chính là đường biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.
+ Vùng tiếp giáp lãnh hải: Rộng 12 hải lí, là vùng đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của một nước ven biển, Nhà nước ta có quyền thực hiện các biện pháp an ninh quốc phòng, kiểm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường, nhập cư.
+ Vùng đặc quyền kinh tế: Rộng 200 hải lí (*1852m) tính từ đường cơ sở. Nhà nước và nhân dân ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng vẫn cho phép nước ngoài được đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tự do lưu thông hàng hải và hàng không theo Luật biển.
+ Vùng thềm lục địa: Là phần ngầm dưới đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần rìa lục địa kéo dài đến độ sâu - 200m hoặc hơn nữa, Nhà nước ta có quyền thăm dò và khai thác, bảo vệ và quản lí tài nguyên.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Câu 30:
09/08/2024Cây lương thực ở nước ta hiện nay
Đáp án đúng là: A
Cây lương thực ở nước ta hiện nay tạo ra được các sản phẩm xuất khẩu, tiêu biểu có lúa gạo.
A đúng
- B sai vì nhiều loại cây lương thực như ngô, khoai, sắn có thể thích nghi với nhiều điều kiện địa lý khác nhau, bao gồm cả vùng đồi núi và trung du. Điều này giúp đảm bảo nguồn cung thực phẩm cho các vùng không chỉ ở đồng bằng.
- C sai vì điều kiện khí hậu và đất đai phù hợp với việc trồng lúa nước. Cây lúa mì không phải là cây lương thực chủ yếu vì không phù hợp với điều kiện khí hậu và đất đai ở Việt Nam.
- D sai vì cây lương thực chủ yếu ở nước ta như lúa gạo và ngô được trồng chủ yếu để tiêu dùng trực tiếp. Cây trồng phục vụ cho chăn nuôi như cỏ và rau xanh không phải là cây lương thực chính, mà đóng vai trò hỗ trợ cho ngành chăn nuôi.
*) Sản xuất lương thực
- Vai trò:
+ Đảm bảo lương thực cho nhân dân.
+ Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.
+ Làm nguồn hàng xuất khẩu.
+ Đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp.
- Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi cho sản xuất lương thực:
+ Điều kiện tự nhiên: Đất đai màu mỡ tại các đồng bằng châu thổ, đồng bằng ven biển; nguồn nước dồi dào; khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa,..
=> Phát triển sản xuất phù hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp.
+ Điều kiện kinh tế - xã hội: dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm trong sản xuất cây lương thực; máy móc, thiết bị ngày càng được đầu tư, đổi mới, áp dụng khoa học kĩ thuật,...
- Khó khăn: thiên tai, sâu bệnh...
- Tình hình sản xuất lương thực:
+ Diện tích, năng suất, sản lượng lúa tăng mạnh.
+ Bình quân lương thực/người: 470kg/người.
+ VN từ 1 nước phải nhập khẩu lương thực đã trở thành 1 nước xuất khẩu gạo thứ 2 TG.
+ ĐBSCL là vùng sản xuất lương thực lớn nhất cả nước, chiếm trên 50% diện tích và > 50% sản lượng lúa cả nước, bình quân lương thực đạt > 1000 kg/năm
+ ĐBSH là vùng sản xuất lương thực lớn thứ hai và là vùng có năng xuất lúa cao nhất cả nước.
Câu 31:
20/07/2024Cho biểu đồ về khối lượng hàng hóa vận chuyển của một số ngành vận tải nước ta giai đoạn 2010-2019:
(Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020)
Chọn đáp án C.
- Cơ cấu =>biểu đồ nhiều năm là biểu đồ miền =>loại D.
- Chuyển dịch cơ cấu =>biểu đồ miền =>loại B.
- Quy mô =>biểu đồ cột =>loại A.
Như vậy, biểu đồ trên thể hiện: Tốc độ tăng trưởng khối lượng hàng hóa.
Câu 32:
19/07/2024Cho bảng số liệu:
SẢN LƯỢNG THỦY SẢN KHAI THÁC CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2010 - 2019 (Đơn vị: nghìn tấn)
Năm | 2010 | 2013 | 2016 | 2019 |
Khai thác biển | 2220,0 | 2607,0 | 3035,9 | 3576,6 |
Khai thác nội địa | 194,4 | 196,8 | 190,2 | 201,1 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020)
Theo bảng số liệu, để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu sản lượng thủy sản khai thác của nước ta giai đoạn 2010 - 2019, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
Chọn đáp án A.
- Chú ý từ khóa “chuyển dịch cơ cấu” + “giai đoạn 2010 - 2019”, nhiều năm ->Loại đáp án B, C. D.
- Chỉ còn đáp án A. Như vậy, biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu sản lượng thủy sản khai thác của nước ta giai đoạn 2010 - 2019, là biểu đồ miền.
Câu 33:
21/07/2024Thuận lợi chủ yếu để phát triển công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng là
Đáp án đúng là: A
Đồng bằng sông Hồng là khu vực có nguồn lao động dồi dào, trong đó có nhiều lao động có trình độ kỹ thuật cao. Điều này rất quan trọng đối với sự phát triển công nghiệp vì các ngành công nghiệp hiện đại cần nhân lực có kỹ năng và kiến thức chuyên môn để vận hành máy móc, quản lý quy trình sản xuất, và thực hiện các công việc đòi hỏi kỹ thuật cao. Ngoài ra, khu vực này có hệ thống cơ sở hạ tầng khá tốt, bao gồm đường giao thông, cảng biển, hệ thống điện, nước, viễn thông, và các khu công nghiệp được quy hoạch và phát triển bài bản. Cơ sở hạ tầng tốt giúp giảm chi phí vận chuyển, tăng hiệu quả sản xuất và kinh doanh, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
A đúng.
- B sai vì đô thị hóa mở rộng và kinh tế hàng hóa phát triển cũng là những yếu tố thuận lợi, nhưng chúng thường thúc đẩy sự phát triển của các ngành dịch vụ và thương mại
- C sai vì thị trường tiêu thụ lớn và nhiều hoạt động dịch vụ hỗ trợ công nghiệp bằng cách cung cấp thị trường đầu ra và các dịch vụ liên quan, nhưng không phải là yếu tố chủ yếu giúp phát triển công nghiệp.
- D sai vì nguyên liệu và dân cư đông đúc có thể là yếu tố thuận lợi, nhưng đối với Đồng bằng sông Hồng, nguyên liệu không phải là yếu tố chính vì nhiều nguyên liệu công nghiệp cần phải nhập từ các khu vực khác. Dân cư tập trung đông đúc giúp cung cấp lao động và thị trường tiêu thụ, nhưng cũng không phải là yếu tố chủ yếu.
* Các thế mạnh chủ yếu của đồng bằng sông Hồng
a) Vị trí địa lí
- Khái quát: Gồm 10 tỉnh/thành phố; diện tích gần 15 nghìn km2 (chiếm 4,5%) và số dân 21,3 triệu người (21,9 % dân số cả nước - 2019).
- Vị trí địa lí: Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm, giáp các vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Biển Đông.
b) Tài nguyên thiên nhiên
- Đất nông nghiệp: 51,2% diện tích đồng bằng, trong đó đất phù sa màu mỡ 70% thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
- Khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa với 1 mùa đông lạnh kéo dài 3 tháng thuận lợi để đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp, thâm canh, xen canh và tăng vụ.
- Tài nguyên nước: phong phú (nước mặt, nước dưới đất, nước nóng, nước khoáng).
- Biển: có khả năng phát triển cảng biển, du lịch, thuỷ hải sản.
- Khoáng sản: đá vôi, sét, cao lanh; ngoài ra còn có than nâu và tiềm năng về khí đốt.
c) Điều kiện kinh tế - xã hội
- Dân cư, lao động: nguồn lao động dồi dào có kinh nghiệm sản xuất phong phú.
- Cơ sở hạ tầng: Mạng lưới giao thông phát triển mạnh, khả năng cung cấp điện, nước được đảm bảo.
- Cơ sở vật chất - kĩ thuật: tương đối tốt, phục vụ sản xuất và đời sống. Các thế mạnh khác: thị trường rộng, có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.
Kinh tế vùng Đồng bằng sông Hồng
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng
Giải Địa lí 12 Bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng
Câu 34:
25/08/2024Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có biên độ nhiệt năm nhỏ chủ yếu do tác động của
Đáp án đúng là: B
Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có biên độ nhiệt năm nhỏ do vị trí nằm ở gần vùng xích đạo nên hàng năm nhận được lượng bức xạ, lượng nhiệt lớn. Có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh (vào tahsng 4/5 và vào tháng 7/8) , không có gió mùa đông bắc hoạt động.
B đúng
- A sai vì chúng chỉ ảnh hưởng đến một số thời điểm trong năm. Nguyên nhân chính là vị trí gần xích đạo và ảnh hưởng của biển, làm nhiệt độ ổn định quanh năm.
- C sai vì chúng ảnh hưởng không đồng đều hoặc chỉ tác động tạm thời. Nguyên nhân chủ yếu là vị trí gần xích đạo và ảnh hưởng của biển, giúp nhiệt độ ổn định quanh năm.
Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có biên độ nhiệt năm nhỏ chủ yếu do các tác động sau:
+ Vị trí gần xích đạo: Khu vực này nằm gần xích đạo, làm cho nhiệt độ giữa các mùa không chênh lệch nhiều.
+ Ảnh hưởng của biển: Biển có vai trò điều hòa nhiệt độ, giúp nhiệt độ giữa các mùa ít biến đổi.
+ Gió mùa từ biển: Gió mùa biển thổi vào làm cho nhiệt độ ổn định hơn, không có sự thay đổi lớn giữa các mùa.
+ Địa hình thấp và bằng phẳng: Điều này giúp khu vực không bị ảnh hưởng nhiều bởi các đợt lạnh từ phía Bắc.
Những yếu tố này kết hợp tạo ra biên độ nhiệt năm nhỏ, tức là nhiệt độ không có sự chênh lệch lớn giữa các tháng trong năm.
* Thiên nhiên phân hóa theo Bắc – Nam
- Từ Bắc vào Nam, nhiệt độ gia tăng do góc nhập xạ tăng và do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc làm giảm nhiệt độ miền Bắc vào mùa đông.
- Sự khác nhau về nền nhiệt, biên độ nhiệt làm khí hậu và thiên nhiên nước ta có sự khác nhau giữa Bắc và Nam (ranh giới là dãy núi Bạch Mã).
a) Phần lãnh thổ phía Bắc
- Vị trí: Từ dãy Bạch Mã trở ra.
- Thiên nhiên: Đặc trưng cho khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.
- Khí hậu: Nhiệt độ trung bình năm trên 200C. Do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, nên miền Bắc có mùa đông với 2-3 tháng lạnh (t0 < 180C) thể hiện rõ ở đồng bằng Bắc Bộ và trung du phía Bắc.
- Cảnh quan: Đới rừng nhiệt đới gió mùa.
- Sinh Vật: Thành phần thực vật, động vật nhiệt đới chiếm ưu thế, ngoài ra còn có các loài cây cận nhiệt (dẻ, re) và các loài cây ôn đới (sa mu, pơ mu), các loài thú có lông dầy như: gấu, chồn,... Ở vùng đồng bằng vào mùa đông trồng được cả các loài rau ôn đới.
b) Phần lãnh thổ phía Nam
- Vị trí: Từ dãy Bạch Mã trở vào.
- Thiên nhiên: Thiên nhiên mang sắc thái của vùng khí hậu cận xích đạo gió mùa.
- Khí hậu: Nền nhiệt thiên về khí hậu xích đạo, quanh năm nóng, nhiệt độ trung bình năm trên 250C và không có tháng nào dưới 200C.
- Cảnh quan: Đới rừng cận xích đạo gió mùa.
- Sinh Vật: Thành phần thực vật, động vật phần lớn thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới từ phương nam (Mã Lai - Inđônêxia) đi lên hoặc từ phía tây (Ấn Độ - Mianma) di cư sang. Trong rừng xuất hiện nhiều loài cây chịu hạn, rụng lá vào mùa khô. Động vật tiêu biểu là các loài thú lớn vùng nhiệt đới và xích đạo (voi, hổ, báo,...). Vùng đầm lầy có trăn, rắn, cá sấu,…
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 11: Thiên nhiên phân hoá đa dạng
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 12: Thiên nhiên phân hoá đa dạng (tiếp theo)
Câu 35:
12/08/2024Biện pháp chủ yếu trong đánh bắt thủy sản gần bờ hiện nay ở Duyên hải Nam Trung Bộ là
Đáp án đúng là : C
Biện pháp chủ yếu trong đánh bắt thủy sản gần bờ hiện nay ở Duyên hải Nam Trung Bộ là khai thác hợp lí, chú ý bảo vệ nguồn lợi.
Từ khóa gần bờ, đánh bắt.
- A loại ->tăng cường tàu thuyền, phương tiện mới ->xa bờ.
- B loại ->đẩy mạnh chế biến và tiêu thụ sản phẩm ->chất lượng.
- D loại ->tăng cường đầu tư, mở rộng ngư trường ->xa bờ.
->Biện pháp chủ yếu trong đánh bắt thủy sản gần bờ hiện nay ở Duyên hải Nam Trung Bộ là khai thác hợp lí, chú ý bảo vệ nguồn lợi.
→ C đúng. A, B, D sai.
* Phát triển tổng hợp kinh tế biển
a) Nghề cá
- Tiềm năng phát triển
+ Biển nhiều tôm, cá và các hải sản khác.
+ Tỉnh nào cũng giáp biển, nhiều vụng, đầm phá.
- Tình hình phát triển
+ Sản lượng thuỷ sản vượt 750 nghìn tấn (2019), riêng sản lượng cá biển 520 nghìn tấn.
+ Các loại cá quý có giá trị: cá thu, ngừ, trích, nục, hồng, phèn, nhiều loại tôm, mực,...
- Nuôi tôm phát triển mạnh ở Phú Yên, Khánh Hòa.
- Hoạt động chế biến hải sản ngày càng đa dạng, phong phú.
- Thủy sản có vai trò quan trọng trong giải quyết vấn đề thực phẩm và xuất khẩu.
b) Du lịch biển
- Có nhiều bãi biển nổi tiếng: Mỹ Khê (Đà Nẵng), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Quy Nhơn (Bình Định), Nha Trang (Khánh Hoà), Cà Ná (Ninh Thuận), Mũi Né (Bình Thuận),...
- Việc phát triển du lịch biển gắn liền với du lịch đảo và hàng loạt hoạt động du lịch nghỉ dưỡng, thể thao khác nhau.
c) Dịch vụ hàng hải
- Có nhiều địa điểm để xây dựng cảng nước sâu.
- Một số cảng tổng hợp lớn: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Dung Quất.
- Vịnh Vân Phong trở thành cảng trung chuyển quốc tế lớn nhất nước ta.
d) Khai thác khoáng sản và sản xuất muối
- Khai thác các mỏ dầu khí ở phía đông quần đảo Phú Quý (Bình Thuận).
- Việc sản xuất muối cũng thuận lợi. Các vùng sản xuất muối nổi tiếng là Cà Ná, Sa Huỳnh,...
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 36: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ
Câu 36:
07/08/2024Biện pháp chủ yếu ứng phó với thiên tai trong nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long là
Đáp án đúng là: A
Biện pháp chủ yếu ứng phó với thiên tai trong nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long là thay đổi cơ cấu sản xuất (thay thế lúa năng suất thấp bằng cây ăn quả), phát triển thủy lợi (giải quyết vấn đề khô hạn, xâm nhập mặn).
A đúng
- B sai vì chúng không trực tiếp giải quyết vấn đề kiểm soát nước và điều chỉnh cơ cấu sản xuất để thích ứng với biến đổi khí hậu và thiên tai, mà tập trung vào quản lý đất và nuôi trồng thủy sản.
- C sai vì chúng không giải quyết trực tiếp vấn đề quản lý nước và điều chỉnh cơ cấu cây trồng để giảm thiểu thiệt hại do thiên tai, mà chủ yếu liên quan đến cách thức phân bổ và phát triển hoạt động sản xuất.
- D sai vì chúng không trực tiếp giải quyết vấn đề kiểm soát nước và bảo vệ mùa màng trong điều kiện thiên tai, mà tập trung vào việc điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất và sản xuất.
Biện pháp chủ yếu ứng phó với thiên tai trong nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long bao gồm thay đổi cơ cấu sản xuất và phát triển thủy lợi vì:
- Thay đổi cơ cấu sản xuất: Cải thiện loại cây trồng và mùa vụ để phù hợp với điều kiện khí hậu và hạn chế thiệt hại do thiên tai như lũ lụt, hạn hán.
- Phát triển thủy lợi: Xây dựng và cải thiện hệ thống thủy lợi giúp kiểm soát nước, ngăn ngừa lũ lụt, cung cấp nước tưới tiêu trong mùa khô.
- Quản lý nước: Điều chỉnh hệ thống tưới tiêu và chống ngập để bảo vệ mùa màng và tăng cường khả năng chống chịu của đất.
- Bảo vệ cây trồng: Đưa ra các biện pháp bảo vệ cây trồng và đất nhằm giảm thiểu tác động của thiên tai.
Những biện pháp này giúp đồng bằng sông Cửu Long ứng phó hiệu quả với thiên tai, đảm bảo sản xuất nông nghiệp bền vững.
Câu 37:
22/07/2024Hoạt động nội thương nước ta ngày càng phát triển chủ yếu do
Đáp án đúng là: C
- Chất lượng sống tăng ->Mức sống tăng ->Nhu cầu cao.
- Sự phát triển nền kinh tế ->tăng hàng hóa.
->Hoạt động nội thương nước ta ngày càng phát triển chủ yếu do sản xuất phát triển, chất lượng sống tăng.
C đúng
- A sai vì chúng tạo ra các trung tâm kinh tế năng động, thu hút đầu tư và nâng cao năng lực sản xuất. Điều này tăng cường lưu thông hàng hóa và dịch vụ trong nước, hỗ trợ phát triển kinh tế nội địa.
- B sai vì nhu cầu tiêu dùng và sản xuất hàng hóa tăng lên, tạo động lực cho sự phát triển của các thị trường địa phương và khu vực.
- D sai vì nhu cầu tiêu dùng và khả năng sản xuất tại nông thôn tăng lên.
*) Thương mại
a. Vai trò
- Là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Điều tiết sản xuất.
- Hướng dẫn tiêu dùng, tạo ra các tập quán tiêu dùng mới.
- Thúc đẩy quá trình phân công lao động theo vùng, lãnh thổ.
- Thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa.
b. Nội thương
BIỂU ĐỒ CƠ CẤU TỔNG MỨC BÁN LẺ HÀNG HOÁ VÀ DOANH THU DỊCH VỤ PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM (%)
- Cả nước đã hình thành thị trường thống nhất, hàng hoá phong phú, đa dạng.
- Nội thương đã thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế (Nhà nước, ngoài Nhà nước, tập thể, tư nhân, cá thể).
- Phát triển mạnh ở Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 31: Vấn đề phát triển thương mại, du lịch
Giải Địa lí 12 Bài 31: Vấn đề phát triển thương mai, du lịch
Câu 38:
23/07/2024Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển nuôi trồng thủy sản ở Bắc Trung Bộ là
Chọn đáp án A.
Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển nuôi trồng thủy sản ở Bắc Trung Bộ là mở rộng sản xuất (tăng sản lượng, tăng nguồn thu), nâng cao mức sống (do nguồn thu từ hoạt động thủy sản); thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (thay đổi cơ cấu kinh tế, thúc đẩy kinh tế phát triển).
Câu 39:
03/10/2024Việc đẩy mạnh xuất khẩu nông sản ở Tây Nguyên nhằm mục đích chủ yếu là
Đáp án đúng là: B
Giải thích: Việc đẩy mạnh xuất khẩu nông sản sẽ làm tăng nguồn thu ngoại tệ từ đó tăng thu nhập; có vốn để sản xuất, tăng trưởng kinh tế ->mục đích chủ yếu là nâng cao nguồn thu nhập, phát triển sản xuất.
*Tìm hiểu thêm: "Khai thác và chế biến lâm sản"
a) Vai trò
- Tây Nguyên là “kho vàng xanh”, rừng che phủ 60% diện tích lãnh thổ với 35% diện tích đất có rừng và 52% sản lượng gỗ có thể khai thác của cả nước.
- Trong rừng có nhiều gỗ quý: cẩm lai, gụ mật, nghiến, trắc,…
- Là môi trường sống của nhiều chim, thú quý: voi, bò tót, gấu,...
- Cân bằng sinh thái, giữ mực nước ngầm, chống xói mòn, rửa trôi,…
b) Hiện trạng
- Tài nguyên rừng bị suy giảm.
- Nguyên nhân: khai thác bừa bãi, cháy rừng,…
- Hậu quả: mất lớp phủ thực vật, trữ lượng gỗ ít, nước ngầm hạ thấp, đe dọa môi trường sống của các loài động vật,…
c) Phương hướng
- Ngăn chặn nạn phá rừng.
- Khai thác rừng hợp lí đi đôi với khoanh nuôi, trồng rừng mới.
- Công tác giao đất giao rừng cần được đẩy mạnh.
- Đẩy mạnh việc chế biến gỗ tại địa phương, hạn chế xuất khẩu gỗ tròn.
Câu 40:
23/08/2024Giải pháp chủ yếu phát triển cây công nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là
Đáp án đúng là: B
Giải pháp chủ yếu phát triển cây công nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là tăng diện tích, sử dụng tiến bộ kĩ thuật, gắn với chế biến và dịch vụ. Nông nghiệp hàng hóa cần sản xuất trên quy mô lớn (tăng diện tích do TDMNBB là vùng còn khả năng mở rộng), đáp ứng được nhu cầu của thị trường (gắn với chế biến; ứng dụng kĩ thuật mới làm tăng chất lượng, giá trị của sản phẩm) và gắn với các dịch vụ.
B đúng
- A sai vì chúng chưa giải quyết việc gắn kết sản xuất với chế biến và dịch vụ, yếu tố quan trọng để phát triển cây công nghiệp theo hướng hàng hóa và tạo giá trị gia tăng bền vững.
- C sai vì chúng không tập trung vào việc gắn kết sản xuất với chế biến và dịch vụ, yếu tố cần thiết để phát triển cây công nghiệp theo hướng hàng hóa và tạo giá trị gia tăng bền vững.
- D sai vì chúng chưa đầy đủ để đảm bảo gắn kết sản xuất với chế biến và dịch vụ, yếu tố quan trọng để phát triển cây công nghiệp theo hướng hàng hóa và nâng cao giá trị gia tăng.
Giải pháp chủ yếu để phát triển cây công nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở Trung du và miền núi Bắc Bộ bao gồm tăng diện tích, sử dụng tiến bộ kỹ thuật, và gắn với chế biến và dịch vụ. Tăng diện tích trồng cây công nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị trường. Sử dụng tiến bộ kỹ thuật giúp nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, và giảm chi phí sản xuất. Gắn với chế biến và dịch vụ tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm, giúp tiêu thụ dễ dàng và phát triển bền vững. Kết hợp các yếu tố này hỗ trợ sự phát triển toàn diện của ngành cây công nghiệp theo hướng hàng hóa.
Bài thi liên quan
-
Đề thi THPT Quốc gia Địa lí có đáp án
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Đề thi THPT Quốc gia Địa lí có đáp án (Đề 3)
-
40 câu hỏi
-
0 phút
-
-
Đề thi THPT Quốc gia Địa lí có đáp án (Đề 4)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Đề thi THPT Quốc gia Địa lí có đáp án (Đề 5)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
Có thể bạn quan tâm
- Trắc nghiệm Địa lí tự nhiên - Mức độ nhận biết (3097 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa lí tự nhiên- Mức độ thông hiểu (3844 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa lí tự nhiên - Mức độ vận dụng (có lời giải chi tiết) (2412 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa lí tự nhiên - Mức độ vận dụng cao (có lời giải chi tiết) (4305 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa lí ngành kinh tế - Mức độ thông hiểu (có lời giải chi tiết) (3982 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa lí ngành kinh tế - Mức độ vận dụng (có lời giải chi tiết) (1120 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa lí ngành kinh tế - Mức độ vận dụng cao (có lời giải chi tiết) (1741 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa lí dân cư - Mức độ thông hiểu (có lời giải chi tiết) (1037 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa lí dân cư - Mức độ nhận biết (có lời giải chi tiết) (694 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa lí dân cư - Mức độ vận dụng và vận dụng cao (có lời giải chi tiết) (6072 lượt thi)