Đề thi THPT Quốc gia Địa lí có đáp án (Đề 3)
-
46938 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
18/07/2024Chọn đáp án D.
Đồng Hới thuộc tỉnh Quảng Bình.
Câu 2:
23/07/2024Chọn đáp án C.
Huyện Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng.
Câu 3:
19/07/2024Chọn đáp án A.
Công nghiệp nước ta hiện nay thu hút nhiều đầu tư.
Câu 4:
20/07/2024Chọn đáp án B.
Tỉnh có số lượng trâu lớn hơn bò là Điện Biên.
Câu 5:
23/07/2024Chọn đáp án C.
Dựa vào Atlat trang 23, đường số 3 đi qua tỉnh Bắc Kạn.
Câu 6:
03/08/2024Căn cứ vào Atlat Địa lí trang 13, cho biết cửa sông nào sau đây thuộc miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?
Chọn đáp án B.
Căn cứ vào Atlat Địa lí trang 13,ta thấy cửa sông Cửa Gianh thuộc miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
B đúng A, C, D sai.
* Nguyên tắc khi khai thác Alat địa lý Việt Nam:
- Nắm được bố cục, cấu trúc của Atlat
- Nắm vững hệ thống ký hiệu trên bản đồ, biểu đồ
- Trình tự khai thác Atlat
- Các dạng câu hỏi trong các đề kiểm tra khai thác kiến thức từ Atlat.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 30: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc
Câu 7:
19/07/2024Chọn đáp án A.
Biện pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ của nước ta là khai thác hợp lí, đặc biệt là khuyến khích đánh bắt xa bờ - hạn chế đánh bắt ven bờ để bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ.
Câu 8:
20/07/2024Chọn đáp án C.
Cửa khẩu quốc tế Na Mèo thuộc tỉnh Thanh Hóa.
Câu 9:
22/07/2024Chọn đáp án C.
Trung tâm công nghiệp Quảng Ninh có ngành chế biến nông sản.
Câu 10:
03/08/2024Căn cứ vào Atlat Địa lí trang 25, cho biết điểm du lịch nào sau đây có nước khoáng?
Đáp án đúng là: C
Căn cứ vào Atlat Địa lí trang 25,ta thấy điểm du lịch Bình Châu có nước khoáng.
→ C đúng. A, B, D sai.
* Nguyên tắc khi khai thác Alat địa lý Việt Nam:
- Nắm được bố cục, cấu trúc của Atlat
- Nắm vững hệ thống ký hiệu trên bản đồ, biểu đồ
- Trình tự khai thác Atlat
- Các dạng câu hỏi trong các đề kiểm tra khai thác kiến thức từ Atlat.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 31: Vấn đề phát triển thương mại, du lịch
Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 31: Vấn đề phát triển thương mại, du lịch
Câu 11:
19/07/2024Chọn đáp án A.
Câu 12:
20/07/2024Chọn đáp án C.
Trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm có quy mô lớn nhất trong các địa điểm đã cho là Nha Trang.
Câu 13:
20/07/2024Chọn đáp án D.
Địa điểm có nhiệt độ trung bình năm cao nhất trong các địa điểm đã cho là Hà Tiên.
Câu 14:
23/07/2024Chọn đáp án B.
Sông Hậu đổ ra biển qua cửa Định An.
Câu 15:
20/07/2024Chọn đáp án C.
Vấn đề cần quan tâm trong việc mở rộng diện tích đất trồng trọt ở Đông Nam Bộ là thủy lợi.
Thủy lợi có vai trò dẫn nước ngọt từ sông ngòi về, cải tạo đất trồng giúp mở rộng diện tích đất trồng trọt.
Câu 16:
14/08/2024Khai thác than ở nước ta thuộc ngành công nghiệp nào sau đây?
Đáp án đúng là : B
- Khai thác than ở nước ta thuộc ngành công nghiệp năng lượng.
-Ngành cơ khí là khối ngành liên quan đến việc ứng dụng các nguyên lý vật lý, kỹ thuật và khoa học vào quá trình thiết kế, bảo trì, chế tạo, bảo dưỡng những loại máy móc nằm trong hệ thống cơ khí phục vụ cho ngành công nghiệp sản xuất.
→ A sai
- Luyện kim (Metal Fabrication) là ngành công nghiệp điều chế các kim loại từ quặng hoặc từ các nguyên liệu khác. Có bao nhiêu loại quặng thì ít nhất có bấy nhiêu phương pháp giải phóng các kim loại ấy ra khỏi các quặng chứa chúng.
→ C sai
- Công nghiệp Hóa chất là một ngành công nghiệp có sự đa dạng về sản phẩm, phục vụ cho tất cả các ngành liên quan đến kinh tế kỹ thuật như: Sản xuất phân bón, hợp chất ni tơ, plastic, cao su tổng hợp dạng nguyên sinh, chất tẩy rửa, sơn, vecni...,
→ D sai
* Công nghiệp năng lượng
Sơ đồ cơ cấu ngành công nghiệp năng lượng
a) Công nghiệp khai thác nguyên, nhiên liệu
* Công nghiệp khai thác than
- Than antraxit: tập trung ở khu vực Quảng Ninh với trữ lượng hơn 3 tỉ tấn, cho nhiệt lượng 7000 - 8000 calo/kg.
- Than nâu: phân bố ở đồng bằng sông Hồng, trữ lượng hàng chục tỉ tấn.
- Than bùn: tập trung nhiều ở khu vực U Minh.
- Sản lượng than liên tục tăng, năm 2019 đạt gần 46,4 triệu tấn.
* Công nghiệp khai thác dầu, khí
- Dầu khí nước ta tập trung ở các bể trầm tích chứa dầu ngoài thềm lục địa với trữ lượng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m3 khí. Hai bể trầm tích có triển vọng nhất về trữ lượng và khả năng khai thác là bể Cửu Long và bể Nam Côn Sơn.
- Sản lượng tăng liên tục, dầu thô đạt 13,1 nghìn tấn; Khí tự nhiên 10,2 triệu m3 (2019).
- Khí đốt đang được khai thác phục vụ cho các nhà máy điện.
- Công nghiệp lọc, hoá dầu chuẩn bị ra đời với Nhà máy lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi) với công suất 6,5 triệu tấn/năm.
b) Công nghiệp điện lực
- Tiềm năng phát triển điện lực: than, dầu, trữ lượng thuỷ điện, năng lượng sức gió, sức nước,...
- Sản lượng điện tăng rất nhanh.
- Cơ cấu sản lượng điện: giai đoạn 1991 - 1996, thuỷ điện luôn chiếm hơn 70%; đến 2019, sản xuất điện từ than và khí chiếm 70% sản lượng (tỉ trọng cao nhất thuộc về điezen-tuabin khí).
- Về mạng lưới tải điện: đường dây siêu cao áp 500 KV từ Hoà Bình đi Phú Lâm (TP. Hồ Chí Mình) dài 1488km.
* Thủy điện
- Tiềm năng rất lớn, tập trung chủ yếu ở hệ thống sông Hồng (37%) và hệ thống sông Đồng Nai (19%).
- Các nhà máy thủy điện lớn:
+ Miền Bắc: Hoà Bình (1920 MW), Thác bà, Sơn La (2400 MW), Tuyên Quang (342 MW).
+ Miền trung + Tây Nguyên: Y-a-li (720 MW), Hàm Thuận - Đa Mi (300 MW), Đa Nhim,...
+ Nam: Trị An (400 MW), Thác Mơ (150 MW).
* Nhiệt điện
- Cơ sở nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc là than, chủ yếu từ các mỏ tại Quảng Ninh, còn ở miền Trung và miền Nam lại dựa vào nguồn đầu nhập nội. Từ sau năm 1995 có thêm khí tự nhiên phục vụ cho các nhà máy điện chạy bằng tuốc bin khí ở Bà Rịa, Phú Mỹ và Cà Mau.
- Các nhà máy nhiệt điện lớn của nước ta:
+ Bắc: Phả Lại 1 (440 MW), Phả Lại 2 (600 MW), Uông Bí, Uông Bí mở rộng, Ninh Bình.
+ Nam: Phú Mỹ (4164 MW), Bà Rịa (411 MW), Hiệp Phước (375 MW), Thủ Đức (1500 MW),…
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm
Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm
Câu 17:
09/09/2024Nơi nào sau đây ở nước ta thường xảy ra lũ quét?
Đáp án đúng là: D
Lũ quét thường xảy ra ở vùng miền núi, nơi có địa hình dốc.
D đúng
- A sai vì địa hình bằng phẳng, nước dễ thoát chứ không dồn về nhanh như ở miền núi. Ngoài ra, đất đai ở đồng bằng ít bị xói mòn và có khả năng thấm nước tốt hơn.
- B sai vì địa hình ở cửa sông tương đối bằng phẳng, nước dễ phân tán và chảy ra biển. Ngoài ra, khu vực này không có độ dốc lớn để tạo dòng chảy mạnh cuốn theo đất đá như ở vùng núi.
- C sai vì lũ quét thường xảy ra ở địa hình đồi núi, nơi có độ dốc cao và mưa lớn đổ dồn trong thời gian ngắn, trong khi vùng biển có địa hình bằng phẳng và không có điều kiện tạo dòng chảy mạnh từ cao xuống thấp.
Nước ta thường xảy ra lũ quét tại các khu vực miền núi, đặc biệt ở các tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc (như Lào Cai, Yên Bái, Sơn La) và Tây Nguyên. Nguyên nhân chính là do địa hình đồi núi cao, độ dốc lớn, kết hợp với lượng mưa lớn trong thời gian ngắn. Lũ quét thường xuất hiện sau những trận mưa lớn kéo dài hoặc do mưa bão, khi lượng nước vượt quá khả năng thấm vào đất, tạo thành dòng nước mạnh cuốn trôi đất đá, cây cối. Việc khai thác rừng bừa bãi và sử dụng đất thiếu kiểm soát cũng làm tăng nguy cơ lũ quét, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản.
Câu 18:
23/07/2024GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU CỦA IN-ĐÔ-NÊ-XI-A VÀ MA-LAI-XI-A NĂM 2010 VÀ 2018
(Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kế, 2020)
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi giá trị xuất khẩu năm 2018 so với năm 2010 của In-đô-nê-xi-a và Ma-lai-xi-a?
Chọn đáp án A.
- In-đô-nê-xi-a tăng: 219 / 184 = 1,19 lần.
- Ma-lai-xi-a tăng: 247 / 222 = 1,11 lần.
⟹ A đúng: In-đô-nê-xi-a tăng nhanh hơn Ma-lai-xi-a.
- B sai: vì In-đô-nê-xi-a tăng.
- C sai: vì Ma-lai-xi-a tăng chậm hơn In-đô-nê-xi-a.
- D sai: vì In-đô-nê-xi-a tăng 35 tỷ đô la, tăng nhiều với Ma-lai-xi-a với 25 tỷ đô la.
Câu 19:
22/07/2024Chọn đáp án D.
Địa điểm nằm ở phía bắc mũi Đại Lãnh là Mũi Ba Làng An.
Câu 20:
19/07/2024Chọn đáp án A.
Tỉnh có khu kinh tế ven biển là Phú Yên.
Câu 21:
20/07/2024Cho bảng số liệu:
SỐ DÂN VÀ SỐ DÂN THÀNH THỊ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA NĂM 2019 (Đơn vị: Triệu người)
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020)
Theo bảng số liệu, cho biết quốc gia nào sau đây có tỉ lệ dân thành thị cao nhất?
Chọn đáp án D.
- Công thức: Tỉ lệ dân thành thị = (Số dân thành thị / Số dân) x 100 (%)
- Áp dụng công thức, ta tính được kết quả sau:
⟹ Quốc gia có tỉ lệ dân thành thị cao nhất là Ma-lai-xi-a (75,9%).
Câu 22:
19/07/2024Chọn đáp án C.
Trung tâm công nghiệp thuộc ĐB sông Hồng là Hải Dương. Các TTCN còn lại thuộc Trung du miền núi Bắc Bộ.
Câu 23:
14/07/2024Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế của nước ta hiện nay
Chọn đáp án A.
Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế của nước ta hiện nay tăng tỉ trọng các nhóm ngành dịch vụ và công nghiệp xây dựng, giảm tỉ trọng lao động nông - lâm - ngư nghiệp ⟹ A đúng; B, C, D sai.
Câu 24:
22/07/2024Chọn đáp án C.
Hướng phát triển của ngành bưu chính nước ta hiện nay là: đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh.
Câu 25:
19/07/2024Chọn đáp án A.
Vùng nội thủy của biển nước ta nằm ở phía trong đường cơ sở.
Câu 26:
22/07/2024Chọn đáp án A.
Các đô thị nước ta hiện nay là thị trường tiêu thụ hàng hóa rộng.
Câu 27:
19/07/2024Việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nước ta hiện nay
Chọn đáp án C.
- Việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nước ta hiện nay đang theo hướng công nghiệp hóa: tăng tỉ trọng công nghiệp, giảm tỉ trọng nông nghiệp ⟹ C đúng, B và D sai.
- A sai: Cơ cấu ngành kinh tế nước ta chuyển dịch chậm.
Câu 28:
18/07/2024Chọn đáp án D.
Cây công nghiệp lâu năm ở nước ta hiện nay đã tạo ra được các sản phẩm xuất khẩu: chè, cà phê, hồ tiêu, điều…
Câu 29:
19/07/2024Nuôi trồng thủy sản của nước ta hiện nay
- A sai: bên cạnh nuôi tôm, nước ta còn nuôi cá…
- B sai: nuôi trồng thủy sản ngày càng áp dụng nhiều tiến bộ kĩ thuật mới.
- D sai: nuôi trồng thủy sản đang phát triển từ quảng canh sang bán thâm canh và thâm canh.
Câu 30:
22/07/2024Chọn đáp án C.
Hệ thống đảo của nước ta gồm nhiều đảo, chủ yếu nằm ven bờ.
Câu 31:
20/07/2024DIỆN TÍCH CÂY TRỒNG CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2010 - 2019 (Đơn vị: nghìn ha)
Theo bảng số liệu, để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu diện tích cây trồng của nước ta giai đoạn 2010 - 2019, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
Chọn đáp án A.
Đề bài yêu cầu thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu, trong 4 năm ⟹ Biểu đồ miền thích hợp nhất.
Câu 32:
11/09/2024Phần lãnh thổ phía Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra) có biên độ nhiệt năm lớn chủ yếu do tác động của
Đáp án đúng là: C
Phần lãnh thổ phía Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra) có biên độ nhiệt năm lớn chủ yếu do thời gian giữa 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh gần nhau, vị trí gần vùng ngoại chí tuyến nên chênh lệch thời gian chiếu sáng trong năm lớn hơn; đặc biệt miền Bắc chịu tác động mạnh mẽ của gió mùa Đông Bắc khiến nền nhiệt mùa đông hạ thấp (dưới 180C) ⟹ Chênh lệch nhiệt độ mùa nóng và mùa lạnh rất lớn.
C đúng
- A sai vì địa hình có các núi cao và gió mùa hạ ảnh hưởng đến khí hậu của khu vực nhưng không tạo ra biên độ nhiệt năm lớn như sự tác động của thời gian Mặt Trời lên thiên đỉnh và vị trí gần vùng ngoại chí tuyến. Thời gian Mặt Trời lên thiên đỉnh và vị trí gần vùng ngoại chí tuyến là yếu tố chính gây ra sự chênh lệch nhiệt độ lớn giữa các mùa.
- B sai vì vị trí xa xích đạo và thời gian Mặt Trời lên thiên đỉnh ảnh hưởng đến biên độ nhiệt năm, nhưng địa hình đa dạng trong khu vực này không phải là yếu tố chính gây biên độ nhiệt năm lớn. Địa hình đa dạng chủ yếu ảnh hưởng đến sự phân bố lượng mưa và nhiệt độ tại các khu vực cụ thể hơn là biên độ nhiệt năm chung.
- D sai vì chúng ảnh hưởng đến các yếu tố khí hậu khác hơn là biên độ nhiệt năm. Thời gian Mặt Trời lên thiên đỉnh có vai trò nhưng không phải là yếu tố chính ở khu vực này.
Phần lãnh thổ phía Bắc của Việt Nam, từ dãy Bạch Mã trở ra, có biên độ nhiệt năm lớn chủ yếu do sự kết hợp của nhiều yếu tố khí hậu. Vị trí gần vùng ngoại chí tuyến khiến khu vực này chịu ảnh hưởng của các khối khí từ vùng nhiệt đới và ôn đới, tạo ra sự biến động nhiệt độ rõ rệt giữa mùa hè và mùa đông. Thời gian Mặt Trời lên thiên đỉnh cũng ảnh hưởng đến lượng bức xạ mặt trời, làm tăng sự khác biệt nhiệt độ giữa các mùa. Bên cạnh đó, gió mùa đông bắc từ lục địa Á-Âu thường làm nhiệt độ giảm sâu vào mùa đông, trong khi gió mùa tây nam và các khối khí nhiệt đới làm nhiệt độ tăng cao vào mùa hè. Tất cả những yếu tố này phối hợp tạo ra biên độ nhiệt năm lớn ở khu vực này.
Câu 33:
22/07/2024Chọn đáp án D.
Khu vực thành thị nước ta có hoạt động nội thương phát triển mạnh chủ yếu do mức sống dân cư cao, sản xuất phát triển ⟹ Do vậy nhu cầu mua bán trao đổi hàng hóa ngày càng lớn.
Câu 34:
19/07/2024(Số liệu theo Niêm giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020)
Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?
Chọn đáp án D.
Biểu đồ đường ⟹ thể hiện tốc độ tăng trưởng của đối tượng.
Câu 35:
23/07/2024Chọn đáp án D.
Chú ý từ khóa: nâng cao giá trị ⟹ Biện pháp chủ yếu nâng cao giá trị thủy sản nuôi trồng nước lợ hiện nay ở DH NTB là tăng cường chế biến để nâng cao chất lượng giá trị sản phẩm và đẩy mạnh xuất khẩu thu nhiều ngoại tệ, tăng giá trị kinh tế.
Câu 36:
19/07/2024Chọn đáp án C.
Chú ý từ khóa: sản xuất hàng hóa. Sản xuất hàng hóa đặc trưng rõ nét nhất ở việc người sản xuất quan tâm nhiều đến thị trường tiêu thụ, gắn sản xuất với chế biến ⟹ Do vậy giải pháp chủ yếu phát triển cây dược liệu theo hướng sản xuất hàng hóa ở TDMN Bắc Bộ là: sản xuất tập trung đẩy mạnh việc chế biến để nâng cao chất lượng giá trị sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng lợi nhuận.
Câu 37:
19/07/2024Chọn đáp án A.
Biện pháp chủ yếu ứng phó với biến đổi khí hậu trong nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long là thay đổi cơ cấu sản xuất và sử dụng đất hợp lí để chủ động trong việc hạn chế những tác động của thiên tai (nước biển dâng, khô hạn, ngập lụt…), đồng thời khai thác tốt các thế mạnh về nuôi trồng thủy sản, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả.
Câu 38:
17/10/2024Việc phát triển vùng chuyên canh nông nghiêp ở Tây Nguyên nhằm mục đích chủ yếu là
Đáp án đúng là : D
- Việc phát triển vùng chuyên canh nông nghiêp ở Tây Nguyên nhằm mục đích chủ yếu là tăng hàng hóa, phát triển nguồn thu nhập.
Vùng chuyên canh có đặc trưng là sản xuất hàng hóa trên một diện tích, quy mô lớn, nhằm tạo ra nhiều hàng hóa để bán ra thị trường, thu lợi nhuận ⟹ Việc phát triển vùng chuyên canh nông nghiệp ở Tây Nguyên nhằm mục đích chủ yếu là tăng hàng hóa và phát triển nguồn thu nhập thông qua việc chế biến và xuất khẩu.
→ D đúng.A,B,C sai.
* Phát triển công nghiệp lâu năm
a) Điều kiện phát triển
- Đất badan (khoảng 1,4 triệu ha) có tầng phong phú hoá sâu, giàu chất dinh dưỡng, phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn thuận lợi cho việc thành lập các nông trường và vùng chuyên canh quy mô lớn.
- Khí hậu có tính chất cận xích đạo với một mùa mưa và một mùa khô kéo dài (có khi 4-5 tháng). Khí hậu phân hóa theo độ cao nên phát triển cây có nguồn gốc cận và ôn đới (chè).
b) Tình hình phát triển
- Cà phê: cây công nghiệp quan trọng số một của Tây Nguyên. Diện tích hơn 568,8 nghìn ha, chiếm 4/5 diện tích cà phê cả nước. Đắk Lắk là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất.
- Chè: được trồng chủ yếu trên các cao nguyên ở Lâm Đồng và một phần ở Gia Lai. Lâm Đồng hiện nay là tỉnh có diện tích trồng chè lớn nhất cả nước.
- Cao su: Tây Nguyên là vùng trồng cao su lớn thứ hai, sau Đông Nam Bộ. Cao su được trồng chủ yếu ở tỉnh Gia Lai và tỉnh Đắk Lắk.
- Dâu tằm: là vùng trồng dâu tằm lớn nhất nước ta (cao nguyên Di Linh).
- Các cây công nghiệp khác: bông, hồ tiêu, điều khá phát triển.
=> Việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm đã thu hút nguồn lao động từ các vùng khác.
c) Giải pháp
- Ngăn chặn việc phá rừng, khai thác đi đôi với bảo vệ và trồng rừng mới.
- Tăng cường công tác thủy lợi (công trình thủy lợi kết hợp thủy điện).
- Nâng cấp, mở rộng mạng lưới giao thông vận tải (Bắc - Nam, Đông - Tây).
- Hoàn thiện quy hoạch các vùng chuyên canh cây công nghiệp.
- Bổ sung nguồn lao động có chuyên môn, kĩ thuật.
- Đa dạng hoá cơ cấu cây công nghiệp và thu hút vốn đầu tư.
- Đẩy mạnh khâu chế biến các sản phẩm công nghiệp và xuất khẩu.
3. Khai thác và chế biến lâm sản
a) Vai trò
- Tây Nguyên là “kho vàng xanh”, rừng che phủ 60% diện tích lãnh thổ với 35% diện tích đất có rừng và 52% sản lượng gỗ có thể khai thác của cả nước.
- Trong rừng có nhiều gỗ quý: cẩm lai, gụ mật, nghiến, trắc,…
- Là môi trường sống của nhiều chim, thú quý: voi, bò tót, gấu,...
- Cân bằng sinh thái, giữ mực nước ngầm, chống xói mòn, rửa trôi,…
b) Hiện trạng
- Tài nguyên rừng bị suy giảm.
- Nguyên nhân: khai thác bừa bãi, cháy rừng,…
- Hậu quả: mất lớp phủ thực vật, trữ lượng gỗ ít, nước ngầm hạ thấp, đe dọa môi trường sống của các loài động vật,…
c) Phương hướng
- Ngăn chặn nạn phá rừng.
- Khai thác rừng hợp lí đi đôi với khoanh nuôi, trồng rừng mới.
- Công tác giao đất giao rừng cần được đẩy mạnh.
- Đẩy mạnh việc chế biến gỗ tại địa phương, hạn chế xuất khẩu gỗ tròn.
4. Khai thác thủy năng kết hợp thuỷ lợi
- Tài nguyên nước của các hệ thống sông Xê Xan, Xrê Pôk, Đồng Nai,... đang được sử dụng ngày càng có hiệu quả hơn.
+ Hệ thống thủy điện trên sông Xê Xan: Yaly (720MW), Xê Xan 3, Xê Xan 3A, Xê Xan 4 và Plây krông.
+ Sông Xrê Pôk, 6 bậc thang thủy điện với tổng công suất lắp máy trên 600 MW, thuỷ điện Buôn Kuôp (280MW); thủy điện Buôn Tua Srah (85MW),…
+ Trên hệ thống sông Đồng Nai: Đa Nhim (160MW), Đại Ninh (300MW), Đồng Nai 3 (180MW),…
- Ý nghĩa
+ Các công trình thuỷ điện tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp của vùng phát triển, trong đó có khai thác và chế biến bột nhôm từ nguồn Bôxit.
+ Các hồ thuỷ điện đem lại nguồn nước tưới quan trọng trong mùa khô và có thể khai thác cho mục đích du lịch, nuôi trồng thuỷ sản.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 37: Vấn đề khai thác ở thế mạnh Tây Nguyên
Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 37: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
Câu 39:
23/07/2024Chọn đáp án D.
Ý nghĩa chủ yếu của việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm ở Bắc
Trung Bộ là phát huy thế mạnh (về tự nhiên và nguồn lao động), phát triển sản xuất hàng hóa và gắn với công nghiệp ⟹ Từ đó sẽ tạo nhiều sản phẩm hàng hóa và tăng thu nhập.
Câu 40:
19/07/2024Chọn đáp án A.
Thuận lợi chủ yếu để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở ĐB sông Hồng là: quá trình công nghiệp hóa được đẩy mạnh, trong đó chú trọng phát triển công nghiệp và dịch vụ. Mặt khác vùng có lợi thế rất lớn về nguồn lao động dồi dào, có trình độ cao ⟹ Thuận lợi để tiến hành dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Bài thi liên quan
-
Đề thi THPT Quốc gia Địa lí có đáp án
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Đề thi THPT Quốc gia Địa lí có đáp án (Đề 2)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Đề thi THPT Quốc gia Địa lí có đáp án (Đề 4)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Đề thi THPT Quốc gia Địa lí có đáp án (Đề 5)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
Có thể bạn quan tâm
- Trắc nghiệm Địa lí tự nhiên - Mức độ nhận biết (3059 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa lí tự nhiên- Mức độ thông hiểu (3763 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa lí tự nhiên - Mức độ vận dụng (có lời giải chi tiết) (2380 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa lí tự nhiên - Mức độ vận dụng cao (có lời giải chi tiết) (4228 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa lí ngành kinh tế - Mức độ thông hiểu (có lời giải chi tiết) (3944 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa lí ngành kinh tế - Mức độ vận dụng (có lời giải chi tiết) (1095 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa lí ngành kinh tế - Mức độ vận dụng cao (có lời giải chi tiết) (1705 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa lí dân cư - Mức độ thông hiểu (có lời giải chi tiết) (1004 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa lí dân cư - Mức độ nhận biết (có lời giải chi tiết) (679 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa lí dân cư - Mức độ vận dụng và vận dụng cao (có lời giải chi tiết) (5981 lượt thi)