Trang chủ Lớp 12 Địa lý Trắc nghiệm Địa lí dân cư - Mức độ vận dụng và vận dụng cao (có lời giải chi tiết)

Trắc nghiệm Địa lí dân cư - Mức độ vận dụng và vận dụng cao (có lời giải chi tiết)

20 câu trắc nghiệm Địa lí dân cư - Mức độ vận dụng và vận dụng cao (có lời giải chi tiết)

  • 6335 lượt thi

  • 28 câu hỏi

  • 20 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

03/01/2025

Cơ cấu sử dụng lao động theo thành phần kinh tế ở nước ta có sự thay đổi do

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

- Cơ cấu sử dụng lao động theo thành phần kinh tế ở nước ta có sự thay đổi do Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần kinh tế,cơ chế thị trường

Cơ cấu sử dụng lao động theo thành phần kinh tế ở nước ta có những sự chuyển biến tích cực, phù hợp với đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần trong thời kì Đổi mới (sgk Địa lí 12 trang 84)

→ A đúng.B,C,D sai.

* Mở rộng:

1. Nguồn lao động

* Thế mạnh

- Nguồn lao động rất dồi dào, mỗi năm nước ta có thêm hơn 1 triệu lao động.

- Cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,…

- Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao.

* Hạn chế

- Trình độ cao chuyên môn chưa cao.

- Thiếu cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật lành nghề, lao động có thu nhập thấp.

- Chưa sử dụng triệt để quỹ thời gian lao động.

- Phân bố chưa hợp lí. Miền núi nhiều tài nguyên nhưng thiếu lao động, đồng bằng tập trung đông, thừa lao động.

2. Cơ cấu lao động

* Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế: Tỉ trọng khu vực I (nông-lâm-ngư nghiệp) giảm, nhưng vẫn còn cao, tỉ trọng khu vực II (công nghiệp - xây dựng) tăng tỉ trọng khu vực III (dịch vụ) tăng.

* Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế: Cơ cấu sử dụng lao động theo thành phần kinh tế có sự thay đổi:

- Giảm dần khu vực nhà nước, nhưng còn rất chậm.

- Tăng dần khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

* Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn

- Cơ cấu lao động theo thành thị tăng nhưng tỉ lệ thấp 35% (2019).

- Cơ cấu lao động theo nông thôn giảm nhưng vẫn chiếm tỉ lệ cao 65% (2019).

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 17: Lao động và việc làm

Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 17: Lao động và việc làm

 


Câu 2:

22/07/2024

Năm 2014, nước ta có dân số là 90,7 triệu người ,diện tích tự nhiên phần đất liền là 331212 km2 , vậy mật độ dân số nước ta là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Ap dụng công thức tính Mật độ dân số = số dân / diện tích

Năm 2014,nước ta có dân số là 90,7 triệu người ,diện tích tự nhiên phần đất liền là 331212 km2 , vậy mật độ dân số nước ta là 90700000 / 331212 = 273,8 người / km2 => Chọn đáp án D


Câu 3:

11/01/2025

Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới mật độ dân số của vùng đồng bằng sông Hồng cao gấp 3 lần so với vùng Đồng bằng Sông Cửu Long là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới mật độ dân số của vùng đồng bằng sông Hồng cao gấp 3 lần so với vùng Đồng bằng Sông Cửu Long là Đồng bằng sông Hồng có lịch sử khai thác lâu đời hơn; Đồng bằng sông Hồng đã có lịch sử khai thác lãnh thổ hàng nghìn năm.

→ C đúng 

- A sai vì mật độ dân số cao còn phụ thuộc vào yếu tố lịch sử, kinh tế, sự phát triển của các đô thị và cơ sở hạ tầng, khiến đồng bằng sông Hồng có mức độ đô thị hóa và thu hút lao động cao hơn.

- B sai vì mật độ dân số cao còn do sự phát triển kinh tế mạnh mẽ, cơ sở hạ tầng tốt và vị trí thuận lợi về mặt giao thông, đặc biệt là lịch sử phát triển lâu dài của vùng.

- D sai vì mặc dù đóng góp vào kinh tế địa phương, mật độ dân số cao chủ yếu do yếu tố lịch sử, phát triển đô thị, cơ sở hạ tầng và cơ hội việc làm đa dạng hơn tại đồng bằng sông Hồng.

Do Đồng bằng sông Hồng có lịch sử khai thác lâu đời hơn. Điều này ảnh hưởng lớn đến sự phân bố dân cư và phát triển kinh tế - xã hội của hai vùng.

1. Lịch sử khai thác lâu đời:

  • Đồng bằng sông Hồng là cái nôi của nền văn minh lúa nước và trung tâm kinh tế, văn hóa từ rất sớm trong lịch sử Việt Nam.
  • Việc định cư và canh tác đã diễn ra từ hàng nghìn năm trước, khiến khu vực này trở thành một vùng có dân cư đông đúc và phát triển liên tục.

2. Điều kiện tự nhiên thuận lợi:

  • Đồng bằng sông Hồng có hệ thống sông ngòi phát triển, đất phù sa màu mỡ, thích hợp cho canh tác nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa nước.
  • Những lợi thế này đã thu hút dân cư sinh sống và phát triển lâu đời.

3. Cơ sở hạ tầng và đô thị hóa sớm:

  • Khu vực này có hệ thống cơ sở hạ tầng và các trung tâm đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, giúp tăng cường sức hấp dẫn về việc làm và sinh sống.

4. Sự chênh lệch với Đồng bằng sông Cửu Long:

  • Đồng bằng sông Cửu Long có tiềm năng nông nghiệp lớn nhưng được khai thác muộn hơn và tập trung nhiều vào phát triển nông nghiệp hơn công nghiệp và dịch vụ.

Kết luận:

Mật độ dân số cao ở Đồng bằng sông Hồng chủ yếu do lịch sử khai thác lâu đời, kết hợp với điều kiện tự nhiên thuận lợi và hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển. Điều này làm cho vùng trở thành nơi tập trung dân cư đông nhất cả nước.


Câu 4:

21/07/2024

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, năm 2007,tỉ lệ dân thành thị và nông thôn của nước ta lần lượt là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, năm 2007 và áp dụng công thức tính tỉ trọng trong 1 tổng Ta có

tỉ lệ dân thành thị năm 2007 = 23,37 / 85,17 *100% = 27,4%

tỉ lệ dân nông thôn năm 2007 = 61,8/ / 85,17 *100% = 72,6%

tỉ lệ dân thành thị và nông thôn của nước ta lần lượt là 27,4% và 72,6%

=> Chọn đáp án D


Câu 5:

20/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế của nước ta giai đoạn 1995 - 2007?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang15, nhận xét đúng về sự thay đổi cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế của nước ta giai đoạn 1995 - 2007 Tỉ trọng lao động đang làm việc trong các ngành nông, lâm, thủy sản luôn chiếm cao nhất năm 1995 chiếm 71,2% đến năm 2007 chiếm 53,9% trong tổng cơ cấu lao động nước ta => Chọn đáp án D


Câu 6:

08/08/2024

Năng suất lao động xã hội của nước ta còn thấp chủ yếu là do

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Năng suất lao động xã hội của nước ta còn thấp chủ yếu là do Trình độ lao động chưa cao

Tìm hiểu thêm: 

* Thế mạnh

- Nguồn lao động rất dồi dào, mỗi năm nước ta có thêm hơn 1 triệu lao động.

- Cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,…

- Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao.

* Hạn chế

- Trình độ cao chuyên môn chưa cao.

- Thiếu cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật lành nghề, lao động có thu nhập thấp.

- Chưa sử dụng triệt để quỹ thời gian lao động.

- Phân bố chưa hợp lí. Miền núi nhiều tài nguyên nhưng thiếu lao động, đồng bằng tập trung đông, thừa lao động.

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 17: Lao động và việc làm

Giải Địa lí 12 Bài 7: Lao động và việc làm


Câu 7:

07/01/2025

Biện pháp chủ yếu để giải quyết tình trạng thất nghiệp ở thành thị nước ta là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Giải thích: Biện pháp chủ yếu để giải quyết tình trạng thất nghiệp ở thành thị nước ta là mạnh phát triển các hoạt động công nghiệp và dịch vụ ở các đô thị để tạo nhiều việc làm mới => Chọn đáp án D

*Tìm hiểu thêm: "Vấn đề việc làm và hướng giải quyết việc làm"

* Vấn đề việc làm

- Mỗi năm có khoảng 1 triệu việc làm mới.

- Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm vẫn còn gay gắt.

* Phương hướng giải quyết vấn đề việc làm

- Phân bố lại dân cư và nguồn lao động.

- Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khỏe sinh sản.

- Thực hiện đa dạng hóa các hoạt động sản xuất địa phương (nghề truyền thống, thủ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,…) chú ý ngành dịch vụ.

- Tăng cường hợp tác liên kết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu.

- Mở rộng, đa dạng các loại hình đào tạo, nâng cao chất lượng lao động, đẩy mạnh xuất khẩu lao động.

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 17: Lao động và việc làm

 


Câu 8:

25/08/2024

Lao động phổ thông tập trung quá đông ở khu vực thành thị sẽ

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

- Lao động phổ thông tập trung quá đông ở khu vực thành thị sẽ khó bố trí, xắp xếp và giải quyết việc làm dẫn đến tình trạng thất nghiệp.

- Lao động phổ thông chưa phải là những lao động có trình độ cao nên không thể phát triển được những ngành trình độ cao, ngành dịch vụ ở đô thị.

→ B đúng.A,C,D sai.

* Nguồn lao động

* Thế mạnh

- Nguồn lao động rất dồi dào, mỗi năm nước ta có thêm hơn 1 triệu lao động.

- Cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,…

- Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao.

* Hạn chế

- Trình độ cao chuyên môn chưa cao.

- Thiếu cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật lành nghề, lao động có thu nhập thấp.

- Chưa sử dụng triệt để quỹ thời gian lao động.

- Phân bố chưa hợp lí. Miền núi nhiều tài nguyên nhưng thiếu lao động, đồng bằng tập trung đông, thừa lao động.

2. Cơ cấu lao động

* Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế: Tỉ trọng khu vực I (nông-lâm-ngư nghiệp) giảm, nhưng vẫn còn cao, tỉ trọng khu vực II (công nghiệp - xây dựng) tăng tỉ trọng khu vực III (dịch vụ) tăng.

* Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế: Cơ cấu sử dụng lao động theo thành phần kinh tế có sự thay đổi:

- Giảm dần khu vực nhà nước, nhưng còn rất chậm.

- Tăng dần khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

* Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn

- Cơ cấu lao động theo thành thị tăng nhưng tỉ lệ thấp 35% (2019).

- Cơ cấu lao động theo nông thôn giảm nhưng vẫn chiếm tỉ lệ cao 65% (2019).

3. Vấn đề việc làm và hướng giải quyết việc làm

* Vấn đề việc làm

- Mỗi năm có khoảng 1 triệu việc làm mới.

- Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm vẫn còn gay gắt.

* Phương hướng giải quyết vấn đề việc làm

- Phân bố lại dân cư và nguồn lao động.

- Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khỏe sinh sản.

- Thực hiện đa dạng hóa các hoạt động sản xuất địa phương (nghề truyền thống, thủ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,…) chú ý ngành dịch vụ.

- Tăng cường hợp tác liên kết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu.

- Mở rộng, đa dạng các loại hình đào tạo, nâng cao chất lượng lao động, đẩy mạnh xuất khẩu lao động.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 17: Lao động và việc làm

Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 17: Lao động và việc làm

 

Câu 9:

18/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết tỉ lệ dân số thành thị nước ta năm 2007 là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15 và áp dụng công thức tính tỉ trọng trong 1 tổng = giá trị thành phần / Tổng *100%

Tỉ lệ dân số thành thị nước ta năm 2007 là = 23,37 / 85,17 *100% = 27,4%

=> Chọn đáp án D


Câu 10:

15/07/2024

Phát biểu nào sau đây đúng về quá trình đô thị hóa ở nước ta?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Phát biểu đúng về quá trình đô thị hóa ở nước ta là Trung du miền núi Bắc Bộ là vùng có trình độ đô thị hóa thấp so với trung bình cả nước. Trung du miền núi Bắc Bộ có nhiều đô thị nhưng chủ yếu là đô thị vừa và nhỏ, số dân đô thị ít và tỉ lệ dân đô thị cũng thấp


Câu 11:

23/07/2024

Ý nào sau đây không còn chính xác với đặc điểm dân cư nước ta hiện nay?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Đặc điểm không còn chính xác với đặc điểm dân cư nước ta hiện nay là "Cơ cấu dân số trẻ, tốc độ tăng ngày càng nhanh gây bùng nổ dân số". Vì hiện nay, cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở nước ta đang trong thời kì quá độ dân số, có xu hướng già hóa, tốc độ gia tăng dân số cũng đang được kiềm chế chứ không còn trong giai đoạn bùng nổ dân số => Chọn đáp án C


Câu 12:

29/11/2024

Dân số nước ta có nhiều thành phần dân tộc không tạo ra thuận lợi nào sau đối với phát triển kinh tế - xã hội?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Đặc điểm không còn chính xác với đặc điểm dân cư nước ta hiện nay là "Cơ cấu dân số trẻ, tốc độ tăng ngày càng nhanh gây bùng nổ dân số". Vì hiện nay, cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở nước ta đang trong thời kì quá độ dân số, có xu hướng già hóa, tốc độ gia tăng dân số cũng đang được kiềm chế chứ không còn trong giai đoạn bùng nổ dân số.

→ D đúng 

- A sai vì tạo ra một nguồn lực văn hóa đa dạng, giúp thúc đẩy sáng tạo và đổi mới trong phát triển kinh tế – xã hội. Điều này còn giúp tăng cường sự đoàn kết, hợp tác giữa các vùng miền và dân tộc, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững.

- B sai vì tạo ra một kho tàng tài nguyên nhân văn phong phú, từ các lễ hội, truyền thống đến nghệ thuật, giúp thu hút khách du lịch. Điều này không chỉ thúc đẩy ngành du lịch mà còn tạo ra cơ hội phát triển các ngành dịch vụ, nâng cao thu nhập và phát triển kinh tế – xã hội tại các vùng miền.

- C sai vì mang đến kinh nghiệm sản xuất phong phú, với các phương thức canh tác, nuôi trồng đặc trưng cho từng vùng miền. Điều này tạo ra lợi thế trong việc phát triển các ngành nông nghiệp, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, đồng thời thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội bền vững.

Dân số nước ta có nhiều thành phần dân tộc là một đặc điểm quan trọng, nhưng không phải mọi thành phần đều tạo ra thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Một trong những vấn đề không tạo ra thuận lợi là sự chênh lệch về trình độ phát triển và điều kiện sống giữa các dân tộc.

  1. Sự chênh lệch giữa các dân tộc: Mặc dù dân tộc Việt Nam rất đa dạng, nhưng các dân tộc thiểu số ở miền núi và vùng sâu vùng xa thường gặp khó khăn trong việc tiếp cận giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng và việc làm. Điều này dẫn đến sự chênh lệch về trình độ lao động và khả năng đóng góp vào nền kinh tế quốc gia.

  2. Tạo thách thức trong việc phát triển đồng đều: Mặc dù có nguồn lao động dồi dào, nhưng sự thiếu hụt về kỹ năng và trình độ học vấn ở một bộ phận lớn dân cư nông thôn và các dân tộc thiểu số có thể làm giảm năng suất lao động và ảnh hưởng đến chất lượng công việc.

  3. Cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo nghề: Để phát huy nguồn lao động dồi dào, cần có những chính sách đầu tư mạnh mẽ vào giáo dục và đào tạo nghề, giúp giảm bớt sự phân hóa giữa các dân tộc, tạo ra nguồn lao động có trình độ cao và khả năng đóng góp vào các ngành nghề quan trọng như công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp hiện đại.

Tóm lại, mặc dù dân số đa dạng là một yếu tố quan trọng, nhưng nếu không có sự đầu tư thích hợp, sự khác biệt giữa các dân tộc có thể tạo ra những thách thức lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.


Câu 13:

17/07/2024

Bất hợp lí trong phân công lao động là hậu quả của việc

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Bất hợp lí trong phân công lao động là hậu quả của việc phân bố dân cư chưa hợp lí, chính vì thế mà cần phân

bố lại dân cư và nguồn lao động hợp lí (sgk Địa lí 12 trang 75)

=> Chọn đáp án D


Câu 14:

21/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 15, nhận xét nào sau đây đúng về tình hình dân số Việt Nam qua các năm?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 15, Từ 1960 - 2007,dân số nông thôn tăng 36,36 triệu người, dân số thành thị tăng 18,64 triệu người => dân số nông thôn tăng nhiều gấp 1,95 (36,36 /18,64 ) lần so với dân số thành thị

=> nhận xét đúng về tình hình dân số Việt Nam qua các năm là Từ 1960 - 2007, dân số nông thôn tăng gấp 1,95 lần so với số dân thành thị.

=> Chọn đáp án B


Câu 15:

21/07/2024

Chất lượng lao động nước ta còn nhiều hạn chế, nguyên nhân là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Chất lượng lao động nước ta còn nhiều hạn chế, nguyên nhân là công tác đào tạo lao động chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội. Đặc biệt là trong thực tế hiện nay đang có tình trạng thừa thầy thiếu thợ, đào tạo đại học và cao đẳng nhiều nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp, hầu hết đều phải đào tạo lại khi làm việc

=> Chọn đáp án D


Câu 16:

18/07/2024

Năng suất lao động ở nước ta hiện thuộc nhóm thấp nhất thế giới, nguyên nhân là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Năng suất lao động ở nước ta hiện thuộc nhóm thấp nhất thế giới, nguyên nhân chủ yếu là do chất lượng và trình độ lao động chưa cao, thiếu lao động có tay nghề, có trình độ khoa học kĩ thuật => Chọn đáp án A


Câu 17:

19/07/2024

Lực lượng lao động nước ta năm 2015 là 53,98 triệu người phân theo các khu vực kinh tế lần lượt là khu vực 1: 23, 26 triệu người; khu vực 2: 12,02 triệu người; khu vực 3: 18,70 triệu người. Tỉ lệ lao động phân theo khu vực lần lượt là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Áp dụng công thức tính tỉ trọng trong 1 tổng = giá trị thành phần / Tổng *100 (%)

Tỉ lệ lao động khu vực I là 23, 26 / 53,98 *100 = 43,1%

Tỉ lệ lao động khu vực II là 12,02 /53,98 *100 = 22,3%

Tỉ lệ lao động khu vực III là 18,70 /53,98 *100 = 34,6%

=> Chọn đáp án C


Câu 18:

20/07/2024

Để giảm tình trạng di dân tự do vào các đô thị, giải pháp lâu dài và chủ yếu là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Để giảm tình trạng di dân tự do vào các đô thị, giải pháp lâu dài và chủ yếu là phát triển mạng lưới đô thị hợp lí đi đôi với xóa đói giảm nghèo ở nông thôn, đẩy mạnh công nghiệp hóa nông thôn. Khi ở nông thôn, người dân có việc làm, có thu nhập tốt, sẽ hạn chế việc di dân tự do vào các đô thị => Chọn đáp án A


Câu 19:

21/07/2024

Đẩy mạnh đa dạng hóa nông nghiệp, đa dạng hóa kinh tế nông thôn ở nước ta hiện nay chủ yếu nhằm

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Đẩy mạnh đa dạng hóa nông nghiệp, đa dạng hóa kinh tế nông thôn ở nước ta hiện nay chủ yếu nhằm giải quyết tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn, đáp ứng nhu cầu việc làm trong thời gian nông nhàn tại nông thôn (ví dụ ngoài thời gian canh tác lúa, người dân có thể làm thêm nghề phụ như trồng rauu, nuôi gà, làm mây tre đan, gia công may mặc, làm đồ gốm...trong thời gian nông nhàn)

  D đúng.

- A sai vì thúc đẩy phân công lao động xã hội là một lợi ích của việc đa dạng hóa kinh tế, nhưng đây không phải là mục tiêu chủ yếu. Đa dạng hóa kinh tế có thể giúp cải thiện sự phân công lao động, nhưng mục tiêu chính của nó vẫn là tạo việc làm và ổn định kinh tế.

- B sai vì mở rộng thị trường là một trong những lợi ích của đa dạng hóa kinh tế, nhưng đây không phải là mục tiêu chủ yếu của việc đa dạng hóa nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Việc đa dạng hóa sản phẩm và ngành nghề có thể giúp mở rộng thị trường, nhưng nó chủ yếu nhằm giải quyết các vấn đề nội tại của nông thôn.

- C sai vì phân bố lại dân cư và nguồn lao động cũng là một tác động của đa dạng hóa kinh tế, nhưng đây không phải là mục tiêu chủ yếu. Đa dạng hóa kinh tế có thể làm giảm áp lực di cư lao động từ nông thôn ra thành thị, nhưng mục tiêu chính vẫn là tạo việc làm và ổn định thu nhập cho người dân nông thôn.

* Những thay đổi trong tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta

a) Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp của nước ta trong những năm qua thay đổi theo hai xu hướng chính

- Tăng cường chuyên môn hóa sản xuất. Phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu.

- Đẩy mạnh đa dạng hóa nông nghiệp, đa dạng hóa kinh tế nông thôn.

b) Kinh tế trang trại có bước phát triển mới, thúc đẩy sản xuất nông, lâm, thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa

SỐ LƯỢNG VÀ CƠ CẤU TRANG TRẠI PHÂN THEO LOẠI HÌNH SẢN XUẤT CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM

- Kinh tế trang trại ở nước ta phát triển từ kinh tế hộ gia đình, nhưng từng bước đã đưa nông nghiệp thoát khỏi tình trạng tự cấp, tự túc lên sản xuất hàng hóa.

- Các loại hình trang trại: nuôi trồng thủy sản (tăng nhanh nhất); chăn nuôi; cây công nghiệp lâu năm, hàng năm (có xu hướng giảm tỉ trọng trong cơ cấu).

- Phân bố: phân bố không đều giữa các vùng, tập trung nhiều nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (có xu hướng tăng nhanh).

BIỂU ĐỒ SỐ LƯỢNG TRANG TRẠI PHÂN THEO NĂM THÀNH LẬP TRANG TRẠI VÀ PHÂN THEO VÙNG CỦA NƯỚC TA

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 25: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

Giải Địa lí 12 Bài 25: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp


Câu 20:

06/01/2025

Ý nào sau đây không đúng về sự gia tăng dân số thành thị ở nước ta?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Nhận xét không đúng về sự gia tăng dân số thành thị ở nước ta là Phản ánh quá trình di dân tự do từ nông thôn ra thành thị vì quá trình đô thị hóa ở nước ta chủ yếu do công nghiệp hóa, do mở rộng địa giới đô thị là chính 

→ D đúng 

- A sai vì tỷ lệ sinh thấp hơn do điều kiện sống, nhận thức, và kế hoạch hóa gia đình tốt hơn, trong khi gia tăng dân số chủ yếu đến từ nhập cư.

- B sai vì do tỷ lệ sinh ở thành thị thấp hơn, nhưng dân số thành thị vẫn tăng nhanh nhờ quá trình đô thị hóa và nhập cư từ nông thôn.

- C sai vì việc sáp nhập các khu vực lân cận và phát triển hạ tầng đã tăng quy mô dân số đô thị, cả từ nhập cư và chuyển đổi dân cư từ nông thôn thành thị.

Gia tăng dân số thành thị không chỉ phụ thuộc vào yếu tố di dân mà còn bao gồm nhiều yếu tố khác. Giải thích chi tiết như sau:

  1. Sự gia tăng dân số thành thị có hai nguồn chính:

    • Gia tăng tự nhiên: Là sự chênh lệch giữa tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử trong dân số thành thị.
    • Gia tăng cơ học: Là sự thay đổi dân số do di cư từ nông thôn ra thành thị hoặc từ các khu vực khác đến.
  2. Di dân tự do từ nông thôn ra thành thị:

    • Đây là một nguyên nhân quan trọng, góp phần làm tăng dân số thành thị, đặc biệt ở những thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Tuy nhiên, không phải là nguyên nhân duy nhất.
    • Di cư tự do thường đi kèm với các vấn đề về lao động, việc làm và đô thị hóa không bền vững.
  3. Yếu tố đô thị hóa và mở rộng đô thị:

    • Quá trình mở rộng địa giới hành chính hoặc chuyển đổi các khu vực nông thôn thành đô thị cũng góp phần quan trọng trong gia tăng dân số thành thị.
    • Quá trình này không liên quan trực tiếp đến di dân tự do mà phụ thuộc vào chính sách phát triển hạ tầng, quy hoạch đô thị.
  4. Gia tăng tự nhiên trong thành thị:

    • Tỷ lệ sinh tại các khu vực thành thị vẫn đóng góp một phần vào sự gia tăng dân số. Tuy có xu hướng thấp hơn nông thôn, nhưng vẫn không thể bỏ qua.
  5. Kết luận:

    • Nhận định trên thiếu chính xác vì sự gia tăng dân số thành thị là kết quả của nhiều yếu tố kết hợp, không thể chỉ quy kết do di dân tự do. Thay vào đó, cần xem xét toàn diện bao gồm cả gia tăng tự nhiên, di cư có tổ chức và chính sách đô thị hóa.

Câu 21:

22/07/2024

Các dân tộc thiểu số của nước ta phân bố không phổ biến ở khu vực nào

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Các dân tộc thiểu số của nước ta phân bố không phổ biến ở khu vực các huyện đảo. Theo Atlat trang16, các huyện đảo chủ yếu sử dụng nhóm ngôn ngữ Việt - Mường => dân tộc thiểu số không tập trung tại đây => Chọn đáp án C


Câu 22:

18/07/2024

Nhận định nào sau đây không đúng về cơ cấu dân số theo tuổi hiện tại của nước ta?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Nhận định không đúng về cơ cấu dân số theo tuổi hiện tại của nước ta “Là thời kì lực lượng lao động của nước ta đạt mức tối ưu về số lượng cũng như chất lượng” vì không phản ánh về cơ cấu dân số theo tuổi của nước ta => Chọn đáp án A

Chú ý từ khóa: cơ cấu dân số theo tuổi


Câu 23:

17/07/2024

Giải pháp phù hợp nhất để giải quyết vấn đề thất nghiệp và thiếu việc làm ở nước ta là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Giải pháp phù hợp nhất để giải quyết vấn đề thất nghiệp và thiếu việc làm ở nước ta là kiểm soát tốc độ tăng dân số đi đôi đẩy mạnh phát triển kinh tế và phân bố hợp lí dân cư. (A đúng và đầy đủ nhất)

=> Chọn đáp án A


Câu 24:

17/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết phát biểu nào sau đây không đúng với tháp dân số của nước ta năm 1999 và 2007?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, dễ nhận thấy Số người trên 65 tuổi năm 2007 nhiều hơn năm 1999. => Nhận xét Số người trên 65 tuổi năm 2007 ít hơn năm 1999 là không đúng => Chọn đáp án B


Câu 25:

02/12/2024

Hậu quả nghiêm trọng của tình trạng di dân tự do tới những vùng trung du và miền núi là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Giải thích: Hậu quả nghiêm trọng của tình trạng di dân tự do tới những vùng trung du và miền núi là tài nguyên và môi trường ở các vùng nhập cư bị suy giảm. Do nhập cư tự do, không có quy hoạch nên đa số người nhập cư đến khai thác tài nguyên những vùng trung du và miền núi một cách tự phát (ví dụ khai thác rừng, khoáng sản...), dẫn đến những nguy cơ suy thoái tài nguyên và ô nhiễm môi trường 

*Tìm hiểu thêm: "Phân bố dân cư chưa hợp lí"

- Mật độ dân số trung bình 254 người/km2 (2006), 315 người/km2 (2020).

a) Phân bố dân cư không đều giữa các đồng bằng với trung du, miền núi

MẬT ĐỘ DÂN SỐ CỦA CÁC VÙNG Ở NƯỚC TA QUA CÁC NĂM

(Đơn vị: Người/km2)

- Ở đồng bằng tập trung khoảng 75% dân số, mật độ dân số cao (Đồng bằng sông Hồng 1225 người/km2, Đồng bằng sông Cửu Long 429 người/km2).

- Ở vùng trung du, miền núi mật độ dân số thấp hơn nhiều so với đồng bằng, trong khi vùng này tập trung nhiều tài nguyên thiên nhiên quan trọng của đất nước (Tây Nguyên 89 người/ km2, Tây Bắc 69 người/km2).

b) Phân bố dân cư không đều giữa thành thị và nông thôn

CƠ CẤU DÂN SỐ PHÂN THEO THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN CỦA NƯỚC TA

QUA CÁC NĂM (Đơn vị: %)

Năm 2020, dân số thành thị chiếm 35,9%, dân số nông thôn chiếm 64,1%.

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư

 


Câu 26:

17/10/2024

Vùng có tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm cao nhất ở nước ta là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

- Vùng có tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm cao nhất ở nước ta là Đồng bằng sông Hồng.

Vùng có tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm cao nhất ở nước ta là Đồng bằng sông Hồng do dân cư tập trung đông, lại là vùng có truyền thống canh tác nông nghiệp nên thời gian nông nhàn nhiều, nghề phụ chưa phát triên

=> tỉ lệ thiếu việc làm cao

=> A đúng.B,C,D sai.

* Phân bố dân cư chưa hợp lí

- Mật độ dân số trung bình 254 người/km2 (2006), 315 người/km2 (2020).

a) Phân bố dân cư không đều giữa các đồng bằng với trung du, miền núi

- Ở đồng bằng tập trung khoảng 75% dân số, mật độ dân số cao (Đồng bằng sông Hồng 1225 người/km2, Đồng bằng sông Cửu Long 429 người/km2).

- Ở vùng trung du, miền núi mật độ dân số thấp hơn nhiều so với đồng bằng, trong khi vùng này tập trung nhiều tài nguyên thiên nhiên quan trọng của đất nước (Tây Nguyên 89 người/ km2, Tây Bắc 69 người/km2).

b) Phân bố dân cư không đều giữa thành thị và nông thôn

Năm 2020, dân số thành thị chiếm 35,9%, dân số nông thôn chiếm 64,1%.

2. Chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động của nước ta

- Tiếp tục thực hiện các giải pháp kiềm chế tốc độ tăng dân số, đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật về dân số và kế hoạch hóa gia đình.

- Xây dựng chính sách di cư phù hợp để thúc đẩy sự phân bố dân cư, lao động giữa các vùng.

- Xây dựng quy hoạch và chính sách thích hợp nhằm đáp ứng xu thế chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị.

- Đưa xuất khẩu lao động thành một chương trình lớn, có giải pháp mạnh và chính sách cụ thể mở rộng thị trường xuất khẩu lao động. Đổi mới mạnh mẽ phương thức đào tạo người lao động xuất khẩu có tác phong công nghiệp.

- Đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở trung du, miền núi, phát triển công nghiệp nông thôn để khai thác tài nguyên và sử dụng tối đa nguồn lao động của đất nước.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư

Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta

 

Câu 27:

17/07/2024

Dân số năm 2015 là 91,7 triệu người. Tỉ suất gia tăng tự nhiên là 1,07% so với năm 2014. Vậy dân số tăng thêm số với năm 2014 là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Dân số năm 2015 là 91,7 triệu người. Tỉ suất gia tăng tự nhiên là 1,07% so với năm 2014.

=> Gọi số dân 2014 là A => A+ (A*1,07%) = 91,7 triệu người

=> A(1+0,0107) = 91,7

=> A = 91,7/ 1,0107 = 90,73 (số dân 2014)

Vậy dân số tăng thêm so với năm 2014 là 91,7 - 90,73= 0,97 triệu người

=> Chọn đáp án D


Câu 28:

19/07/2024

Dân số nước ta năm 2003 là 80,9 triệu người, tốc độ gia tăng dân số là 1,32%, thì dân số năm 2018 là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Ap dụng công thức A=N * (1+r)n

Trong đó: A: là số dân năm cần tính N: là số dân năm gốc r: là tỉ lệ gia tăng dân số n: số năm

Dân số năm 2003 là 80,9 triệu người. Tốc độ gia tăng dân số là 1,32% (=0,0132)

=> Gọi số dân 2018 là A, dân số năm 2003 là N => Ta có công thức A= N*(1+ 0,0132)15

=> A= 80,9 * (1+0,0132) * 15

=> A = 98,49 (triệu người) (số dân 2018)


Bắt đầu thi ngay