Trắc nghiệm Địa lí tự nhiên - Mức độ vận dụng cao (có lời giải chi tiết)
23 câu trắc nghiệm Địa lí tự nhiên - Mức độ vận dụng cao (có lời giải chi tiết)
-
4306 lượt thi
-
23 câu hỏi
-
23 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
19/07/2024Với hình dạng lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang của nước ta đã
Đáp án đúng là: A
Hình dạng kéo dài và hẹp ngang của nước ta đã tạo điều kiện cho tính biển xâm nhập sâu vào đất liền, khiến cho vùng phía Tây của nước ta vẫn có tính ẩm, vẫn có mưa do các khối khí từ biển vào, không bị khô hạn như các khu vực ở Bắc Phi, Tây Nam Á
Câu 2:
22/07/2024Địa hình nước ta có nhiều đồi núi và chủ yếu là đồi núi thấp vì:
Đáp án đúng là: C
Địa hình nước ta có nhiều đồi núi và chủ yếu là đồi núi thấp do hoạt động tạo núi xảy ra vào cuối đại Trung sinh, trải qua quá trình bào mòn lâu dài và được nâng lên trong giai đoạn Tân kiến tạo (chính các vận động tạo núi trong lịch sử hình thành lãnh thổ (sgk Địa lí 12 trang 24) đã khiến nước ta có nhiều đồi núi, đồng thời địa hình nước ta phải trải qua quá trình bào mòn lâu dài ( do nhiệt độ cao, mưa nhiều...) nên đồi núi chủ yếu là đồi núi thấp)
Câu 3:
20/07/2024Đầu tháng 10/2017, các thiên tai sạt lở đất, lũ quét đã gây thiệt hại lớn nhất cho những địa phương nào ở nước ta
Đáp án đúng là: C
Đầu tháng 10/2017, các thiên tai sạt lở đất, lũ quét đã gây thiệt hại lớn cho những địa phương ở miền núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, đặc biệt là Yên Bái, Hòa Bình, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An
Câu 4:
22/07/2024Dải hội tụ nhiệt đới chạy theo hướng kinh tuyến vào đầu mùa hạ ở nước ta được hình thành do sự hội tụ giữa hai luồng gió nào sau đây?
Đáp án đúng là: B
Dải hội tụ nhiệt đới đầu mùa hạ được hình thành do gió tây nam TBg (xuất phát từ vịnh Bengan) kết hợp với gió Tín phong Bắc bán cầu
Câu 5:
31/07/2024Cho câu thơ:
“Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây
Bên nắng đốt, bên mưa quây”
(Trích: Sợi nhớ sợi thương - Phan Huỳnh Điểu)
Hãy cho biết lần lượt tên các loại gió ảnh hưởng tới thời tiết sườn Đông và sườn Tây dãy Trường Sơn trong câu thơ trên?
Đáp án đúng là: D
Các loại gió ảnh hưởng tới thời tiết sườn Đông và sườn Tây dãy Trường Sơn trong câu thơ trên là Gió phơn Tây Nam và gió mùa Tây Nam.
Dựa vào câu thơ đã cho, có thể xác định được thời kì được nhắc đến là mùa hạ khi Tây Trường Sơn chịu ảnh hưởng của gió mùa mùa hạ có hướng Tây Nam gây mưa lớn (mưa quây); Đông Trường Sơn hay duyên hải miền Trung chịu ảnh hưởng của hiện tượng phơn khô nóng (nắng đốt) => các loại gió ảnh hưởng tới thời tiết sườn Đông và sườn Tây dãy Trường Sơn trong câu thơ trên lần lượt là Gió phơn Tây Nam và gió mùa Tây Nam.
Gió mùa Đông Bắc suy yếu hẳn, ngừng hoạt động, gió tây nam chưa mạnh lên, Tín phong bán cầu Bắc từ rìa tây nam cao áp chí tuyến Tây Thái Bình Dương thổi vào nước ta theo hướng đông nam. Gió này gây ra thời tiết “nồm”, độ ẩm lớn, sương mù nhiều, thời tiết ấm, không mưa cho vùng duyên hải và đồng bằng Bắc Bộ
→ A,C sai
Gió phơn Tây Nam (gọi là gió Tây, gió Lào) thổi ở vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ vào đầu mùa hạ có nguồn gốc từ khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển vào nước ta theo hướng Tây Nam và gặp bức chắn địa hình dãy Trường Sơn Bắc.
→ B sai
Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
a) Tính chất nhiệt đới
- Vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến.
- Trong năm Mặt Trời luôn đứng cao trên đường chân trời và qua thiên đỉnh hai lần.
- Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm khiến cho nhiệt độ trung bình năm cao. Nhiệt độ trung bình năm lớn hơn 200C. Tổng số giờ nắng tuỳ nơi từ 1400-3000 giờ/năm.
b) Lượng mưa, độ ẩm lớn
- Lượng mưa lớn, trung bình năm từ 1500-2000mm, ở sườn đón gió biển và các khối núi cao có thể lên đến 3500-4000mm.
- Độ ẩm không khí cao, trên 80%, cân bằng ẩm luôn luôn dương.
c) Gió mùa
- Việt Nam có hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ. Gió Tín phong chỉ hoạt động xen kẽ gió mùa và chỉ mạnh lên rõ rệt vào thời kỳ chuyển tiếp giữa 2 mùa gió.
- Sự luân phiên các khối khí hoạt động theo mùa khác nhau cả về hướng và về tính chất đã tạo nên sự phân mùa khí hậu.
+ Ở miền Bắc: có mùa đông lạnh khô, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.
+ Ở miền Nam: có hai mùa: mùa khô và mùa mưa ẩm rõ rệt.
* Gió mùa mùa đông
- Hướng: Đông Bắc.
- Nguồn gốc: Áp cao Xibia.
- Phạm vi: Miền Bắc.
- Thời gian: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
- Tính chất: Nửa đầu mùa đông khô, lạnh; nửa cuối mùa đông lạnh, ẩm.
- Hệ quả: Mùa đông lạnh ở miền Bắc. Trong thời gian này, từ Đà Nẵng trở vào, tín phong bán cầu bắc cũng thổi theo hướng Đông Bắc gây mưa ven biển Trung bộ, trong khi Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô.
* Gió mùa mùa hạ
- Hướng: Tây Nam (riêng Bắc Bộ có hướng Đông Nam).
- Nguồn gốc: Nửa đầu mùa (áp cao Bắc Ấn Độ Dương); Giữa, cuối mùa (áp cao cận chí tuyến Nam bán cầu).
- Phạm vi: Cả nước.
- Thời gian: Từ tháng 5 đến tháng 10.
- Tính chất: Nóng, ẩm.
- Hệ quả:
+ Đầu mùa: Gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên.
+ Giữa và cuối mùa: Hoạt động của gió mùa Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa vào tháng 9 cho Trung Bộ.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
Câu 6:
04/10/2024Vùng núi đá vôi của nước ta có hạn chế lớn nhất về mặt tự nhiên là
Đáp án đúng là: D
Giải thích: Vùng núi đá vôi của nước ta có hạn chế lớn nhất về mặt tự nhiên là dễ xảy ra tình trạng thiếu nước về mùa khô do ở vùng núi đá vôi, nước tham gia vào phản ứng hòa tan đá vôi, dòng chảy trên mặt bị hạn chế
*Tìm hiểu thêm: "Đặc điểm chung của địa hình"
a) Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp
- Địa hình dưới 1000m chiếm 85%; 1000 - 2000m chiếm 14%; trên 2000m chiếm 1%.
- Đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ.
Lý thuyết Đất nước nhiều đồi núi | Địa Lí lớp 12 (ảnh 1)
Nước ta nhiều đồi núi nhưng chủ yếu đồi núi thấp
b) Cấu trúc địa hình khá đa dạng
- Địa hình thấp dần từ Tây Bắc đến Đông Nam.
- Địa hình trẻ lại và có tính phân bậc rõ rệt.
- Cấu trúc địa hình có 2 hướng chính: Tây Bắc - Đông Nam (Tây Bắc, Trường Sơn Bắc) và vòng cung (Đông Bắc, Trường Sơn Nam).
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 6: Đất nước nhiều đồi núi
Câu 7:
22/07/2024Vào nửa sau mùa hạ ở nước ta, gió mùa Tây Nam gặp dãy Trường Sơn không gây hiện tượng phơn khô nóng cho Trung Bộ do gió này có
Đáp án đúng là: B
Vào nửa sau mùa hạ ở nước ta, gió mùa Tây Nam gặp dãy Trường Sơn không gây hiện tượng phơn khô nóng cho Trung Bộ do gió này có tầng ẩm rất dày. Hoạt động của gió mùa Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân gây mưa chủ yếu cho hai miền Nam, Bắc và mưa tháng IX cho Trung Bộ (sgk Địa lí 12 trang 42)
Câu 8:
22/10/2024Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết cặp trạm khí hậu nào sau đây thể hiện sự phân hóa khí hậu theo độ cao địa hình ở nước ta?
Đáp án đúng là: D
- Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cặp trạm khí hậu thể hiện sự phân hóa khí hậu theo độ cao địa hình ở nước ta là: Hà Nội và Sa Pa
Vì 2 trạm khí hậu này nằm trong cùng miền khí hậu, vĩ độ không chênh lệch nhiều nhưng độ cao chênh lệch lớn; Hà Nội nằm trên đồng bằng sông Hồng với độ cao trung bình <50m còn Sa Pa nằm ở độ cao >1500m.
→ D đúng.A,B,C sai.
* Nguyên tắc khi khai thác Alat địa lý Việt Nam:
- Nắm được bố cục, cấu trúc của Atlat
- Nắm vững hệ thống ký hiệu trên bản đồ, biểu đồ
- Trình tự khai thác Atlat
- Các dạng câu hỏi trong các đề kiểm tra khai thác kiến thức từ Atlat.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 11: Thiên nhiên phân hoá đa dạng
Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng
Câu 9:
22/07/2024Hướng núi tây bắc và vòng cung địa hình nước ta quy định bởi
Đáp án đúng là: D
Hướng núi tây bắc và vòng cung địa hình nước ta quy định bởi Hướng của các mảng nền cổ. Ví dụ, hướng núi vòng cung của vùng núi Đông Bắc do chịu ảnh hưởng của mảng nền cổ Hoa Nam, Trung Quốc; hướng núi Tây Bắc - Đông Nam của Tây Bắc do chịu ảnh hưởng của mảng nền cổ Vân Nam Trung Quốc
Câu 10:
23/07/2024Nguyên nhân gây khô hạn kéo dài ở Lục Ngạn (Bắc Giang) là do
Đáp án đúng là: C
Lục Ngạn nằm trong một khu vực thung lũng khuất gió, nơi mà các dòng gió ẩm từ biển không thể dễ dàng tiếp cận. Điều này dẫn đến tình trạng khô hạn kéo dài vì thiếu nguồn cung cấp độ ẩm từ biển. Thung lũng khuất gió thường có hiện tượng thiếu mưa kéo dài, đặc biệt trong mùa khô.
C đúng.
- A sai vì gió mùa đông bắc thường mang theo không khí lạnh và khô, gây ra mùa đông lạnh giá và khô hạn ở nhiều khu vực miền Bắc Việt Nam. Tuy nhiên, gió này thường ảnh hưởng nhiều hơn vào mùa đông và không phải là nguyên nhân chính gây khô hạn kéo dài ở Lục Ngạn.
- B sai vì gió tín phong bán cầu Bắc (hay gió mùa đông bắc) thường mang theo không khí khô từ lục địa và gây ra khô hạn, nhưng nó không phải là nguyên nhân chính gây ra khô hạn kéo dài ở Lục Ngạn.
- D sai vì gió phơn tây nam (gió Lào) thường gây ra hiệu ứng khô nóng và khô hạn ở khu vực Trung Bộ. Tuy nhiên, Bắc Giang nằm ở phía Bắc Việt Nam và không chịu ảnh hưởng nhiều từ gió phơn tây nam.
* Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống
Thiên tai |
Thời gian |
Khu vực |
Hậu quả |
Biện pháp |
Bão |
Tháng 6 - 11 (mạnh nhất tháng 8, 9, 10). |
Chậm dần từ Bắc vào Nam. |
- Gây thiệt hại lớn về người và của. - Ngập lụt ở đồng bằng, lũ quét ở miền núi. |
- Dự báo chính xác. - Sơ tán dân. - Tích cực phòng chống bão. |
Ngập lụt
|
Tháng 9 - 10. |
- Vùng đồng bằng châu thổ, hạ lưu sông. - Vũng trũng. |
- Ngập úng hoa màu, ruộng đồng. - Gây tắc nghẽn giao thông,… |
- Trồng rừng. - Xây dựng công trình ngăn thủy triều, thoát nước lũ. |
Lũ quét
|
Tháng 6 - 10 (phía Bắc); Tháng 10 - 12 (Hà Tĩnh đến NTB). |
Vùng núi. |
- Thiệt hại về người và của. - Sạt lở đất, cản trở giao thông. |
- Trồng rừng, sử dụng đất hợp lí. - Quy hoạch điểm dân cư tránh lũ quét. |
Hạn hán
|
Diễn ra vào mùa khô (tùy từng khu vực). |
- Các thung lũng khuất gió ở miền Bắc. - Tây Nguyên, ĐNB. - BTB và ven biển NTB. |
- Cháy rừng. - Ảnh hưởng đến nông nghiệp, đời sống sản xuất và sinh hoạt. |
- Xây dựng công trình thủy lợi.
|
Các thiên tai khác |
Diễn ra tùy từng nơi, khu vực và năm (Động đất, lốc, mưa đá,…). |
Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng ven biển |
Ảnh hưởng lớn đến đời sống sản xuất và sinh hoạt. |
Chủ động phòng chống vì các thiên tai này xảy ra bất thường, khó dự báo. |
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai
Giải Địa lí 12 Bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai
Câu 11:
22/07/2024Trên đất liền nước ta, nơi có thời gian hai lần mặt trời lên thiên đỉnh cách xa nhau nhất trong năm là
Đáp án đúng là: B
Trên đất liền nước ta, nơi có thời gian hai lần mặt trời lên thiên đỉnh cách xa nhau nhất là điểm cực Nam.
Vận dụng kiến thức Địa lí 10, do hoạt động biểu kiến của Mặt Trời nên mọi địa điểm trong cả nước có 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh trong 1 năm. Càng về gần Xích Đạo, 2 lần Mặt trời lên thiên đỉnh trong năm càng cách xa nhau
Câu 12:
17/07/2024Yếu tố ảnh hưởng trực tiếp làm cho phần lớn sông ngòi ở nước ta nhỏ, ngắn và độ dốc lớn là
Đáp án đúng là: D
Yếu tố ảnh hưởng trực tiếp làm cho phần lớn sông ngòi ở nước ta nhỏ, ngắn và độ dốc lớn là hình dáng lãnh thổ và sự phân bố địa hình. Hình dáng lãnh thổ hẹp ngang, địa hình lại chia cắt lớn nên sông ngòi chủ yếu là sông nhỏ, ngắn và dộ dốc lớn
Câu 13:
22/07/2024Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết lát cắt A-B từ sơn nguyên Đồng Văn đến cửa sông Thái Bình không có đặc điểm nào sau đây?
Đáp án đúng là: D
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, lát cắt A-B từ sơn nguyên Đồng Văn đến cửa sông Thái Bình không có đặc điểm Chủ yếu là khu vực núi cao hiểm trở cao nhất là núi Phia Booc, chiều dài thực tế của lát cắt là 600km. Vì Đồi núi ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ chủ yếu là núi thấp và núi trung bình chứ không phải núi cao hiểm trở, chiều dài thực tế của lát cắt cũng khoảng 312km chứ không phải 600km (1cm , trên bản đồ ứng với 30km thực tế - xem thước tỉ lệ dưới cuối bản đồ)
Câu 14:
23/07/2024Hiện nay (tháng 1 năm 2018) tại Mẫu Sơn (Lạng Sơn) có những ngày có hiện tượng tuyết và đóng băng. Vì sao xứ sở nhiệt đới lại có hiện tượng này?
Đáp án đúng là: A
Hiện nay (tháng 1 năm 2018) tại Mẫu Sơn (Lạng Sơn) có những ngày có hiện tượng tuyết và đóng băng. ở vùng nhiệt đới lại có hiện tượng này do Mẫu Sơn nằm ở vĩ độ cao và ở vị trí trực tiếp đón gió mùa Đông Bắc khiến Mẫu Sơn là 1 trong những nơi có mùa đông lạnh nhất nước ta, cùng với đó là xu hướng biến đổi khí hậu khiến cho thời tiết cực đoan hơn, mùa đông lạnh hơn
Câu 15:
20/07/2024Dựa vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 15, 16 và kiến thức đã học cho biết nhận định nào sau đây chính xác nhất?
Đáp án đúng là: C
Dựa vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 15, 16 và kiến thức đã học, nhận định chính xác nhất là Dân cư phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở đồng bằng, trong đó đồng bằng sông Hồng có mật độ cao nhất và nhiều đô thị nhất, chính xác hơn là nhiều đô thị lớn nhất (xem Atlat trang 15 dễ nhận thấy mật độ đô thị DDBSSH khá dày, nhiều đô thị lớn so với cả nước)
Câu 16:
23/07/2024Đặc điểm cơ bản nhất của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là
Đáp án đúng là: C
Dựa vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 15, 16 và kiến thức đã học, nhận định chính xác nhất là Dân cư phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở đồng bằng, trong đó đồng bằng sông Hồng có mật độ cao nhất và nhiều đô thị nhất, chính xác hơn là nhiều đô thị lớn nhất (xem Atlat trang 15 dễ nhận thấy mật độ đô thị DDBSSH khá dày, nhiều đô thị lớn so với cả nước)
Câu 17:
21/07/2024Đâu không phải đặc điểm của dòng biển mùa đông trong biển Đông?
Đáp án đúng là: D
Đây không phải là đặc điểm của dòng biển mùa đông trong Biển Đông. Dòng biển mùa đông thường xuất phát từ vùng cao áp ở phía bắc (khu vực có khí hậu lạnh) chứ không phải từ khu vực xích đạo (khu vực có khí hậu nóng).
D đúng.
- A sai vì đây là đặc điểm chính xác của dòng biển mùa đông trong Biển Đông, vì dòng biển này hoạt động mạnh nhất vào mùa đông do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc.
- B sai vì đây cũng là đặc điểm chính xác. Dòng biển mùa đông trong Biển Đông thường có hướng từ đông bắc xuống tây nam, theo hướng gió mùa đông bắc.
- C sai vì đây là đặc điểm đúng. Dòng biển mùa đông thường mang theo nước lạnh từ vùng cao áp phía bắc xuống phía nam, làm nhiệt độ nước biển giảm.
* Khái quát của biển đông
- Biển Đông là một biển rộng, có diện tích 3,477 triệu km2 (lớn thứ hai trong các biển của Thái Bình Dương).
- Là biển tương đối kín, phía đông và đông nam được bao bọc bởi các vòng cung đảo.
- Biển Đông nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.
Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và tính chất khép kín của Biển Đông được thể hiện qua các yếu tố hải văn (nhiệt độ, độ muối của nước biển, sóng, thuỷ triều, hải lưu) và sinh vật biển.
Một góc Vịnh Bắc Bộ của Biển Đông Việt Nam
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
Giải Địa lí 12 Bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
Câu 18:
19/07/2024Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết lát cắt từ C đến D đi qua các dạng địa hình nào sau đây?
Đáp án đúng là: B
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết lát cắt từ C đến D đi qua các dạng địa hình Núi cao (khu vực núi Hoàng Liên Sơn), cao nguyên ( Mộc Chậu), đồi núi thấp (phía nam sông Mã) và đồng bằng (đồng bằng sông Mã) (quan sát Lát cắt C - D ở góc dưới bên trái bản đồ trang 13)
Câu 19:
18/07/2024So với một số nước trong khu vực và trên thế giới, tài nguyên khoáng sản nước ta
Đáp án đúng là: D
So với một số nước trong khu vực và trên thế giới, tài nguyên khoáng sản nước ta Phong phú về thể loại, có nhiều mỏ có trữ lượng và chất lượng tốt.
Câu 20:
21/07/2024Đâu không phải là dạng địa hình do biển tạo nên?
Đáp án đúng là: B
Các khe rãnh xói mòn không phải là dạng địa hình do biển tạo ra mà là địa hình do nước chảy trên bề mặt đất tạo
Câu 21:
22/07/2024Sự hiện diện của dãy Trường Sơn Bắc đã làm cho thiên nhiên vùng Bắc Trung Bộ
Đáp án đúng là: B
- Khu vực Bắc Trung Bộ có trên 70% diện tích là đồi núi, chỉ có đồng bằng Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh có đất phù sa thích hợp trồng cây lương thực.
A sai.
- Sự hiện diện của dãy Trường Sơn Bắc gió Tây Nam gặp bức chắn địa hình gây ra hiện tượng phơn khô nóng cho đồng bằng ven biển Đông Trường Sơn Bắc. Ngược lại, vào Thu Đông, gió Đông Bắc qua biển gặp bức chắn địa hình dãy Trường Sơn Bắc nên mưa lớn.
Thiên nhiên vùng Bắc Trung Bộ có mùa mưa chậm dần sang thu đông và gió tây khô nóng.
B đúng.
- Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, khu vực Bắc Trung Bộ xuất hiện gió mùa đông bắc.
C sai.
- Dãy Trường Sơn tạo bức chắn địa hình với gió Tây Nam làm gió này bị biến tính trở nên khô nóng, gây ra hiệu ứng phơn đầu hạ, và làm cho mùa mưa lệch sang thu đông.
D sai.
* Ảnh hưởng của dãy Trường Sơn Bắc đối với khí hậu khu vực Bắc Trung Bộ
- Vào mùa hạ, khi gió mùa Tây Nam thổi vào lãnh thổ nước ta, bị chắn lại ở phía Tây dải núi Trường Sơn Bắc và gây mưa cho khu vực này.
- Gió này khi vượt qua núi bị biến tính trở nên khô nóng và vô cùng khắc nghiệt (gọi là gió Lào) làm ảnh hưởng đến toàn bộ lãnh thổ đồng bằng ven biển phía Đông.
- Vào mùa đông, dãy Trường Sơn Bắc đón gió mùa Đông Bắc gây mưa lớn ở nhiều địa phương.
⟹ Tạo nên sự phân hóa khí hậu giữa đồng bằng và vùng núi.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Câu 22:
17/07/2024Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 - 14 và kiến thức đã học hãy cho biết tháng 4 năm 2009, Hiệp hội hang đông Hoàng gia Anh đã phát hiện và công nhận hang động đá vôi (Caxtơ) nào của Việt Nam là hang động lớn nhất thế giới tại thời điểm đó?
Đáp án đúng là: A
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 - 14 và kiến thức đã học, tháng 4 năm 2009, Hiệp hội hang đông Hoàng gia Anh đã phát hiện và công nhận hang động đá vôi (Caxtơ) Sơn Đoòng của Việt Nam là hang động lớn nhất thế giới tại thời điểm đó
Câu 23:
31/10/2024Địa hình nước ta có nhiều đồi núi và chủ yếu là đồi núi thấp vì:
Đáp án đúng là: C
Địa hình nước ta có nhiều đồi núi và chủ yếu là đồi núi thấp vì lãnh thổ chịu sự tác động mạnh mẽ của quá trình ngoại lực trong giai đoạn Tân kiến tạo.
C đúng
- A sai vì nó chỉ đề cập đến quá trình hình thành mà không nói rõ về việc phần lớn địa hình nước ta có độ cao dưới 1000m, trong đó núi cao trên 2000m chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ.
- B sai vì điều này chỉ đề cập đến sự hình thành địa hình từ lâu đời, mà không giải thích vì sao phần lớn địa hình nước ta là đồi núi thấp, với độ cao dưới 1000m và tỷ lệ núi cao trên 2000m rất ít.
- D sai vì chỉ là một yếu tố trong quá trình hình thành địa hình, không đề cập đến độ cao cụ thể và tỷ lệ đồi núi thấp chiếm ưu thế.
* Đặc điểm chung của địa hình
a. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp
- Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ.
- Địa hình cao dưới 1000m chiếm 85%, từ 1000 - 2000m núi trung bình 14%, trên 2000m núi cao chỉ có 1%.
b. Cấu trúc địa hình khá đa dạng
- Cấu trúc (2 hướng chính):
+ Tây Bắc - Đông Nam: vùng núi Trường Sơn Bắc, Tây Bắc.
+ Vòng cung: vùng núi Đông Bắc, Trường Sơn Nam.
- Địa hình già trẻ lại và có tính phân bậc rõ rệt.
- Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
c. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa
Biểu hiện: Xói mòn, rửa trôi ở miền núi, bồi tụ nhanh ở đồng bằng.
- Bồi tụ nhanh ở vùng đồng bằng.
d) Địa hình chịu sự tác động mạnh mẽ của con người
- Tích cực: Trồng rừng phủ đất trống, đồi trọc,…
- Tiêu cực: Thông qua các hoạt động kinh tế (Các công trình thủy lợi, thủy điện, xây dựng kênh mương, đê sông - biển,…) làm biến đổi các dạng địa hình.
Vùng đồi núi |
Đông Bắc |
- Vị trí: Nằm ở tả ngạn sông Hồng. - Hướng: Vòng cung; hướng nghiêng chung: Tây Bắc – Đông Nam. - Độ cao: Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích. - Đặc điểm hình thái: + Gồm 4 cánh cung lớn chụm đầu ở Tam Đảo, mở ra về phía bắc và phía đông: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. + Các dãy núi cao trên 2000m ở rìa phía Bắc, núi trung bình ở giữa, đồng bằng ở phía Đông, Đông Nam. + Các thung lũng sông: sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam. |
Tây Bắc |
- Vị trí: Nằm giữa sông Hồng và sông Cả. - Hướng: Tây Bắc – Đông Nam. - Độ cao: Địa hình cao nhất nước ta. - Đặc điểm hình thái: địa hình với 3 mạch núi lớn. + Phía đông là dãy Hoàng Liên Sơn. + Phía tây là địa hình núi trung bình với dãy sông Mã chạy dọc biên giới Việt – Lào. + Ở giữa thấp hơn là dãy núi xen các sơn nguyên, cao nguyên đá vôi. |
|
Trường Sơn Bắc |
- Vị trí: Từ nam sông Cả tới dãy Bạch Mã. - Hướng: Tây Bắc – Đông Nam. - Đặc điểm hình thái + Gồm các dãy núi song song và so le. + Địa thế thấp, hẹp và được nâng cao ở hai đầu. |
|
Trường Sơn Nam |
- Vị trí: Phía Nam dãy Bạch Mã. - Hướng: Vòng cung. - Đặc điểm hình thái: Có sự bất đối xứng giữa sườn hai sườn đông, tây của Tây Trường Sơn. + Địa hình núi ở phía đông với những đỉnh núi trên 2000m và thấp dần ra biển. + Phía Tây gồm các cao nguyên tương đối bằng phẳng thành các bề mặt cao 500-800-1000m và địa hình bán bình nguyên xen đồi. |
|
Bán bình nguyên và vùng đồi trung du |
Nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng. |
|
Bán bình nguyên |
- Vị trí: Đông Nam Bộ. - Đặc điểm: Bậc thềm phù sa cổ và bề mặt phủ badan. |
|
Đồi trung du |
- Vị trí: Rìa phía Bắc, phía Tây đồng bằng sông Hồng, ven biển ở dải đồng bằng miền Trung. - Đặc điểm: Phần nhiều do tác động của dòng chảy chia cắt các thềm phù sa cổ. |
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 6: Đất nước nhiều đồi núi
Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 6-7: Đất nước nhiều đồi núi
Có thể bạn quan tâm
- Trắc nghiệm Địa lí tự nhiên - Mức độ nhận biết (3097 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa lí tự nhiên- Mức độ thông hiểu (3844 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa lí tự nhiên - Mức độ vận dụng (có lời giải chi tiết) (2412 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa lí tự nhiên - Mức độ vận dụng cao (có lời giải chi tiết) (4305 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa lí ngành kinh tế - Mức độ thông hiểu (có lời giải chi tiết) (3982 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa lí ngành kinh tế - Mức độ vận dụng (có lời giải chi tiết) (1120 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa lí ngành kinh tế - Mức độ vận dụng cao (có lời giải chi tiết) (1742 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa lí dân cư - Mức độ thông hiểu (có lời giải chi tiết) (1037 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa lí dân cư - Mức độ nhận biết (có lời giải chi tiết) (694 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa lí dân cư - Mức độ vận dụng và vận dụng cao (có lời giải chi tiết) (6073 lượt thi)