Câu hỏi:
31/10/2024 17,123Địa hình nước ta có nhiều đồi núi và chủ yếu là đồi núi thấp vì:
A. hoạt động tạo núi xảy ra vào cuối đại Trung sinh, trải qua quá trình bào mòn lâu dài và được nâng lên trong giai đoạn Tân kiến tạo.
B. lãnh thổ được hình thành sớm và được nâng lên trong các pha uốn nếp trong vận động tạo núi thuộc đại Trung sinh.
C. lãnh thổ chịu sự tác động mạnh mẽ của quá trình ngoại lực trong giai đoạn Tân kiến tạo.
D. ảnh hưởng của vận động tạo núi Anpơ trong đại Cổ sinh đã làm cho lãnh thổ nước ta nâng lên.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Địa hình nước ta có nhiều đồi núi và chủ yếu là đồi núi thấp vì lãnh thổ chịu sự tác động mạnh mẽ của quá trình ngoại lực trong giai đoạn Tân kiến tạo.
C đúng
- A sai vì nó chỉ đề cập đến quá trình hình thành mà không nói rõ về việc phần lớn địa hình nước ta có độ cao dưới 1000m, trong đó núi cao trên 2000m chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ.
- B sai vì điều này chỉ đề cập đến sự hình thành địa hình từ lâu đời, mà không giải thích vì sao phần lớn địa hình nước ta là đồi núi thấp, với độ cao dưới 1000m và tỷ lệ núi cao trên 2000m rất ít.
- D sai vì chỉ là một yếu tố trong quá trình hình thành địa hình, không đề cập đến độ cao cụ thể và tỷ lệ đồi núi thấp chiếm ưu thế.
* Đặc điểm chung của địa hình
a. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp
- Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ.
- Địa hình cao dưới 1000m chiếm 85%, từ 1000 - 2000m núi trung bình 14%, trên 2000m núi cao chỉ có 1%.
b. Cấu trúc địa hình khá đa dạng
- Cấu trúc (2 hướng chính):
+ Tây Bắc - Đông Nam: vùng núi Trường Sơn Bắc, Tây Bắc.
+ Vòng cung: vùng núi Đông Bắc, Trường Sơn Nam.
- Địa hình già trẻ lại và có tính phân bậc rõ rệt.
- Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
c. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa
Biểu hiện: Xói mòn, rửa trôi ở miền núi, bồi tụ nhanh ở đồng bằng.
- Bồi tụ nhanh ở vùng đồng bằng.
d) Địa hình chịu sự tác động mạnh mẽ của con người
- Tích cực: Trồng rừng phủ đất trống, đồi trọc,…
- Tiêu cực: Thông qua các hoạt động kinh tế (Các công trình thủy lợi, thủy điện, xây dựng kênh mương, đê sông - biển,…) làm biến đổi các dạng địa hình.
Vùng đồi núi |
Đông Bắc |
- Vị trí: Nằm ở tả ngạn sông Hồng. - Hướng: Vòng cung; hướng nghiêng chung: Tây Bắc – Đông Nam. - Độ cao: Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích. - Đặc điểm hình thái: + Gồm 4 cánh cung lớn chụm đầu ở Tam Đảo, mở ra về phía bắc và phía đông: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. + Các dãy núi cao trên 2000m ở rìa phía Bắc, núi trung bình ở giữa, đồng bằng ở phía Đông, Đông Nam. + Các thung lũng sông: sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam. |
Tây Bắc |
- Vị trí: Nằm giữa sông Hồng và sông Cả. - Hướng: Tây Bắc – Đông Nam. - Độ cao: Địa hình cao nhất nước ta. - Đặc điểm hình thái: địa hình với 3 mạch núi lớn. + Phía đông là dãy Hoàng Liên Sơn. + Phía tây là địa hình núi trung bình với dãy sông Mã chạy dọc biên giới Việt – Lào. + Ở giữa thấp hơn là dãy núi xen các sơn nguyên, cao nguyên đá vôi. |
|
Trường Sơn Bắc |
- Vị trí: Từ nam sông Cả tới dãy Bạch Mã. - Hướng: Tây Bắc – Đông Nam. - Đặc điểm hình thái + Gồm các dãy núi song song và so le. + Địa thế thấp, hẹp và được nâng cao ở hai đầu. |
|
Trường Sơn Nam |
- Vị trí: Phía Nam dãy Bạch Mã. - Hướng: Vòng cung. - Đặc điểm hình thái: Có sự bất đối xứng giữa sườn hai sườn đông, tây của Tây Trường Sơn. + Địa hình núi ở phía đông với những đỉnh núi trên 2000m và thấp dần ra biển. + Phía Tây gồm các cao nguyên tương đối bằng phẳng thành các bề mặt cao 500-800-1000m và địa hình bán bình nguyên xen đồi. |
|
Bán bình nguyên và vùng đồi trung du |
Nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng. |
|
Bán bình nguyên |
- Vị trí: Đông Nam Bộ. - Đặc điểm: Bậc thềm phù sa cổ và bề mặt phủ badan. |
|
Đồi trung du |
- Vị trí: Rìa phía Bắc, phía Tây đồng bằng sông Hồng, ven biển ở dải đồng bằng miền Trung. - Đặc điểm: Phần nhiều do tác động của dòng chảy chia cắt các thềm phù sa cổ. |
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 6: Đất nước nhiều đồi núi
Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 6-7: Đất nước nhiều đồi núi
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Cho câu thơ:
“Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây
Bên nắng đốt, bên mưa quây”
(Trích: Sợi nhớ sợi thương - Phan Huỳnh Điểu)
Hãy cho biết lần lượt tên các loại gió ảnh hưởng tới thời tiết sườn Đông và sườn Tây dãy Trường Sơn trong câu thơ trên?
Câu 2:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết lát cắt A-B từ sơn nguyên Đồng Văn đến cửa sông Thái Bình không có đặc điểm nào sau đây?
Câu 3:
Sự hiện diện của dãy Trường Sơn Bắc đã làm cho thiên nhiên vùng Bắc Trung Bộ
Câu 4:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết lát cắt từ C đến D đi qua các dạng địa hình nào sau đây?
Câu 6:
Dải hội tụ nhiệt đới chạy theo hướng kinh tuyến vào đầu mùa hạ ở nước ta được hình thành do sự hội tụ giữa hai luồng gió nào sau đây?
Câu 8:
Đâu không phải đặc điểm của dòng biển mùa đông trong biển Đông?
Câu 10:
Hiện nay (tháng 1 năm 2018) tại Mẫu Sơn (Lạng Sơn) có những ngày có hiện tượng tuyết và đóng băng. Vì sao xứ sở nhiệt đới lại có hiện tượng này?
Câu 11:
Vùng núi đá vôi của nước ta có hạn chế lớn nhất về mặt tự nhiên là
Câu 12:
Đầu tháng 10/2017, các thiên tai sạt lở đất, lũ quét đã gây thiệt hại lớn nhất cho những địa phương nào ở nước ta
Câu 13:
Dựa vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 15, 16 và kiến thức đã học cho biết nhận định nào sau đây chính xác nhất?
Câu 14:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết cặp trạm khí hậu nào sau đây thể hiện sự phân hóa khí hậu theo độ cao địa hình ở nước ta?
Câu 15:
Yếu tố ảnh hưởng trực tiếp làm cho phần lớn sông ngòi ở nước ta nhỏ, ngắn và độ dốc lớn là