Đề thi giữa kì 1 Địa Lí 12 (Đề 1 - có đáp án và thang điểm chi tiết)
-
44732 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
17/07/2024Phần trắc nghiệm
Biển Đông có đặc điểm nào dưới đây?
Chọn: A.
Đặc điểm của Biển Đông là nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa, là biển tương đối kín và là một biển rộng.
Câu 2:
21/07/2024Các bộ phận thuộc vùng biển nước ta theo thứ tự từ trong ra ngoài là:
Chọn: A.
Các bộ phận thuộc vùng biển nước ta theo thứ tự từ trong ra ngoài là: Nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
Câu 3:
22/07/2024Ở vùng biển này nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lí tài nguyên thiên nhiên là vùng:
Chọn: C.
Vùng đặc quyền kinh tế: Vùng đặc quyền kinh tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiếp liền vùng lãnh hải và hợp với vùng lãnh hải thành vùng biển rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của Việt Nam. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn về việc thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật và không sinh vật ở vùng nước, ở đáy biển và trong lòng đất dưới đáy biển của vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam; có quyền và thẩm quyền riêng biệt về các hoạt động khác phục vụ cho việc thăm dò và khai thác vùng đặc quyền kinh tế nhằm mục đích kinh tế; có thẩm quyền riêng biệt về nghiên cứu khoa học trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam; có thẩm quyền trong bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Câu 4:
22/07/2024Ở nước ta thời tiết mùa đông bớt lạnh khô, mùa hè bớt nóng bức là nhờ:
Chọn: D.
Nhờ có biển Đông nên các khối khí đi qua biển ảnh hưởng nên thiên nhiên nước ta có mùa đông bớt lạnh khô, mùa hè bớt nóng bức.
Câu 5:
16/07/2024Vùng biển nước ta rộng bao nhiêu ?
Chọn: B.
Vùng biển Việt Nam có diện tích rộng khoảng 1 triệu ở biển Đông.
Câu 6:
20/09/2024Biển Đông giàu về loại tài nguyên khoáng sản nào sau đây?
Đáp án đúng là: B
Tài nguyên khoáng sản của biển Đông: Dầu mỏ, khí đốt, cát, quặng ti tan và trữ lượng muối biển lớn.
B đúng
- A sai vì những loại tài nguyên này chủ yếu được tìm thấy trên đất liền hoặc dưới lòng đất của các vùng lục địa. Biển Đông chủ yếu chứa tài nguyên hải sản và khoáng sản dưới đáy biển, nhưng không phải là nơi chứa các loại khoáng sản này.
- C sai vì quặng vàng thường được tìm thấy trong các mỏ trên đất liền, trong khi cát và muối biển là sản phẩm tự nhiên, không phải khoáng sản quý giá như dầu khí. Biển Đông chủ yếu nổi bật với tài nguyên hải sản và một số khoáng sản dưới đáy biển.
- D sai vì chúng không phải là khoáng chất hoặc quặng khai thác từ lòng đất. Thủy sản là nguồn thực phẩm sinh vật, trong khi muối biển là sản phẩm tự nhiên từ quá trình bay hơi nước biển, không thuộc vào nhóm tài nguyên khoáng sản.
*) Tài nguyên thiên nhiên vùng biển
- Tài nguyên khoáng sản:
+ Khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị nhất là dầu khí.
+ Hai bể dầu lớn nhất hiện nay đang được khai thác là Nam Côn Sơn và Cửu Long.
+ Các bãi cát ven biển có trữ lượng titan lớn là nguồn nguyên liệu quý cho nhiều ngành công nghiệp.
+ Vùng ven biển nước ta còn thuận lợi cho nghề làm muối nhất là vùng ven biển Nam Trung Bộ: nơi có nhiệt độ cao, nhiều nắng, lại chỉ có một số sông nhỏ đổ ra biển.
- Tài nguyên hải sản:
+ Sinh vật vùng biển nhiệt đới giàu thành phần loài và có năng suất sinh học cao.
+ Trong Biển Đông có trên 2000 loài cá, hàng trăm loài tôm, vài chục loài mực, hàng nghìn loài sinh vật phù du, sinh vật đáy và rong tảo biển.
+ Ven các đảo, nhất là tại hai quần đảo lớn là Hoàng Sa và Trường Sa có nguồn tài nguyên quý giá là các rạn san hô cùng đông đảo các loài sinh vật khác.
Câu 7:
20/11/2024Quá trình chủ yếu chi phối địa mạo của vùng ven biển của nước ta là:
Đáp án đúng là: C
Bồi tụ là quá trình chủ yếu chi phối địa mạo ở các vùng vên biển nước ta. Đặc biệt là ở vùng đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng sông Cửa Long.
→ C đúng
- A, B, D sai vì quá trình bồi tụ phù sa do sông mang lại mới là yếu tố chính tạo nên địa hình vùng ven biển, hình thành đồng bằng và các bãi bồi.
Quá trình bồi tụ chi phối mạnh mẽ địa mạo vùng ven biển của Việt Nam. Vùng ven biển có đặc điểm là hệ thống sông ngòi lớn đổ ra biển, mang theo lượng lớn phù sa từ các vùng nội địa. Các con sông như sông Hồng, sông Cửu Long tạo ra những đồng bằng châu thổ rộng lớn với các vùng bồi tụ phù sa màu mỡ. Quá trình bồi tụ diễn ra khi các dòng chảy gặp nước biển, tốc độ giảm và phù sa được lắng đọng tạo thành các bãi bồi, cồn cát, vũng, đầm phá, và cửa sông. Những vùng này có địa hình thấp, tương đối bằng phẳng, và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của thủy triều và sóng biển.
Bồi tụ còn hình thành các dải đất mới, như ở đồng bằng sông Cửu Long, và các vịnh, cửa sông hay bãi biển nơi nước biển rút dần. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng, quá trình bồi tụ ở một số khu vực cũng gặp nhiều thách thức, như xói mòn bờ biển.
Câu 8:
21/07/2024Tác động toàn diện của Biển Đông lên khí hậu nước ta là:
Chọn: B.
Tác động toàn diện của Biển Đông lên khí hậu nước ta làm cho khí hậu nước ta mang đặc tính khí hậu hải dương nên điều hòa hơn.
Câu 9:
15/07/2024Vân Phong là vịnh biển thuộc tỉnh (thành) nào sau đây:
Chọn: C.
Vân Phong là vịnh biển “huyền thoại” thuộc địa phận của tỉnh Khánh Hòa. Đang được đầu tư xây dựng để trở thành những cảng biển trung chuyển hàng hóa lớn ở nước ta.
Câu 10:
15/07/2024Đặc điểm của Biển Đông có ảnh hưởng nhiều nhất đến thiên nhiên nước ta là:
Chọn: A.
Đặc điểm của Biển Đông có ảnh hưởng nhiều nhất đến thiên nhiên nước ta là nóng, ẩm và chịu ảnh hưởng của gió mùa.
Câu 11:
19/12/2024Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quy định bởi vị trí:
Đáp án đúng là: C
- Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quy định bởi vị trí: Nằm trong vùng nội chí tuyền.
Do nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến, chính vì vậy khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới với lượng nhiệt nhận được hàng năm rất lớn.
→ C đúng
- A sai vì khí hậu nhiệt đới chủ yếu được xác định bởi vị trí gần xích đạo và sự ảnh hưởng của gió mùa, chứ không phải bởi vị trí địa lý trong khu vực châu Á. Khí hậu nhiệt đới đặc trưng cho Việt Nam là do yếu tố địa lý, không khí và các điều kiện tự nhiên khác.
- B sai vì do vị trí gần xích đạo, dẫn đến nhiệt độ cao quanh năm và sự ảnh hưởng của gió mùa. Các yếu tố này mới tạo nên khí hậu nhiệt đới đặc trưng.
- D sai vì khí hậu nhiệt đới chủ yếu được xác định bởi nhiệt độ cao quanh năm và sự phân chia mùa mưa, mùa khô rõ rệt. Gió mùa chỉ là yếu tố phụ giúp điều hòa khí hậu.
Tính chất nhiệt đới của khí hậu Việt Nam được quy định bởi vị trí địa lý đặc biệt, nằm trong vùng nội chí tuyến (giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam).
-
Góc chiếu của ánh sáng mặt trời lớn: Do nằm trong vùng nội chí tuyến, Việt Nam nhận được lượng bức xạ mặt trời dồi dào quanh năm, với góc chiếu sáng lớn, tạo nên nền nhiệt cao, đặc trưng cho khí hậu nhiệt đới.
-
Nhiệt độ trung bình cao: Nhiệt độ trung bình năm trên cả nước dao động từ 22-27°C, với sự chênh lệch không quá lớn giữa các mùa.
-
Số giờ nắng nhiều: Việt Nam có số giờ nắng trong năm lớn, từ 1.500 đến 2.000 giờ, góp phần duy trì nhiệt độ cao liên tục.
-
Mùa mưa và mùa khô rõ rệt: Trong vùng nội chí tuyến, khí hậu chịu ảnh hưởng của gió mùa, dẫn đến sự phân hóa thành mùa mưa và mùa khô ở nhiều khu vực, nhưng vẫn giữ nền nhiệt độ nhiệt đới.
-
Sinh thái nhiệt đới: Vị trí nội chí tuyến tạo điều kiện cho hệ sinh thái nhiệt đới phát triển phong phú, với thảm thực vật đa dạng và năng suất sinh học cao.
Vì vậy, vị trí địa lý nằm trong vùng nội chí tuyến là yếu tố quyết định tính chất nhiệt đới của khí hậu Việt Nam.
* Mở rộng:
1. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
a) Tính chất nhiệt đới
- Vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến.
- Trong năm Mặt Trời luôn đứng cao trên đường chân trời và qua thiên đỉnh hai lần.
- Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm khiến cho nhiệt độ trung bình năm cao. Nhiệt độ trung bình năm lớn hơn 200C. Tổng số giờ nắng tuỳ nơi từ 1400-3000 giờ/năm.
b) Lượng mưa, độ ẩm lớn
- Lượng mưa lớn, trung bình năm từ 1500-2000mm, ở sườn đón gió biển và các khối núi cao có thể lên đến 3500-4000mm.
- Độ ẩm không khí cao, trên 80%, cân bằng ẩm luôn luôn dương.
c) Gió mùa
- Việt Nam có hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ. Gió Tín phong chỉ hoạt động xen kẽ gió mùa và chỉ mạnh lên rõ rệt vào thời kỳ chuyển tiếp giữa 2 mùa gió.
- Sự luân phiên các khối khí hoạt động theo mùa khác nhau cả về hướng và về tính chất đã tạo nên sự phân mùa khí hậu.
+ Ở miền Bắc: có mùa đông lạnh khô, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.
+ Ở miền Nam: có hai mùa: mùa khô và mùa mưa ẩm rõ rệt.
* Gió mùa mùa đông
- Hướng: Đông Bắc.
- Nguồn gốc: Áp cao Xibia.
- Phạm vi: Miền Bắc.
- Thời gian: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
- Tính chất: Nửa đầu mùa đông khô, lạnh; nửa cuối mùa đông lạnh, ẩm.
- Hệ quả: Mùa đông lạnh ở miền Bắc. Trong thời gian này, từ Đà Nẵng trở vào, tín phong bán cầu bắc cũng thổi theo hướng Đông Bắc gây mưa ven biển Trung bộ, trong khi Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô.
* Gió mùa mùa hạ
- Hướng: Tây Nam (riêng Bắc Bộ có hướng Đông Nam).
- Nguồn gốc: Nửa đầu mùa (áp cao Bắc Ấn Độ Dương); Giữa, cuối mùa (áp cao cận chí tuyến Nam bán cầu).
- Phạm vi: Cả nước.
- Thời gian: Từ tháng 5 đến tháng 10.
- Tính chất: Nóng, ẩm.
- Hệ quả:
+ Đầu mùa: Gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên.
+ Giữa và cuối mùa: Hoạt động của gió mùa Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa vào tháng 9 cho Trung Bộ.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
Câu 12:
20/07/2024Gió mùa đông hoạt động ở nước ta trong thời gian nào?
Chọn: C.
Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là thời gian hoạt động của gió mùa đông ở nước ta.
Câu 13:
20/07/2024Gió đông bắc thổi ở vùng phía nam đèo Hải Vân vào mùa đông thực chất là:
Chọn: C.
Gió đông bắc thổi ở vùng phía nam đèo Hải Vân vào mùa đông thực chất là gió tín phong ở nửa cầu Bắc hoạt động thường xuyên suốt năm.
Câu 14:
21/07/2024Khu vực chịu tác động mạnh nhất của gió mùa Đông bắc ở nước ta là:
Chọn: C.
Vùng núi Đông Bắc là nơi đầu tiên và cuối cùng chịu những đợt ảnh hưởng của gió mùa đông Bắc nên là nơi lạnh và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất ở nước ta.
Câu 15:
19/07/2024Kiểu rừng đặc trưng của nước ta hiện nay là:
Chọn: A.
Rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh kiểu rừng đặc trưng của nước ta hiện nay.
Câu 16:
15/10/2024Ở nước ta, Tín phong hoạt động mạnh nhất vào thời gian nào?
Đáp án đúng là: D
Vào thời kì chuyển tiếp giữa gai mùa gió ở nước ta gió tín phong hoạt động mạnh nhất.
D đúng
- A sai vì trong giai đoạn này, gió mùa đông bắc chiếm ưu thế, làm giảm sự xuất hiện của các luồng gió tây nam và tín phong. Tín phong thường hoạt động mạnh nhất khi có sự chuyển tiếp giữa hai mùa gió, khi áp suất không khí giữa hai khu vực chênh lệch lớn hơn.
- B sai vì trong giai đoạn này, gió mùa tây nam đã thiết lập ổn định, làm giảm ảnh hưởng của các luồng gió khác. Tín phong hoạt động mạnh nhất thường diễn ra trong thời gian chuyển tiếp giữa hai mùa gió, khi có sự chênh lệch áp suất giữa các khu vực gió khác nhau.
- C sai vì trong giai đoạn này, gió mùa đang ổn định và chiếm ưu thế, làm giảm sự xuất hiện của các luồng gió khác. Tín phong thường mạnh nhất trong thời gian chuyển tiếp giữa hai mùa gió, khi có sự chênh lệch áp suất lớn giữa các khu vực gió khác nhau.
Đây là giai đoạn mà các hệ thống áp suất và gió thay đổi mạnh mẽ, dẫn đến sự xuất hiện của các luồng gió tây nam và đông bắc.
Trong thời kỳ này, khi gió mùa đông bắc bắt đầu suy yếu và gió mùa tây nam chưa hoàn toàn thiết lập, áp suất không khí giữa hai khu vực này chênh lệch, tạo ra các tín phong mạnh. Điều này thường diễn ra vào khoảng tháng 3 đến tháng 5, khi thời tiết chuyển giao giữa mùa khô và mùa mưa.
Sự hoạt động của tín phong không chỉ ảnh hưởng đến thời tiết mà còn tác động đến khí hậu, sinh thái và hoạt động sản xuất nông nghiệp. Gió tây nam mang theo độ ẩm từ biển vào đất liền, gây ra mưa rào ở nhiều nơi, trong khi gió đông bắc có thể mang không khí lạnh từ phía Bắc xuống.
Tín phong trong giai đoạn chuyển tiếp này cũng góp phần làm tăng cường sự biến đổi thời tiết, tạo ra những hiện tượng như mưa, gió mạnh và bão, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân và sản xuất nông nghiệp. Do đó, hiểu biết về tín phong trong thời gian này là rất quan trọng để dự đoán và ứng phó với các hiện tượng thời tiết bất lợi.
Câu 17:
25/11/2024Trong chế độ khí hậu, ở miền Bắc phân chia thành 2 mùa là:
Đáp án đúng là: C
Giải thích: Trong chế độ khi hậu, ở miền Bắc phân chia thành 2 mùa là mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.
*Tìm hiểu thêm: "Gió mùa"
- Việt Nam có hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ. Gió Tín phong chỉ hoạt động xen kẽ gió mùa và chỉ mạnh lên rõ rệt vào thời kỳ chuyển tiếp giữa 2 mùa gió.
- Sự luân phiên các khối khí hoạt động theo mùa khác nhau cả về hướng và về tính chất đã tạo nên sự phân mùa khí hậu.
+ Ở miền Bắc: có mùa đông lạnh khô, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.
+ Ở miền Nam: có hai mùa: mùa khô và mùa mưa ẩm rõ rệt.
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
Câu 18:
12/11/2024So với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thì Huế là nơi có cân bằng ẩm lớn nhất. Nguyên nhân chính là:
Đáp án đúng là: D
So với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thì Huế là nơi có cân bằng ẩm lớn nhất là do Huế có lượng mưa khá lớn nhưng mùa mưa trùng với mùa lạnh nên ít bốc hơi.
→ D đúng
- A sai vì nằm trong vùng chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Tây Nam và gió Đông Bắc, tạo ra lượng mưa lớn, đặc biệt là trong mùa thu đông. Còn cân bằng ẩm của Huế không phải lớn nhất so với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh vì các yếu tố khí hậu và bốc hơi khác biệt.
- B sai vì Huế có lượng mưa lớn nhưng bốc hơi ít do mưa nhiều vào mùa thu đông và nhiệt độ thấp, hạn chế sự bốc hơi. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc Huế có cân bằng ẩm lớn nhất so với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, vì các yếu tố khí hậu khác như độ ẩm, nhiệt độ và gió mùa cũng ảnh hưởng.
- C sai vì Huế có lượng mưa không lớn nhưng mưa chủ yếu vào mùa thu đông, khi nhiệt độ thấp, làm giảm sự bốc hơi, tạo ra độ ẩm cao. Tuy nhiên, so với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, Huế không có cân bằng ẩm lớn nhất do sự khác biệt về khí hậu và các yếu tố khác như gió và nhiệt độ.
Huế có lượng mưa khá lớn, đặc biệt là vào mùa thu đông, khi mùa mưa trùng với mùa lạnh. Lượng mưa dồi dào kết hợp với nhiệt độ thấp khiến sự bốc hơi giảm, tạo ra độ ẩm cao và ổn định trong không khí. Điều này giúp Huế có cân bằng ẩm cao hơn so với các thành phố khác như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Trong khi Hà Nội có mùa đông lạnh nhưng mùa mưa lại không kéo dài, và Thành phố Hồ Chí Minh có mùa mưa và mùa khô rõ rệt, Huế có điều kiện khí hậu đặc biệt, với mùa mưa kéo dài và ít bốc hơi. Kết quả là, độ ẩm ở Huế duy trì cao hơn, giúp cho khu vực này có sự cân bằng ẩm lớn nhất trong ba thành phố này.
Huế có cân bằng ẩm lớn nhất so với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh chủ yếu vì hai yếu tố chính: lượng mưa lớn và đặc điểm khí hậu mùa mưa trùng với mùa lạnh. Huế nằm ở khu vực miền Trung Việt Nam, nơi chịu ảnh hưởng của gió mùa và có lượng mưa khá dồi dào, đặc biệt vào mùa thu đông. Tuy nhiên, mùa mưa ở Huế lại trùng với mùa lạnh, khiến nhiệt độ giảm và hạn chế sự bốc hơi nước từ mặt đất.
Điều này tạo ra một sự tích tụ độ ẩm lớn trong không khí và đất, giúp duy trì cân bằng ẩm cao. Trong khi đó, các thành phố như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có mùa mưa và mùa khô rõ rệt hơn, với mùa khô kéo dài khiến độ ẩm giảm mạnh vào thời gian này. Vì vậy, Huế có điều kiện tự nhiên đặc biệt giúp duy trì độ ẩm cao hơn so với các thành phố khác.
Câu 19:
19/07/2024Vì sao nước ta có lượng mưa lớn, trung bình 1500 – 2000 mm/năm?
Chọn: C.
Các khối khí khi thổi vào nước ta đã đi qua biển mang theo một lượng hơi ẩm rất lớn, khi vào đến đất liền kết hợp với các dãy núi tạo nên những trung tâm mưa lớn.
Câu 20:
17/07/2024Tại sao hình thành các trung tâm mưa ít, mưa nhiều ở nước ta?
Chọn: D
Nguyên nhân chính hình thành các trung tâm mưa ít, mưa nhiều ở nước ta là do có sự kết hợp giữa địa hình và hoàn lưu gió mùa. Nơi khuất gió mưa ít, nơi đón gió mưa nhiều.
Câu 21:
22/07/2024Nước ta cùng có đường biên giới trên biển và trên đất liền với:
Chọn: D.
Nước ta có hơn 4600km đường biên giới trên đất liền, giáp với các nước ba nước: Trung Quốc, Lào, Campuchia. Biên giới trên biển tiếp giáp với Trung Quốc, Philippin, Maliaixia, Brunay, Indonexia, Xingapo, Thái Lan, Campuchia.
Câu 22:
22/07/2024Trở ngại lớn nhất của địa hình miền núi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta là:
Chọn: A.
Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực gây trở ngại cho giao thông là một tong những trở ngại lớn nhất để phát triển kinh tế - xã hội ở của nước ta, đặc biệt là vùng núi.
Câu 23:
20/07/2024Nguyên nhân cơ bản nhất tạo nên sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên nước ta là:
Chọn: A.
Thiên nhiên nước ta có sự phân hoá đa dạng là do vùng đồi núi nước ta chiếm phần lớn với nhiều dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, vòng cung và một số dãy đâm ngang ra biển (Hoành Sơn, Bạch Mã,…).
Câu 24:
22/07/2024Vì sao địa hình nước ta nhiều đồi núi và chủ yếu là đồi núi thấp?
Chọn: B.
Lãnh thổ nước ta được hình thành rất sớm, bị bào mòn lâu dài do tác động của ngoại lực (gió, sông,…) sau đó lại được nâng lên của các kì vận động tạo núi nên địa hình nước ta có rất nhiều đồi núi nhưng lại chủ yếu là đồi núi thấp.
Câu 25:
23/07/2024Cho biểu đồ:
Nhận định nào không đúng trong các nhận định sau:
Đáp án: A.
Nhìn vào biểu đồ ta có 1 số nhật xét sau:
Tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất. Tháng 2 có lượng mưa thấp nhất. Tháng 5 có nhiệt độ cao nhất. Tháng 9 có lượng mưa cao nhất.
Câu 26:
14/07/2024Cho bảng số liệu:
NHIỆT ĐỘ, LƯỢNG MƯA CỦA VIỆT NAM NĂM 2015
Lượng mưa trung bình năm của nước ta là?
Đáp án: C.
Tính lượng mưa trung bình năm=Tổng lượng mưa 12 tháng.
Câu 27:
22/07/2024Cho bảng số liệu sau:
LƯỢNG MƯA, LƯỢNG BỐC HƠI VÀ CÂN BẰNG ẨM CỦA MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM
Đơn vị: mm
Nguồn: Tổng cục thống kê
Để thể hiện lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của ba địa điểm biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
Đáp án: A.
Dựa vào bảng số liệu đã cho và kĩ năng nhận diện biểu đồ, biểu đồ thể hiện lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của ba địa điểm là biểu đồ cột (cột ghép).
Câu 28:
22/07/2024Cho biểu đồ:
Nhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ trên?
Đáp án: C.
Sông Mê Công (đỉnh lũ tháng 10) có lưu lượng nước trung bình các tháng đều lớn hơn và tháng đỉnh lũ muộn hơn sông Hồng (đỉnh lũ tháng 8).
Câu 29:
15/07/2024Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, Việt Nam có bao nhiêu tỉnh chung đường biên giới với Trung Quốc:
Đáp án: B.
Việt Nam có các tỉnh có chung đường biên giới với Trung Quốc là: Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh.
Câu 30:
14/07/2024Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6-7 cho biết, Cao nguyên Lâm Viên nằm ở vùng núi nào sau đây:
Đáp án: B.
Cao nguyên Lâm Viên là một cao nguyên thuộc Tây Nguyên, Việt Nam với độ cao trung bình khoảng 1500 m so với mực nước biển. Phía nam cao nguyên có thành phố Đà Lạt. Phía đông và đông nam dốc xuống thung lũng sông Đa Nhim, tây nam hạ đột ngột xuống cao nguyên Di Linh. Diện tích khoảng 1080
Câu 31:
20/07/2024Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết vùng chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng nhiều nhất là vùng nào?
Đáp án: A.
Vùng chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng nhiều nhất nước ta là Bắc Trung Bộ.
Câu 32:
22/07/2024Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23. Đi từ bắc vào nam theo biên giới Việt - Lào, ta đi qua lần lượt các cửa khẩu:
Đáp án: C.
Đi từ bắc vào nam theo biên giới Việt - Lào, ta đi qua lần lượt các cửa khẩu: Tây Trang (Điện Biên), Cầu Treo (Hà Tĩnh), Lao Bảo (Quảng Trị), Bờ Y (Kon Tum).
Câu 33:
14/07/2024Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết tháng 10, 11 bão đổ bộ vào nước ta vào khu vực nào?
Đáp án: C.
Xác định kí hiệu bão. Tháng 10, 11 bão đổ bộ vào nước ta vào vùng khí hậu Nam Trung Bộ.
Câu 34:
15/07/2024Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết nhiệt độ trung bình năm của TP.Hồ Chí Minh là:
Đáp án: A.
Dựa vào tầng phân màu nhiệt độ. Nhiệt độ trung bình năm của TP.Hồ Chí Minh là: Trên .
Câu 35:
15/07/2024Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết tổng lượng mưa trung bình tháng XI - IV của TP.Hồ Chí Minh là:
Đáp án: A.
Dựa vào tầng phân màu lượng mưa. Tổng lượng mưa trung bình tháng XI - IV của TP.Hồ Chí Minh là 200 – 400mm
Câu 36:
15/07/2024Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, hãy cho biết tỉnh vừa có biên giới trên biển và trên đất liền với Trung Quốc là:
Đáp án: D.
Tỉnh vừa có biên giới trên biển và trên đất liền với Trung Quốc là: Quảng Ninh
Câu 37:
16/07/2024Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây vừa có biên giới với Lào vừa giáp biển:
Đáp án: D.
tỉnh Quảng Bình vừa có biên giới với Lào vừa giáp biển.
Câu 38:
15/07/2024Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6-7 cho biết, cửa sông nào sau đây thuộc sông Tiền:
Đáp án: A.
Định An, Trần Đề, Tranh Đề là các cửa sông thuộc sông Hậu
Câu 39:
17/07/2024Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, cho biết mỏ dầu khí không phải là:
Đáp án: D.
Hòn Hải là tên 1 đảo ở nước ta.
Câu 40:
22/07/2024Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 810, cho biết sông Đà thuộc hệ thống sông nào:
Đáp án: B.
sông Đà thuộc hệ thống sông Hồng.
Bài thi liên quan
-
Đề thi giữa kì 1 Địa Lí 12 (Đề 2 - có đáp án và thang điểm chi tiết)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Đề thi giữa kì 1 Địa Lí 12 (Đề 3 - có đáp án và thang điểm chi tiết)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Đề thi giữa kì 1 Địa Lí 12 (Đề 4 - có đáp án và thang điểm chi tiết)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
Có thể bạn quan tâm
- Đề kiểm tra 15 phút Địa Lí 12 Học kì 1 (Lần 1) (1203 lượt thi)
- Đề thi giữa kì 1 Địa Lí 12 (44731 lượt thi)
- Đề kiểm tra 15 phút Địa Lí 12 Học kì 1 (Lần 2) (1979 lượt thi)
- Đề thi Học kì 1 Địa Lí 12 (1502 lượt thi)
- Đề kiểm tra giữa học kì 1 Địa lí 12 có đáp án (Mới nhất) (10789 lượt thi)
- Bộ 15 đề thi học kì 1 Địa lí 12 có đáp án (4252 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Đề thi giữa kì 2 Địa Lí 12 (9862 lượt thi)
- Đề kiểm tra 15 phút Địa Lí 12 Học kì 2 (Lần 1) (1089 lượt thi)
- Đề kiểm tra học kì 2 Địa lí 12 có đáp án (Mới nhất) (1042 lượt thi)
- Đề thi Địa Lí Học kì 2 Địa Lí 12 (773 lượt thi)
- Đề kiểm tra 15 phút Địa Lí 12 Học kì 2 (Lần 2) (770 lượt thi)