Trang chủ Lớp 12 Địa lý Đề thi giữa kì 1 Địa Lí 12

Đề thi giữa kì 1 Địa Lí 12

Đề thi giữa kì 1 Địa Lí 12 (Đề 2 - có đáp án và thang điểm chi tiết)

  • 44402 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

12/10/2024

Nhận định chưa chính xác về đặc điểm của biển Đông là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Giải thích: Do nằm trong vùng nhiệt đới nên nhiệt độ nước biển Đông cao.

*Tìm hiểu thêm: "Khái quát của biển đông"

- Biển Đông là một biển rộng, có diện tích 3,477 triệu km2 (lớn thứ hai trong các biển của Thái Bình Dương).

- Là biển tương đối kín, phía đông và đông nam được bao bọc bởi các vòng cung đảo.

- Biển Đông nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.

Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và tính chất khép kín của Biển Đông được thể hiện qua các yếu tố hải văn (nhiệt độ, độ muối của nước biển, sóng, thuỷ triều, hải lưu) và sinh vật biển.

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển

 


Câu 2:

20/09/2024

Biển Đông là vùng biển lớn nằm ở phía:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Biển Đông là vùng biển lớn nằm ở phía đông Việt Nam và tây Phi - líp - pin.

C đúng 

- A sai vì chúng nằm ở các khu vực khác nhau, với Nam Trung Quốc thuộc về các biển và vịnh riêng biệt, trong khi Đông Bắc Đài Loan là phần nước của Đài Loan, không giáp Biển Đông. Biển Đông chủ yếu nằm giữa Việt Nam và Philippines, không liên quan trực tiếp đến hai khu vực này.

- B sai vì biển Đông thực sự nằm giữa hai nước này, chứ không phải ở phía của chúng. Biển Đông bao gồm vùng nước nằm giữa Việt Nam và Philippines, với các vùng biển và đảo khác nhau, không chỉ giới hạn ở các phía của hai quốc gia này.

- D sai vì biển Đông nằm ở phía đông của Malaysia và tiếp giáp với các vùng biển khác, không nằm trong khu vực giữa hai nước này. Biển Đông chủ yếu kéo dài từ bờ biển Việt Nam đến bờ biển Philippines, không nằm ở phía bắc hoặc nam của Singapore hay Malaysia.

Biển Đông là một vùng biển lớn nằm giữa Việt Nam và Philippines, kéo dài từ bờ biển phía đông của Việt Nam ra tới các đảo lớn như Palawan, Luzon và Mindanao. Đây là một phần của Thái Bình Dương, với diện tích khoảng 3,5 triệu km², tạo thành một vùng biển quan trọng về kinh tế và chiến lược. Biển Đông có nhiều đảo và quần đảo, trong đó có Trường Sa và Hoàng Sa, là những khu vực có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú như hải sản và dầu khí. Vùng biển này còn đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa, là một trong những tuyến hàng hải tấp nập nhất thế giới. Sự hiện diện của nhiều quốc gia xung quanh đã tạo ra các vấn đề tranh chấp lãnh thổ, ảnh hưởng đến an ninh khu vực.


Câu 3:

18/07/2024

Phần đi ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài, mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sau khoảng 200m hoặc hơn nữa là:

Xem đáp án

Chọn: B.

Phần đi ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài, mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sau khoảng 200m hoặc hơn nữa là thềm lục địa.


Câu 4:

05/10/2024

Thiên tai mang lại thiệt hại lớn nhất cho cư dân vùng biển là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là : D

- Thiên tai mang lại thiệt hại lớn nhất cho cư dân vùng biển là: Bão.

Bão là một trong những thiên tai gây thiệt hại lớn nhất cho dân cư không chỉ về của cải mà còn cả người cho các vùng ven biển ở nước ta.

→ D đúng.A,B,C sai

* Ảnh hưởng của biển đông đối với thiên nhiên Việt Nam

a) Khí hậu

- Nhờ có Biển Đông nên khí hậu nước ta mang tính hải dương, điều hòa.

- Lượng mưa nhiều, độ ẩm tương đối của không khí trên 80%.

- Nhờ có Biển Đông, khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương, điều hòa hơn.

b) Địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển

- Các dạng địa hình ven biển rất đa dạng: vịnh cửa sông, các bờ biển mài mòn, tam giác châu thổ, các vũng vịnh nước sâu, các đảo ven bờ và những rạn san hô,...

- Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có: Hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái trên đất phèn, nước mặn, nước lợ và hệ sinh thái rừng trên đảo.

c) Tài nguyên thiên nhiên vùng biển

- Tài nguyên khoáng sản: Dầu khí (có trữ lượng lớn và giá trị nhất), các bãi cát, muối,…

- Tài nguyên hải sản: sinh vật giàu thành phần loài và có năng suất sinh học cao, nhất là ở ven bờ. Biển Đông có trên 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm, khoảng vài chục loài mực,…

d) Thiên tai

- Bão: Mỗi năm trung bình có 3 đến 4 cơ bão trực tiếp từ Biển Đông đổ vào nước ta, gây nhiều thiệt hại nặng nề cho sản xuất và đời sống.

- Sạt lở bờ biển: xảy ra nhiều ở dải bờ biển Trung Bộ.

- Cát bay, cát chảy lấn chiếm ruộng vườn, làng mạc và làm hoang hóa đất đai ở vùng ven biển miền Trung.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển

Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 8: Thiên nhiên chịu sâu sắc ảnh hưởng từ biển


Câu 5:

17/07/2024

Vùng biển nước ta rộng bao nhiêu km2?

Xem đáp án

Chọn: B.

Vùng biển Việt Nam có diện tích rộng khoảng 1 triệu km2 ở biển Đông.


Câu 6:

02/10/2024

Hệ sinh thái nào sau đây là đặc trưng của vùng ven biển?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Hệ sinh thái Rừng ngập mặn là đặc trưng của vùng ven biển.

A đúng 

- B sai vì loại rừng này thường phân bố ở vùng núi và cao nguyên với khí hậu ẩm, ít chịu ảnh hưởng của môi trường nước mặn và thủy triều như rừng ngập mặn.

- C sai vì loại rừng này chủ yếu phát triển ở vùng nội địa với lượng mưa lớn và nhiệt độ cao, không thích nghi với môi trường nước mặn và điều kiện ngập nước thường xuyên như rừng ngập mặn ven biển.

- D sai vì loại rừng này phát triển ở những nơi có khí hậu khô hạn và đất nghèo dinh dưỡng, không phù hợp với điều kiện ngập nước và môi trường nước mặn ở vùng ven biển.

Hệ sinh thái rừng ngập mặn là một đặc trưng của vùng ven biển, nơi có sự kết hợp giữa môi trường nước mặn và nước lợ. Rừng ngập mặn thường phát triển ở các khu vực có địa hình trũng thấp, bị ngập nước theo chu kỳ thủy triều, điển hình như cửa sông, vịnh, hay đầm phá ven biển. Cây rừng ngập mặn có khả năng chịu đựng được môi trường nước mặn, bộ rễ vững chắc giúp chống chịu sự xói mòn đất, bảo vệ bờ biển và cung cấp môi trường sống cho nhiều loài sinh vật như cá, cua, tôm, chim nước. Hệ sinh thái này còn có vai trò quan trọng trong việc hấp thụ carbon, điều hòa khí hậu và bảo vệ đa dạng sinh học.

Rừng ngập mặn là hệ sinh thái đặc trưng của vùng ven biển do chúng thường phân bố ở những khu vực có thủy triều lên xuống như cửa sông, đầm lầy ven biển và các bãi bồi. Đây là nơi có sự giao thoa giữa nước ngọt từ sông và nước mặn từ biển, tạo ra môi trường đất ngập nước đặc thù giàu dinh dưỡng. Rừng ngập mặn bao gồm các loài cây chịu mặn như đước, sú, vẹt, mắm, với bộ rễ đặc biệt giúp cây đứng vững trên nền đất lầy và chịu được sự thay đổi mực nước. Hệ sinh thái này đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ bờ biển, chống xói mòn và là nơi cư trú cho nhiều loài thủy sản, chim và sinh vật khác.


Câu 7:

23/10/2024

Biểu hiện rõ nhất đặc điểm nóng ẩm của Biển Đông là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Giải thích: Thành phần sinh vật nhiệt đới chiếm ưu thế ở vùng Biển Đông là biểu hiện rõ nhất đặc điểm nóng ẩm của Biển Đông nước ta.

*Tìm hiểu thêm: "Khái quát của biển đông"

- Biển Đông là một biển rộng, có diện tích 3,477 triệu km2 (lớn thứ hai trong các biển của Thái Bình Dương).

- Là biển tương đối kín, phía đông và đông nam được bao bọc bởi các vòng cung đảo.

- Biển Đông nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.

Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và tính chất khép kín của Biển Đông được thể hiện qua các yếu tố hải văn (nhiệt độ, độ muối của nước biển, sóng, thuỷ triều, hải lưu) và sinh vật biển.

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển

 


Câu 8:

22/07/2024

Biển Đông ảnh hưởng như thế nào đối với thiên nhiên Việt Nam?

Xem đáp án

Chọn: A.

Biển Đông rộng, nhiệt độ nước biển cao và biến động theo mùa đã làm tăng độ ẩm các khối khí khi đi qua biển, làm tăng độ ẩm và lượng mưa; đồng thời giảm tính khắc nghiệt lạnh khô vào mùa đông và làm dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hạ. Nhờ có Biển Đông nên khí hậu nước ta mang tính hải dương điều hòa, lượng mưa nhiều, độ ẩm tương đối của không khí trên 80%.


Câu 9:

22/07/2024

Cam Ranh là hai vịnh biển thuộc tỉnh (thành):

Xem đáp án

Chọn: C.

Cam Ranh vịnh biển “huyền thoại” thuộc địa phận của tỉnh Khánh Hòa. Đang được đầu tư xây dựng để trở thành những cảng biển trung chuyển hàng hóa lớn ở nước ta.


Câu 10:

18/11/2024

Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của Biển Đông không được thể hiện rõ ở:

Xem đáp án

Đáp án đúng là : D

- Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của Biển Đông không được thể hiện rõ ở: Các đảo nhỏ ven bờ.

- Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của biển Đông được thể hiện qua các yếu tố hải văn (nhiệt độ, dòng hải lưu, sóng, thủy triều, độ muối) và sinh vật biển.

→ D đúng.A,B,C sai.

* Ảnh hưởng của biển đông đối với thiên nhiên Việt Nam

a) Khí hậu

- Nhờ có Biển Đông nên khí hậu nước ta mang tính hải dương, điều hòa.

- Lượng mưa nhiều, độ ẩm tương đối của không khí trên 80%.

- Nhờ có Biển Đông, khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương, điều hòa hơn.

b) Địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển

- Các dạng địa hình ven biển rất đa dạng: vịnh cửa sông, các bờ biển mài mòn, tam giác châu thổ, các vũng vịnh nước sâu, các đảo ven bờ và những rạn san hô,...

- Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có: Hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái trên đất phèn, nước mặn, nước lợ và hệ sinh thái rừng trên đảo

c) Tài nguyên thiên nhiên vùng biển

- Tài nguyên khoáng sản: Dầu khí (có trữ lượng lớn và giá trị nhất), các bãi cát, muối,…

- Tài nguyên hải sản: sinh vật giàu thành phần loài và có năng suất sinh học cao, nhất là ở ven bờ. Biển Đông có trên 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm, khoảng vài chục loài mực,…

d) Thiên tai

- Bão: Mỗi năm trung bình có 3 đến 4 cơ bão trực tiếp từ Biển Đông đổ vào nước ta, gây nhiều thiệt hại nặng nề cho sản xuất và đời sống.

- Sạt lở bờ biển: xảy ra nhiều ở dải bờ biển Trung Bộ.

- Cát bay, cát chảy lấn chiếm ruộng vườn, làng mạc và làm hoang hóa đất đai ở vùng ven biển miền Trung.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển

Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 8: Thiên nhiên chịu sâu sắc ảnh hưởng từ biển


Câu 11:

07/08/2024

Tính chất ẩm của khí hậu nước ta biểu hiện ở:

Xem đáp án

Chọn đáp án: A.

Tính chất ẩm của khí hậu nước ta biểu hiện ở độ ẩm lớn, cân bằng ẩm luôn dương, lượng mưa trung bình năm tương đối cao.

* Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa

a) Tính chất nhiệt đới

- Vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến.

- Trong năm Mặt Trời luôn đứng cao trên đường chân trời và qua thiên đỉnh hai lần.

- Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm khiến cho nhiệt độ trung bình năm cao. Nhiệt độ trung bình năm lớn hơn 200C. Tổng số giờ nắng tuỳ nơi từ 1400-3000 giờ/năm.

→ D thể hiện tính nhiệt đới.

b) Lượng mưa, độ ẩm lớn

- Lượng mưa lớn, trung bình năm từ 1500-2000mm, ở sườn đón gió biển và các khối núi cao có thể lên đến 3500-4000mm.

- Độ ẩm không khí cao, trên 80%, cân bằng ẩm luôn luôn dương.

A đúng

c) Gió mùa

- Việt Nam có hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ. Gió Tín phong chỉ hoạt động xen kẽ gió mùa và chỉ mạnh lên rõ rệt vào thời kỳ chuyển tiếp giữa 2 mùa gió.

- Sự luân phiên các khối khí hoạt động theo mùa khác nhau cả về hướng và về tính chất đã tạo nên sự phân mùa khí hậu.

+ Ở miền Bắc: có mùa đông lạnh khô, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.

+ Ở miền Nam: có hai mùa: mùa khô và mùa mưa ẩm rõ rệt.

* Gió mùa mùa đông

- Hướng: Đông Bắc.

- Nguồn gốc: Áp cao Xibia.

- Phạm vi: Miền Bắc.

- Thời gian: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

- Tính chất: Nửa đầu mùa đông khô, lạnh; nửa cuối mùa đông lạnh, ẩm.

- Hệ quả: Mùa đông lạnh ở miền Bắc. Trong thời gian này, từ Đà Nẵng trở vào, tín phong bán cầu bắc cũng thổi theo hướng Đông Bắc gây mưa ven biển Trung bộ, trong khi Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô.

* Gió mùa mùa hạ

- Hướng: Tây Nam (riêng Bắc Bộ có hướng Đông Nam).

- Nguồn gốc: Nửa đầu mùa (áp cao Bắc Ấn Độ Dương); Giữa, cuối mùa (áp cao cận chí tuyến Nam bán cầu).

- Phạm vi: Cả nước.

- Thời gian: Từ tháng 5 đến tháng 10.

- Tính chất: Nóng, ẩm.

- Hệ quả:

+ Đầu mùa: Gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên.

+ Giữa và cuối mùa: Hoạt động của gió mùa Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa vào tháng 9 cho Trung Bộ.

→ B, C thể hiện tính gió mùa.

Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

Giải Địa lí 12 Bài 2: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa


Câu 12:

20/07/2024

Gió mùa mùa hạ hoạt động ở nước ta trong thời gian nào?

Xem đáp án

Chọn: A.

Từ tháng 5 đến tháng 10 là thời gian hoạt động của gió mùa hạ ở nước ta.


Câu 13:

25/09/2024

Vào đầu mùa hạ gió mùa Tây Nam gây mưa ở vùng:

Xem đáp án

Đáp án đúng là : B

- Vào đầu mùa hạ gió mùa Tây Nam từ vịnh ben-gan thổi vào nước ta đã gây mưa ở vùng Tây Nguyên và Nam Bộ.

- Gió mùa Tây Nam gây mưa lớn cho cả Tây Nguyên,không phải chỉ Nam Bộ.

→ A sai.

-Phía Nam đèo Hải Vân, mùa gió mạnh trùng với gió mùa mùa hạ.Cụ thể khu vực Tây Nguyên và  Nam Bộ là nơi trực tiếp đón gió mùa Tây Nam vào mùa hạ hoạt động mạnh nhất.

=> Do vậy gió mùa Tây Nam chính là loại gió có tiềm năng năng lượng gió lớn nhất ở khu vực phía nam đèo Hải Vân.

→ C sai.

- Gió Tín Phong bán cầu Nam gây mưa trên phạm vi cả nước vào mùa hạ.

→ D sai.

 * Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa

a) Tính chất nhiệt đới

- Vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến.

- Trong năm Mặt Trời luôn đứng cao trên đường chân trời và qua thiên đỉnh hai lần.

- Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm khiến cho nhiệt độ trung bình năm cao. Nhiệt độ trung bình năm lớn hơn 200C. Tổng số giờ nắng tuỳ nơi từ 1400-3000 giờ/năm.

b) Lượng mưa, độ ẩm lớn

- Lượng mưa lớn, trung bình năm từ 1500-2000mm, ở sườn đón gió biển và các khối núi cao có thể lên đến 3500-4000mm.

- Độ ẩm không khí cao, trên 80%, cân bằng ẩm luôn luôn dương.

c) Gió mùa

- Việt Nam có hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ. Gió Tín phong chỉ hoạt động xen kẽ gió mùa và chỉ mạnh lên rõ rệt vào thời kỳ chuyển tiếp giữa 2 mùa gió.

- Sự luân phiên các khối khí hoạt động theo mùa khác nhau cả về hướng và về tính chất đã tạo nên sự phân mùa khí hậu.

+ Ở miền Bắc: có mùa đông lạnh khô, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.

+ Ở miền Nam: có hai mùa: mùa khô và mùa mưa ẩm rõ rệt.

* Gió mùa mùa đông

- Hướng: Đông Bắc.

- Nguồn gốc: Áp cao Xibia.

- Phạm vi: Miền Bắc.

- Thời gian: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

- Tính chất: Nửa đầu mùa đông khô, lạnh; nửa cuối mùa đông lạnh, ẩm.

- Hệ quả: Mùa đông lạnh ở miền Bắc. Trong thời gian này, từ Đà Nẵng trở vào, tín phong bán cầu bắc cũng thổi theo hướng Đông Bắc gây mưa ven biển Trung bộ, trong khi Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô.

* Gió mùa mùa hạ

- Hướng: Tây Nam (riêng Bắc Bộ có hướng Đông Nam).

- Nguồn gốc: Nửa đầu mùa (áp cao Bắc Ấn Độ Dương); Giữa, cuối mùa (áp cao cận chí tuyến Nam bán cầu).

- Phạm vi: Cả nước.

- Thời gian: Từ tháng 5 đến tháng 10.

- Tính chất: Nóng, ẩm.

- Hệ quả:

+ Đầu mùa: Gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên.

+ Giữa và cuối mùa: Hoạt động của gió mùa Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa vào tháng 9 cho Trung Bộ.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

 


Câu 14:

21/07/2024

Trên đất liền nước ta, nơi có thời gian hai lần mặt trời lên thiên đỉnh gần nhất là:

Xem đáp án

Chọn: A.

Điểm cực Bắc là nơi có thời gian hai lần mặt trời lên thiên đỉnh gần nhất còn điểm cực Nam là nơi có thời gian hai lần mặt trời lên thiên đỉnh lâu nhất ở nước ta.


Câu 15:

23/07/2024

Đất feralit ở nước ta thường bị chua vì:

Xem đáp án

Chọn: C.

Do mưa nhiều trôi hết các chất badơ dễ tan nên đất feralit thường bị chua.


Câu 16:

21/07/2024

Ở nước ta, nơi có gió phơn Tây Nam hoạt động mạnh nhất là:

Xem đáp án

Chọn: B.

Ở nước ta, nơi có gió phơn Tây Nam hoạt động mạnh nhất là phía đông của Trường Sơn Bắc.


Câu 17:

17/07/2024

Trong chế độ khi hậu, ở miền Nam phân chia thành các mùa là:

Xem đáp án

Chọn: A.

Trong chế độ khi hậu, ở miền Nam phân chia thành 2 mùa là mùa khô và mùa mưa rõ rệt.


Câu 18:

29/09/2024

Do tác động của gió mùa Đông Bắc nên nửa sau mùa đông ở miền Bắc nước ta thường có kiểu thời tiết:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Do tác động của gió mùa Đông Bắc nên nửa sau mùa đông ở miền Bắc nước ta thường có kiểu thời tiết lạnh, ẩm.

D đúng 

- A, B, C sai vì gió mùa này chủ yếu mang không khí lạnh và ẩm từ phía Bắc, dẫn đến thời tiết lạnh, ẩm, và thường có sương mù hoặc mưa nhỏ.

Gió mùa Đông Bắc thường bắt đầu từ tháng 11 và kéo dài đến tháng 3 năm sau, ảnh hưởng mạnh mẽ đến miền Bắc nước ta trong nửa sau mùa đông. Khi gió mùa này hoạt động, không khí lạnh từ vùng phía Bắc tràn xuống, gây ra hiện tượng giảm nhiệt độ đáng kể. Đặc điểm của gió mùa Đông Bắc là mang theo hơi ẩm từ biển Đông, tạo điều kiện cho không khí lạnh và ẩm chi phối thời tiết.

Sự kết hợp giữa không khí lạnh và độ ẩm cao dẫn đến hiện tượng sương mù và mưa nhỏ, thường xuất hiện ở nhiều khu vực. Đặc biệt, các vùng ven biển và đồng bằng thường có thời tiết lạnh và ẩm, tạo ra cảm giác se lạnh, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân. Do đó, gió mùa Đông Bắc là nguyên nhân chính khiến miền Bắc Việt Nam trải qua kiểu thời tiết lạnh, ẩm vào nửa sau mùa đông.


Câu 19:

24/10/2024

Tại sao vùng núi Đông Bắc là nơi lạnh nhất nước ta?

Xem đáp án

Đáp án đúng là : C

- Vùng núi Đông Bắc là nơi lạnh nhất nước ta vì tác động của gió mùa Đông Bắc.

Đông Bắc là nơi đón những đợt gió mùa đông Bắc đầu tiên và cũng là nơi đón những đợt gió mùa đông Bắc cuối cùng kết hợp với địa hình có hướng vòng cung mở rộng về phía Bắc (đón gió) nên mùa đông lạnh nhất cả nước.

→ C đúng.A,B,D sai.

* Thiên nhiên phân hóa theo Bắc – Nam

- Từ Bắc vào Nam, nhiệt độ gia tăng do góc nhập xạ tăng và do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc làm giảm nhiệt độ miền Bắc vào mùa đông.

- Sự khác nhau về nền nhiệt, biên độ nhiệt làm khí hậu và thiên nhiên nước ta có sự khác nhau giữa Bắc và Nam (ranh giới là dãy núi Bạch Mã).

a) Phần lãnh thổ phía Bắc

- Vị trí: Từ dãy Bạch Mã trở ra.

- Thiên nhiên: Đặc trưng cho khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.

- Khí hậu: Nhiệt độ trung bình năm trên 200C. Do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, nên miền Bắc có mùa đông với 2-3 tháng lạnh (t0 < 180C) thể hiện rõ ở đồng bằng Bắc Bộ và trung du phía Bắc.

- Cảnh quan: Đới rừng nhiệt đới gió mùa.

- Sinh Vật: Thành phần thực vật, động vật nhiệt đới chiếm ưu thế, ngoài ra còn có các loài cây cận nhiệt (dẻ, re) và các loài cây ôn đới (sa mu, pơ mu), các loài thú có lông dầy như: gấu, chồn,... Ở vùng đồng bằng vào mùa đông trồng được cả các loài rau ôn đới.

b) Phần lãnh thổ phía Nam

- Vị trí: Từ dãy Bạch Mã trở vào.

- Thiên nhiên: Thiên nhiên mang sắc thái của vùng khí hậu cận xích đạo gió mùa.

- Khí hậu: Nền nhiệt thiên về khí hậu xích đạo, quanh năm nóng, nhiệt độ trung bình năm trên 250C và không có tháng nào dưới 200C.

- Cảnh quan: Đới rừng cận xích đạo gió mùa.

- Sinh Vật: Thành phần thực vật, động vật phần lớn thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới từ phương nam (Mã Lai - Inđônêxia) đi lên hoặc từ phía tây (Ấn Độ - Mianma) di cư sang. Trong rừng xuất hiện nhiều loài cây chịu hạn, rụng lá vào mùa khô. Động vật tiêu biểu là các loài thú lớn vùng nhiệt đới và xích đạo (voi, hổ, báo,...). Vùng đầm lầy có trăn, rắn, cá sấu,…

2. Thiên nhiên phân hóa theo Đông - Tây

Từ Đông sang Tây, thiên nhiên nước ta có sự phân hóa thành 3 dải rõ rệt:

a) Vùng biển và thềm lụa địa

- Vùng biển lớn gấp 3 lần diện tích đất liền. Độ nông - sâu, rộng - hẹp của thềm lục địa có quan hệ chặt chẽ với vùng đồng bằng, vùng đồi núi kế bên.

- Thiên nhiên vùng biển nước ta đa dạng và giàu có.

b) Vùng đồng bằng ven biển

- Hình thành đồng bằng Bắc bộ và đồng bằng Nam bộ, mở rộng các bãi triều thấp phẳng, thềm lục địa rộng, phong cảnh thiên nhiên trù phú, xanh tươi.

- Dải đồng bằng ven biển Trung bộ, đồi núi lan ra sát biển, chia cắt thành những đồng bằng nhỏ, đường bờ biển khúc khuỷu với thềm lục địa hẹp. Các dạng địa hình bồi tụ, mài mòn xen kẽ nhau, các cồn cát, đầm phá khá phổ biến.

c) Vùng đồi núi

Sự phân hóa thiên nhiên ở miền đồi núi rất phức tạp, chủ yếu là do tác động của gió mùa với hướng của các dãy núi.

- Đông Bắc: Khi vùng núi Đông Bắc có mùa đông lạnh đến sớm thì ở vùng núi thấp phía nam Tây Bắc mùa đông bớt lạnh nhưng khô hạn, mùa hạ đến sớm.

- Tây Bắc: Khí hậu Tây Bắc lạnh chủ yếu do địa hình núi cao.

- Đông và Tây Trường Sơn: Trong khi sườn Đông Trường Sơn có mưa vào thu đông, thì vùng núi Tây Nguyên lại là mùa khô, nhiều nơi khô hạn gay gắt. Tây Nguyên vào mùa mưa thì bên sườn Đông Trường Sơn nhiều nơi lại chịu tác động của gió Tây khô nóng.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 11: Thiên nhiên phân hoá đa dạng

Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng


Câu 20:

22/07/2024

Các trung tâm mưa ít, mưa nhiều ở nước ta được hình thành do?

Xem đáp án

Chọn: B.

Nguyên nhân chính hình thành các trung tâm mưa ít, mưa nhiều ở nước ta là do có sự kết hợp giữa địa hình và hoàn lưu gió mùa. Nơi khuất gió mưa ít, nơi đón gió mưa nhiều.


Câu 21:

23/07/2024

Đường bờ biển của nước ta dài 3260 km, chạy từ:

Xem đáp án

Chọn: D.

Đường bờ biển của nước ta dài 3260 km, chạy từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang).


Câu 22:

23/07/2024

Dọc ven biển, nơi có nhiệt độ cao, nhiều nắng, có ít sông đổ ra biển thuận lợi cho nghề

Xem đáp án

Chọn: C.

Dọc ven biển, nơi có nhiệt độ cao, nhiều nắng, có ít sông đổ ra biển thuận lợi cho nghề làm muối phát triển đặc biệt là các tỉnh Trung Bộ.


Câu 23:

18/07/2024

Cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đồi núi thấp là kiểu cảnh quan chiếm ưu thế của nước ta vì:

Xem đáp án

Chọn: D.

Đồi núi thấp chiếm 85% diện tích lãnh thổ đã qui định cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đồi núi thấp chiếm ưu thế ở nước ta.


Câu 24:

23/07/2024

Tại sao đồi núi nước ta lại có sự phân bậc?

Xem đáp án

Chọn: B.

Nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của vận động tạo núi Anpơ trong thời kì tân kiến tạo diễn ra với nhiều đợt liên tiếp mạnh, nhẹ khác nhau nên vùng núi nước ta có sự phân bậc rõ rệt theo độ cao.


Câu 25:

21/07/2024

Cho biểu đồ:

Đề kiểm tra 45 phút Địa Lí 12 Học kì 1 (Đề 2 - có đáp án và thang điểm chi tiết)

Dựa vào biểu đồ, nhận định nào không đúng trong các nhận định sau:

Xem đáp án

Đáp án: D.

Tháng 9 có lượng mưa lớn nhất.


Câu 26:

20/07/2024

Cho bảng số liệu:

NHIỆT ĐỘ, LƯỢNG MƯA CỦA VIỆT NAM NĂM 2015

Đề kiểm tra 45 phút Địa Lí 12 Học kì 1 (Đề 2 - có đáp án và thang điểm chi tiết)

Nhiệt độ trung bình năm của nước ta là:

Xem đáp án

Đáp án: D.

Tính nhiệt độ trung bình năm=Tổng nhiệt độ năm/12 tháng

Nhiệt độ trung bình năm của nước ta = 298,3/12 = 24,90C


Câu 27:

23/07/2024

Cho bảng số liệu sau:

LƯỢNG MƯA, LƯỢNG BỐC HƠI VÀ CÂN BẰNG ẨM CỦA MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM

         Đơn vị: mm

Đề kiểm tra 45 phút Địa Lí 12 Học kì 1 (Đề 2 - có đáp án và thang điểm chi tiết)

         Nguồn: Tổng cục thống kê

Để thể hiện lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của ba địa điểm biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?

 

Xem đáp án

Đáp án: A.

Dựa vào bảng số liệu đã cho và kĩ năng nhận diện biểu đồ, biểu đồ thể hiện lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của ba địa điểm là biểu đồ cột (cột ghép).


Câu 28:

22/07/2024

Cho biểu đồ:

Đề kiểm tra 45 phút Địa Lí 12 Học kì 1 (Đề 2 - có đáp án và thang điểm chi tiết)

Nhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ trên?

Xem đáp án

Đáp án: C.

Sông Mê Công (đỉnh lũ tháng 10) có lưu lượng nước trung bình các tháng đều lớn hơn và tháng đỉnh lũ sớm hơn sông Đà Rằng (đỉnh lũ tháng 11).


Câu 29:

22/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết Biển Đông không giáp với nước nào khu vực Đông Nam Á:

Xem đáp án

Đáp án: B.

Biên giới trên biển tiếp giáp với Trung Quốc, Philippin, Maliaixia, Brunay, Indonexia, Xingapo, Thái Lan, Campuchia.


Câu 30:

19/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6,7 cho biết dãy Hoàng Liên Sơn nằm ở vùng núi nào của nước ta:

Xem đáp án

Đáp án: B.

Dãy Hoàng Liên Sơn nằm ở vùng núi núi Tây Bắc:


Câu 31:

17/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết tháng 6, 7 bão đổ bộ vào nước ta vào vùng nào?

Xem đáp án

Đáp án: B.

Xác định kí hiệu bão. Tháng 6, 7 bão đổ bộ vào nước ta vào vùng khí hậu Đông Bắc Bộ.


Câu 32:

17/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23. Đi từ Nam ra Bắc theo biên giới Việt - Lào, ta đi qua lần lượt các cửa khẩu:

Xem đáp án

Đáp án: D.

Hướng dẫn trả lời: Đi từ nam ra bắc theo biên giới Việt - Lào, ta đi qua lần lượt các cửa khẩu: Bờ Y (Kon Tum), Lao Bảo (Quảng Trị), Cầu Treo (Hà Tĩnh), Tây Trang (Điện Biên).


Câu 33:

19/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, Việt Nam có bao nhiêu tỉnh chung đường biên giới với Cam Pu Chia:

Xem đáp án

Đáp án: B.

Các tỉnh của nước ta có chung đường biên giới với Cam Pu Chia là: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang.


Câu 34:

21/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết nhiệt độ trung bình năm của Hà Tiên là:

Xem đáp án

Đáp án: A.

Dựa vào tầng phân màu nhiệt độ. Nhiệt độ trung bình năm của Hà Tiên là: Trên 240C.


Câu 35:

19/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết tổng lượng mưa trung bình tháng XI - IV của Hà Tiên là:

Xem đáp án

Đáp án: A.

Dựa vào tầng phân màu lượng mưa. Tổng lượng mưa trung bình tháng XI - IV của Hà Tiên là 200 – 400mm

 


Câu 36:

17/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, hãy cho biết tỉnh vừa có biên giới trên biển và trên đất liền với Cam Pu Chia là:

Xem đáp án

Đáp án: D.

tỉnh vừa có biên giới trên biển và trên đất liền với Cam Pu Chia là: Kiên Giang.


Câu 37:

21/10/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây vừa có biên giới với Trung Quốc vừa giáp biển:

Xem đáp án

Đáp án đúng là : A

- Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5,ta thấy tỉnh  vừa có biên giới với Trung Quốc vừa giáp biển: là Quảng Ninh.

→ A đúng.B,C,D sai.

* Nguyên tắc khi khai thác Alat địa lý Việt Nam:

- Nắm được bố cục, cấu trúc của  Atlat

- Nắm vững hệ thống ký hiệu trên bản đồ, biểu đồ

- Trình tự khai thác  Atlat

- Các dạng câu hỏi trong các đề kiểm tra khai thác kiến thức từ Atlat.

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ

Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ


Câu 38:

17/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6-7 cho biết, cửa sông nào sau đây không thuộc sông Hậu:

Xem đáp án

Đáp án: A.

cửa sông Cung Hầu thuộc sông Tiền.


Câu 39:

21/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, cho biết mỏ than đá không phải là:

Xem đáp án

Đáp án: C.

Hồng Ngọc là mỏ dầu khí thuộc thềm lục địa phía Nam.


Câu 40:

17/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông Chảy thuộc hệ thống sông nào:

Xem đáp án

Đáp án: B.

Sông Chảy thuộc hệ thống sông Hồng.


Bắt đầu thi ngay