Trang chủ Lớp 12 Địa lý Đề thi THPT Quốc gia Địa lí có đáp án

Đề thi THPT Quốc gia Địa lí có đáp án

Đề thi THPT Quốc gia Địa lí có đáp án (Đề 5)

  • 46935 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

08/08/2024

Nguồn lợi thủy sản ven bờ nước ta bị giảm sút rõ rệt do

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Nguồn lợi thủy sản ven bờ nước ta bị giảm sút rõ rệt do việc khai thác quá mức.

Tìm hiểu thêm:

* Thuận lợi

- Bờ biển dài 3260 km và vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn.

- Nguồn lợi hải sản khá phong phú: tổng trữ lượng khoảng 3,9-4,0 triệu tấn, có hơn 2000 loài cá, 1647 loài giáp xác,…

- Có 4 ngư trường trọng điểm: Cà Mau - Kiên Giang; Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu; Hải Phòng - Quảng Ninh; quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.

- Dọc bờ biển có bãi triều, đầm phá, cánh rừng ngập mặn thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ.

- Ở một số hải đảo có các rạn đá, là nơi tập trung nhiều thủy sản có giá trị kinh tế,...

- Ven bờ có nhiều đảo và vụng, vịnh, các bãi cá đẻ.

- Có nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ, ở vùng đồng bằng có các ô trũng có thể nuôi thả cá, tôm nước ngọt.

- Nhân dân có kinh nghiệm và truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.

- Các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị ngày càng tốt.

- Các dịch vụ thủy sản và chế biến thuỷ sản được mở rộng.

- Thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước ngày càng mở rộng.

- Sự đổi mới chính sách của Nhà nước về phát triển ngành thuỷ sản.

* Khó khăn

- Nhiều thiên tai tự nhiên: bão, áp thấp nhiệt đới,…

- Tàu thuyền, các phương tiện đánh bắt nói chung còn chậm được đổi mới.

- Hệ thống các cảng cá còn chưa đáp ứng yêu cầu.

- Công nghiệp chế biến còn nhiều hạn chế.

- Ở một số vùng ven biển, môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thủy sản cũng bị đe dọa suy giảm.

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 24: Vấn đề phát triển ngành thuỷ sản và lâm nghiệp

Giải Địa lí 12 Bài 12: Vấn đề phát triển ngành lâm nghiệp và ngành thuỷ sản


Câu 2:

21/07/2024

Biện pháp để tránh thiệt hại khi có bão mạnh ở nước ta là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Biện pháp để tránh thiệt hại khi có bão mạnh ở nước ta bao gồm:

+ Dự báo chính xác.

+ Sơ tán dân.

+ Tích cực phòng chống bão.

C đúng. 

- A sai vì chống cháy rừng là biện pháp phòng cháy, chữa cháy nhằm bảo vệ tài nguyên rừng, tài nguyên thiên nhiên cũng như cuộc sống người dân lân cận các khu vực rừng có diện tích lớn.

- B sai vì đây là biện pháp phòng chống hạn hán, mất nước trong thời gian dài.

- D sai vì đây là dùng để liệt kê và bảo vệ các loài động thực vật quý hiếm, đang bị đe dọa tuyệt chủng trên toàn cầu nhằm bảo vệ và gìn giữ các cá thể còn lại.

* Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống: 

Thiên tai

Thời gian

Khu vực

Hậu quả

Biện pháp

Bão

Tháng 6 - 11 (mạnh nhất tháng 8, 9, 10).

Chậm dần từ Bắc vào Nam.

- Gây thiệt hại lớn về người và của.

- Ngập lụt ở đồng bằng, lũ quét ở miền núi.

- Dự báo chính xác.

- Sơ tán dân.

- Tích cực phòng chống bão.

Ngập lụt

 

Tháng 9 - 10.

- Vùng đồng bằng châu thổ, hạ lưu sông.

- Vũng trũng.

- Ngập úng hoa màu, ruộng đồng.

- Gây tắc nghẽn giao thông,…

- Trồng rừng.

- Xây dựng công trình ngăn thủy triều, thoát nước lũ.

Lũ quét

 

Tháng 6 - 10 (phía Bắc); Tháng 10 - 12 (Hà Tĩnh đến NTB).

Vùng núi.

- Thiệt hại về người và của.

- Sạt lở đất, cản trở giao thông.

- Trồng rừng, sử dụng đất hợp lí.

- Quy hoạch điểm dân cư tránh lũ quét.

Hạn hán

 

Diễn ra vào mùa khô (tùy từng khu vực).

- Các thung lũng khuất gió ở miền Bắc.

- Tây Nguyên, ĐNB.

- BTB và ven biển NTB.

- Cháy rừng.

- Ảnh hưởng đến nông nghiệp, đời sống sản xuất và sinh hoạt.

- Xây dựng công trình thủy lợi.

 

Các thiên tai khác

Diễn ra tùy từng nơi, khu vực và năm (Động đất, lốc, mưa đá,…).

Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng ven biển

Ảnh hưởng lớn đến đời sống sản xuất và sinh hoạt.

Chủ động phòng chống vì các thiên tai này xảy ra bất thường, khó dự báo.

Xem thêm một số tài liệu liên quan hay, chi tiết khác:

Lý thuyết SGK Địa lí 12 Bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai

Giải Địa lí 12 Bài 5 (Kết nối tri thức): Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường


Câu 3:

19/07/2024

Công nghiệp nước ta hiện nay

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Công nghiệp nước ta hiện nay có nhiều ngành (29 ngành).


Câu 4:

22/07/2024

Tiềm năng thủy điện của nước ta tập trung chủ yếu ở hệ thống

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Tiềm năng thuỷ điện của nước ta tập trung chủ yếu ở sông Hồng (37%) và sông Đồng Nai (19%).


Câu 5:

19/07/2024

Vấn đề có ý nghĩa hàng đầu của việc khai thác chiều sâu trong nông nghiệp ở Đông Nam Bộ là

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Vấn đề có ý nghĩa hàng đầu của việc khai thác chiều sâu trong nông nghiệp ở Đông Nam Bộ là vấn đề tu bổ, xây dựng và phát triển các công trình thủy lợi nhằm cung cấp đủ nước tưới, tiêu vào mùa khô.


Câu 6:

19/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết tỉnh nào trong các tỉnh sau đây có diện tích lớn nhất?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, ta thấy Quảng Trị (4739,8 km2), Hà Tĩnh (5997,8 km2), Quảng Bình (8065,3 km2) và Nghệ An (16490,0 km2) ->Tỉnh Nghệ An có diện tích lớn nhất.


Câu 7:

19/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết hồ nào sau đây thuộc lưu vực hệ thống sông Đồng Nai?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, ta thấy hồ Trị An thuộc lưu vực hệ thống sông Đồng Nai.


Câu 8:

19/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết trong các địa điểm sau đây, địa điểm nào có nhiệt độ trung bình tháng 1 thấp nhất?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, ta thấy Lũng Cú (Hà Giang) có nhiệt độ trung bình tháng 1 thấp nhất.


Câu 9:

23/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cho biết núi nào sau đây nằm trên cao nguyên Di Linh?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

- Dựa theo Alat trang 14. Ta thấy, ta thấy núi Braian nằm trên cao nguyên Di Linh.

→ C đúng. A, B, D sai.

* Nguyên tắc khi khai thác Alat địa lý Việt Nam:

- Nắm được bố cục, cấu trúc của  Atlat

- Nắm vững hệ thống ký hiệu trên bản đồ, biểu đồ

- Trình tự khai thác  Atlat

- Các dạng câu hỏi trong các đề kiểm tra khai thác kiến thức từ Atlat.

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 6: Đất nước nhiều đồi núi

Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 6-7: Đất nước nhiều đồi núi


Câu 10:

19/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết tỉnh nào có mật độ dân số cao nhất trong các tỉnh sau đây?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, ta thấy tỉnh Thái Bình có mật độ dân số cao nhất trong các tỉnh đã cho.


Câu 11:

19/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết trung tâm kinh tế nào sau đây thuộc tỉnh Bình Định?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, ta thấy trung tâm kinh tế Quy Nhơn thuộc tỉnh Bình Định.


Câu 12:

23/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết tỉnh nào trong các tỉnh sau đây có diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực lớn nhất?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, ta thấy tỉnh Nam Định có diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực lớn nhất.


Câu 13:

20/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết ngành công nghiệp nào sau đây có ở trung tâm Huế?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, ta thấy ngành công nghiệp dệt may có ở trung tâm Huế.


Câu 14:

22/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết trung tâm nào có quy mô lớn nhất trong các trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm sau đây?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, ta thấy trung tâm Nha Trang có quy mô lớn nhất trong các trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm (Quảng Ngãi, Tây Ninh, Bảo Lộc có quy mô nhỏ; Nha Trang có quy mô lớn).


Câu 15:

02/08/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết cảng nào sau đây là cảng sông?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, ta thấy cảng Việt Trì là cảng sông. Các cảng Hải Phòng, Cái Lân và Cửu Lò là cảng biển.

→ A đúng. B, C, D sai.

* Nguyên tắc khi khai thác Alat địa lý Việt Nam:

- Nắm được bố cục, cấu trúc của  Atlat

- Nắm vững hệ thống ký hiệu trên bản đồ, biểu đồ

- Trình tự khai thác  Atlat

- Các dạng câu hỏi trong các đề kiểm tra khai thác kiến thức từ  Atlat.

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 30: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc

Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 30: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc

 


Câu 16:

18/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, cho biết tài nguyên du lịch nào sau đây là di sản thiên nhiên thế giới?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, ta thấy tài nguyên du lịch Vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới. Cố đô Huế, Di tích Mỹ Sơn và Phố cổ Hội An là di tích văn hóa.


Câu 17:

21/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết nhà máy điện nào sau đây thuộc Đồng bằng sông Hồng?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, ta thấy nhà máy điện Phả Lại thuộc Đồng bằng sông Hồng. Các nhà máy điện Na Dương, Thác Bà, Hòa Bình thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ.


Câu 18:

19/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, cho biết điểm khai thác crôm Cổ Định thuộc tỉnh nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, ta thấy điểm khai thác crôm Cổ Định thuộc tỉnh Thanh Hóa.


Câu 19:

18/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết hồ Phú Ninh thuộc tỉnh nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, ta thấy hồ Phú Ninh thuộc tỉnh Quảng Nam.


Câu 20:

19/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, cho biết kênh Phụng Hiệp nối Cà Mau với địa điểm nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, ta thấy kênh Phụng Hiệp nối Cà Mau với Ngã Bảy.


Câu 21:

19/07/2024

Cho bảng số liệu:

XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ CỦA IN-ĐÔ-NÊ-XI-A

(Đơn vị: Tỷ đô la Mỹ)

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020)

Theo bảng số liệu, cho biết năm nào sau đây In-đô-nê-xi-a nhập siêu?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Chú ý cụm từ “Nhập siêu” ->Xuất khẩu < Nhập khẩu ->Chỉ có năm 2018 là xuất khẩu nhỏ hơn nhập khẩu (nhập siêu). Các năm 2010, 2015, 2017 là xuất siêu.


Câu 22:

19/07/2024

Cho biểu đồ:

GDP CỦA MA-LAI-XI-A VÀ XIN-GA-PO NĂM 2010 VÀ 2018

(Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020)

Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng khi so sánh sự thay đổi GDP năm 2018 với năm 2010 của Ma-lai-xi-a và Xin-ga-po?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Qua biểu đồ, ta thấy:

- Xin-ga-po tăng nhiều hơn Ma-lai-xi-a (124 so với 104 tỷ đô la mỹ) ->Đáp án A đúng, B sai.

- Xin-go-po tăng nhanh hơn Ma-lai-xi-a (151,7% so với 140,8%) ->Đáp án C sai.

- Xin-go-po tăng gấp 1,19 lần so với Ma-lai-xi-a ->Đáp án D sai.


Câu 23:

23/07/2024

Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến nên

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến nên nhận được lượng bức xạ Mặt Trời lớn khiến cho nền nhiệt độ trung bình năm cao.


Câu 24:

19/07/2024

Lao động nước ta hiện nay

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Lao động nước ta hiện nay tăng nhanh (mỗi năm tăng thêm khoảng 1 triệu người) nhưng có chuyên môn thấp cùng với nền kinh tế còn chậm chuyển dịch nên dẫn đến tình trạng thiếu việc làm (đặc biệt là ở các thành phố lớn).


Câu 25:

07/08/2024

Các đô thị ở nước ta hiện nay

Xem đáp án

Đáp án đúng là : C

Các đô thị ở nước ta hiện nay có thị trường tiêu thụ đa dạng về sản phẩm, mẫu mã từ nông nghiệp, công nghiệp đến các loại hình dịch vụ (tiêu dùng, giải trí).

Đặc điểm của quá trình đô thị hóa tại Việt Nam là trình độ đô thị hóa thấp và tỉ lệ dân thành thị vẫn ở mức thấp so với các quốc gia trong khu vực. 

→ A,B sai

 Đô thị nước ta hiện nay có cơ sở hạ tầng rất hoàn thiện. tạo ra nhiều cơ hội về việc làm. có tỉ lệ thiếu việc làm rất cao

→ D sai

* Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội

- Đô thi hóa có tác động mạnh tới hóa trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta.

- Các đô thị có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, các vùng trong nước.

- Các thành phố, thị xã là các thị trường tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa lớn và đa dạng, là nơi sử dụng đông đảo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật; có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, có sức hút đối với đầu tư trong nước và ngoài nước, tạo ra động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.

- Các đô thị có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.

- Hậu quả xấu của quá trình đô thị hóa: vấn đề ô nhiễm môi trường, an ninh xã hội,...

Xem thêm các bài viết liên ,chi tiết khác:

Bài giảng Địa lí 12 Bài 18: Đô thị hoá

Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 18: Đô thị hóa

 


Câu 26:

23/07/2024

Tỉ lệ công nghiệp trong cơ cấu kinh tế theo ngành nước ta tăng lên là biểu hiện của

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Tỉ lệ công nghiệp trong cơ cấu kinh tế theo ngành nước ta tăng lên là biểu hiện của sự phát triển nền kinh tế.


Câu 27:

19/07/2024

Ngành chăn nuôi của nước ta hiện nay

Xem đáp án
Chọn đáp án A

Ngành chăn nuôi của nước ta hiện nay đang phát triển mạnh và tiến mạnh lên sản xuất hàng hóa.


Câu 28:

21/08/2024

Hoạt động trồng rừng nước ta hiện nay

Xem đáp án

Đáp án đúng là : B

- Hoạt động trồng rừng nước ta hiện nay có sự tham gia nhiều của người dân.

Vì nước ta đang thực hiện chính sách giao đất giao rừng cho người dân.

- Rừng thường tập trung nhiều ở vùng đồi núi

→ A sai.

- Ngoài rừng sản xuất ,nước ta còn trồng rừng phòng hộ,rừng đặc dụng.

→ C sai.

- Ngoài nhà nước,hoạt động trồng rừng còn có sự tham gia của người dân

→ D sai.

*  Ngành lâm nghiệp

a) Ngành lâm nghiệp ở  nước ta có vai trò về mặt kinh tế và sinh thái

Lâm nghiệp có vị trí đặc biệt trong cơ cấu kinh tế của hầu hết các vùng lãnh thổ do nước ta 3/4 diện tích là đồi núi, lại có vùng rừng ngập mặn ven biển.

b) Sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp

Các hoạt động lâm nghiệp bao gồm: lâm sinh (trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng) và khai thác, chế biến gỗ, lâm sản.

* Trồng rừng

- Cả nước có khoảng 2,5 triệu ha rừng trồng tập trung, trong đó chủ yếu là rừng làm nguyên liệu giấy, rừng gỗ trụ mỏ, thông nhựa,... rừng phòng hộ.

- Hàng năm, cả nước trồng trên dưới 200 nghìn ha rừng tập trung.

* Khai thác, chế biến gỗ và lâm sản

- Khai thác: khoảng 2,5 triệu m3 gỗ, khoảng 120 triệu cây tre luồng và gần 100 triệu cây nứa.

- Các sản phẩm gỗ: gỗ tròn, gỗ xẻ, ván sàn, đồ gỗ, gỗ lạng và gỗ dán.

- Công nghiệp bột giấy và giấy được phát triển. Lớn nhất là nhà máy giấy Bãi Bằng (tỉnh Phú Thọ), Liên hiệp giấy Tân Mai (Đồng Nai).

- Rừng còn được khai thác để cung cấp nguồn gỗ củi và than củi.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 24: Vấn đề phát triển ngành thuỷ sản và lâm nghiệp

Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 24: Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp


Câu 29:

19/07/2024

Giao thông vận tải đường ống nước ta

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Giao thông vận tải đường ống nước ta phát triển gắn với ngành dầu khí (vận chuyển dầu mỏ, khí đốt).


Câu 30:

23/07/2024

Các đảo ven bờ nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Các đảo ven bờ biển có lợi thế lớn về nguồn tài nguyên thủy sản phong phú, môi trường biển sạch và gần các ngư trường lớn, thuận lợi cho việc đánh bắt cá và phát triển ngành thủy sản. Bên cạnh đó, nhiều đảo ven bờ biển Việt Nam có cảnh quan đẹp, bãi biển sạch và môi trường tự nhiên đa dạng, rất thu hút khách du lịch. Du lịch biển đảo là một ngành kinh tế quan trọng, có tiềm năng lớn để phát triển kinh tế địa phương và tạo việc làm.

A đúng.

- B sai vì mặc dù có một số tiềm năng, nhưng khai thác khoáng sản trên các đảo ven bờ thường không phải là lựa chọn ưu tiên do các đảo nhỏ và có hạn chế về diện tích, cũng như tác động môi trường. Vận tải biển thường tập trung ở các cảng lớn trên đất liền hơn là trên các đảo nhỏ.

- C sai vì điều kiện đất đai trên các đảo thường không phù hợp cho việc trồng cây lương thực và rau quả với quy mô lớn do diện tích hạn chế, đất cát và thiếu nước ngọt.

- D sai vì nuôi các gia súc lớn và gia cầm cũng gặp nhiều hạn chế trên các đảo do diện tích nhỏ và thiếu các nguồn tài nguyên cần thiết như nước ngọt và thức ăn chăn nuôi.

* Khai thác tổng hợp các tài nguyên vùng biển và hải đảo

a) Ý nghĩa

- Hoạt động kinh tế biển rất đa dạng và đa dạng, giữa các ngành kinh tế biển có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, chỉ có khai thác tổng hợp mới đem lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường.

- Môi trường biển là không chia cắt được.

- Môi trường biển rất nhạy cảm trước tác động của con người.

b) Khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo

- Tránh khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ, các đối tượng đánh bắt có giá trị kinh tế cao.

- Phát triển đánh bắt xa bờ giúp khai thác tốt hơn nguồn lợi hải sản.

c) Khai thác khoáng sản

- Nghề làm muối phát triển mạnh ở nhiều địa phương, nhất là ở DHNTB.

- Thăm dò và khai thác dầu khí trên vùng thềm lục địa đã được đẩy mạnh.

d) Phát triển du lịch biển

- Các trung tâm du lịch biển đã được nâng cấp, nhiều bãi biển mới được đưa vào khai thác.

- Các khu du lịch Hạ Long - Cát Bà - Đồ Sơn (Quảng Ninh và Hải Phòng), Sầm Sơn (Thanh Hoá), Cửa Lò, Nha Trang, Vũng Tàu.

Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh

e) Giao thông vận tải biển

- Hàng loạt cảng hàng hoá lớn đã được xây dựng, cải tạo và nâng cấp.

- Hải cảng nước sâu (Cái Lân, Nghi Sơn, Vũng Áng, Dung Quất, Vũng,...).

- Các tuyến vận tải hàng hoá và hành khách thường xuyên nối liền các đảo với đất liền góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội ở các tuyến đảo.

Xem thêm một số tài liệu liên quan hay, chi tiết khác:

Lý thuyết SGK Địa lí 12 Bài 42: Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh, quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo

Giải SGK Địa lí 12 Bài 42: Vấn đề phát triển kinh tế - an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo


Câu 31:

24/08/2024

Nước ta hiện nay có kim ngạch xuất nhập khẩu tăng nhanh chủ yếu do

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

- Nước ta hiện nay có kim ngạch xuất nhập khẩu tăng nhanh chủ yếu do sản xuất phát triển, hội nhập kinh tế thế giới.

Nước ta hiện nay có kim ngạch xuất nhập khẩu tăng nhanh chủ yếu do sản xuất trong nước phát triển mạnh cùng với chính sách hội nhập kinh tế thế giới theo hướng đa phương hóa.

- Thị trường xuất khẩu của nước ta đang ngày càng mở rộng, với các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc đóng vai trò quan trọng. Kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng lên, điều này phản ánh rõ ràng kết quả của các chính sách đổi mới và quá trình hội nhập nền kinh tế của Việt Nam, bao gồm việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và việc bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ.

Do đó, có thể nhìn thấy rằng sự gia tăng liên tục trong kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta không chỉ phản ánh sự phát triển của nền kinh tế trong nước mà còn là kết quả của những cải tiến và đổi mới trong cơ cấu quản lý.

→B đúng.A,C,D sai.

* Thương mại

a) Vai trò

- Là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Điều tiết sản xuất.

- Hướng dẫn tiêu dùng, tạo ra các tập quán tiêu dùng mới.

- Thúc đẩy quá trình phân công lao động theo vùng, lãnh thổ.

- Thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa.

b) Ngoại thương

-Thị trường buôn bán ngày càng được mở rộng theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá.

- Thị trường

+ Xuất khẩu: Mĩ, Nhật Bản, Trung Quốc,…

+ Nhập khẩu: Châu Á - Thái Bình Dương và Châu Âu.

- Cơ cấu xuất - nhập khẩu

+ Xuất khẩu: hàng công nghiệp nặng - nhẹ, khoáng sản, tiểu thủ công nghiệp, hàng nông - lâm - thủy sản.

+ Nhập khẩu: nguyên liệu, tư liệu sản xuất (máy móc, thiết bị, nguyên, nhiên, vật liệu) và hàng tiêu dùng.

- Kim ngạch nhập khẩu tăng lên khá mạnh, phản ánh sự phục hồi và phát triển của sản xuất và tiêu dùng cũng như đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 31: Vấn đề phát triển thương mại, du lịch

Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 31: Vấn đề phát triển thương mại, du lịch


Câu 32:

15/08/2024

Thế mạnh chủ yếu để phát triển ngành dịch vụ ở Đồng bằng sông Hồng là

Xem đáp án

Đáp án đúng là:C

- Thế mạnh chủ yếu để phát triển ngành dịch vụ ở Đồng bằng sông Hồng là có dân số đông, nhiều đô thị, sản xuất ngày càng phát triển mạnh. nên nhu cầu về các dịch vụ rất lớn và đa dạng (gồm dịch vụ sản xuất, dịch vụ tiêu dùng và cả dịch vụ công).

- Các đáp án còn lại góp phần vào vấn đề phát triển ngành dich vụ ở Đồng bằng sông Hồng,song nó chưa phải thế mạnh chủ yếu.

→ C đúng.A,B,D sai

 * Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và các định hướng chính

a) Thực trạng

- Tỉ trọng giá trị sản xuất của nông, lâm, ngư nghiệp giảm; công nghiệp - xây dựng tăng, dịch vụ có nhiều biến chuyển.

- Cơ cấu kinh tế theo ngành đã có sự chuyển dịch theo chiều hướng tích cực; tuy nhiên, còn chậm.

b) Các định hướng chính

- Xu hướng chung: tiếp tục giảm tỉ trọng khu vực I (nông - lâm - ngư nghiệp); tăng nhanh tỉ trọng khu vực II (công nghiệp - xây dựng) và khu vực III (dịch vụ).

- Chuyển dịch trong nội bộ từng ngành

+ Khu vực I: giảm tỉ trọng ngành trồng trọt (giảm tỉ trọng cây lương thực và tăng tỉ trọng cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả), tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi và thuỷ sản.

+ Khu vực II: quá trình chuyển dịch gắn với việc hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm (chế biến lương thực - thực phẩm, dệt - may và da giày, vật liệu xây dựng, cơ khí - điện tử).

+ Khu vực III: du lịch là ngành tiềm năng. Các dịch vụ khác: tài chính, ngân hàng, giáo dục - đào tạo,... phát triển mạnh

 Các thế mạnh chủ yếu của vùng


a) Vị trí địa lí

- Khái quát: Gồm 10 tỉnh/thành phố; diện tích gần 15 nghìn km2 (chiếm 4,5%) và số dân 21,3 triệu người (21,9 % dân số cả nước - 2019).

- Vị trí địa lí: Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm, giáp các vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Biển Đông.

b) Tài nguyên thiên nhiên

- Đất nông nghiệp: 51,2% diện tích đồng bằng, trong đó đất phù sa màu mỡ 70% thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

- Khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa với 1 mùa đông lạnh kéo dài 3 tháng thuận lợi để đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp, thâm canh, xen canh và tăng vụ.

- Tài nguyên nước: phong phú (nước mặt, nước dưới đất, nước nóng, nước khoáng).

- Biển: có khả năng phát triển cảng biển, du lịch, thuỷ hải sản.

- Khoáng sản: đá vôi, sét, cao lanh; ngoài ra còn có than nâu và tiềm năng về khí đốt.

c) Điều kiện kinh tế - xã hội

- Dân cư, lao động: nguồn lao động dồi dào có kinh nghiệm sản xuất phong phú.

- Cơ sở hạ tầng: Mạng lưới giao thông phát triển mạnh, khả năng cung cấp điện, nước được đảm bảo.

- Cơ sở vật chất - kĩ thuật: tương đối tốt, phục vụ sản xuất và đời sống. Các thế mạnh khác: thị trường rộng, có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng

Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng Sông Hồng

 
 
 
 

 


Câu 33:

19/07/2024

Thuận lợi chủ yếu để phát triển công nghiệp ở Duyên hải Nam Trung Bộ là

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Thuận lợi chủ yếu để phát triển công nghiệp ở Duyên hải Nam Trung Bộ là thu hút được nhiều đầu tư trong và ngoài nước, có các cảng biển (đặc biệt là các cảng biển nước sâu có tính chiến lược).


Câu 34:

19/07/2024

Ý nghĩa chủ yếu của việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên là

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Ý nghĩa chủ yếu của việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên là phát triển hàng hóa, nâng cao chất lượng sống.


Câu 35:

18/08/2024

Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay cần chuyển dịch cơ cấu cây trồng chủ yếu do

Xem đáp án

Đáp án đúng là : A

- Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay cần chuyển dịch cơ cấu cây trồng chủ yếu do xâm nhập mặn rộng, hạn hán, thiếu nước ngọt

Việc chuyển dịch cơ cấu cây, con phù hợp hơn, có năng suất và chất lượng hơn để nhằm hạn chế những tác động từ tự nhiên.

- Các đáp án còn lại không phải là lý do chính dẫn đến việc Đồng bằng sông Cửu Long cần chuyển dịch cơ cấu cây trồng.

→ A đúng.B,C,D sai

 * Các thế mạnh và hạn chế chủ yếu của vùng

a) Thế mạnh

- Đất đai (3 nhóm đất chính)

+ Đất phù sa ngọt: diện tích 1,2 triệu ha (chiếm hơn 30% diện tích), màu mỡ nhất, phân bố thành dải dọc sông Tiền, sông Hậu.

+ Đất phèn: có diện tích lớn nhất với hơn 1,6 triệu ha (41%). Đất phèn tập trung ở Đồng Tháp Mười, Hà Tiên, vùng trũng ở Cà Mau.

+ Đất mặn: 75 vạn ha (19%) phân bố ven biển Đông và vịnh Thái Lan.

- Khí hậu: tính chất cận xích đạo, thuận lợi phát triển nông nghiệp.

- Sông ngòi: mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt cắt xẻ châu thổ thành những ô vuông, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông, sản xuất và sinh hoạt.

- Các loại khoáng sản chủ yếu: đá vôi và than bùn.

- Sinh vật: rừng ngập mặn và rừng tràm; động vật có giá trị là cá và chim.

- Tài nguyên biển: phong phú với hàng trăm bãi cá, bãi tôm, mặt nước,…

b) Hạn chế

- Mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

- Phần lớn diện tích của đồng bằng là đất phèn, đất mặn.

- Tài nguyên khoáng sản hạn chế.

- Thiên tai: lũ lụt, hạn hán,…

2:Sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long

- Nước ngọt là vấn đề quan trọng hàng đầu để tháo chua rửa mặn, cải tạo đất,...

- Cần phải duy trì và bảo vệ nguồn tài nguyên rừng.

- Sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên là vấn đề cấp bách.

- Định hướng

+ Tạo ra các giống cây trồng chịu phèn, chịu mặn.

+ Chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh trồng cây công nghiệp, cây ăn quả.

+ Kết hợp mặt biển với đảo, quần đảo và đất liền để tạo kinh tế liên hoàn.

+ Chủ động sống chung với lũ và khai thác các nguồn lợi về kinh tế do lũ hàng năm.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 41: Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long

Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 41: Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long


Câu 36:

19/07/2024

Cho biểu đồ về dân số nông thôn và thành thị của nước ta giai đoạn 2010 - 2019:

(Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020)

Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Căn cứ vào biểu đồ (hình chữ nhật, đơn vị %) và bảng chú giải ->Biểu đồ thể hiện nội dung: Chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị.


Câu 37:

23/10/2024

Địa hình ven biển nước ta đa dạng chủ yếu do tác động kết hợp của

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

- Địa hình ven biển nước ta đa dạng chủ yếu do tác động kết hợp của sông ngòi, sóng biển, thủy triều và quá trình nội lực.

B đúng 

- A sai vì chúng chủ yếu ảnh hưởng đến các khu vực nội địa và khí hậu, không trực tiếp tạo ra các dạng địa hình ven biển như sông ngòi, sóng biển và thủy triều.

- C sai vì chúng chủ yếu ảnh hưởng đến các khu vực nội địa và các dạng địa hình không đặc trưng cho ven biển như bờ biển, bãi cát và vịnh.

- D sai vì chúng chủ yếu tạo ra các dạng địa hình đặc thù như cồn cát và đồng bằng nhưng không bao quát tất cả sự đa dạng địa hình ven biển, mà yếu tố chính là sự kết hợp của sông ngòi, sóng biển, thủy triều và quá trình nội lực.

Địa hình ven biển nước ta đa dạng chủ yếu do tác động kết hợp của sông ngòi, sóng biển, thủy triều và quá trình nội lực. Sông ngòi, với hệ thống mạng lưới dày đặc, đã bồi đắp các đồng bằng ven biển và tạo ra các vùng châu thổ. Sóng biển góp phần làm mòn và bồi đắp bờ biển, hình thành các bãi cát, cồn cát và vịnh hẹp. Thủy triều tạo ra các hiện tượng như cửa sông, đầm phá và vũng nước ven biển. Quá trình nội lực, bao gồm hoạt động của núi lửa và động đất, đã tạo ra các dạng địa hình đặc biệt như vịnh, núi biển và vách đá ven biển. Sự tương tác giữa các yếu tố này dẫn đến sự đa dạng phong phú trong địa hình ven biển nước ta, từ các đồng bằng rộng lớn đến các dãy núi ven biển hiểm trở.

* Ảnh hưởng của biển đông đối với thiên nhiên Việt Nam

a) Khí hậu

- Nhờ có Biển Đông nên khí hậu nước ta mang tính hải dương, điều hòa.

- Lượng mưa nhiều, độ ẩm tương đối của không khí trên 80%.

- Nhờ có Biển Đông, khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương, điều hòa hơn.

b) Địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển

- Các dạng địa hình ven biển rất đa dạng: vịnh cửa sông, các bờ biển mài mòn, tam giác châu thổ, các vũng vịnh nước sâu, các đảo ven bờ và những rạn san hô,...

- Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có: Hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái trên đất phèn, nước mặn, nước lợ và hệ sinh thái rừng trên đảo.

c) Tài nguyên thiên nhiên vùng biển

- Tài nguyên khoáng sản: Dầu khí (có trữ lượng lớn và giá trị nhất), các bãi cát, muối,…

- Tài nguyên hải sản: sinh vật giàu thành phần loài và có năng suất sinh học cao, nhất là ở ven bờ. Biển Đông có trên 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm, khoảng vài chục loài mực,…

d) Thiên tai

- Bão: Mỗi năm trung bình có 3 đến 4 cơ bão trực tiếp từ Biển Đông đổ vào nước ta, gây nhiều thiệt hại nặng nề cho sản xuất và đời sống.

- Sạt lở bờ biển: xảy ra nhiều ở dải bờ biển Trung Bộ.

- Cát bay, cát chảy lấn chiếm ruộng vườn, làng mạc và làm hoang hóa đất đai ở vùng ven biển miền Trung.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển

Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 8: Thiên nhiên chịu sâu sắc ảnh hưởng từ biển


Câu 38:

20/07/2024

Cây ăn quả ở Trung du và miền núi Bắc Bộ hiện nay phát triển theo hướng tập trung do tác động chủ yếu của

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Sản xuất hàng hóa biểu hiện rõ nhất ở việc hình thành các vùng chuyên canh rộng lớn, sản xuất tập trung, áp dụng khoa học kĩ thuật và gắn với công nghiệp chế biến, mở rộng thị trường tiêu thụ. Cây ăn quả ở Trung du và miền núi Bắc Bộ hiện nay phát triển theo hướng tập trung do tác động chủ yếu của chính sách phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa, nhu cầu lớn của người dân.

C đúng 

- A sai vì chính phủ đã đưa ra các chính sách khuyến khích đầu tư và phát triển kinh tế địa phương, đặc biệt là các khu vực nông thôn và miền núi, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế đa ngành và tạo ra các sản phẩm có giá trị cao hơn.

- B sai vì chính phủ đã đưa ra các chính sách hỗ trợ và khuyến khích phát triển nông nghiệp đa dạng hóa và xuất khẩu các sản phẩm nông sản có giá trị cao như cây công nghiệp (café, chè, trà), rau quả sạch, hoa quả, mía đường, cây dược liệu và các sản phẩm nông sản khác.

- D sai vì chính phủ và các tổ chức đã đầu tư và khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao như công nghệ thông tin, phần mềm, công nghệ sinh học, công nghệ môi trường, v.v. Điều này đã tạo ra cơ hội việc làm mới và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao đến với khu vực này.

*) Tình hình phát triển kinh tế 

- Tình hình phát triển: Cơ cấu sản phẩm nông nghiệp đa dạng (nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới)

+ Cây lương thực: lúa, ngô là cây lương thực chính. Lúa chủ yếu được trồng ở các cánh đồng giữa núi như: Mường Thanh (Điện Biên), Bình Lư (Lai Châu), Văn Chấn (Yên Bái),… Ngô được trồng nhiều trên nương rẫy.

+ Cây công nghiệp: chè (Thái Nguyên, Sơn La, Phú Thọ, Yên Bái, Hà Giang, Lạng Sơn), hồi (Lạng Sơn), cây dược liệu. Cây chè chiếm tỷ trọng lớn về diện tích và sản lượng so với cả nước.

+ Cây ăn quả: mận, mơ, lê, đào, vải,… ở Sơn La, Bắc Giang,…

+ Nghề rừng: chủ yếu phát triển theo hướng nông - lâm kết hợp.

Mận được trồng nhiều ở Sơn La, Yên Bái

- Do điều kiện tự nhiên của vùng nhiều đồi núi nên thế mạnh chính trong nông nghiệp của vùng là trồng cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn.

Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 9 Bài 18: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (tiếp theo)

Giải Địa lí 9 Bài 18: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (tiếp theo)


Câu 39:

15/09/2024

Ý nghĩa chủ yếu của việc hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp ở Bắc Trung Bộ là

Xem đáp án

Đáp án đúng là : D

- Ý nghĩa chủ yếu của việc hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp ở Bắc Trung Bộ là khai thác thế mạnh mỗi vùng, tạo sự liên kết sản xuất lãnh thổ.

Còn đối với đa dạng hóa nông nghiệp, bảo vệ tốt tài nguyên và môi trường là hai mục tiêu quan trọng trong sự phát triển nông nghiệp một cách bền vững. Bảo vệ các môi trường tự nhiên và khu vực quan trọng về đa dạng sinh học như rừng ngập mặn, đầm lầy, và cánh đồng cỏ bằng việc thiết lập các khu vực bảo tồn. Điều này giúp duy trì sự đa dạng của hệ sinh thái và bảo vệ các loài động, thực vật quý hiếm.Bảo vệ môi trường và đa dạng hóa nông nghiệp không chỉ giúp bảo vệ tài nguyên quý báu mà còn giúp nâng cao năng suất và sự cạnh tranh của nông nghiệp trong tương lai. 

Đẩy mạnh tăng trường sản xuất, gắn liền với các lãnh thổ với nhau. Cải thiện hạ tầng giao thông, bao gồm đường bộ, đường sắt và cảng biển để tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển nông sản và sản phẩm từ nông-lâm-ngư nghiệp đến các thị trường trong và ngoài vùng. Điều này giúp giảm chi phí vận chuyển và tăng giá trị gia tăng.

Cải thiện hạ tầng giao thông, bao gồm đường bộ, đường sắt và cảng biển để tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển nông sản và sản phẩm từ nông-lâm-ngư nghiệp đến các thị trường trong và ngoài vùng. Điều này giúp giảm chi phí vận chuyển và tăng giá trị gia tăng. Tạo các mạng lưới hợp tác giữa các lãnh thổ để chia sẻ nguồn lực và thông tin. Việc này có thể giúp cải thiện quy trình sản xuất, tiếp cận thị trường và tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp. Tạo các chương trình hợp tác để chia sẻ kỹ thuật canh tác và quản lý hiệu quả giữa các nông dân và doanh nghiệp nông nghiệp trong vùng. Điều này có thể giúp nâng cao hiệu suất và chất lượng sản phẩm. Tạo các chương trình thúc đẩy thương mại để giúp nông dân và doanh nghiệp tiếp cận các thị trường trong và ngoài nước. Điều này bao gồm việc tham gia vào các triển lãm thương mại, sử dụng các kênh trực tuyến, và thúc đẩy xuất khẩu.

-Các đáp án khác,không phải là Ý nghĩa chủ yếu của việc hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp ở Bắc Trung Bộ.

→ D đúng.A,B,C sai.

* Hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp

- Có ý nghĩa đối với hình thành cơ cấu kinh tế chung của vùng:

+ Góp phần tạo ra cơ cấu ngành.

+ Tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian.

+ Tỉ trọng công nghiệp còn bé.

- Việc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi phải phát huy các thế mạnh sẵn có của vùng, trong đó có thế mạnh về nông - lâm - ngư nghiệp.

a) Khai thác thế mạnh về lâm nghiệp

- Diện tích rừng 2,22 triệu ha, chiếm khoảng 21,5% diện tích rừng cả nước. Độ che phủ rừng là 43,1% (năm 2019), chỉ đứng sau Tây Nguyên.

- Trong rừng có nhiều loại gỗ quý (táu, lim, sến, kiền kiền, săng lẻ, lát hoa,...), nhiều lâm sản, chim, thú có giá trị.

- Hiện nay, rừng giàu chỉ còn tập trung chủ yếu ở vùng sâu giáp biên giới Việt - Lào.

- Rừng sản xuất chiếm khoảng 35% diện tích, còn khoảng 49% diện tích là rừng phòng hộ và 16% là rừng đặc dụng.

- Việc bảo vệ và phát triển vốn rừng giúp bảo vệ môi trường sống của động vật hoang dã, giữ gìn nguồn gen của các loài động thực vật quý hiếm, điều hoà nguồn nước, hạn chế tác hại của các cơn lũ đột ngột trên các sông ngắn và dốc.

- Trồng rừng ven biển có tác dụng chắn gió, bão và ngăn không cho cát bay, cát chảy, lấn ruộng đồng, làng mạc.

b) Khai thác tổng hợp các thế mạnh về nông nghiệp của trung du, đồng bằng và ven biển

- Vùng đồi trước núi có thế mạnh về chăn nuôi đại gia súc (đàn trâu 750 nghìn con, đàn bò 1,1 trịệu con).

- Đất badan (diện tích tuy không lớn, nhưng khá màu mỡ) là nơi hình thành một số vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, hồ tiêu, chè).

- Trên các đồng bằng phần lớn là đất cát pha thuận lợi phát triển cây công nghiệp hàng năm (lạc, mía, thuốc lá,...), không thuận lợi cho cây lúa. Đã hình thành một số vùng chuyên canh cây công nghiệp hàng năm và các vùng lúa thâm canh.

c) Đẩy mạnh phát triển ngư nghiệp

- Các tỉnh đều có khả năng phát triển nghề cá biển (Nghệ An là tỉnh trọng điểm đánh bắt cá biển).

- Nuôi thuỷ sản nước lợ, nước mặn phát triển khá mạnh.

- Khó khăn: Tàu thuyền có công suất nhỏ, đánh bắt ven bờ là chính nên nguồn thủy sản ven bờ suy giảm.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 35: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ

Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 35: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ

 

 

Câu 40:

21/07/2024

Cho bảng số liệu:

DIỆN TÍCH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN NỘI ĐỊA CỦA NƯỚC TA NĂM 2015 VÀ 2019

(Đơn vị: Nghìn ha)

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020)

Theo bảng số liệu, để thể hiện quy mô và cơ cấu diện tích nuôi trồng thủy sản nội địa của nước ta năm 2015 và 2019, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Căn cứ vào bảng số liệu (2 mốc năm, 3 đối tượng, đơn vị nghìn ha) và yêu cầu đề bài (từ khóa “Quy mô và cơ cấu”) ->Biểu đồ tròn là dạng biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện quy mô và cơ cấu diện tích nuôi trồng thủy sản nội địa của nước ta năm 2015 và 2019.


Bắt đầu thi ngay