Câu hỏi:
18/08/2024 421Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay cần chuyển dịch cơ cấu cây trồng chủ yếu do
A. xâm nhập mặn rộng, hạn hán, thiếu nước ngọt.
B. bề mặt sụt lún, nhiều vùng bị phèn và mặn hóa.
C. sạt lở bờ biển, nước biển dâng và nhiệt độ tăng.
D. khô hạn kéo dài, vùng rừng ngập mặn thu hẹp.
Trả lời:
Đáp án đúng là : A
- Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay cần chuyển dịch cơ cấu cây trồng chủ yếu do xâm nhập mặn rộng, hạn hán, thiếu nước ngọt
Việc chuyển dịch cơ cấu cây, con phù hợp hơn, có năng suất và chất lượng hơn để nhằm hạn chế những tác động từ tự nhiên.
- Các đáp án còn lại không phải là lý do chính dẫn đến việc Đồng bằng sông Cửu Long cần chuyển dịch cơ cấu cây trồng.
→ A đúng.B,C,D sai
* Các thế mạnh và hạn chế chủ yếu của vùng
a) Thế mạnh
- Đất đai (3 nhóm đất chính)
+ Đất phù sa ngọt: diện tích 1,2 triệu ha (chiếm hơn 30% diện tích), màu mỡ nhất, phân bố thành dải dọc sông Tiền, sông Hậu.
+ Đất phèn: có diện tích lớn nhất với hơn 1,6 triệu ha (41%). Đất phèn tập trung ở Đồng Tháp Mười, Hà Tiên, vùng trũng ở Cà Mau.
+ Đất mặn: 75 vạn ha (19%) phân bố ven biển Đông và vịnh Thái Lan.
- Khí hậu: tính chất cận xích đạo, thuận lợi phát triển nông nghiệp.
- Sông ngòi: mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt cắt xẻ châu thổ thành những ô vuông, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông, sản xuất và sinh hoạt.
- Các loại khoáng sản chủ yếu: đá vôi và than bùn.
- Sinh vật: rừng ngập mặn và rừng tràm; động vật có giá trị là cá và chim.
- Tài nguyên biển: phong phú với hàng trăm bãi cá, bãi tôm, mặt nước,…
b) Hạn chế
- Mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
- Phần lớn diện tích của đồng bằng là đất phèn, đất mặn.
- Tài nguyên khoáng sản hạn chế.
- Thiên tai: lũ lụt, hạn hán,…
2:Sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- Nước ngọt là vấn đề quan trọng hàng đầu để tháo chua rửa mặn, cải tạo đất,...
- Cần phải duy trì và bảo vệ nguồn tài nguyên rừng.
- Sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên là vấn đề cấp bách.
- Định hướng
+ Tạo ra các giống cây trồng chịu phèn, chịu mặn.
+ Chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh trồng cây công nghiệp, cây ăn quả.
+ Kết hợp mặt biển với đảo, quần đảo và đất liền để tạo kinh tế liên hoàn.
+ Chủ động sống chung với lũ và khai thác các nguồn lợi về kinh tế do lũ hàng năm.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 41: Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Cây ăn quả ở Trung du và miền núi Bắc Bộ hiện nay phát triển theo hướng tập trung do tác động chủ yếu của
Câu 3:
Địa hình ven biển nước ta đa dạng chủ yếu do tác động kết hợp của
Câu 5:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cho biết núi nào sau đây nằm trên cao nguyên Di Linh?
Câu 6:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết cảng nào sau đây là cảng sông?
Câu 7:
Thế mạnh chủ yếu để phát triển ngành dịch vụ ở Đồng bằng sông Hồng là
Câu 11:
Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN NỘI ĐỊA CỦA NƯỚC TA NĂM 2015 VÀ 2019
(Đơn vị: Nghìn ha)
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020)
Theo bảng số liệu, để thể hiện quy mô và cơ cấu diện tích nuôi trồng thủy sản nội địa của nước ta năm 2015 và 2019, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
Câu 12:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, cho biết tài nguyên du lịch nào sau đây là di sản thiên nhiên thế giới?
Câu 13:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết hồ Phú Ninh thuộc tỉnh nào sau đây?
Câu 14:
Cho biểu đồ về dân số nông thôn và thành thị của nước ta giai đoạn 2010 - 2019:
(Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020)
Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?
Câu 15:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết trung tâm nào có quy mô lớn nhất trong các trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm sau đây?