Giải Địa lí 12 Bài 5 (Kết nối tri thức): Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường
Với giải bài tập Địa lí 12 Bài 5: Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Địa lí 12 Bài 5.
Giải Địa lí 12 Bài 5: Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường
Lời giải:
Các giải pháp sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường:
- Giải pháp sử dụng hợp lí tài nguyên đất: xây dựng cơ chế, chính sách; bảo vệ và trồng rừng; thích ứng với biến đổi khí hậu; tuyên truyền, giáo dục,…
- Giải pháp sử dụng hợp lí tài nguyên sinh vật: thực hiện Luật Đa dạng sinh học và Luật Bảo vệ môi trường; quy hoạch, bảo vệ các khu bảo tồn, vườn quốc gia; trồng rừng, ngăn nạn phá rừng; tuyên truyền, giáo dục,…
- Giải pháp sử dụng hợp lí tài nguyên nước: ban hành bộ luật sử dụng tài nguyên nước; quản lí tài nguyên nước; khai thác, sử dụng tiết kiệm, an toàn, hiệu quả; bảo vệ và duy trì các nguồn nước; tuyên truyền, giáo dục,…
- Giải pháp bảo vệ môi trường: thực hiện tốt Luật Bảo vệ môi trường; kiểm soát, phòng ngừa, xử lí ô nhiễm môi trường; trồng rừng, bảo vệ rừng; nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ xử lí ô nhiễm; phân loại chất thải và tái chế; tuyên truyền, giáo dục,…
I. Vấn đề sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên
Câu hỏi trang 29 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin mục 1 và hiểu biết của bản thân, hãy:
- Trình bày và giải thích sự suy giảm tài nguyên đất ở nước ta.
- Nêu một số giải pháp sử dụng hợp lí tài nguyên đất ở nước ta.
Lời giải:
- Sự suy giảm tài nguyên đất: diện tích đất canh tác ở nước ta đang bị thoái hóa ở nhiều nơi, biểu hiện cụ thể như suy giảm độ phì, xói mòn, khô hạn, kết von, nhiễm mặn, nhiễm phèn, sạt lở và bị ô nhiễm.
- Nguyên nhân: tác động của sản xuất và sinh hoạt như: nạn chặt phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy, lạm dụng sử dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp, chất thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt,… làm cho đất bị thoái hóa, ô nhiễm. Thiên tai và biến đổi khí hậu cũng gây suy giảm tài nguyên đất.
- Một số giải pháp sử dụng hợp lí tài nguyên đất:
+ Nhà nước xây dựng cơ chế chính sách để bảo vệ tài nguyên đất thông qua Luật Đất đai, trong đó có các quy định nhằm sử dụng hợp lí tài nguyên đất.
+ Bảo vệ rừng, trồng rừng vừa giúp chống xói mòn, giữ độ phì và giữ ẩm cho đất, hạn chế quá trình hoang mạc hóa, kết von, giúp giảm nhẹ biến đổi khí hậu. Canh tác hợp lí đối với khu vực đất dốc như đào hố vảy cá, làm ruộng bậc thang, nông lâm kết hợp.
+ Vùng đồng bằng ven biển cần thích ứng với biến đổi khí hậu và các hiện tượng thời tiết cực đoan bằng cách thau chua, rửa mặn, phát triển mạng lưới thủy lợi. Canh tác hợp lí, xen canh, sử dụng các chế phẩm sinh học và phân bón hữu cơ trong trồng trọt. Củng cố hoàn thiện các hệ thống đê ven biển, hệ thống công trình thủy lợi để hạn chế tình trạng khô hạn, mặn hóa, phèn hóa.
+ Tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức của người dân về sử dụng hợp lí tài nguyên đất.
Câu hỏi trang 30 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin mục 2 và hiểu biết của bản thân, hãy:
- Trình bày và giải thích sự suy giảm tài nguyên sinh vật ở nước ta.
- Nêu một số giải pháp sử dụng hợp lí tài nguyên sinh vật ở nước ta.
Lời giải:
- Sự suy giảm tài nguyên sinh vật:
+ Số lượng cá thể các loài thực vật, động vật hoang dã đã bị suy giảm nghiêm trọng. Một số loài thực vật và động vật có nguy cơ tuyệt chủng. Suy giảm số lượng cá thể cộng với suy giảm số lượng loài đã làm suy giảm nguồn gen di truyền.
+ Các hệ sinh thái rừng nguyên sinh hiện nay còn rất ít, chủ yếu còn lại là hệ sinh thái rừng thứ sinh; các hệ sinh thái rừng ngập mặn, rạn san hô có nguy cơ suy giảm đáng kể.
- Nguyên nhân: khai thác sinh vật quá mức trong nhiều năm, thiên tai và biến đổi khí hậu. Các hoạt động đốt rừng làm nương rẫy, du canh du cư, khai thác lâm sản quá mức, đưa chất thải ra môi trường không qua xử lí, sự xâm nhập của các loài ngoại lai,… đe dọa sự sinh tồn của nhiều loài sinh vật.
- Giải pháp sử dụng hợp lí tài nguyên sinh vật:
+ Thực hiện Luật Đa dạng sinh học và Luật Bảo vệ môi trường do Nhà nước ban hành, trong đó có các quy định nhằm sử dụng hợp lí tài nguyên sinh vật.
+ Quy hoạch, bảo vệ các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia nhằm bảo vệ và khôi phục một số hệ sinh thái tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học. Xử lí các chất thải để bảo vệ môi trường sống cho các loài sinh vật.
+ Tăng cường trồng rừng, ngăn chặn nạn phá rừng, săn bắt động vật hoang dã trái phép, không khai thác thủy sản quá mức.
+ Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức của người dân về sử dụng hợp lí tài nguyên sinh vật.
Câu hỏi trang 30 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin mục 3 và hiểu biết của bản thân, hãy:
- Trình bày và giải thích sự suy giảm tài nguyên nước ở nước ta.
- Nêu một số giải pháp sử dụng hợp lí tài nguyên nước ở nước ta.
Lời giải:
- Sự suy giảm tài nguyên nước: nguồn nước mặt (sông, hồ) ở nhiều nơi đang bị suy giảm và ô nhiễm. Nguồn nước ngầm ở một số khu vực hạ thấp đáng kể. Ở nhiều khu vực, đặc biệt ở đồng bằng sông Cửu Long, xảy ra tình trạng thiếu nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất vào mùa khô.
- Nguyên nhân: tác động của biến đổi khí hậu; khai thác quá mức nguồn nước; chất thải, nước thải sản xuất và sinh hoạt của con người; lạm dụng phân hóa học trong sản xuất nông nghiệp; tình trạng phá rừng đầu nguồn ảnh hưởng đến việc cung cấp nước cho dòng chảy.
- Giải pháp sử dụng hợp lí tài nguyên nước:
+ Nhà nước ban hành các bộ luật về việc sử dụng hợp lí tài nguyên nước.
+ Việc quản lí tài nguyên nước phải bảo đảm thống nhất theo lưu vực sông, theo nguồn nước, kết hợp với quản lí theo địa bàn hành chính và hợp tác quốc tế.
+ Khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải tiết kiệm, an toàn, có hiệu quả; bảo đảm sử dụng tổng hợp tài nguyên nước, đa mục tiêu, công bằng, hợp lí, hài hòa lợi ích, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các tổ chức, cá nhân.
+ Bảo vệ và duy trì các khu vực nguồn nước quan trọng như ao, hồ, sông và bãi biển để đảm bảo sự tái tạo của nguồn nước tự nhiên.
+ Tuyên truyền, giáo dục ý thức của cộng đồng về sử dụng hợp lí tài nguyên nước.
II. Vấn đề bảo vệ môi trường
Tình trạng ô nhiễm môi trường đang là vấn đề cấp bách, mức độ ô nhiễm ở một số khu vực ngày càng gia tăng.
- Ô nhiễm không khí, đặc biệt là ô nhiễm bụi mịn tại một số thành phố lớn do khói bụi từ các phương tiện giao thông; tại các khu công nghiệp, khu vực sản xuất, kinh doanh do khí thải. Ô nhiễm bụi ở nông thôn từ hoạt động nông nghiệp do đốt phế phẩm nông nghiệp như đốt rơm, rạ.
- Ô nhiễm môi trường nước ở một số đoạn sông do chất thải, nước thải từ đô thị, làng nghề. Nước ngầm bị nhiễm mặn do khai thác quá mức. Ô nhiễm nước biển do nước thải, rác thải nhựa từ các thành phố ven biển và các khu vực du lịch. Ô nhiễm nước ngầm, ô nhiễm đất do vấn đề tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật.
- Biến đổi khí hậu và thiên tai cũng tác động đến ô nhiễm môi trường.
Lời giải:
- Thực hiện tốt Luật Bảo vệ môi trường.
- Kiểm soát, phòng ngừa và xử lí ô nhiễm môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, phục hồi hệ sinh thái tự nhiên bị suy thoái.
- Tăng cường trồng và bảo vệ rừng.
- Tăng cường nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ xử lí ô nhiễm, tái chế, xử lí chất thải, nước thải; lồng ghép, thúc đẩy các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong phát triển kinh tế - xã hội.
- Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân cần được phân loại để tái chế.
- Tăng cường hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường.
Lời giải:
Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường được quan tâm đặc biệt ở nước ta hiện nay là vì trong nhiều thập kỷ, việc phát triển kinh tế ở nước ta có phần thiên về chiều rộng, dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên, trong khi lại thiếu quy hoạch bài bản, dẫn đến nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm, suy thoái ở nhiều nơi,… Sự suy giảm tài nguyên và ô nhiễm môi trường đã ảnh hưởng xấu đến đời sống của con người và sự phát triển bền vững của đất nước. Thực tiễn này đặt ra nhu cầu phát triển kinh tế phải kết hợp chặt chẽ, hài hòa với phát triển xã hội, khai thác tài nguyên phải đi đôi với việc sử dụng hợp lí và bảo vệ môi trường.
Lời giải:
Ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng, đến mức báo động, làm suy giảm chất lượng môi trường sống và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nhân dân. Bảo vệ môi trường là nghĩa vụ, trách nhiệm của mọi tổ chức, mọi gia đình và của mỗi người, đồng thời là nhiệm vụ quan trọng của từng địa phương. Để thực hiện tốt việc bảo vệ môi trường ở địa phương, toàn dân cần gương mẫu trong những việc làm như: mỗi gia đình, cá nhân hãy cam kết nói không với ô nhiễm môi trường. Thực hiện bằng những hành động cụ thể, đó là thường xuyên giữ gìn vệ sinh quanh khu vực nhà ở, cải tạo vườn, ao, chuồng trại chăn nuôi để nhà luôn sạch, vườn luôn xanh. Tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường chung, khơi thông cống rãnh, phát quang các bờ bụi rậm đường làng, ngõ xóm, không xả nước thải sinh hoạt, nước thải chăn nuôi ra kênh rạch chung. Tích cực xây dựng hầm khí sinh học biogas xử lý chất thải chăn nuôi. Các thôn xóm thành lập, duy trì hoạt động các tổ, đội tuyên truyền về công tác bảo vệ môi trường, thu gom rác thải sinh hoạt, mô hình vệ sinh đồng ruộng, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; các thôn xóm thực hiện tốt quy ước, hương ước về bảo vệ môi trường, đồng thời chủ động thường xuyên thông tin về UBND xã về công tác bảo vệ Môi Trường, dọn vệ sinh đường làng ngõ xóm trên địa bàn xã. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe của người dân, gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, thực hiện nếp sống văn minh, môi trường trong lành. Mọi người, mọi nhà hãy có ý thức tự giác thu gom, xử lý rác thải, thực hiện 3 sạch (sạch nhà, sạch ngõ, sạch đường), theo phương châm “Nhà sạch vườn xanh, đường bê tông, sông không rác”. Duy trì và coi đây là việc làm thường xuyên, phong trào chung tay bảo vệ môi trường đường làng ngõ xóm, góp phần xây dựng xã giàu đẹp, văn minh.
Xem thêm lời giải sách giáo khoa Địa lí lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 9: Thực hành: Viết báo cáo về một chủ đề dân cư ở Việt Nam
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn 12 Kết nối tri thức (hay nhất)
- Văn mẫu 12 - Kết nối tri thức
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 12 – Kết nối tri thức
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn 12 - Kết nối tri thức
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn 12 – Kết nối tri thức
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn 12 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Toán 12 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Toán 12 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Toán 12 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Toán 12 – Kết nối tri thức
- Bài tập Tiếng Anh 12 Global success theo Unit có đáp án
- Giải sgk Tiếng Anh 12 - Global success
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 12 Global success đầy đủ nhất
- Trọn bộ Ngữ pháp Tiếng Anh 12 Global success đầy đủ nhất
- Giải sbt Tiếng Anh 12 – Global Success
- Giải sgk Vật lí 12 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Vật lí 12 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Vật lí 12 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Vật lí 12 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Hóa học 12 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Hóa 12 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Hóa 12 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Hóa 12 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Hóa 12 cả 3 sách (chương trình mới 2025)
- Giải sgk Sinh học 12 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Sinh học 12 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Sinh học 12 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Sinh học 12 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Lịch sử 12 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Lịch sử 12 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Lịch sử 12 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tin học 12 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Tin học 12 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tin học 12 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Tin học 12 - Kết nối tri thức
- Giải sgk Công nghệ 12 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Kinh tế pháp luật 12 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Kinh tế pháp luật 12 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Kinh tế pháp luật 12 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 – Kết nối tri thức