Giải Địa lí 12 Bài 17 (Kết nối tri thức): Tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Với giải bài tập Địa lí 12 Bài 17: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Địa lí 12 Bài 17.

1 55 lượt xem


Giải Địa lí 12 Bài 17: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Mở đầu trang 77 Địa Lí 12: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. Các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở nước ta rất đa dạng và đang góp phần thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp phổ biến ở nước ta là gì? Mỗi hình thức có đặc điểm thế nào?

Lời giải:

- Các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp phổ biến ở nước ta và đặc điểm:

+ Khu công nghiệp: có ranh giới địa lí xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp, dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp; nhiều loại hình.

- Khu công nghệ cao: nơi tập trung, liên kết hoạt động nghiên cứu và phát triển, ứng dụng công nghệ cao,… làm động lực thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước.

- Trung tâm công nghiệp: khu vực tập trung công nghiệp, gắn với các đô thị lớn và vừa, có thể gồm 1 số khu công nghiệp, những xí nghiệp hạt nhân.

I. Khu công nghiệp

Câu hỏi trang 78 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin mục I, hãy trình bày sự phát triển và phân bố khu công nghiệp ở nước ta.

Lời giải:

- Sự phát triển: hình thành và phát triển gắn liền với công cuộc Đổi mới, mở cửa nền kinh tế của nước ta. Đến năm 2021, cả nước có 397 khu công nghiệp, có 291 khu đang hoạt động; thu hút 8257 dự án đi vào hoạt động.

- Phân bố: các khu công nghiệp phân bố không đều tùy thuộc lợi thế về vị trí địa lí, điều kiện và trình độ phát triển sản xuất công nghiệp của các vùng. Tập trung nhiều nhất ở Đồng Nam Bộ và ĐB sông Hồng.

II. Khu công nghệ cao

Giải Địa lí 12 trang 79

Câu hỏi trang 79 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin mục II, hãy trình bày sự phát triển và phân bố các khu công nghệ cao ở nước ta.

Lời giải:

- Tính đến năm 2021, cả nước có 4 khu công nghệ cao:

+ Khu công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội): điện thoại thông minh 5G, thiết bị mạng 5G, ra-đa cảnh giới biển ứng dụng công nghệ 4G, 5G, cấu kiện động cơ máy bay, dụng cụ cắt gọt công nghệ cao trong công nghiệp hàng không,…

+ Khu công nghệ cao TP Hồ Chí Minh: vi điện tử - công nghệ thông tin – viễn thông; cơ khí chính xác – tự động hóa; công nghệ sinh học áp dụng trong dược phẩm và môi trường; năng lượng mới – vật liệu mới – công nghệ nano.

+ Khu công nghệ cao Đà Nẵng: công nghệ thông tin – truyền thông, phần mềm tin học; công nghệ vật liệu mới, năng lượng mới; tự động hóa và cơ khí chính xác; công nghệ môi trường, công nghệ phục vụ hóa dầu; công nghệ sinh học,…

+ Khu công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai: nghiên cứu, ươm tạo, phát triển, chuyển giao, ứng dụng công nghệ cao; đào tạo nhân lực công nghệ cao; sản xuất và kinh doanh sản phẩm công nghệ cao; cung ứng dịch vụ công nghệ cao trong lĩnh vực công nghệ sinh học.

III. Trung tâm công nghệ

Câu hỏi trang 79 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin mục III, hãy phân tích hình thức trung tâm công nghiệp ở nước ta.

Lời giải:

- Là khu vực trung tâm công nghiệp, thường gắn liền với các đô thị lớn và vừa. Mỗi trung tâm công nghiệp có thể gồm một số khu công nghiệp, với những xí nghiệp hạt nhân có sức thu hút các lãnh thổ lân cận.

- Các trung tâm công nghiệp phân bố từ Bắc vào Nam và tập trung nhiều nhất ở 2 vùng: ĐB sông Hồng và Đông Nam Bộ. Các trung tâm công nghiệp lớn là: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Bắc Ninh,…

- Cơ cấu ngành ở các trung tâm công nghiệp đa dạng, góp phần khai thác tốt tiềm năng phát triển công nghiệp của mỗi địa phương.

Luyện tập trang 79 Địa Lí 12: Lập bảng so sánh một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp của nước ta (khu công nghiệp, khu công nghệ cao, trung tâm công nghiệp).

Lời giải:

Khu công nghiệp

Khu công nghệ cao

Trung tâm công nghiệp

Là khu vực có ranh giới địa lí xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp, dịch vụ hỗ trợ cho sản xuất công nghiệp. Gồm nhiều loại hình: khu chế xuất, khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp sinh thái.

Là nơi tập trung, liên kết hoạt động nghiên cứu và phát triển, ứng dụng công nghệ cao, ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đào tạo nhân lực công nghệ cao; sản xuất và kinh doanh sản phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao.

Là khu vực tập trung công nghiệp, gắn liền với các đô thị lớn và vừa. Có thể gồm một số khu công nghiệp, với những xí nghiệp hạt nhân có sức thu hút các lãnh thổ lân cận

Cả nước có 397 khu công nghiệp, có 291 khu đang hoạt động, phân bố không đều, tùy thuộc lợi thế vị trí, điều kiện và trình độ, tập trung nhiều nhất ở Đông Nam Bộ, ĐB sông Hồng.

Năm 2021, cả nước có 4 khu công nghệ cao đang hoạt động: khu CNC Hòa Lạc, khu CNC TP Hồ Chí Minh, khu CNC Đà Nẵng, khu CNC công nghệ sinh học Đồng Nai

Phân bố từ Bắc vào Nam và tập trung nhiều nhất ở 2 vùng: ĐB sông Hồng và Đông Nam Bộ.

Thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, đẩy mạnh xuất khẩu, tiếp nhận kĩ thuật công nghệ tiên tiến, thúc đẩy hiện đại hóa,…

Động lực phát triển kinh tế đất nước, thu hút nguồn lực trong và ngoài nước, thúc đẩy hoạt động công nghệ cao,…

Cơ cấu ngành đa dạng, góp phần khai thác tốt tiềm năng phát triển công nghiệp của mỗi địa phương

Vận dụng trang 79 Địa Lí 12: Tìm hiểu và trình bày về một khu công nghiệp hoặc một trung tâm công nghiệp ở địa phương em.

Lời giải:

Khu công nghiệp Sông Trà – Thái Bình

KCN Sông Trà thuộc địa giới hành chính xã Tân Bình, thành phố Thái Bình và xã Tân Phong, huyện Vũ Thư. Diện tích Khu công nghiệp: 150,48ha. Phía bắc giáp đường nội bộ và dân cư thôn Mễ Sơn, xã Tân Phong, phía Nam giáp sông Bạch, xã Tân Bình, phía đông giáp đê sông Trà Lý, phía Tây giáp dân cư xã Tân Bình và xã Tân Phong. Khu công nghiệp nằm trên trục giao thông đường bộ quan trọng như đường QL10, nối Quảng Ninh – Hải Phòng – Thái Bình – Nam Định – Ninh Bình, hoặc cạnh đường sông của hệ thống sông Thái Bình, ven biển như Thái Thụy, Tiền Hải. Mặt khác các khu công nghiệp gần sân bay như Cát Bi, cảng biển quốc gia Hải Phòng, Lạch Huyện, Cái Lân – Quảng Ninh.

KCN Sông Trà được định hướng trở thành một tổ hợp khu công nghiệp – khu đô thị hiện đại khép kín, thân thiện với môi trường. Khu công nghiệp hoan nghênh các loại hình sản xuất kinh doanh sạch và ít độc hại như lắp ráp, chế tạo,… Ngoài ra còn tổ chức thêm cảng sông, kho, bến bãi,…

Xem thêm lời giải sách giáo khoa Địa lí lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 18: Thực hành: Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích tình hình phát triển ngành công nghiệp

Bài 19: Vai trò, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ

Bài 20: Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông

Bài 21: Thương mại và du lịch

Bài 22: Thực hành: Tìm hiểu sự phát triển một số ngành dịch vụ

1 55 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: