Giải Địa lí 12 Bài 8 (Kết nối tri thức): Đô thị hoá

Với giải bài tập Địa lí 12 Bài 8: Đô thị hoá sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Địa lí 12 Bài 8.

1 47 lượt xem


Giải Địa lí 12 Bài 8: Đô thị hoá

Giải Địa lí 12 trang 41

Mở đầu trang 41 Địa Lí 12: Đô thị hóa là xu hướng phát triển tất yếu của thế giới. Năm 2021, tỉ lệ dân thành thị của thế giới là 56%; trong các châu lục, thấp nhất là châu Phi (44%) và cao nhất là châu Mỹ (hơn 80%). Vậy, đô thị hóa ở Việt Nam đạt mức độ nào, có đặc điểm gì và ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của nước ta?

Lời giải:

- Đô thị hóa ở Việt Nam hình thành từ thế kỉ III TCN nhưng diễn ra chậm; từ 1986 đô thị hóa diễn ra nhanh hơn; gắn với công nghiệp hóa, hiện đại hóa; mạng lưới ngày càng mở rộng và thay đổi chức năng. Năm 2021, tỉ lệ dân thành thị ở nước ta là 37,1%.

- Ảnh hưởng tích cực: chuyển dịch lao động, động lực phát triển đất nước, tăng cường cơ sở hạ tầng kĩ thuật, xã hội; phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm ở nông thôn.

- Ảnh hưởng tiêu cực: đô thị hóa tự phát gây sức ép việc làm, quá tài về cơ sở hạ tầng, nảy sinh vấn đề an ninh xã hội, ô nhiễm môi trường.

I. Đặc điểm đô thị hóa ở Việt Nam

Câu hỏi trang 41 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin mục I, hãy trình bày đặc điểm đô thị hóa ở nước ta.

Lời giải:

- Đô thị hóa gắn với công nghiệp hóa, hiện đại hóa:

+ Năm 2021, tỉ lệ dân thành thị là 37,1%, nhiều đô thị được đầu tư quy hoạch đồng bộ về cơ sở hạ tầng, xuất hiện ngày càng nhiều đô thị hiện đại, đô thị thông minh. Hà Nội, TP Hồ Chí Minh là cực tăng trưởng kinh tế, trung tâm đổi mới sáng tạo của cả nước.

+ Tỉ lệ dân thành thị giữa các vùng có sự khác biệt, năm 2021, tỉ lệ dân thành thị của Đông Nam Bộ là 66,4%, Trung du và miền núi Bắc Bộ là 20,5%.

- Mạng lưới đô thị ngày càng mở rộng và thay đổi chức năng: tổng số đô thị nước ta năm 2021 là 749 đô thị, không chỉ có chức năng hành chính mà còn là trung tâm kinh tế, văn hóa, đổi mới sáng tạo có ý nghĩa thu hút đầu tư và lan tỏa sự phát triển đến các địa phương lân cận.

II. Mạng lưới đô thị Việt Nam

Giải Địa lí 12 trang 43

Câu hỏi trang 43 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin mục II và hiểu biết của bản thân, hãy:

- Trình bày sự phân bố mạng lưới đô thị ở nước ta.

- Kể tên một số đô thị biển và đô thị dọc theo quốc lộ 1 của nước ta.

Lời giải:

- Sự phân bố mạng lưới đô thị”

+ Số lượng đô thị tăng khá nhanh: mạng lưới đô thị bao gồm TP trực thuộc Trung ương; thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc thành phố và thị xã; thị trấn. Bước sang thế kỉ XXI, tổng số đô thị tăng khá nhanh, số lượng thành phố tăng nhanh nhất.

+ Phân loại đô thị: dựa vào tiêu chí về vị trí, chức năng, vai trò, quy mô và mật độ dân số, tỉ lệ lao động phi nông nghiệp, trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc cảnh quan => đô thị nước ta phân thành 6 loại: loại đặc biệt, loại I, loại II, loại III, loại IV, loại V, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định công nhận. Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là 2 đô thị đặc biệt. Cấp Trung ương quản lí các TP trực thuộc Trung ương, cấp tỉnh quản lí TP trực thuộc tỉnh (loại I, II, III) và thị xã (loại III, IV), cấp huyện quản lí các thị trấn (loại IV, V).

+ Mạng lưới đô thị phủ khắp các vùng nhưng có sự khác nhau giữa các vùng. Tập trung xây dựng các vùng đô thị, hành lang đô thị, dải đô thị ven biển, các đô thị động lực của từng vùng và cả nước, đô thị kết nối khu vực và quốc tế. Phát triển chuỗi đô thị ven biển, đô thị hải đảo gắn với chiến lược kinh tế biển và đảm bảo quốc phòng an ninh.

- Một số đô thị biển và đô thị dọc theo quốc lộ 1:

+ Đô thị biển: Hạ Long, Quy Nhơn, Nha Trang, Vũng Tàu,…

+ Đô thị dọc theo quốc lộ 1: Hà Nội, Nam Định, Thanh Hóa, Đà Nẵng,…

III. Ảnh hưởng của đô thị hóa

Câu hỏi trang 43 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin mục III, hãy:

- Phân tích ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta.

- Nêu ví dụ chứng minh ảnh hưởng của đô thị hóa đối với địa phương nơi em sống.

Lời giải:

- Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội:

+ Đô thị hóa kéo theo sự chuyển dịch lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp và dịch vụ có năng suất cao hơn. Năng suất lao động cao là nhân tố quyết định phát triển kinh tế, tiến bộ xã hội, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống.

+ Đô thị hóa là động lực phát triển kinh tế của cả nước và các địa phương. Năm 2021, đô thị chiếm 36,2% số lao động đang làm việc cả nước nhưng đóng góp tới 70% GDP, tạo nguồn thu chủ yếu cho ngân sách. Trình độ đô thị hóa càng cao, tỉ lệ lao động đô thị càng lớn, đóng góp cho GDP càng nhiều, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh.

+ Đô thị hóa sẽ tăng cường cơ sở hạ tầng kĩ thuật, xã hội như: điện nước, đường sá, trường học, bệnh viện, hệ thống thông tin liên lạc, thương mại, ngân hàng, tài chính, … phục vụ tốt hơn cho sản xuất, kinh doanh và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

+ Đô thị hóa nông thôn góp phần phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn; lan tỏa và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị vào nông thôn; môi trường, cảnh quan nông thôn biến đổi theo hướng hiện đại hơn.

+ Đô thị hóa diễn ra tự phát, không theo quy hoạch sẽ gây sức ép việc làm, quá tải về cơ sở hạ tầng – vật chất kĩ thuật, nảy sinh các vấn đề an ninh xã hội và ô nhiễm môi trường.

- Ảnh hưởng của đô thị hóa đối với địa phương: thị trấn Quốc Oai là nơi tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn; là trung tâm trao đổi và mua sắm của mọi người; tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động địa phương.

Luyện tập trang 43 Địa Lí 12: Vẽ sơ đồ thể hiện ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta.

Lời giải:

Vẽ sơ đồ thể hiện ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta

Vận dụng trang 43 Địa Lí 12: Sưu tầm thông tin về một đô thị ở nước ta mà em quan tâm.

Lời giải:

Thành phố Hồ Chí Minh là một đô thị sông nước, một trung tâm kinh tế, một thành phố đa dạng tộc người và văn hóa, một đô thị sớm được quy hoạch hoàn chỉnh theo kiểu phương Tây. Thành phố Hồ Chí Minh hay Sài Gòn, là thành phố lớn nhất Việt Nam và là một siêu đô thị trong tương lai gần. Đây còn là trung tâm kinh tế, giải trí, một trong hai trung tâm văn hóa và giáo dục quan trọng tại Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố trực thuộc trung ương thuộc loại đô thị đặc biệt của Việt Nam. thành phố này hiện có 16 quận, 1 thành phố và 5 huyện, tổng diện tích 2.095 km2. Năm 2021 dân số thành phố là 9.166.800 người (chiếm 9,3% dân số Việt Nam), mật độ dân số trung bình 4.375 người/km² (cao nhất cả nước). Tuy nhiên, nếu tính những người cư trú không đăng ký hộ khẩu thì dân số thực tế của thành phố này năm 2018 là gần 14 triệu người. Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 7.239.600 người, chiếm 79% dân số toàn thành phố và dân số sống tại nông thôn đạt 1.927.200 người, chiếm 21% dân số thành phố. Thành phố Hồ Chí Minh năm 2011 chiếm 21,3% tổng sản phẩm (GDP) và 29,38% tổng thu ngân sách của cả Việt Nam. Thành phố có chỉ số phát triển con người ở mức cao, đứng thứ hai trong số các đơn vị hành chính của Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh gặp phải tình trạng quá tải dân số, tạo áp lực lớn lên nền kinh tế và đời sống người dân. Cứ 5 năm, dân số Thành phố Hồ Chí Minh tăng thêm trung bình 1 triệu người.

Xem thêm lời giải sách giáo khoa Địa lí lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 9: Thực hành: Viết báo cáo về một chủ đề dân cư ở Việt Nam

Bài 10: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Bài 11: Vấn đề phát triển ngành nông nghiệp

Bài 12: Vấn đề phát triển ngành lâm nghiệp và ngành thuỷ sản

Bài 13: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

1 47 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: