Bộ 15 đề thi thử THPT Quốc gia Địa lí năm 2022 (Đề số 27)

  • 4536 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 40 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

07/11/2024

Quá trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay có 

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Giải thích: - Loại A: đô thị hóa nước ta có trình độ còn thấp, cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ

- Loại C: thị trường tiêu thụ của các đô thị nước ta phân bố không đều

- Loại D: mạng lưới đô thị không đều, tập trung chủ yếu ở Đông Nam Bộ và ĐB sông Hồng, thưa thớt ở vùng núi

- B đúng: tốc độ đô thị hóa nước ta còn chậm, trình độ đô thị hóa thấp 

*Tìm hiểu thêm: "Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội"

- Đô thi hóa có tác động mạnh tới hóa trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta.

- Các đô thị có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, các vùng trong nước.

- Các thành phố, thị xã là các thị trường tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa lớn và đa dạng, là nơi sử dụng đông đảo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật; có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, có sức hút đối với đầu tư trong nước và ngoài nước, tạo ra động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.

- Các đô thị có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.

- Hậu quả xấu của quá trình đô thị hóa: vấn đề ô nhiễm môi trường, an ninh xã hội,...

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 18: Đô thị hoá

 


Câu 2:

22/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết vùng nào sau đây có nhiều trung tâm kinh tế nhất? 

Xem đáp án

Vùng có nhiều trung tâm kinh tế nhất là Đồng bằng sông Hồng (các trung tâm kinh tế có kí hiệu biểu đồ tròn) 


Câu 3:

22/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, các mỏ khí đốt đang được khai thác ở nước ta (năm 2007) là 

Xem đáp án

Các mỏ khí đốt đang được khai thác ở nước ta (năm 2007) là Lan Tây, Lan Đỏ và Tiền Hải


Câu 4:

19/12/2024

Nguyên nhân về mặt tự nhiên làm suy giảm tính đa dạng sinh vật của nước ta là 

Xem đáp án

Đáp án đúng là : A

- Nguyên nhân về mặt tự nhiên làm suy giảm tính đa dạng sinh vật của nước ta là  biến đổi khí hậu. 

với biểu hiện là các thiên tai mưa bão, hạn hán, xâm nhập mặn...

- Ô nhiễm môi trường để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Chúng là nguyên nhân chính gây ra các bệnh hiểm nghèo, thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán…), và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đa dạng sinh học, sự cân bằng của hệ sinh thái, biến đổi khí hậu, suy giảm, cạn kiệt nguồn tài nguyên….

→ B sai

- Khi rừng bị tàn phá một cách không thương tiếc thì con người có thể sẽ phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường, khí hậu trái đất dần nóng lên, lũ lụt, hạn hán, biến đổi khí hậu,… 

→ C sai

- Do việc săn bắt chim, thú rừng tuỳ tiện cùng với nạn đốt phá rừng đã phá hoại nghiêm trọng môi trường sống của nhiều loài động vật hoang dã, làm cho một số loài trở nên hung dữ, gây ra những thảm hoạ đối với con người như nạn voi dữ, lợn rừng phá hoại sản xuất, nạn chuột, châu chấu phá hoại mùa màng ở nhiều nơi.

→ D sai

* Mở rộng:

1. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vật

a) Tài nguyên rừng

* Hiện trạng

Tổng diện tích rừng đang được phục hồi, nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái vì chất lượng rừng chưa thể phục hồi.

- Năm 1943: 70% diện tích rừng vẫn là rừng giàu.

- Hiện nay: 70% diện tích là rừng nghèo, mới phù hồi.

* Nguyên nhân

- Kinh tế - xã hội: khai thác bừa bãi, du canh du cư,…

- Tự nhiên: cháy rừng, sạt lở đất, lở núi,…

* Biện pháp

- Nâng độ che phủ rừng của cả nước lên 45-50%, vùng núi dốc phải đạt 70-80%.

- Nguyên tắc quản lí, sử dụng và phát triển rừng:

+ Rừng phòng hộ: có kế hoạch, biện pháp bảo vệ nuôi dưỡng rừng, gây trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc.

+ Rừng đặc dụng: bảo vệ cảnh quan, đa dạng về sinh vật của các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.

+ Rừng sản xuất: đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng, duy trì và phát triển hoàn cảnh rừng, độ phì và chất lượng đất rừng.

- Triển khai Luật bảo vệ và phát triển rừng.

- Giao quyền sử dụng đất và bảo vệ rừng cho người dân.

* Ý nghĩa

- Kinh tế: khai thác gỗ, lâm sản phục vụ các ngành kinh tế; nguyên liệu cho các ngành chế biến gỗ, sản xuất đồ gỗ, hóa chất, xuất khẩu,…

- Môi trường: bảo vệ đất, chống xói mòn, điều hòa khí hậu, bảo vệ mực nước ngầm,…

b) Đa dạng sinh học

* Hiện trạng

- Tính đa dạng cao được thể hiện ở: số lượng thành phần loài, các kiểu hệ sinh thái và nguồn gen quý hiếm..

- Tác động của con người làm thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, làm nghèo tính đa dạng của các kiểu hệ sinh thái, thành phần loài và nguồn gen.

- Nguồn tài nguyên sinh vật dưới nước bị giảm sút rõ rệt.

* Nguyên nhân

- Tác động của con người làm thu hẹp diện tích rừng.

- Khai thác quá mức, không kế hoạch của con người.

- Ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí,…).

* Biện pháp

- Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên.

- Ban hành “Sách đỏ Việt Nam”.

- Quy định việc khai thác gỗ, động vật và thủy sản.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên


Câu 5:

22/07/2024

Ngành trồng trọt nước ta hiện nay 

Xem đáp án

- Loại A: hiện nay tỉ trọng cây lương thực đang có xu hướng giảm. 

- Loại B: cây lương thực vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất (hơn 50%)

- Loại C: cơ cấu giá trị ngành trồng trọt hiện nay đang có sự thay đổi

- D đúng: Ngành trồng trọt nước ta hiện nay chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp (gần 75%)


Câu 6:

22/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, hãy cho biết các mỏ đá vôi xi măng lớn nhất phía nam phân bố ở tỉnh 

Xem đáp án

Các mỏ đá vôi xi măng lớn nhất phân bố ở tỉnh Kiên Giang.


Câu 7:

25/12/2024

Nước ta nằm trong khu vực gió mùa Châu Á nên 

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Giải thích: - B sai vì đặc trưng chính của khí hậu gió mùa là sự phân hóa rõ rệt giữa hai mùa mưa và khô.

- C sai vì khí hậu gió mùa châu Á chủ yếu đặc trưng bởi sự thay đổi giữa mùa mưa và mùa khô.

- D sai vì khí hậu gió mùa châu Á chủ yếu được xác định bởi sự phân hóa mùa mưa và khô do ảnh hưởng của gió mùa.

*Tìm hiểu thêm: "Tính chất nhiệt đới"

- Vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến.

- Trong năm Mặt Trời luôn đứng cao trên đường chân trời và qua thiên đỉnh hai lần.

- Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm khiến cho nhiệt độ trung bình năm cao. Nhiệt độ trung bình năm lớn hơn 200C. Tổng số giờ nắng tuỳ nơi từ 1400-3000 giờ/năm.

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa


Câu 8:

22/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết các đô thị Tân An, Hưng Yên, Lạng Sơn, Đồng Hới thuộc loại nào sau đây? 

Xem đáp án

Các đô thị Tân An, Hưng Yên, Lạng Sơn, Đồng Hới thuộc đô thị loại 3


Câu 9:

22/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, các cảng biển ở vùng Bắc Trung Bộ là 

Xem đáp án

Các cảng biển ở vùng Bắc Trung Bộ là Cửa Lò, Nhật Lệ, Vũng Áng, Chân Mây. Các cảng biển Dung Quất (Quảng Ngãi), Cam Ranh (Khánh Hòa), Đà Nẵng thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ => loại A, B, C


Câu 10:

22/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4- 5, hãy cho biết nước nào sau đây có đường biên giới chung với nước ta dài nhất 

Xem đáp án

Nước có chung đường biên giới với nước ta dài nhất là Lào (2100m)


Câu 11:

22/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết các trung tâm công nghiệp nào sau đây có quy mô từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng? 

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

- Các trung tâm công nghiệp có quy mô từ 9 – 40 nghìn tỷ đồng là Đà Nẵng, Phúc Yên, Tân An, Cần Thơ.

C đúng.

 Đáp án A sai vì

  • Cà Mau không được đề cập là trung tâm công nghiệp có quy mô từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng trong Atlat Địa lí Việt Nam trang 21.
  • Nha Trang cũng không được đề cập.

Đáp án B sai vì

  • Cần Thơ được đề cập là một trong các trung tâm công nghiệp có quy mô từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng.
  • Bắc Ninh và Quy Nhơn không được đề cập trong trang 21 của Atlat Địa lí Việt Nam.

đáp án D sai vì:

  • Hạ Long không được đề cập là trung tâm công nghiệp có quy mô từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng trong trang 21 của Atlat Địa lí Việt Nam

→ C đúng. A, B, D sai.

* Nguyên tắc khi khai thác Alat địa lý Việt Nam:

- Nắm được bố cục, cấu trúc của  Atlat

- Nắm vững hệ thống ký hiệu trên bản đồ, biểu đồ

- Trình tự khai thác  Atlat

- Các dạng câu hỏi trong các đề kiểm tra khai thác kiến thức từ  Atlat.

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 28: Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệp


Câu 12:

22/07/2024

Ngoại thương nước ta hiện nay 

Xem đáp án

- Loại A: ngoại thương nước ta hiện nay có thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng - Loại B: hoạt động ngoại thương phân bố không đều 

- Loại D: cán cân thương mại hiện nay âm

- C đúng: thị trường ngoại thương nước ta mở rộng, nước ta có quan hệ buôn bán với nhiều nước và vùng lãnh thổ trên thế giới (đặc biệt từ sau khi gia nhập WTO). 


Câu 13:

22/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hãy cho biết các tỉnh, thành phố nào sau đây có giá trị nhập siêu năm 2007? 

Xem đáp án

Các tỉnh/ thành phố nhập siêu năm 2007 là Đồng Nai, Đà Nẵng, Hải Phòng, Hà Nội.


Câu 14:

15/08/2024

Ngành thủy sản nước ta hiện nay 

Xem đáp án

Đáp án đúng là : B

- Ngành thủy sản nước ta hiện nay Sản lượng nuôi trồng tăng nhanh.

Vd: Năm 2021, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản đạt 1.135 nghìn ha, sản lượng đạt 4,8554 nghìn tấn, diện tích chăn nuôi thủy sản chỉ tăng 10,8% so với năm 2010 nhưng sản lượng tăng 77,7%.

- Loại A: thủy sản nước ta phát triển cả khai thác và nuôi trồng

- Loại C: bên cạnh thủy sản nước mặn nước ta còn phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản nước ngọt, nước lợ

 - Loại D: tỉ trọng đánh bắt có xu hướng giảm trong cơ cơ cấu (mặc dù sản lượng vẫn tăng lên liên tục) 

→ B đúng.A,C,D sai

* Ngành thủy sản

a) Những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành thuỷ sản

* Thuận lợi

- Bờ biển dài 3260 km và vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn.

- Nguồn lợi hải sản khá phong phú: tổng trữ lượng khoảng 3,9-4,0 triệu tấn, có hơn 2000 loài cá, 1647 loài giáp xác,…

- Có 4 ngư trường trọng điểm: Cà Mau - Kiên Giang; Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu; Hải Phòng - Quảng Ninh; quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.

- Dọc bờ biển có bãi triều, đầm phá, cánh rừng ngập mặn thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ.

- Ở một số hải đảo có các rạn đá, là nơi tập trung nhiều thủy sản có giá trị kinh tế,...

- Ven bờ có nhiều đảo và vụng, vịnh, các bãi cá đẻ.

- Có nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ, ở vùng đồng bằng có các ô trũng có thể nuôi thả cá, tôm nước ngọt.

- Nhân dân có kinh nghiệm và truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.

- Các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị ngày càng tốt.

- Các dịch vụ thủy sản và chế biến thuỷ sản được mở rộng.

- Thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước ngày càng mở rộng.

- Sự đổi mới chính sách của Nhà nước về phát triển ngành thuỷ sản.

* Khó khăn

- Nhiều thiên tai tự nhiên: bão, áp thấp nhiệt đới,…

- Tàu thuyền, các phương tiện đánh bắt nói chung còn chậm được đổi mới.

- Hệ thống các cảng cá còn chưa đáp ứng yêu cầu.

- Công nghiệp chế biến còn nhiều hạn chế.

- Ở một số vùng ven biển, môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thủy sản cũng bị đe dọa suy giảm.

b) Sự phát triển và phân bố ngành thuỷ sản

* Tình hình chung

- Sản lượng thủy sản năm 2019 hơn 8,3 triệu tấn, lớn hơn sản lượng thịt cộng lại từ chăn nuôi gia súc, gia cầm.

- Nuôi trồng thủy sản chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu sản xuất và giá trị sản lượng thủy sản.

* Khai thác thuỷ sản

- Sản lượng khai thác hải sản năm 2019 đạt 3.777,7 nghìn tấn.

- Tất cả các tỉnh giáp biển đều đẩy mạnh đánh bắt hải sản, nhưng nghề cá có vai trò lớn hơn ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

- Các tỉnh dẫn đầu về sản lượng đánh bắt là Kiên Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Định, Bình Thuận và Cà Mau.

* Nuôi trồng thủy sản

- Nuôi tôm

+ Nghề nuôi tôm nước lợ và tôm càng xanh phát triển mạnh.

+ Kĩ thuật nuôi tôm đi từ quảng canh sang quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh công nghiệp.

+ Phân bố: Đồng bằng sông Cửu Long. Nghề nuôi tôm cũng đang phát triển mạnh ở hầu hết các tỉnh duyên hải.

+ Tính đến năm 2019, sản lượng tôm nuôi là 899,8 nghìn tấn.

- Nuôi cá nước ngọt

+ Phân bố: Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng, nổi bật là tỉnh An Giang.

+ Tính đến năm 2019, sản lượng cá nuôi đã lên tới 3.137,2 triệu tấn.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 24: Vấn đề phát triển ngành thuỷ sản và lâm nghiệp

Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 24: Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp

 

Câu 15:

22/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, tỉnh có số lượng trâu lớn nhất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (năm 2007) là 

Xem đáp án

Tỉnh có số lượng trâu lớn nhất ở Trung du miền núi Bắc Bộ năm 2007 là Lạng Sơn.


Câu 16:

22/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết khu vực chịu tác động của gió Đông Nam thịnh hành vào mùa hạ ở nước ta là 

Xem đáp án

Khu vực chịu tác động của gió Đông Nam thịnh hành vào mùa hạ ở nước ta là Đồng bằng sông Hồng. Gió này có nguồn gốc là gió mùa Tây Nam, do áp thấp Bắc Bộ hút gió đổi hướng Đông Nam, gọi là “gió mùa Đông Nam”


Câu 17:

22/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư thuộc tỉnh nào của vùng Đông Nam Bộ? 

Xem đáp án

Khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư thuộc Đông Nam Bộ.


Câu 18:

22/07/2024

Cho bảng số liệu: 

DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN VÀ DIỆN TÍCH RỪNG NƯỚC TA NĂM 2005, 2019

(Đơn vị: nghìn ha) 

Vùng

Diện tích

Diện tích rừng

Năm 2005

Năm 2019

Trung du và miền núi Bắc Bộ

10143.8

4360.8

5648.8

Bắc Trung Bộ 

5152.2

2400.4

3117,0

Tây Nguyên 

5464.1

2995.9

2559.9

Các vùng khác 

12435.0

2661,4

3283,5

Cả nước 

33105.1

12418,8

14609.2

 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, Nhà xuất bản Thống kê, 2020)

 Nhận xét nào sau đây đúng về hiện trạng rừng nước ta? 

Xem đáp án

- A đúng: năm 2019, Bắc Trung Bộ có độ che phủ rừng lớn nhất cả nước với 5648,8 nghìn ha (chiếm 38,7%)

- B sai: Trung du miền núi Bắc Bộ là vùng còn diện tích rừng lớn nhất cả nước, không phải Tây Nguyên.

- C sai: từ 2005 – 2019 Trung du miền núi Bắc Bộ là vùng có diện tích rừng tăng lên nhiều nhất (1288 nghìn ha), Bắc Trung Bộ tăng ít hơn với 716,6 nghìn ha.

- D sai giai đoạn 2005 – 2019 diện tích rừng các vùng nước ta đều có sự biến động (Tây Nguyên giảm, Trung du miền núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ tăng lên)


Câu 19:

15/12/2024

Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế nước ta hiện nay 

Xem đáp án

Đáp án đúng là : D

- Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế nước ta hiện nay  tập trung chủ yếu ở khu vực kinh tế ngoài nhà nước.

- Loại A: đây là đặc điểm cơ cấu lao động theo ngành kinh tế

- Loại B, C: đây là đặc điểm lao động phân theo khu vực thành thị - nông thôn, không phải theo thành phần kinh tế

→ D đúng.A,B,C sai.

* Mở rộng:

1. Nguồn lao động

* Thế mạnh

- Nguồn lao động rất dồi dào, mỗi năm nước ta có thêm hơn 1 triệu lao động.

- Cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,…

- Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao.

* Hạn chế

- Trình độ cao chuyên môn chưa cao.

- Thiếu cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật lành nghề, lao động có thu nhập thấp.

- Chưa sử dụng triệt để quỹ thời gian lao động.

- Phân bố chưa hợp lí. Miền núi nhiều tài nguyên nhưng thiếu lao động, đồng bằng tập trung đông, thừa lao động.

2. Cơ cấu lao động

* Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế: Tỉ trọng khu vực I (nông-lâm-ngư nghiệp) giảm, nhưng vẫn còn cao, tỉ trọng khu vực II (công nghiệp - xây dựng) tăng tỉ trọng khu vực III (dịch vụ) tăng.

* Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế: Cơ cấu sử dụng lao động theo thành phần kinh tế có sự thay đổi:

- Giảm dần khu vực nhà nước, nhưng còn rất chậm.

- Tăng dần khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

* Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn

- Cơ cấu lao động theo thành thị tăng nhưng tỉ lệ thấp 35% (2019).

- Cơ cấu lao động theo nông thôn giảm nhưng vẫn chiếm tỉ lệ cao 65% (2019).

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 17: Lao động và việc làm

Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 17: Lao động và việc làm


Câu 20:

22/07/2024

Tài nguyên rừng nước ta bị suy thoái chủ yếu do 

Xem đáp án

Tài nguyên rừng nước ta bị suy thoái chủ yếu do con người khai thác quá mức.


Câu 21:

22/07/2024

Tiềm năng dầu khí nước ta tập trung chủ yếu ở 

Xem đáp án

Tiềm năng dầu khí nước ta tập trung chủ yếu ở thềm lục địa phía Nam.


Câu 22:

22/07/2024

Tỉ lệ thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong cơ cấu kinh tế theo thành phần nước ta tăng lên là biểu hiện của 

Xem đáp án

Tỉ lệ thành phần có vốn đầu tư nước ngoài trong cơ cấu kinh tế theo thành phần nước ta tăng lên là biểu hiện của xu thế hội nhập và mở cửa nền kinh tế. Nước ta đã và đang hội nhập vào nền kinh tế thế giới, mở rộng thu hút đầu tư nước ngoài. 


Câu 23:

23/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 13 cho biết núi Phu Tha Ca thuộc vùng núi nào của nước ta? 

Xem đáp án

Núi Phu Tha Ca thuộc vùng núi Đông Bắc nước ta


Câu 24:

22/07/2024

Mục đích của khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ là 

Xem đáp án

Xem khái niệm khai thác lãnh thổ theo chiều sâu 

=> Mục đích của khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ là “nâng cao hiệu quả khai thác lãnh thổ” trên cơ sở đẩy mạnh đầu tư khoa học công nghệ, nhằm khai thác tốt nhất các nguồn lực tự nhiên và kinh tế - xã hội.


Câu 25:

22/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết các sông Xê Xan, Xrê Pốc là phụ lưu của hệ thống sông nào sau đây? 

Xem đáp án

Các sông Xế Xan, Xrê Pốc là phụ lưu của hệ thống sông sông Mê Công.


Câu 26:

23/08/2024

Khó khăn lớn nhất của ngành bưu chính nước ta hiện nay là 

Xem đáp án

Đáp án đúng là:A

- Khó khăn lớn nhất của ngành bưu chính nước ta hiện nay là mạng lưới phân bố chưa đều, công nghệ lạc hậu. 

Mạng lưới phân bố không đều: Mạng lưới bưu chính của Việt Nam hiện vẫn chưa phân bố đều trên toàn quốc. Các vùng miền, đặc biệt là vùng nông thôn và các khu vực hẻo lánh, vẫn gặp khó khăn trong việc truy cập vào dịch vụ bưu chính. Điều này làm cho việc phân phối thư tín và bưu phẩm gặp nhiều khó khăn và chậm trễ.

- Ngoài ra  khó khăn  của bưu chính hiện nay gặp phải  là việc thu hẹp thị phần và dịch vụ. Bởi thông tin, tài liệu, thư tín đều được số hóa nhờ viễn thông, Internet phát triển; tiền tệ được giao dịch qua hệ thống ngân hàng, điện tử, duy chỉ có hàng hóa là vẫn nhờ đến sự giúp đỡ của bưu chính....

→ A đúng.B,C,D sai.

* Ngành thông tin liên lạc

1. Bưu chính

- Có tính phục vụ cao, mạng lưới rộng khắp.

- Toàn bộ mạng lưới Bưu chính Việt Nam có hơn 300 bưu cục với bán kính phục vụ là 5,85 km/bưu cục, khoảng 18 nghìn điểm phục vụ với mật độ bình quân 2,3km/điểm và hơn 8000 điểm bưu điện - văn hoá xã.

- Hạn chế: mạng lưới phân bố chưa đều, công nghệ nhìn chung còn lạc hậu, quy trình nghiệp vụ mang tính thủ công, thiếu lao động có trình độ cao.

- Hướng phát triển: cơ giới hoá, tự động hoá, tin học hoá; đẩy mạnh hoạt động kinh doanh.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 30: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc

Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 30: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc

 


Câu 27:

22/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, các tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có nhà máy thủy điện là 

Xem đáp án

Các tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có nhà máy thủy điện là Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận. 

 


Câu 28:

22/07/2024

Cho bảng số liệu: 

TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC (THEO GIÁ HIỆN HÀNH) CỦA HOA KỲ VÀ TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 2010 – 2015

(Đơn vị: triệu USD) 

Tổng sản phẩm trong nưc (GDP)

2010

2012

2013

2014

2015

Hoa Kì

14964372

16155255

16691517

17393103

18036648

Trung Quốc

6100620

8560547

9607224

10482371

11007721 

 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, Hà Nội, 2017)

Biểu đồ thích hợp nhất so sánh GDP của Hoa Kỳ và Trung Quốc giai đoạn 2010 – 2015 là

TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC (THEO GIÁ HIỆN HÀNH) CỦA HOA KỲ VÀ TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 2010 – 2015 (ảnh 1)

Xem đáp án

Đề bài yêu cầu thể hiện tương quan so sánh GDP của 2 đối tượng 

Biểu đồ cột là thích hợp nhất (cột ghép)

- Loại A: biểu đồ miền thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu

- Loại C: biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu

- Loại D: biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng 


Câu 29:

23/07/2024

Cho biểu đồ: Cơ cấu GDP các nước năm 2018 

Căn cứ vào biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế của In-đô-nê-xi-a và Ma-lai-xi-a năm 2018? 

Xem đáp án

- A sai: In-đô-nê-xi-a và Ma-lai-xi-a có tỉ trọng ngành dịch vụ cao nhất trong cơ cấu, không phải công nghiệp

 - C sai: In-đô-nê-xi-a có tỉ trọng ngành nông nghiệp cao hơn Ma-lai-xi-a

- D sai: Ma-lai-xi-a có tỉ trọng ngành công nghiệp thấp hơn In-đô-nê-xi-a

- B đúng: In-đô-nê-xi-a và Ma-lai-xi-a có tỉ trọng ngành dịch vụ cao nhất trong cơ cấu. 


Câu 30:

22/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, hai loại đất chiếm diện tích chủ yếu ở vùng Đông Nam Bộ là 

Xem đáp án

Hai loại đất chiếm diện tích chủ yếu ở vùng Đông Nam Bộ là đất feralit trên đá badan, đất xám trên phù sa cổ


Câu 31:

22/07/2024

Các đảo và quần đảo nước ta có ý nghĩa 

Xem đáp án

Các đảo và quần đảo nước ta có ý nghĩa khẳng định chủ quyền và phát triển kinh tế biển.


Câu 32:

22/07/2024

Nhân tố tác động mạnh mẽ tới sự phân bố các cơ sở chế biến lương thực, thực phẩm nước ta là 

Xem đáp án

Sự phát triển và phân bố các cơ sở chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta chịu tác động mạnh mẽ của nhân tố nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ. - Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm thường phân bố gần nguồn nguyên liệu từ ngành nông nghiệp để đảm bảo yêu cầu về nguồn nguyên liệu đầu vào tươi, chất lượng tốt. 

- Sản phẩm của công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu thụ ăn uống của con người = do vậy sự phân bố các nhà máy chế biến cũng gần với các thị trường tiêu thụ lớn, là những nơi tập trung đông dân cư.


Câu 33:

23/07/2024

Ở Đồng bằng sông Hồng tập trung nhiều di tích, lễ hội, các làng nghề truyền thống là do 

Xem đáp án

Ở Đồng bằng sông Hồng tập trung nhiều di tích, lễ hội, các làng nghề truyền thống là do vùng có lịch sử khai thác lâu đời với nền sản xuất phát triển.


Câu 34:

15/09/2024

Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển sản xuất thủy sản ở Duyên hải Nam Trung Bộ là 

Xem đáp án

Đáp án đúng là : D

- Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển sản xuất thủy sản ở Duyên hải Nam Trung Bộ là tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa, giải quyết việc làm.

- Loại A: sự phân hóa lãnh thổ sản xuất của vùng chủ yếu phụ thuộc vào sự phát triển công nghiệp và dịch vụ; phát triển sản xuất thủy sản đủ để tạo nên sự phân hóa này

- Loại B: phát triển thủy sản cũng không phải là nhân tố có vai trò chủ yếu trong thu hút đầu tư ở vùng

 - Loại C: phát triển sản xuất thủy sản giúp nâng cao chất lượng, giá trị thủy sản, không phải là tạo ra các nghề mới.

→ D đúng.A,B,C sai.

 * Phát triển tổng hợp kinh tế biển

a) Nghề cá

- Tiềm năng phát triển

+ Biển nhiều tôm, cá và các hải sản khác.

+ Tỉnh nào cũng giáp biển, nhiều vụng, đầm phá.

- Tình hình phát triển

+ Sản lượng thuỷ sản vượt 750 nghìn tấn (2019), riêng sản lượng cá biển 520 nghìn tấn.

+ Các loại cá quý có giá trị: cá thu, ngừ, trích, nục, hồng, phèn, nhiều loại tôm, mực,...

- Nuôi tôm phát triển mạnh ở Phú Yên, Khánh Hòa.

- Hoạt động chế biến hải sản ngày càng đa dạng, phong phú.

- Thủy sản có vai trò quan trọng trong giải quyết vấn đề thực phẩm và xuất khẩu.

b) Du lịch biển

- Có nhiều bãi biển nổi tiếng: Mỹ Khê (Đà Nẵng), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Quy Nhơn (Bình Định), Nha Trang (Khánh Hoà), Cà Ná (Ninh Thuận), Mũi Né (Bình Thuận),...

- Việc phát triển du lịch biển gắn liền với du lịch đảo và hàng loạt hoạt động du lịch nghỉ dưỡng, thể thao khác nhau.

c) Dịch vụ hàng hải

- Có nhiều địa điểm để xây dựng cảng nước sâu.

- Một số cảng tổng hợp lớn: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Dung Quất.

- Vịnh Vân Phong trở thành cảng trung chuyển quốc tế lớn nhất nước ta.

d) Khai thác khoáng sản và sản xuất muối

- Khai thác các mỏ dầu khí ở phía đông quần đảo Phú Quý (Bình Thuận).

- Việc sản xuất muối cũng thuận lợi. Các vùng sản xuất muối nổi tiếng là Cà Ná, Sa Huỳnh,...

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 36: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ

Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 36: Về vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ


Câu 35:

15/09/2024

Việc phát triển thủy điện ở Tây Nguyên nhằm 

Xem đáp án

Đáp án đúng là : A

- Việc phát triển thủy điện ở Tây Nguyên nhằm phát triển công nghiệp, khai thác tốt các tài nguyên.

Việc phát triển thủy điện ở Tây Nguyên nhằm phát triển công nghiệp (đặc biệt là công nghiệp khai thác và chế biến bộ –xít), đồng thời cũng giúp khai thác tốt các tài nguyên của vùng (cung cấp nguồn nước tưới quan trọng cho các vùng chuyên canh, nuôi trồng thủy sản, du lịch..).

- Ngoài ra Phát triển thủy điện ở Tây Nguyên đem lại nhiều lợi ích, trên nhiều phương diện: Phát triển công nghiệp, đảm bảo nước tưới, là môi trường nuôi trồng thuỷ sản và du lịch.

→ A đúng. B, C, D sai.

* Khai thác thủy năng kết hợp thuỷ lợi

- Tài nguyên nước của các hệ thống sông Xê Xan, Xrê Pôk, Đồng Nai,... đang được sử dụng ngày càng có hiệu quả hơn.

+ Hệ thống thủy điện trên sông Xê Xan: Yaly (720MW), Xê Xan 3, Xê Xan 3A, Xê Xan 4 và Plây krông.

+ Sông Xrê Pôk, 6 bậc thang thủy điện với tổng công suất lắp máy trên 600 MW, thuỷ điện Buôn Kuôp (280MW); thủy điện Buôn Tua Srah (85MW),…

+ Trên hệ thống sông Đồng Nai: Đa Nhim (160MW), Đại Ninh (300MW), Đồng Nai 3 (180MW),…

- Ý nghĩa

+ Các công trình thuỷ điện tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp của vùng phát triển, trong đó có khai thác và chế biến bột nhôm từ nguồn Bôxit.

+ Các hồ thuỷ điện đem lại nguồn nước tưới quan trọng trong mùa khô và có thể khai thác cho mục đích du lịch, nuôi trồng thuỷ sản.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 37: Vấn đề khai thác ở thế mạnh Tây Nguyên

Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 37: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên

 


Câu 36:

22/07/2024

Giải pháp chủ yếu phát huy thế mạnh tự nhiên của Đồng bằng sông Cửu Long là 

Xem đáp án

Liên hệ các khó khăn về tự nhiên của vùng ĐB sông Cửu Long để xác định được giải pháp quan trọng nhất. Về tự nhiên, đb sông Cửu Long có hạn chế chủ yếu như diện tích đất phèn đất mặn rất lớn, hạn mặn, ngập úng kéo dài, nhiều diện tích rừng ngập mặn bị suy giảm. 

=> Giải pháp chủ yếu phát huy thế mạnh tự nhiên của Đồng bằng sông Cửu Long là cải tạo đất phèn và đất mặn để mở rộng diện tích đất nông nghiệp, cùng với đó là chuyển đổi cơ cấu cây trồng đẩy mạnh trồng cây ăn quả, cây công nghiệp có giá trị, nuôi trồng thủy sản) và bảo vệ tài nguyên rừng. 


Câu 37:

22/07/2024

Ngành du lịch ở Trung du miền núi Bắc Bộ hiện nay phát triển mạnh chủ yếu do 

Xem đáp án

Liên hệ đặc điểm tự nhiên của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ.

- Trung du miền núi Bắc Bộ có tài nguyên du lịch đa dạng về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn với nhiều thắng cảnh đẹp (núi, sông, suối, cao nguyên, hang động...), các di tích lịch sử cách mạng, lễ hội, đình chùa...Đây là cơ sở quan trọng để vùng phát triển ngành du lịch. Vùng có khí hậu đa dạng, đặc biệt khí hậu cận nhiệt và ôn đới rất hấp dẫn du khách tham quan, nghỉ dưỡng. 

- Ngoài ra còn nhờ chính sách chú trọng phát triển du lịch của Nhà nước, giúp khai thác có hiệu quả và hợp lí tài nguyên thiên nhiên của vùng. 

=> Chọn C

- Loại A, B: cơ sở hạ tầng du lịch của TDMN Bắc Bộ vẫn còn nhiều hạn chế và chưa phát triển đồng bộ, hiện đại

- Loại D: vùng có địa hình đồi núi là chủ yếu, nhiều địa điểm du lịch ở vùng núi cao hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, đây là hạn chế khá lớn về vị trí và địa hình cản trở hoạt động khai thác du lịch của TDMN Bắc Bộ. 


Câu 38:

22/07/2024

Trọng tâm của việc chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ từng ngành kinh tế ở vùng Đồng bằng sông Hồng là

Xem đáp án

Trọng tâm của việc chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ từng ngành kinh tế ở vùng Đồng bằng sông Hồng là phát triển và hiện đại hóa công nghiệp chế biến, các ngành công nghiệp khác và dịch vụ gắn với yêu cầu phát triển nền nông nghiệp hàng hóa.


Câu 39:

05/08/2024

Bắc Bộ có mưa nhiều vào mùa hạ chủ yếu do tác động của 

Xem đáp án

Đáp án đúng là : C

Bắc Bộ có mưa nhiều vào mùa hạ chủ yếu do tác động chủ yếu của gió mùa Tây Nam, dải hội tụ nhiệt đới và bão.

- Gió mùa Tây Nam vào giữa và cuối mùa hạ có tầng ẩm dày, thổi vào Bắc Bộ nước ta theo hướng Đông Nam và đem lại mưa lớn vào mùa hạ cho vùng này.

- Hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới và bão cũng là những nhân tố chính đem lại mưa lớn vào mùa hạ cho vùng Bắc Bộ nước ta

-Loại A: vì địa hình vùng núi thấp không phải là nhân tố gây mưa

-Loại B: vì gió tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương vào đầu mùa hạ khi đi lên phía Bắc và phía đông sẽ bị biến tính trở thành gió phơn khô nóng, không gây mưa.

-Loại D: tương tự đáp án B, gió Tây hay cũng chính là gió tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương thổi đến, gây hiệu ứng phơn khô nóng, không có mưa.

  →  C đúng A, B, D sai.

Ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời sống

a) Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp

- Thuận lợi: Tạo điều kiện phát triển nền nông nghiệp lúa nước, đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi.

- Khó khăn: Hạn hán, lũ lụt, diễn biến khí hậu thất thường.

b) Ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất khác và đời sống

- Thuận lợi: Có điều kiện phát triển các ngành kinh tế như lâm nghiệp, thủy sản, giao thông vận tải và du lịch,...

- Khó khăn: Các hoạt động giao thông vận tải, du lịch, công nghiệp khai thác,... chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự phân mùa khí hậu, chế độ nước của sông ngòi.

+ Độ ẩm cao gây khó khăn cho việc bảo quản máy móc, thiết bị, nông sản.

+ Các thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán hằng năm gây tổn thất rất lớn cho mọi ngành sản xuất, gây thiệt hại về người và tài sản.

+ Các hiện tượng thời tiết thất thường như giông lốc, mưa đá, sương muối, rét hại, khô nóng,... cũng gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống.

+ Môi trường thiên nhiên dễ bị suy thoái.

*Gió mùa

- Việt Nam có hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ. Gió Tín phong chỉ hoạt động xen kẽ gió mùa và chỉ mạnh lên rõ rệt vào thời kỳ chuyển tiếp giữa 2 mùa gió.

- Sự luân phiên các khối khí hoạt động theo mùa khác nhau cả về hướng và về tính chất đã tạo nên sự phân mùa khí hậu.

+ Ở miền Bắc: có mùa đông lạnh khô, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.

+ Ở miền Nam: có hai mùa: mùa khô và mùa mưa ẩm rõ rệt.

* Gió mùa mùa đông

- Hướng: Đông Bắc.

- Nguồn gốc: Áp cao Xibia.

- Phạm vi: Miền Bắc.

- Thời gian: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

- Tính chất: Nửa đầu mùa đông khô, lạnh; nửa cuối mùa đông lạnh, ẩm.

- Hệ quả: Mùa đông lạnh ở miền Bắc. Trong thời gian này, từ Đà Nẵng trở vào, tín phong bán cầu bắc cũng thổi theo hướng Đông Bắc gây mưa ven biển Trung bộ, trong khi Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô.

* Gió mùa mùa hạ

- Hướng: Tây Nam (riêng Bắc Bộ có hướng Đông Nam).

- Nguồn gốc: Nửa đầu mùa (áp cao Bắc Ấn Độ Dương); Giữa, cuối mùa (áp cao cận chí tuyến Nam bán cầu).

- Phạm vi: Cả nước.

- Thời gian: Từ tháng 5 đến tháng 10.

- Tính chất: Nóng, ẩm.

- Hệ quả:

+ Đầu mùa: Gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên.

+ Giữa và cuối mùa: Hoạt động của gió mùa Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa vào tháng 9 cho Trung Bộ.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (tiếp theo)


Câu 40:

22/07/2024

Cho biểu đồ đàn gia súc, gia cầm nước ta giai đoạn 2014 – 2017

Cho biểu đồ đàn gia súc, gia cầm nước ta giai đoạn 2014 – 2017 (ảnh 1)

 

(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2017) 

Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây? 

Xem đáp án

- B đúng: Biểu đồ đường 3 thể hiện tốc độ tăng trưởng của đối tượng trong nhiều năm

- Loại A: cơ cấu là biểu đồ tròn hoặc cột chồng

- Loại C: quy mô là biểu đồ cột

- Loại D: chuyển dịch cơ cấu là biểu đồ đường 


Bắt đầu thi ngay