Câu hỏi:
15/09/2024 694Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển sản xuất thủy sản ở Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. phân hóa lãnh thổ, khai thác hiệu quả tài nguyên biển.
B. thu hút các nguồn đầu tư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
C. tạo ra các nghề mới, nâng cao chất lượng cuộc sống.
D. tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa, giải quyết việc làm.
Trả lời:
Đáp án đúng là : D
- Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển sản xuất thủy sản ở Duyên hải Nam Trung Bộ là tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa, giải quyết việc làm.
- Loại A: sự phân hóa lãnh thổ sản xuất của vùng chủ yếu phụ thuộc vào sự phát triển công nghiệp và dịch vụ; phát triển sản xuất thủy sản đủ để tạo nên sự phân hóa này
- Loại B: phát triển thủy sản cũng không phải là nhân tố có vai trò chủ yếu trong thu hút đầu tư ở vùng
- Loại C: phát triển sản xuất thủy sản giúp nâng cao chất lượng, giá trị thủy sản, không phải là tạo ra các nghề mới.
→ D đúng.A,B,C sai.
* Phát triển tổng hợp kinh tế biển
a) Nghề cá
- Tiềm năng phát triển
+ Biển nhiều tôm, cá và các hải sản khác.
+ Tỉnh nào cũng giáp biển, nhiều vụng, đầm phá.
- Tình hình phát triển
+ Sản lượng thuỷ sản vượt 750 nghìn tấn (2019), riêng sản lượng cá biển 520 nghìn tấn.
+ Các loại cá quý có giá trị: cá thu, ngừ, trích, nục, hồng, phèn, nhiều loại tôm, mực,...
- Nuôi tôm phát triển mạnh ở Phú Yên, Khánh Hòa.
- Hoạt động chế biến hải sản ngày càng đa dạng, phong phú.
- Thủy sản có vai trò quan trọng trong giải quyết vấn đề thực phẩm và xuất khẩu.
b) Du lịch biển
- Có nhiều bãi biển nổi tiếng: Mỹ Khê (Đà Nẵng), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Quy Nhơn (Bình Định), Nha Trang (Khánh Hoà), Cà Ná (Ninh Thuận), Mũi Né (Bình Thuận),...
- Việc phát triển du lịch biển gắn liền với du lịch đảo và hàng loạt hoạt động du lịch nghỉ dưỡng, thể thao khác nhau.
c) Dịch vụ hàng hải
- Có nhiều địa điểm để xây dựng cảng nước sâu.
- Một số cảng tổng hợp lớn: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Dung Quất.
- Vịnh Vân Phong trở thành cảng trung chuyển quốc tế lớn nhất nước ta.
d) Khai thác khoáng sản và sản xuất muối
- Khai thác các mỏ dầu khí ở phía đông quần đảo Phú Quý (Bình Thuận).
- Việc sản xuất muối cũng thuận lợi. Các vùng sản xuất muối nổi tiếng là Cà Ná, Sa Huỳnh,...
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 36: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết các trung tâm công nghiệp nào sau đây có quy mô từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng?
Câu 2:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết khu vực chịu tác động của gió Đông Nam thịnh hành vào mùa hạ ở nước ta là
Câu 3:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết vùng nào sau đây có nhiều trung tâm kinh tế nhất?
Câu 4:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, hãy cho biết các mỏ đá vôi xi măng lớn nhất phía nam phân bố ở tỉnh
Câu 5:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư thuộc tỉnh nào của vùng Đông Nam Bộ?
Câu 8:
Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN VÀ DIỆN TÍCH RỪNG NƯỚC TA NĂM 2005, 2019
(Đơn vị: nghìn ha)
Vùng |
Diện tích |
Diện tích rừng |
|
Năm 2005 |
Năm 2019 |
||
Trung du và miền núi Bắc Bộ |
10143.8 |
4360.8 |
5648.8 |
Bắc Trung Bộ |
5152.2 |
2400.4 |
3117,0 |
Tây Nguyên |
5464.1 |
2995.9 |
2559.9 |
Các vùng khác |
12435.0 |
2661,4 |
3283,5 |
Cả nước |
33105.1 |
12418,8 |
14609.2 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, Nhà xuất bản Thống kê, 2020)
Nhận xét nào sau đây đúng về hiện trạng rừng nước ta?
Câu 9:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hãy cho biết các tỉnh, thành phố nào sau đây có giá trị nhập siêu năm 2007?
Câu 10:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết các sông Xê Xan, Xrê Pốc là phụ lưu của hệ thống sông nào sau đây?
Câu 11:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, các cảng biển ở vùng Bắc Trung Bộ là
Câu 13:
Ngành du lịch ở Trung du miền núi Bắc Bộ hiện nay phát triển mạnh chủ yếu do
Câu 14:
Căn cứ vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 13 cho biết núi Phu Tha Ca thuộc vùng núi nào của nước ta?
Câu 15:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, tỉnh có số lượng trâu lớn nhất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (năm 2007) là