Câu hỏi:
05/08/2024 1,388Bắc Bộ có mưa nhiều vào mùa hạ chủ yếu do tác động của
A. Tín phong bán cầu Bắc và địa hình vùng núi, áp thấp nhiệt đới và dải hội tụ.
B. gió tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương đến, Tín phong bán cầu Bắc và dải hội tụ.
C. gió mùa Tây Nam, dải hội tụ nhiệt đới và hoạt động của bão.
D. gió mùa Tây Nam, gió Tây, địa hình núi, bão, áp thấp nhiệt đới và dải hội tụ.
Trả lời:
Đáp án đúng là : C
Bắc Bộ có mưa nhiều vào mùa hạ chủ yếu do tác động chủ yếu của gió mùa Tây Nam, dải hội tụ nhiệt đới và bão.
- Gió mùa Tây Nam vào giữa và cuối mùa hạ có tầng ẩm dày, thổi vào Bắc Bộ nước ta theo hướng Đông Nam và đem lại mưa lớn vào mùa hạ cho vùng này.
- Hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới và bão cũng là những nhân tố chính đem lại mưa lớn vào mùa hạ cho vùng Bắc Bộ nước ta
-Loại A: vì địa hình vùng núi thấp không phải là nhân tố gây mưa
-Loại B: vì gió tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương vào đầu mùa hạ khi đi lên phía Bắc và phía đông sẽ bị biến tính trở thành gió phơn khô nóng, không gây mưa.
-Loại D: tương tự đáp án B, gió Tây hay cũng chính là gió tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương thổi đến, gây hiệu ứng phơn khô nóng, không có mưa.
→ C đúng A, B, D sai.
Ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời sống
a) Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp
- Thuận lợi: Tạo điều kiện phát triển nền nông nghiệp lúa nước, đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi.
- Khó khăn: Hạn hán, lũ lụt, diễn biến khí hậu thất thường.
b) Ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất khác và đời sống
- Thuận lợi: Có điều kiện phát triển các ngành kinh tế như lâm nghiệp, thủy sản, giao thông vận tải và du lịch,...
- Khó khăn: Các hoạt động giao thông vận tải, du lịch, công nghiệp khai thác,... chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự phân mùa khí hậu, chế độ nước của sông ngòi.
+ Độ ẩm cao gây khó khăn cho việc bảo quản máy móc, thiết bị, nông sản.
+ Các thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán hằng năm gây tổn thất rất lớn cho mọi ngành sản xuất, gây thiệt hại về người và tài sản.
+ Các hiện tượng thời tiết thất thường như giông lốc, mưa đá, sương muối, rét hại, khô nóng,... cũng gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống.
+ Môi trường thiên nhiên dễ bị suy thoái.
*Gió mùa
- Việt Nam có hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ. Gió Tín phong chỉ hoạt động xen kẽ gió mùa và chỉ mạnh lên rõ rệt vào thời kỳ chuyển tiếp giữa 2 mùa gió.
- Sự luân phiên các khối khí hoạt động theo mùa khác nhau cả về hướng và về tính chất đã tạo nên sự phân mùa khí hậu.
+ Ở miền Bắc: có mùa đông lạnh khô, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.
+ Ở miền Nam: có hai mùa: mùa khô và mùa mưa ẩm rõ rệt.
* Gió mùa mùa đông
- Hướng: Đông Bắc.
- Nguồn gốc: Áp cao Xibia.
- Phạm vi: Miền Bắc.
- Thời gian: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
- Tính chất: Nửa đầu mùa đông khô, lạnh; nửa cuối mùa đông lạnh, ẩm.
- Hệ quả: Mùa đông lạnh ở miền Bắc. Trong thời gian này, từ Đà Nẵng trở vào, tín phong bán cầu bắc cũng thổi theo hướng Đông Bắc gây mưa ven biển Trung bộ, trong khi Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô.
* Gió mùa mùa hạ
- Hướng: Tây Nam (riêng Bắc Bộ có hướng Đông Nam).
- Nguồn gốc: Nửa đầu mùa (áp cao Bắc Ấn Độ Dương); Giữa, cuối mùa (áp cao cận chí tuyến Nam bán cầu).
- Phạm vi: Cả nước.
- Thời gian: Từ tháng 5 đến tháng 10.
- Tính chất: Nóng, ẩm.
- Hệ quả:
+ Đầu mùa: Gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên.
+ Giữa và cuối mùa: Hoạt động của gió mùa Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa vào tháng 9 cho Trung Bộ.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (tiếp theo)
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết các trung tâm công nghiệp nào sau đây có quy mô từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng?
Câu 2:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết khu vực chịu tác động của gió Đông Nam thịnh hành vào mùa hạ ở nước ta là
Câu 3:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết vùng nào sau đây có nhiều trung tâm kinh tế nhất?
Câu 4:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, hãy cho biết các mỏ đá vôi xi măng lớn nhất phía nam phân bố ở tỉnh
Câu 5:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư thuộc tỉnh nào của vùng Đông Nam Bộ?
Câu 7:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hãy cho biết các tỉnh, thành phố nào sau đây có giá trị nhập siêu năm 2007?
Câu 8:
Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN VÀ DIỆN TÍCH RỪNG NƯỚC TA NĂM 2005, 2019
(Đơn vị: nghìn ha)
Vùng |
Diện tích |
Diện tích rừng |
|
Năm 2005 |
Năm 2019 |
||
Trung du và miền núi Bắc Bộ |
10143.8 |
4360.8 |
5648.8 |
Bắc Trung Bộ |
5152.2 |
2400.4 |
3117,0 |
Tây Nguyên |
5464.1 |
2995.9 |
2559.9 |
Các vùng khác |
12435.0 |
2661,4 |
3283,5 |
Cả nước |
33105.1 |
12418,8 |
14609.2 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, Nhà xuất bản Thống kê, 2020)
Nhận xét nào sau đây đúng về hiện trạng rừng nước ta?
Câu 9:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết các sông Xê Xan, Xrê Pốc là phụ lưu của hệ thống sông nào sau đây?
Câu 10:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, các cảng biển ở vùng Bắc Trung Bộ là
Câu 11:
Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển sản xuất thủy sản ở Duyên hải Nam Trung Bộ là
Câu 13:
Ngành du lịch ở Trung du miền núi Bắc Bộ hiện nay phát triển mạnh chủ yếu do
Câu 14:
Căn cứ vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 13 cho biết núi Phu Tha Ca thuộc vùng núi nào của nước ta?
Câu 15:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, tỉnh có số lượng trâu lớn nhất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (năm 2007) là