Giải KHTN 6 Bài 31 (Chân trời sáng tạo): Động vật

Với lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 31: Động vật sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập KHTN 6 Bài 31.

1 706 12/10/2024


Giải KHTN 6 Bài 31: Động vật

Giải KHTN 6 trang 140

Mở đầu trang 140 KHTN 6:

Thế giới động vật rất phong phú và đa dạng. Vậy làm thế nào để có thể phân loại được chúng?

Lời giải:

Phân loại thế giới động vật dựa trên đặc điểm chung của từng nhóm.

Câu hỏi thảo luận 1 trang 140 KHTN 6: Quan sát hình 31.1 và chỉ ra điểm khác biệt giữa động vật không xương sống và động vật có xương sống.

Bài 31: Động vật

Lời giải:

Điểm khác biệt giữa động vật không xương sống và động vật có xương sống:

Động vật không xương sống

Động vật có xương sống

- Hệ thống xương trong nâng đỡ cơ thể không phát triển.

- Hệ thống xương trong nâng đỡ cơ thể phát triển.

- Không có xương cột sống.

- Có xương cột sống.

Luyện tập 1 trang 140 KHTN 6:

Em hãy kể tên một số đại diện thuộc nhóm động vật không xương sống và đông vật có xương sống.

Lời giải:

- Động vật không xương sống: tôm, cua, mực, ốc, ngao…

- Động vật có xương sống: hổ, chim cánh cụt, cá chuồn, mèo, chuột lang,…

Giải KHTN 6 trang 141

Câu hỏi thảo luận 2 trang 141 KHTN 6:

Quan sát hình 31.2, em hãy kể tên các nhóm động vật không xương sống và xác định

Quan sát hình 31.2, em hãy kể tên các nhóm động vật không xương sống và xác định

Lời giải:

- Các nhóm động vật không xương sống: Ruột khoang, Giun, Thân mềm, Chân khớp.

- Xác định đặc điểm của mỗi nhóm động vật không xương sống:

Tên nhóm

Đặc điểm

Ruột khoang

- Đa bào bậc thấp

- Cơ thể hình trụ, có nhiều tua miệng, đối xứng tỏa tròn

- Sống trong môi trường nước

Giun

- Hình dạng cơ thể đa dạng (dẹp, hình ống, phân đốt), cơ thể đối xứng hai bên

- Đã phân biệt đầu đuôi – lưng bụng

- Thường sống trong đất ẩm, môi trường nước hoặc trong cơ thể sinh vật.

Thân mềm

- Đa dạng về hình dạng, kích thước; cơ thể mềm, không phân đốt, thường có vỏ đá vôi bao bọc.

- Xuất hiện điểm mắt.

- Thường sống trong nước, số ít sống trên cạn.

Chân khớp

- Cơ thể chia là ba phần (đầu, ngực, bụng); cơ thể phân đốt; đối xứng hai bên.

- Các chi phân đốt, khớp động với nhau.

- Bộ xương ngoài cấu tạo từ chitin.

- Số lượng loài đa dạng nhất, phân bố khắp các môi trường sống.

Câu hỏi thảo luận 3 trang 141 KHTN 6: Để phân biệt các nhóm động vật không xương sống, em có thể dựa vào đặc điểm nào?

Lời giải:

Để phân biệt các nhóm động vật không xương sống có thể dựa vào các đặc điểm như:

- Hình dạng cơ thể: đối xứng tỏa tròn hay đối xứng hai bên,…

- Phân hóa cấu tạo các phần cơ thể: đã phân hóa các phần đầu, thân,… chưa?

- Bộ xương ngoài: có bộ xương ngoài hay không?

Câu hỏi thảo luận 4 trang 141 KHTN 6: Xác định môi trường của các nhóm động vật không xương sống bằng cách hoàn thành bảng theo mẫu sau:

Xác định môi trường của các nhóm động vật không xương sống bằng cách hoàn thành bảng

Lời giải:

Nhóm

Môi trường sống

Ruột khoang

- Môi trường nước

Giun

- Đất ẩm

- Môi trường nước

- Trong cơ thể sinh vật

Thân mềm

- Môi trường nước

- Trên cạn

Chân khớp

- Phân bố ở khắp các dạng môi trường sống: đất, nước, trên cạn, trong cơ thể sinh vật.

Luyện tập 2 trang 141 KHTN 6:

Nhận xét về sự đa dạng của các nhóm động vật không xương sống.

Lời giải:

Các nhóm động vật không xương sống có cấu tạo, hình dạng, kích thước, sự phân bố hết sức đa dạng:

- Cấu tạo: có loài cấu tạo đơn giản như ruột khoang, có loài lại cấu tạo phức tạp như chân khớp

- Hình dạng: có loài hình trụ như ruột khoang, dạng dẹp như sán, hình trụ thuôn hai đầu như giun

- Kích thước: có loài nhỏ bé như thủy tức, có loài lại to lớn như bạch tuộc

- Sự phân bố: có loài ở dưới nước như hải quỳ, mực, có loài ở cạn như ốc sên, giun đất

Giải KHTN 6 trang 143

Câu hỏi thảo luận 5 trang 143 KHTN 6: Quan sát hình 31.3, em hãy kể tên các nhóm động vật có xương sống. Xác định đặc điểm của mỗi nhóm.

Bài 31: Động vật

Bài 31: Động vật

Bài 31: Động vật

Bài 31: Động vật

Bài 31: Động vật

Lời giải:

Nhóm động vật

Đặc điểm

- Thích nghi hoàn toàn với đời sống dưới nước

- Di chuyển bằng vây

- Hô hấp bằng mang

Lưỡng cư

- Có đời sống lưỡng cư: ở nước và ở cạn (sống ở những nơi ẩm ướt, cạnh bờ nước)

- Da trần, luôn ẩm ướt

- Chân có màng bơi

Bò sát

- Thích nghi với đời sống ở cạn (trừ một số loài mở rộng môi trường sống xuống dưới nước)

- Da khô, có vảy sừng

Chim

- Thích nghi với đời sống ở cạn

- Mình có lông vũ bao phủ

- Chi trước biến đổi thành cánh

- Có mỏ sừng

Thú

- Cơ thể có lông mao bao phủ

- Răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh, răng hàm

- Phần lớn đẻ con và nuôi con bằng sữa

Câu hỏi thảo luận 6 trang 143 KHTN 6: Dựa vào đặc điểm nào để phân biệt các nhóm động vật có xương sống.

Lời giải:

Có thể dựa vào các đặc điểm để phân biệt động vật có xương sống như:

- Môi trường sống thích nghi

- Đặc điểm cấu tạo cơ thể

- Đặc điểm di chuyển

Câu hỏi thảo luận 7 trang 143 KHTN 6: Các nhóm động vật có xương sống phân bố ở những môi trường nào?

Lời giải:

Các nhóm động vật có xương sống có thể phân bố ở nhiều loại môi trường khác nhau:

- Trên cạn: rắn, rùa, chim bồ câu,…

- Dưới nước: cá chép, cá voi,…

- Vừa trên cạn vừa dưới nước: ếch đồng, nhái, chim cánh cụt,…

- Môi trường đất: chuột chũi,…

Luyện tập 3 trang 143 KHTN 6:

Chứng minh sự đa dạng của nhóm động vật có xương sống.

Lời giải:

- Đa dạng về môi trường sống: loài sống trên không, loài sống trên cây, loài sống trong lòng đất, loài sống trên mặt đất,..

+ Ví dụ: Cá sống dưới nước, chim sống ở tổ trên cây, nhím sống trong lòng đất, gà sống dưới mặt đất,..

- Đa dạng về tập tính: Loài thì có tập tình bắt mồi, loài có tập tính bảo vệ con,..

+ Ví dụ: Hổ cho con học cách săn mồi khi 2 tháng tuổi, chuột túi đep con non trong túi trước bụng để tiện chăm sóc,..

- Đa dạng về số lượng cá thể trong loài: loài ít, loài nhiều.

+ Ví dụ: Tê giác ít, còn gà thì nhiều.

- Đa dạng về thức ăn: có loài ăn tạp, loài anh thực vật, loài ăn động vật.

+ Ví dụ: Thỏ ăn cỏ, hổ ăn thịt tươi,...

Giải KHTN 6 trang 145

Câu hỏi thảo luận 8 trang 145 KHTN 6: Quan sát hình 31.4, nêu một số tác hại của động vật trong đời sống con người.

Quan sát hình 31.4, nêu một số tác hại của động vật trong đời sống con người

Quan sát hình 31.4, nêu một số tác hại của động vật trong đời sống con người

Lời giải:

Tác hại của động vật với đời sống con người là:

- Kí sinh gây hại cho động vật: giun kí sinh gây bệnh ở người, bọ chét là trung gian truyền bệnh dịch hạch, rận cá và giáp xác chân chèo kí sinh trên cá,…

- Gây hại cho thực vật, phá hoại mùa màng: ốc bươu vàng gây hại cho lúa, chuột phá hoại mùa màng,…

- Phá hoại tàu thuyền: con hà bám dưới mạn tàu thuyền gây hư hỏng tàu thuyền,….

- Phá hoại đồ gia dụng: Mối phá hoại công trình xây dựng,…

Câu hỏi thảo luận 9 trang 145 KHTN 6: Quan sát hình 31.4, em hãy nêu con đường lây nhiễm bệnh dịch hạch ở người.

Quan sát hình 31.4, em hãy nêu con đường lây nhiễm bệnh dịch hạch ở người

Lời giải:

- Con đường lây nhiễm dịch hạch ở người: Bọ chét kí sinh trên chuột bị bệnh dịch hạch → Bọ chét bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh dịch hạch → Khi đổi vật chủ sang người, người bị bọ chét nhiễm bệnh cắn sẽ bị nhiễm vi khuẩn và khiến cho con người nhiễm bệnh.

- Ngoài con đường lây nhiễm trên, còn nhiều con đường lây nhiễm khác như:

+ Đường hô hấp: Vi khuẩn gây bệnh dịch hạch theo các giọt nước bọt nhỏ bắn ra từ đường hô hấp của bệnh nhân truyền sang đường hô hấp của người lành và gây dịch hạch thể phổi.

+ Đường da, niêm mạc: Do tiếp xúc trực tiếp với vật thể nhiễm vi khuẩn qua niêm mạc hầu họng, kết mạc mắt hoặc những vùng da bị tổn thương.

+ Đường tiêu hóa: Lây nhiễm thức ăn như ăn chuột bệnh, nguồn nước bị ô nhiễm,…

Luyện tập 4 trang 145 KHTN 6:

Địa phương em đã sử dụng những biện pháp nào để phòng trừ động vật gây hại?

Lời giải:

- Thả vịt, thả cá diệt ốc bươu vàng

- Phơi nắng gia cụ

- Vệ sinh môi trường sống

- Sử dụng thiên địch tiêu diệt các sinh vật gây hại.

Giải KHTN 6 trang 147

Bài 1 trang 147 KHTN 6: Cho hình ảnh đại diện một số động vật.

a) Gọi tên các sinh vật trong hình.

b) Vẽ sơ đồ phân chia các đại diện trên thành 2 nhóm, động vật có xương sống và động vật không xương sống.

Bài 31: Động vật

Lời giải:

Hình ảnh

Tên gọi

Bài 31: Động vật

Con bướm

Bài 31: Động vật

Con voi

Bài 31: Động vật

Con ngựa

Bài 31: Động vật

Con chim

Bài 31: Động vật

Con khỉ

Bài 31: Động vật

Con ốc sên

Bài 31: Động vật

Con đỉa

Bài 31: Động vật

Con gà

Bài 31: Động vật

Con chim cánh cụt

- Sơ đồ:

Bài 31: Động vật

Bài 2 trang 147 KHTN 6: Ghép mỗi nhóm ở cột A với đặc điểm tương ứng ở cột B.

Bài 31: Động vật

Lời giải:

1 – c: Ruột khoang có cơ thể hình trụ hay hình dù, đối xứng tỏa tròn, có tua miệng.

2 – d: Giun có cơ thể mềm, dẹp, kéo dài hoặc phân đốt.

3 – b: Thân mềm có cơ thể mềm, thường không phân đốt và có vỏ đá vôi.

4 – a: Chân khớp có cơ thể phân đốt, có bộ xương ngoài bằng chitin, có thể có cánh.

Bài 3 trang 147 KHTN 6: Em hãy nêu các biện pháp phòng chống giun kí sinh ở người.

Lời giải:

- Tẩy giun định kỳ 6 tháng một lần.

- Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

- Cắt móng tay, đi dép thường xuyên, bảo hộ lao động khi tiếp xúc với đất

- Thực hiện ăn chín, uống sôi, chế biến hợp vệ sinh.

- Không để ruồi nhặng bậu vào thức ăn

- Người mắc bệnh giun cần phải được khám và điều trị triệt để theo đúng phác đồ của Bộ Y tế.

Bài 4 trang 147 KHTN 6: Quan sát vòng đời phát triển của loài sâu bướm, em hãy thực hiện các lệnh sau:

a) Giai đoạn nào ảnh hưởng đến năng suất cây trồng?

b) Theo em, nên sử dụng biện pháp phòng trừ sâu hại nào để đảm bảo hiệu quả và an toàn sinh học. Cho ví dụ

Bài 31: Động vật

Lời giải:

a) Giai đoạn làm giảm năng suất cây trồng là giai đoạn sâu: Thức ăn chủ yếu của sâu là lá cây và sâu cũng là giai đoạn con vật ăn rất nhiều để tích lũy vật chất cho sự biến thái thành bướm sau này nên sức phá hoại mùa màng rất lớn. Còn khi sâu đã phát triển thành bướm thì thức ăn của bướm chủ yếu là phấn và mật hoa nên hầu nhưng không gây hại cho mùa màng, thậm chí còn nâng cao năng suất cây trồng vì hoạt động hút mật hoa của bướm giúp cây thụ phấn.

b) Các biện pháp phòng trừ sâu hại an toàn:

- Sử dụng các thuốc bảo vệ thực vật sinh học để phòng trừ sâu hại.

- Sử dụng các biện pháp thủ công (như bắt bằng tay, bẫy bằng đèn, bằng phễu,…).

- Trồng xen canh các loại thảo dược có mùi mạnh như: bạc hà, oải hương, ngải cứu,…

- Trồng luân canh, không nên trồng cùng một loại cây ở cùng một nơi sau 5 năm. Luân canh cây trồng để côn trùng có hại khó quay lại chu kì phát triển.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 31: Động vật

1. Đa dạng động vật

Người ta chia động vật thành mấy nhóm lớn? Cách chia đó dựa vào đặc điểm nào?

- Căn cứ vào xương cột sống động vật được chia thành hai nhóm:

+ Động vật không xương sống

+ Động vật có xương sống

Động vật không xương sống bao gồm các ngành nào? Nêu đặc điểm của từng ngành.

Động vật không xương sống bao gồm các ngành: Ruột khoang, Giun, Thân mềm và Chân khớp.

- Ngành Ruột khoang:

+ Là động vật đa bào bậc thấp

+ Cơ thể hình trụ, đối xứng tỏa tròn

+ Có nhiều tua miệng

+ Sống ở môi trường nước

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 31: Động vật - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

- Ngành Giun:

+ Cơ thể đa dạng (dẹp, hình ống, phân đốt)

+ Cơ thể đối xứng hai bên, đã phân biệt đầu đuôi – lưng bụng

+ Thường sống trong đất ẩm hoặc trong cơ thể sinh vật

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 31: Động vật - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

- Ngành Thân mềm:

+ Có cơ thể mềm, không phân đốt

+ Thường có vỏ đá vôi bao bọc

+ Xuất hiện điểm mắt

+ Có số lượng loài lớn, khác nhau về hình dạng, kích thước và môi trường sống

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 31: Động vật - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

- Ngành Chân khớp:

+ Cơ thể chia làm 3 phần (đầu, ngực, bụng)

+ Cơ quan di chuyển: chân, cánh

+ Cơ thể phân đốt, đối xứng hai bên

+ Bộ xương ngoài bằng chitin

+ Các chân phân đốt, khớp động với nhau

+ Có số lượng loài đa dạng nhất, phân bố ở khắp các môi trường sống

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 31: Động vật - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Động vật có xương sống bao gồm các nhóm nào? Nêu đặc điểm của từng nhóm.

- Nhóm Cá:

+ Thích nghi hoàn toàn với đời sống ở nước

+ Di chuyển bằng vâyLý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 31: Động vật - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

- Nhóm Lưỡng cư:

+ Da trần, luôn ẩm ướt

+ Chân có màng bơi

+ Một số lưỡng cư có đuôi hoặc thiếu chân hoặc không có đuôiLý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 31: Động vật - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

- Nhóm Bò sát:

+ Đa số thích nghi với đời sống ở cạn

+ Da khô và có vảy sừng

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 31: Động vật - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

- Nhóm Chim:

+ Sống trên cạn

+ Thân mình có lông vũ bao phủ

+ Chi trước biến đổi thành cánh

+ Có mỏ sừng

+ Có các đặc điểm cơ thể thích nghi với các môi trường khác nhau

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 31: Động vật - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

- Nhóm Thú (Động vật có vú):

+ Là nhóm động vật có tổ chức cấu tạo cơ thể cao nhất

+ Có bộ lông mao bao phủ

+ Ranh phân hóa thành răng cửa, răng nanh, răng hàm

+ Phần lớn đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ

+ Sống ở các môi trường đa dạng khác nhau

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 31: Động vật - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

2. Tác hại của động vật trong đời sống

Động vật có tác hại gì đối với đời sống con người?

- Trong đời sống, một số loài động vật là tác nhân gây bệnh hoặc vật trung gian truyền bệnh cho con người và các sinh vật khác

- Một số loài động vật phá hoại mùa màng hoặc các công trình xây dựng

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 32: Thực hành quan sát và phân loại thực vật ngoài thiên nhiên

Bài 33: Đa dạng sinh học

Bài 34: Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên

Bài 35: Lực và biểu diễn lực

Bài 36: Tác dụng của lực

1 706 12/10/2024


Xem thêm các chương trình khác: