Giải KHTN 6 Bài 43 (Chân trời sáng tạo): Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời

Với lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 43: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập KHTN 6 Bài 43.

1 722 12/10/2024


Giải KHTN 6 Bài 43: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời

Giải KHTN 6 trang 188

Mở đầu trang 188 KHTN 6:

Hằng ngày chúng ta nhìn thấy Mặt Trời chuyển động trên bầu trời. Có người nói rằng, đó là do Trái Đất đứng yên còn Mặt Trời chuyển động quanh Trái Đất. Em nghĩ gì về điều này?

Lời giải:

Em nghĩ rằng Mặt Trời đứng yên còn Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời.

Câu hỏi thảo luận 1 trang 188 KHTN 6:

Em hãy mô tả sự "chuyển động” của Mặt Trời hằng ngày trên bầu trời.Bài 43: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời

Lời giải:

Sự "chuyển động” của Mặt Trời hằng ngày trên bầu trời là: Mặt trời mọc ở hướng đông, lặn ở hướng tây.

Câu hỏi thảo luận 2 trang 188 KHTN 6:

Quan sát hình 43.2, em hãy cho biết Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo chiều nào và mỗi thời điểm, ánh sáng mặt trời chiếu tới Trái Đất sẽ làm bao nhiêu phần diện tích mặt đất được chiếu sáng?

Bài 43: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời

Lời giải:

- Trái đất tự quay quanh trục của nó theo chiều từ phía tây sang phía đông.

- Mỗi thời điểm, ánh sáng mặt trời chiếu tới trái đất sẽ làm một nửa phần diện tích mặt đất được chiếu sáng.

Bài 43: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời

Câu hỏi thảo luận 3 trang 188 KHTN 6:

Người ở tại vị trí B (hình 43.2a) khi ánh sáng mặt trời vừa chiếu tới sẽ quan sát thấy hiện tượng gì? Sau đó, người tại vị trí B sẽ tiếp tục thấy Mặt Trời “chuyến động" như thế nào? Vì sao?

Bài 43: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời

Lời giải:

- Người ở vị trí B sẽ quan sát thấy hiện tượng mặt trời mọc.

- Sau đó người ở vị trí B sẽ tiếp tục thấy mặt trời chuyển động lên cao. Vì Trái Đất quay quanh trục theo chiều từ tây sang đông nên khiến cho vị trí B vẫn được mặt trời chiếu tới.

Giải KHTN 6 trang 189

Câu hỏi thảo luận 4 trang 189 KHTN 6:

Giữ quả địa cầu tại một vị trí bất kì. Em hãy xác định các vị trí trên quả địa cầu mà ánh sáng sẽ chiếu tới và các vị trí trên quả địa cầu mà ánh sáng sẽ khuất ngay khi ta quay tiếp quả địa cầu.

Bài 43: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời

Lời giải:

- Học sinh thực hành và xác định các vị trí trên quả địa cầu mà ánh sáng sẽ chiếu tới

- Dựa vào sự quay quanh trục của Trái Đất theo chiều từ tây sang đông để xác định các vị trí trên quả địa cầu mà ánh sáng sẽ khuất ngay khi ta quay tiếp quả địa cầu.

Câu hỏi thảo luận 5 trang 189 KHTN 6:

Em hãy quay quả địa cầu để tại vị trí của Việt Nam trên quả địa cầu sẽ có ánh sáng chiếu tới ngay khi ta quay tiếp quả địa cầu.

Lời giải:

Học sinh tìm vị trí của Việt Nam trên quả địa cầu và dựa vào sự quay quanh trục của Trái Đất theo chiều từ tây sang đông để xác định vị trí của Việt Nam trên quả địa cầu sẽ có ánh sáng chiếu tới ngay khi ta quay tiếp quả địa cầu.

Câu hỏi thảo luận 6 trang 189 KHTN 6:

Từ nội dung thảo luận 4 và 5, em hãy liên hệ tới hiện tượng ngày và đêm trên Trái đất, Mặt trời mọc và Mặt trời lặn khi quan sát từ Trái Đất.

Lời giải:

- Hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất: Hình khối cầu của Trái đất luôn được Mặt trời chiếu sáng một nửa, vì thế đã sinh ra ngày và đêm, do Trái đất tự quay quanh trục, nên mọi nơi bề mặt của Trái Đất đều lần lượt được mặt trời chiếu sáng.

- Hiện tượng Mặt Trời mọc và Mặt Trời lặn khi quan sát từ Trái Đất: Khi tự quay quanh trục của nó, Trái Đất sẽ bắt đầu quay từ Tây sang Đông. Theo trục góc nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo. Mặt nào của Trái Đất hướng về phía mặt trời sẽ là ban ngày, mặt còn lại bị khuất bóng sẽ là ban đêm. Dựa theo đúng quy luật chuyển động từ Tây sang Đông đó mà người ta thấy hiện tượng Mặt trời mọc hướng Đông và lặn hướng Tây.

Luyện tập trang 189 KHTN 6:

Người ở tại vị trí C (hình 43.2b) khi ánh sáng mặt trời vừa khuất sẽ quan sát thấy hiện tượng gì? Vì sao?

Bài 43: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời

Lời giải:

- Người ở vị trí C sẽ quan sát thấy hiện tượng mặt trời lặn.

- Bởi vì trái đất quay quanh trục theo chiều từ tây sang đông khiến cho vị trí C bị quay đi khuất ánh sáng mặt trời.

Vận dụng trang 189 KHTN 6:

Giải thích hiện tượng ngày, đêm trên Trái Đất và nguyên nhân dẫn đến sự luân phiên ngày và đêm.

Lời giải:

- Hiện tượng ngày, đêm trên Trái Đất: Hình khối cầu của Trái đất luôn được Mặt trời chiếu sáng một nửa, còn một nửa không được chiếu sáng, vì thế sinh ra ngày và đêm.

- Tuy nhiên, do Trái đất tự quay quanh trục nên mọi nơi ở bề mặt Trái đất đều lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại chìm trong bóng tối, gây nên hiện tượng luân phiên ngày và đêm.

Giải KHTN 6 trang 190

Bài 1 trang 190 KHTN 6:

Khi Mặt Trời lặn nghĩa là ở bất kì đâu trên Trái đất đều không thể nhìn thấy Mặt trời. Kết luận này đúng hay sai? Tại sao?

Lời giải:

- Khi Mặt Trời lặn nghĩa là ở bất kì đâu trên Trái đất đều không thể nhìn thấy Mặt trời. Kết luận này là sai.

- Vì do sự luân phiên ngày và đêm, 1 nửa Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng và 1 nửa Trái Đất không được chiếu sáng.

→ Nên tại vị trí trên nửa Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng sẽ nhìn thấy Mặt Trời.

Bài 2 trang 190 KHTN 6:

Theo em, hằng ngày người sinh sống ở Hà Nội hay ở Điện Biên sẽ quan sát thấy Mặt trời mọc trước? Tại sao?

Lời giải:

- Hà Nội sẽ quan sát thấy mặt trời mọc sớm hơn Điện Biên.

- Vì Điện Biên nằm cách Thủ đô Hà Nội 504 km về phía Tây.

Bài 3 trang 190 KHTN 6:

Khoảng thời gian mỗi ngày đêm trên Trái đất là bao lâu? Em hãy cho biết khoảng thời gian đó thể hiện điều gì?

Lời giải:

- Khoảng thời gian mỗi ngày đêm trên Trái Đất là 24h.

- Khoảng thời gian đó thể hiện Trái Đất quay một vòng mất khoảng 24h.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 43: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời

1. Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời

- Hằng ngày chúng ta thấy Mặt Trời mọc ở hướng đông và “chuyển động” trên bầu trời về hướng tây rồi lặn.

- Nguyên nhân của hiện tượng này là do Trái Đất chuyển động tự quay quanh trục của nó theo chiều từ tây sang đông. Con người đứng trên Trái Đất lại nhìn thấy các thiên thể trong bầu trời đều quay từ đông sang tây (tức là ngược lại hướng tự quay của Trái Đất).

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 43: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời | Chân trời sáng tạo

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 43: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời | Chân trời sáng tạo

Mặt trời mọc hướng đông và lặn hướng tây

Trái Đất quay quanh trục theo chiều từ tây sang đông

2. Mặt Trời mọc và lặn

- Hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất: Hình khối cầu của Trái đất luôn được Mặt trời chiếu sáng một nửa, vì thế đã sinh ra ngày và đêm, do Trái đất tự quay quanh trục, nên mọi nơi bề mặt của Trái Đất đều lần lượt được mặt trời chiếu sáng.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 43: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời | Chân trời sáng tạo

- Hiện tượng Mặt Trời mọc và Mặt Trời lặn khi quan sát từ Trái Đất: Khi tự quay quanh trục của nó, Trái Đất sẽ bắt đầu quay từ Tây sang Đông. Theo trục góc nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo. Mặt nào của Trái Đất hướng về phía mặt trời sẽ là ban ngày, mặt còn lại bị khuất bóng sẽ là ban đêm. Dựa theo đúng quy luật chuyển động từ Tây sang Đông đó mà người ta thấy hiện tượng Mặt trời mọc hướng Đông và lặn hướng Tây.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 43: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời | Chân trời sáng tạo

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 44: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trăng

Bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên

Bài 2: Các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên

Bài 3: Quy định an toàn trong phòng thực hành. Giới thiệu một số dụng cụ đo

Bài 4: Đo chiều dài

1 722 12/10/2024


Xem thêm các chương trình khác: