Giải KHTN 6 Bài 33 (Chân trời sáng tạo): Đa dạng sinh học

Với lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 33: Đa dạng sinh học sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập KHTN 6 Bài 33.

1 530 lượt xem


Giải KHTN 6 Bài 33: Đa dạng sinh học

Giải KHTN 6 trang 149

Mở đầu trang 149 KHTN 6Những con tắc kè trong hình dưới đây có gì khác nhau? Điều gì làm cho chúng trở nên khác nhau đến vậy?

Bài 33: Đa dạng sinh học

Lời giải:

- Những con tắc kè trong hình dưới có hình dạng, màu sắc cơ thể khác nhau.

- Những con tắc kè có hình dạng, màu sắc cơ thể khác nhau để dễ ngụy trang trong từng môi trường → Giúp con tắc kè ẩn nấp tốt hơn, tránh được kẻ thù.

Câu hỏi thảo luận 1 trang 149 KHTN 6Quan sát các hình 33.1 – 33.4 và thông tin về đa dạng các nhóm sinh vật đã học, em hãy cho biết đa dạng sinh học là gì?

Quan sát hình 33.1 – 33.4 và thông tin về đa dạng các nhóm sinh vật đã học

Lời giải:

- Đa dạng sinh học là sự phong phú về số lượng loài, số cá thế trong loài và môi trường sống.

Câu hỏi thảo luận 2 trang 149 KHTN 6Quan sát các hình 33.2, 33.3 và 33.4, em có nhận xét gì về số loài sinh vật trong các môi trường sống khác nhau?

Quan sát hình 33.1 – 33.4 và thông tin về đa dạng các nhóm sinh vật đã học

Lời giải:

Các môi trường sống khác nhau sẽ có độ đa dạng loài khác nhau.

- Hoang mạc và đài nguyên có khí hậu khắc nghiệt (quá lạnh hoặc quá nóng) nên ít loài thực vật và động vật thích nghi được với điều kiện môi trường → Độ đa dạng loài thấp.

- Rừng mưa nhiệt đới có điều kiện môi trường thuận lợi (nhiệt độ và độ ẩm thích hợp) nên thực vật và động vật phát triển phong phú → Độ đa dạng loài cao.

Giải KHTN 6 trang 151

Câu hỏi thảo luận 3 trang 151 KHTN 6Từ thông tin hình 33.5 và 33.6, em hãy cho biết vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên.

Từ thông tin hình 33.5 và 33.6, em hãy cho biết vai trò của đa dạng

Lời giải:

Quan sát hình ảnh ta thấy:

- Đảm bảo sự tồn tại của các lưới thức ăn trong tự nhiên → Sự đa dạng sinh học đảm bảo sự tồn tại của các loài trong tự nhiên.

- Rừng ngập mặn giúp chắn sóng, chống sạt đất lở ven biển.

- Thực vật giúp điều hòa khí hậu, điều hòa không khí.

→ Trong tự nhiên, đa dạng sinh học góp phần bảo vệ đất, bảo vệ nguồn nước, chắn sóng, chắn gió, điều hòa khí hậu, duy trì sự ổn định của hệ sinh thái.

Câu hỏi thảo luận 3 trang 151 KHTN 6Quan sát hình 33.7, em hãy chỉ ra giá trị thực tiễn mà đa dạng sinh học đem lại cho con người.

Bài 33: Đa dạng sinh học

Lời giải:

Giá trị đa dạng sinh học với con người:

- Làm lương thực, thực phẩm

- Làm dược liệu

- Làm đồ dùng, vật dụng

- Có giá trị bảo tồn, du lịch và nghiên cứu.

Luyện tập 1 trang 151 KHTN 6Em hãy lấy một số ví dụ thể hiện vai trò của đa dạng sinh học ở địa phương em.

Lời giải:

Ví dụ thể hiện vai trò của đa dạng sinh học ở địa phương:

Nếu như trước những năm 1970, rừng còn rất phong phú, đa dạng với các loài thú, chim, bò sát như Voi, Tê giác, Hổ, Báo, các loài bò rừng, rắn,... thì nay ngay cả ở nhiều khu bảo tồn thiên nhiên, thậm chí vườn quốc gia, khó mà quan sát được các loài trên. Một số loài động vật lớn trên thực tế hầu như đã bị diệt vong như: Tê giác Hai sừng (Dicerorhynus sumatrensis), Heo vòi (Tapia indicus), Trâu rừng (Bubalus bubalis), Vượn tay trắng (Hylobates lar),…

Giải KHTN 6 trang 152

Câu hỏi thảo luận 5 trang 152 KHTN 6Quan sát hình 33.8 và kể tên những hoạt động làm suy giảm đa dạng sinh học.

Bài 33: Đa dạng sinh học

Lời giải:

- Những hoạt động làm suy giảm đa dạng sinh học:

+ Khí thải từ các nhà máy, xí nghiệp, phương tiện đi lại → Gây ô nhiễm môi trường không khí ảnh hưởng đến sự sống của các loài sinh vật.

+ Các hoạt động khai thác rừng quá mức → Mất rừng khiến các loài động vật không có thức ăn, nơi sinh sống nên số lượng các loài động vật cũng sẽ suy giảm.

+ Săn bắt động vật hoang dã → Gây suy giảm các loài động vật hoang dã, ảnh hưởng đến các lưới thức ăn.

+ Xả rác bừa bãi → Gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sự sống của các loài sinh vật.

- Ngoài những hoạt động trên, còn có một số hoạt động gây suy giảm đa dạng sinh học như: đốt rừng làm rẫy, xây dựng đập thủy điện, sự di nhập các loài ngoại lai xâm lấn, chuyển đổi các phương thức sử dụng đất, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật,…

Câu hỏi thảo luận 5 trang 152 KHTN 6Từ thông tin gợi ý trong hình 33.9, hãy nêu một số hoạt động góp phần bảo vệ đa dạng sinh học.

Bài 33: Đa dạng sinh học

Bài 33: Đa dạng sinh học

Lời giải:

- Hoạt động góp phần bảo vệ đa dạng sinh học:

+ Bảo vệ môi trường sống cho các loài động vật hoang dã.

+ Bảo tồn động vật hoang dã.

+ Trồng cây gây rừng.

+ Xử lí rác thải.

+ Nhân giống các loài cây quý hiếm.

- Ngoài ra, còn có rất nhiều biện pháp góp phần bảo vệ đa dạng sinh học như: xây dựng các khu bảo tồn sinh vật, xây dựng các chế tài xử lí nghiêm các hành vi phá rừng và săn bắn động vật trái phép, tuyên truyền giáo dục rộng rãi trong nhân dân để mọi người tham gia bảo vệ môi trường,…

Luyện tập 2 trang 152 KHTN 6Vì sao chúng ta cần bảo vệ đa dạng sinh học?

Lời giải:

- Trong tự nhiên, đa dạng sinh học góp phần bảo vệ đất, bảo vệ nguồn nước, chắn sóng, chắn gió, điều hòa khí hậu, duy trì sự ổn định của hệ sinh thái.

- Trong thực tiễn, đa dạng sinh học cung cấp các sản phẩm sinh học cho con người như: lương thực, thực phẩm, dược liệu,…

→ Đa dạng sinh học là nguồn tài nguyên quý giá đối với tự nhiên và con người. Vì vậy, chúng ta cần bảo vệ đa dạng sinh học.

Luyện tập 3 trang 153 KHTN 6Theo em, các khu bảo tồn có vai trò gì trong việc bảo vệ đa dạng sinh học?

Lời giải:

- Khu bảo tồn thiên nhiên là vùng đất hay vùng biển đặc biệt được dành để bảo vệ và duy trì tính đa dạng sinh học, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, kết hợp với việc bảo vệ các tài nguyên văn hoá và được quản lý bằng pháp luật hoặc các phương thức hữu hiệu khác.

- Vai trò của các khu bảo tồn trong việc bảo vệ đa dạng sinh học là tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loài sinh vật:

+ Duy trì một cách lâu dài hiện trạng tự nhiên, các minh hoạ đặc trưng của các vùng địa sinh học, quần thể sinh học, nguồn gen và các loài khác nhau, bảo đảm ổn định và đa dạng về sinh thái.

+ Ngăn ngừa và sau đó chấm dứt các hoạt động khai thác và chiếm giữ làm tổn hại đến đa dạng sinh học.

Giải KHTN 6 trang 154

Vận dụng trang 154 KHTN 6Em cần làm gì để bảo vệ đa dạng sinh học?

Lời giải:

Một số biện pháp em có thể làm để bảo vệ đa dạng sinh học:

- Tham gia trồng cây gây rừng.

- Tuyên truyền, nâng cao ý thức của mọi người về việc bảo vệ rừng.

- Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường: vệ sinh khu vực sống, không vứt rác bừa bãi,…

- Tích cực tố giác với cơ quan chức năng các hành vi khai thác và săn bắn động thực vật hoang dã trái phép.

Bài 1 trang 154 KHTN 6Nêu vai trò của đa dạng sinh học trong thực tiễn, lấy ví dụ.

Lời giải:

Vai trò của đa dạng sinh học:

- Là nơi cư trú của nhiều loài sinh vật

+ Ví dụ: rừng mưa nhiệt đới

- Cung cấp lương thực, thực phẩm 

+ Ví dụ: các loại rau quả, thịt, cá,…

- Bảo vệ nguồn đất, nguồn nước, chắn gió,…

+ Ví dụ: rừng phòng hộ 

- Là nơi bảo tổn sinh vật, phát triển du lịch

+ Ví dụ: rừng Quốc gia

- Cung cấp nguyên, vật liệu, dược liệu…

+ Ví dụ: nhân sâm làm thuốc…

Bài 2 trang 154 KHTN 6Thiết kế áp phích về tuyên truyền bảo vệ đa dạng sinh học.

Lời giải:

Thiết kế áp phích về tuyên truyền bảo vệ đa dạng sinh học

Bài 3 trang 154 KHTN 6Điều gì sẽ xảy ra với chúng ta khi đa dạng sinh học bị suy giảm?

Lời giải:

Hậu quả của suy giảm đa dạng sinh học:

- Mất cân bằng sinh thái, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của con người, đe dọa sự phát triển bền vững của sự sống Trái Đất. 

- Ảnh hưởng đến an ninh lương thực, con người phải đối mặt với nguy cơ đói nghèo. 

- Suy giảm nguồn gen và đặc biệt là biến đổi khí hậu dẫn đến hàng loạt các thảm họa thiên nhiên đe dọa cuộc sống của con người.

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 34: Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên

Bài 35: Lực và biểu diễn lực

Bài 36: Tác dụng của lực

Bài 37: Lực hấp dẫn và trọng lượng

Bài 38: Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc

1 530 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: