Giải KHTN 6 Bài 8 (Chân trời sáng tạo): Sự đa dạng và các thể cơ bản của chất. Tính chất của chất
Với lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 8: Sự đa dạng và các thể cơ bản của chất. Tính chất của chất sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập KHTN 6 Bài 8.
Giải KHTN 6 Bài 8: Sự đa dạng và các thể cơ bản của chất. Tính chất của chất
Lời giải:
Trong cuộc sống, các chất tồn tại ở ba thể: rắn (muối ăn, sắt, nhôm,…), lỏng( nước, cồn,…) và khí (khí oxi, khí nitơ,…)
Câu hỏi thảo luận 1 trang 35 KHTN 6:
2. Kể tên một số vật thể và cho biết chất tạo nên vật thể đó
3. Nêu sự giống nhau, khác nhau giữa vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo
4. Kể tên một số vật sống và vật không sống mà em biết
Lời giải:
1. Những vật thể trong hình 8.1: Cây, đất, đá, đồi núi, nước, thuyền, con người, không khí,…
- Vật thể tự nhiên: cây,đất, đá, đồi núi, nước, con người, không khí,…
- Vật thể nhân tạo: thuyền, …
2. Một số vật thể và chất tạo nên vật thể đó:
Bàn Ghế gỗ - chất tạo nên: Gỗ
Ly nước thủy tinh - chất tạo nên: thủy tinh
Móc treo quần áo - chất tạo nên: Nhôm
Ống nước - chất tạo nên: chất dẻo, nhựa
Lõi bút chì – chất tạo nên: than chì
Không khí – chất tạo nên : oxygen, nitrogen,…
Muối ăn – chất tạo nên: sodium chloride
Đá vôi – chất tạo nên : calcium carbonate
3. Sự giống và khác nhau giữa vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo:
Giống nhau: đều được hình thành từ các chất
Khác nhau:
Vật thể tự nhiên: là những vật thể có sẵn trong tự nhiên
Vật thể nhân tạo: là những vật thể do con người tạo ra để phục vụ cuộc sống
4. Một số vật sống và vật không sống:
Vật sống: Con mèo, con chó, cây cối, con người,...
Vật không sống: bàn ghế, quần áo, cái ấm nước, máy tính,…
Câu hỏi thảo luận 2 trang 36 KHTN 6: Quan sát hình 8.2 và điền thông tin theo mẫu bảng 8.1
Lời giải:
Chất |
Thể |
Có hình dạng xác định không? |
Có thể nén không? |
Nước đá |
Rắn |
Có |
Không |
Nước lỏng |
Lỏng |
Không |
Không |
Hơi nước |
Khí |
Không |
Có |
Lời giải:
Đặc điểm về thể rắn, thể lỏng và thể khí của chất là:
- Ở thể rắn
+ Các hạt liên kết chặt chẽ.
+ Có hình dạng và thể tích xác định.
+ Rất khó bị nén.
- Ở thể lỏng
+ Các hạt liên kết không chặt chẽ.
+ Có hình dạng không xác định, có thể tích xác định.
+ Khó bị nén.
- Ở thể khí/ hơi
+ Các hạt chuyển động tự do.
+ Có hình dạng và thể tích không xác định.
+ Dễ bị nén.
Lời giải:
- Nhóm vật thể tự nhiên và nhóm vật hữu sinh: cây cỏ, con cá
- Nhóm vật thể nhân tạo và nhóm vật vô sinh: quần áo, xe đạp
Lời giải:
- Than đá: thể rắn, màu đen
- Dầu ăn : thể lỏng, màu vàng
- Hơi nước: thể khí, không màu
Luyện tập 2 trang 37 KHTN 6: Kể tên ít nhất hai chất ở mỗi thể rắn, lỏng, khí mà em biết.
Lời giải:
Thể rắn: đường, muối, sắt, nhôm ...
Thể lỏng: nước, rượu, giấm ăn...
Thể khí: Hơi nước, carbon dioxide, oxygen,…
Lời giải:
- Học sinh tự tiến hành thí nghiệm và ghi kết quả sự thay đổi nhiệt độ hiển thị trên nhiệt kế sau mỗi phút vào bảng 8.2
Chú ý:
- Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của nước không thay đổi (1000C)
- Thời gian đun sối nước phụ thuộc vào nhiệt độ ngọn lửa, độ dày bình cầu và lượng nước trong bình cầu.
Lời giải:
Muối ăn tan trong nước, dầu ăn không tan trong nước.
Lời giải:
- Các quá trình xảy ra là:
+ Đường chuyển từ thể rắn sang thể lỏng
+ Đường bị cháy chuyển từ màu trắng sang màu nâu, cuối cùng cháy hết có màu đen, mùi khét.
- Trong thức tế: quá trình thắng đường (nước hàng, nước màu) tạo màu nâu để nấu các món ăn.
Lời giải:
- Đường nóng chảy chuyển từ trạng thái rắn sang lỏng: không tạo chất mới
- Đường bị cháy chuyển từ màu trắng sang nâu, cuối cùng cháy hết chuyển màu đen: có tạo chất mới vì đường cháy biến đổi thành chất khác.
Lời giải:
- Đường nóng chảy chuyển từ trạng thái rắn sang lỏng: tính chất vật lí
- Đường bị cháy chuyển từ màu trắng sang nâu, cuối cùng cháy hết chuyển màu đen: tính chất hóa học.
Lời giải:
Tính chất của đá vôi:
- Tính chất vật lí: Tính cứng, màu trắng, bị mài mòn,...
- Tính chất hóa học: Khi nung ở nhiệt độ cao sẽ chuyển thành vôi sống và có khí carbon dioxide thoát ra.
Câu hỏi thảo luận 10 trang 40 KHTN 6: Tại sao kem lại tan chảy khi đưa ra ngoài tủ lạnh?
Lời giải:
Do nhiệt độ ngoài môi trường cao hơn nhiệt độ trong tủ lạnh nên làm kem chuyển từ thể rắn sang lỏng.
Lời giải:
Vì tắm bằng nước ấm nên có hơi nước bốc lên, ngưng tụ thành giọt nước đọng lại ở cửa kính trong nhà tắm.
Lời giải:
Khi đun sôi nước thấy hiện tượng hơi nước bay lên, có nhiều bong bóng trong lòng nước và trên mặt thoáng của nước.
Lời giải:
Quá trình chuyển thể của nước trong tự nhiên gồm:
- Băng tan: nước đá chuyển thành nước lỏng
- Hình thành mây: nước lỏng chuyển thành hơi nước
- Mưa: hơi nước chuyển thành nước lỏng
- Hình thành băng: nước lỏng thành nước đá
Câu hỏi thảo luận 14 trang 41 KHTN 6:
17. Em hãy quan sát thí nghiệm 4,5 và cho biết có những quá trình chuyển thể nào đã xảy ra?
Lời giải:
Thí nghiệm 4: gồm 2 quá trình
- Quá trình 1: Khi đun nóng, nến chuyển từ thể rắn sang thể lỏng
- Quá trình 2: Khi để nguội, nến chuyển từ thể lỏng sang thể rắn
Thí nghiệm 5:
- Trong cố thủy tinh: hơi nước bay lên, trong nước và mặt thoáng của cốc nước có nhiều bọt khí
- Dưới đáy bình cầu: hơi nước ngưng tụ thành giọt nước bám vào đáy bình cầu chứa nước lạnh đặt trên miệng cốc thủy tinh.
Lời giải:
- Ví dụ về các hiện tượng
Nóng chảy: nấu chảy kim loại
Đông đặc: nước cho vào tủ lạnh đông thành đá
Bay hơi: sau khi mưa, nước ngập trên đường một thời gian sẽ biến mất
Sôi: Đun nước ở nhiệt độ cao
Ngưng tụ: Hơi nước bốc lên ban đêm nhiệt độ lạnh sáng hôm sau ngưng tụ thành sương đọng trên lá
Lời giải:
Nhiệt độ trong nhà thấp hơn nhiệt độ ngoài trời, nên khi không khí có độ ẩm cao (chứa nhiều hơi nước) tràn vào nhà sẽ ngưng tụ tạo thành các giọt nước bám vào nền nhà làm nền nhà trơn trượt , do đó cần đóng kín cửa.
Bài 1 trang 42 KHTN 6: Hãy chỉ ra đâu là vật thể, đâu là chất trong các câu sau:
a) Cơ thể người chứa 63% - 68% về khối lượng là nước.
b) Thuỷ tinh là vật liệu chế tạo ra nhiều vật gia dụng khác nhau như lọ hoa. cốc, bát, nồi...
c) Than chì là vật liệu chính làm ruột bút chì.
d) Paracetamol là thành phần chính của thuốc điều trị cảm cúm.
Lời giải:
a, vật thể: cơ thể người - chất: nước
b, vật thể: lọ hoa, cốc, bát, nồi - chất: thủy tinh
c, vật thể: ruột bút chì - chất: than chì (carbon)
d, vật thể: thuốc điều trị cảm cúm - chất: Paracetamol
Bài 10: Không khí và bảo vệ môi trường không khí
Bài 11: Một số vật liệu thông dụng
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 6 (hay nhất) - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn lớp 6 (ngắn nhất) - Chân trời sáng tạo
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn 6 – Chân trời sáng tạo
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 6 – Chân trời sáng tạo
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 6 - Chân trời sáng tạo
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn 6 - Chân trời sáng tạo
- Văn mẫu lớp 6 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Địa Lí 6 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Địa Lí 6 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Địa Lí 6 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Lịch sử 6 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Lịch sử 6 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Lịch sử lớp 6 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk GDCD 6 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt GDCD 6 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết GDCD 6 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Công nghệ 6 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Công nghệ 6 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Công nghệ 6 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Toán 6 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Toán 6 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Toán 6 - Chân trời sáng tạo
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 Chân trời sáng tạo (2024 có đáp án)
- Giải sgk Tiếng Anh 6 - Friends plus
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 6 Friends plus đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 6 Friends plus
- Giải sbt Tiếng Anh 6 - Friends plus
- Bài tập Tiếng Anh 6 Friends plus theo Unit có đáp án