Giải KHTN 6 Bài 17 (Chân trời sáng tạo): Tế bào

Với lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 17: Tế bào sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập KHTN 6 Bài 17.

1 955 12/10/2024


Giải KHTN 6 Bài 17: Tế bào

Giải KHTN 6 trang 85

Mở đầu trang 85 KHTN 6:

Mỗi viên gạch trong một ngôi nhà, mỗi căn hộ trong một tòa chung cư, mỗi khoang nhỏ trong một tổ ong đều là những đơn vị cơ sở, cơ bản nhất trong một hệ thống lớn. Vậy trong cơ thể sống, đơn vị cơ sở đó là gì?

Lời giải:

Đơn vị cơ sở của cơ thể sống là tế bào.

Câu hỏi thảo luận 1 trang 85 KHTN 6: Quan sát hình 17.1, em hãy cho biết đơn vị cấu trúc nên cơ thể sinh vật là gì?

Bài 17: Tế bào

Lời giải:

- Các tế bào thực vật cấu tạo nên cây cà chua.

- Các tế bào động vật cấu tạo nên cơ thể con thạch sùng.

→ Mọi cơ thể sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào. Như vậy, đơn vị cấu trúc nên cơ thể sinh vật là tế bào.

Giải KHTN 6 trang 86

Câu hỏi thảo luận 2 trang 86 KHTN 6: Quan sát hình 17.2, hãy cho biết kích thước của tế bào. Chúng ta có thể quan sát tế bào bằng những cách nào? Lấy ví dụ.

Bài 17: Tế bào

Lời giải:

- Kích thước tế bào nằm trong khoảng từ 1µ đến 1mm

- Chúng ta có thể quan sát tế bào bằng mắt thường hoặc bằng kính hiển vi.

- Ví dụ:

+ Quan sát bằng mắt thường: tế bào trứng cá, tế bào trứng ếch,…

+ Quan sát bằng kính hiển vi: tế bào thực vật, tế bào vi khuẩn,…

Câu hỏi thảo luận 3 trang 86 KHTN 6: Hãy cho biết một số hình dạng của các tế bào trong hình 17.3.

Bài 17: Tế bào

Lời giải:

Hình dạng của các tế bào trong hình 17.3:

- Tế bào hồng cầu: hình đĩa lõm hai mặt.

- Tế bào cơ người: hình thoi, nhọn 2 đầu.

- Tế bào thần kinh người: hình sao nhiều cạnh.

- Tế bào biểu bì lá và tế bào mạch dẫn lá: hình chữ nhật.

- Tế bào nhu mô lá: hình cầu.

- Tế bào vi khuẩn E.coli: hình trụ.

- Tế bào trùng roi: hình thoi, đuôi nhọn, đầu tù.

- Tế bào nấm men: hình trứng.

→ Hình dạng của tế bào rất đa dạng.

Giải KHTN 6 trang 87

Câu hỏi thảo luận 4 trang 87 KHTN 6: Quan sát hình 17.4, 17.5 và trả lời câu hỏi: Nhận biết các thành phần có ở cả tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.

Nhận biết các thành phần có ở cả tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực

Lời giải:

Các thành phần có cả ở tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực là: màng tế bào, chất tế bào, nhân/vùng nhân.

Câu hỏi thảo luận 5 trang 87 KHTN 6: Quan sát hình 17.4, 17.5 và trả lời câu hỏi: Hãy chỉ ra điểm khác biệt giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.

Nhận biết các thành phần có ở cả tế bào nhân sơ và tế bào nhân thựcLời giải:

Điểm khác biệt giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực:

- Tế bào nhân thực có màng bao bọc nhân còn tế bào nhân sơ không có màng nhân bao bọc vật chất di truyền.

- Trong chất tế bào của tế bào nhân thực có nhiều loại bào quan hơn, cấu tạo phức tạp hơn tế bào nhân sơ.

Câu hỏi thảo luận 6 trang 87 KHTN 6: Quan sát hình 17.4, 17.5 và trả lời câu hỏi: Thành phần nào có trong tế bào thực vật mà không có trong tế bào động vật?

Nhận biết các thành phần có ở cả tế bào nhân sơ và tế bào nhân thựcLời giải:

Thành phần có trong tế bào thực vật mà không có trong tế bào động vật là:

- Lục lạp: Tế bào thực vật có lục lạp nên có khả năng quang hợp, tế bào động vật không có lục lạp nên không có khả năng quang hợp.

- Thành tế bào: Tế bào thực vật có thành cellulose bao bọc bên ngoài màng tế bào giúp tế bào thực vật được cứng chắc.

Câu hỏi thảo luận trang 87 KHTN 6: Xác định chức năng các thành phần của tế bào bằng cách nối mỗi thành phần cấu tạo ở cột A với một chức năng ở cột B.

Xác định chức năng các thành phần của tế bào bằng cách nối mỗi thành phần cấu tạo

Lời giải:

Thực hiện ghép:

1 – b: Màng tế bào có chức năng bảo vệ và kiểm soát các chất đi vào, đi ra khỏi tế bào.

2 – c: Chất tế bào là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào.

3 – a: Nhân tế bào hoặc vùng nhân có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.

Luyện tập 1 trang 87 KHTN 6:

Tại sao thực vật có khả năng quang hợp?

Lời giải:

Thực vật có khả năng quang hợp vì tế bào thực vật có lục lạp – đây là bào quan chứa sắc tố quang hợp. Sắc tố quang hợp sẽ hấp thụ năng lượng ánh sáng để giúp cho tế bào thực vật thực hiện được chức năng quang hợp.

Giải KHTN 6 trang 88

Câu hỏi thảo luận 8 trang 88 KHTN 6: Quan sát hình 17.6a, 17.6b cho biết dấu hiệu nào cho thấy sự lớn lên của tế bào?

Quan sát hình 17.6a, 17.6b cho biết dấu hiệu nào cho thấy sự lớn lên của tế bào

Lời giải:

- Quan sát sự lớn lên của tế bào thực vật ta thấy: kích thước của tế bào tăng, kích thước nhân tăng và di chuyển từ tâm tế bào lệch ra góc tế bào, hình thành nên không bào trung tâm có kích thước lớn.

- Quan sát sự lớn lên của tế bào động vật ta thấy: kích thước của tế bào tăng, kích thước nhân tăng và vẫn nằm ở trung tâm của tế bào.

→ Vậy dấu hiệu cho thấy sự lớn lên của tế bào là sự tăng kích thước của tế bào và kích thước của nhân.

Câu hỏi thảo luận 9 trang 88 KHTN 6: Quan sát hình 17.7a, 17.7b, hãy chỉ ra dấu hiệu cho thấy sự sinh sản của tế bào.

Quan sát hình 17.7a, 17.7b, hãy chỉ ra dấu hiệu cho thấy sự sinh sản của tế bào

Lời giải:

- Sự sinh sản của tế bào thực vật: Nhân phân đôi tạo thành 2 nhân rồi mỗi nhân di chuyển về 2 cực của tế bào → Chất tế bào phân chia bằng cách hình thành vách ngăn ở giữa tế bào → Từ 1 tế bào hình thành nên 2 tế bào con.

- Sự sinh sản của tế bào động vật: Nhân phân đôi tạo thành 2 nhân → Chất tế bào phân chia bằng cách hình thành eo thắt ở giữa → Từ 1 tế bào hình thành nên 2 tế bào con.

→ Vậy dấu hiệu cho thấy sự sinh sản của tế bào là nhân bắt đầu phân đôi rồi dẫn đến sự phân đôi của chất tế bào và cuối cùng là hình thành nên 2 tế bào con từ 1 tế bào ban đầu.

Câu hỏi thảo luận 10 trang 88 KHTN 6: Hãy tính số tế bào con được tạo ra ở lần sinh sản thứ I, II, III của tế bào trong sơ đồ hình 17.8. Từ đó xác định số tế bào con được tạo ra ở lần sinh sản thứ n.

Hãy tính số tế bào con được tạo ra ở lần sinh sản thứ I, II, III của tế bào

Lời giải:

Gọi số tế bào được tạo thành sau mỗi lần sinh sản là N, ta thấy sau mỗi lần sinh sản, số lượng tế bào đều tăng gấp đôi so với số lượng tế bào ban đầu nên ta có:

- Ở lần sinh sản thứ I: N = 2 x 1 = 2 = 21 (tế bào)

- Ở lần sinh sản thứ II: N = 2 x 2 = 4 = 22 (tế bào)

- Ở lần sinh sản thứ III: N = 4 x 2 = 8 = 23 (tế bào)

→ Ở lần sinh sản thứ n: N = 2n (tế bào)

Giải KHTN 6 trang 89

Câu hỏi thảo luận 11 trang 89 KHTN 6: Em bé khi sinh ra nặng 3 kg, khi trưởng thành có thể nặng 50 kg, theo em, sự thay đổi này là do đâu?

Em bé khi sinh ra nặng 3 kg, khi trưởng thành có thể nặng 50 kg

Lời giải:

Có sự thay đổi về khối lượng của cơ thể là do sự lớn lên (tăng kích thước) và sinh sản (tăng số lượng) của tế bào trong cơ thể.

Luyện tập 2 trang 89 KHTN 6: Quan sát hình 17.8, 17.9, hãy cho biết sự phân chia của tế bào có ý nghĩa gì đối với sinh vật?

Bài 17: Tế bào

Lời giải:

Sự phân chia của tế bào làm tăng số lượng tế bào trong cơ thể → Sự phân chia tế bào là cơ sở cho sự lớn lên của sinh vật.

Vận dụng trang 89 KHTN 6: Vì sao khi thằn lằn bị đứt đuôi, đuôi của nó có thể được tái sinh.

Vì sao khi thằn lằn bị đứt đuôi, đuôi của nó có thể được tái sinh

Lời giải:

Thằn lằn khi bị đứt đuôi vẫn có thể tái sinh đuôi mới vì tế bào ở gốc đuôi con thằn lằn lớn lên và sinh sản, giúp tạo ra các tế bào mới thay thế tế bào đã mất đi ở phần đuôi bị đứt.

→ Sự sinh sản của tế bào còn có vai trò tạo ra các tế bào mới thay thế cho các tế bào bị tổn thương hoặc tế bào chết ở sinh vật.

Bài 1 trang 89 KHTN 6: Quan sát cấu tạo tế bào thực vật trong hình bên và trả lời các câu hỏi sau:

a) Thành phần nào là màng tế bào?

A. (1) B. (2) C. (3) D. (4)

b) Thành phần nào có chức năng điều khiển hoạt động của tế bào?

A. (1) B. (2) C. (3) D. (4)

Bài 17: Tế bào

Lời giải:

a) A

b) C

Bài 2 trang 89 KHTN 6: Vẽ và chú thích các thành phần chính của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.

Lời giải:

Bài 17: Tế bào

Bài 3 trang 89 KHTN 6: Sự sinh sản của tế bào có ý nghĩa gì đối với sinh vật?

Lời giải:

Sự sinh sản của tế bào có ý nghĩa quan trọng đối với sinh vật, không có sự sinh sản của tế bào thì sinh vật không thể sinh trưởng và phát triển bình thường:

- Sự sinh sản của tế bào làm tăng số lượng tế bào trong cơ thể → Sự sinh sản tế bào là cơ sở cho sự lớn lên của sinh vật.

- Sự sinh sản của tế bào tạo ra các tế bào mới thay thế cho các tế bào bị tổn thương hoặc tế bào chết ở sinh vật.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 17: Tế bào

1. Khái quát chung về tế bào

Tế bào là gì?

- Tế bào là đơn vị cơ sở cấu tạo nên cơ thể của mọi sinh vật.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Kích thước và hình dạng của tế bào ra sao?

- Trong cơ thể sinh vật, tế bào có hình dạng và kích thước đa dạng, phù hợp với chức năng mà chúng đảm nhận.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Tế bào được cấu tạo bởi các thành phần chính nào?

- Tế bào được cấu tạo từ 3 thành phần chính là:

+ Màng tế bào: có chức năng bảo vệ và kiểm soát các chất đi vào và đi ra khỏi tế bào

+ Chất tế bào: là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào

+ Nhân tế bào/vùng nhân: là nơi chứa vật chất di truyền và điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

2. Sự sinh sản và lớn lên của tế bào

Tế bào lớn lên như thế nào?

- Tế bào thực hiện sự trao đổi chất để lớn lên đến một kích thước nhất định.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Thế nào là sự sinh sản của tế bào?

- Một số tế bào thực hiện phân chia tạo ra các tế bào con gọi là sự sinh sản của tế bào.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Sự lớn lên và sinh sản của tế bào có ý nghĩa gì?

- Sự lớn lên và sinh sản của tế bào là cơ sở cho sự lớn lên của sinh vật, ngoài ra nó còn giúp thay thế các tế bào bị tổn thương hoạc tế bào chết ở sinh vật.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 18: Thực hành quan sát tế bào sinh vật

Bài 19: Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào

Bài 20: Các cấp độ tổ chức trong cơ thể đa bào

Bài 21: Thực hành quan sát sinh vật

Bài 22: Phân loại thế giới sống

1 955 12/10/2024


Xem thêm các chương trình khác: