Giải KHTN 6 Bài 9 (Chân trời sáng tạo): Oxygen
Với lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 9: Oxygen sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập KHTN 6 Bài 9.
Giải KHTN 6 Bài 9: Oxygen
Lời giải:
- Một số tính chất cơ bản của oxygen: là chất khí, không màu, không mùi, không vị, nặng hơn không khí, tan ít trong nước
- Tầm quan trọng của oxygen: cần cho sự hô hấp của người và động vật, cần để đốt nhiên liệu trong đời sống và sản xuất.
Câu hỏi thảo luận 1 trang 44 KHTN 6: Em hãy cho biết oxygen tồn tại ở đâu.
Lời giải:
Oxygen tồn tại trong khí quyển.
Lời giải:
Oxygen không màu, không mùi, không vị
Câu hỏi thảo luận 3 trang 44 KHTN 6: Tại sao các đầm nuôi tôm thường lắp đặt hệ thống quạt nước?
Lời giải:
Hệ thống quạt nước giúp cung cấp nguồn ô-xy cho tôm, giải phóng các khí độc hại: Trong một ao nhỏ, mật độ con giống lớn, việc nuôi thâm canh, siêu thâm canh nên nhu cầu ô-xy cung cấp cho ao rất lớn. Bên cạnh đó lượng chất thải sinh ra cũng rất lớn nên nhu cầu ô-xy để phân hủy các chất thải cũng tăng lên.
Câu hỏi thảo luận 4 trang 45 KHTN 6: Con người có thể ngừng hoạt động hô hấp không? Vì sao?
Lời giải:
Con người không thể ngừng hoạt động hô hấp bởi vì hoạt động hô hấp là hoạt động cung cấp oxygen giúp cho cơ thể con người hoạt động. Ngừng hô hấp tức là cơ thể con người không được nhận oxygen, não bộ không thể hoạt động, có thể khiến con người tử vong hoặc ảnh hưởng đến não bộ và các cơ quan khác trong cơ thể.
Lời giải:
Bệnh nhân bị các bệnh về tim, phổi, bệnh nhân bị ngạt khí, rối loạn nhịp thở,... sẽ cần bình khí oxygen để hỗ trợ hô hấp.
Lời giải:
Vì oxygen tan ít trong nước, và con người không thể nhịn thở trong một thời gian quá lâu dưới nước, nếu ở lâu dưới nước, sẽ thiếu oxygen để hô hấp. Vậy nên thợ lặn cần dùng bình nén khí để cung cấp oxygen trong suốt quá trình ở dưới nước.
Lời giải:
Hiện tượng: que đóm tàn đỏ khi cho vào bình oxygen thì bùng cháy mãnh liệt.
Giải thích: Oxygen giúp duy trì sự cháy. Que đóm đang còn tàn đỏ khi tiếp xúc với oxygen sẽ khiến que đóm bùng cháy lên mãnh liệt.
Lời giải:
- Nhiên liệu để đun nấu hằng ngày : Bếp than, bếp củi, bếp ga,... cần oxygen để đốt cháy
Câu hỏi trang 46 KHTN 6: Em hãy lấy ví dụ chứng tỏ oxygen duy trì sự sống và sự cháy?
Lời giải:
Ví dụ chứng tỏ oxygen duy trì sự sống và sự cháy là:
- Duy trì sự sống: oxy được dùng trong các bệnh viện để làm chất giúp duy trì sự sống cho các bệnh nhân không thể tự chủ hô hấp, các thợ lặn sử dụng bình khí nén tích trữ oxygen để cung cấp oxygen giúp hô hấp dưới biển,...
- Duy trì sự cháy: dùng bếp củi, bếp than đun nấu hằng ngày khi lửa gần tàn thì cho thêm củi, thêm than rồi dùng ống thỏi thổi không khí để cung cấp oxy giúp cho lửa bùng cháy to trở lại
Lời giải:
Oxygen có vai trò duy trì sự cháy, nên việc thổi hoặc quạt vào bếp giúp cung cấp oxygen duy trì sự cháy, khiến ngọn lửa bùng lên trở lại.
Bài 1 trang 47 KHTN 6: Cho biểu đồ về một số hoạt động tiêu thụ khí oxygen như hình đưới đây:
a) Lĩnh vực nào tiêu thụ nhiều oxygen nhất, lĩnh vực nào tiêu thụ ít oxygen nhất?
b) Hãy tìm hiểu và nêu vai trò của oxygen đối với lĩnh vực y khoa và hàn cắt kim loại.
Lời giải:
a, Lĩnh vực tiêu thụ nhiều oxygen nhất: luyện thép
Lĩnh vực tiêu thụ ít oxygen nhất: thuốc nổ, nhiên liệu tên lửa và hàn cắt kim loại
b, - Đối với y khoa: oxygen cần thiết để duy trì sự sống, sự hô hấp. Nó có tác dụng chính đó là cấp cứu cho người bị ngạt, bị bệnh tim, các bệnh về hô hấp, rối loạn nhịp thở…
- Đối với hàn cắt kim loại: oxygen giúp duy trì sự cháy. trong hàn cắt kim loại, dùng nhiệt lượng phản ứng cháy của khí đốt trong oxygen, để nung chảy các sản phần kim loại được hàn và que hàn bổ sung để tạo thành mối hàn.Ví dụ: đèn xì oxigen - axetilen được dùng để hàn hoặc cắt các tấm kim loại.
Lời giải:
Đám cháy xăng dầu nhỏ, người ta có thể sử dụng tấm chăn dày, lớn và trùm nhanh lên đám cháy mà không dùng nước để dập tắt đám cháy vì:
- Nếu dùng nước đám cháy sẽ càng to và lan rộng:Nguyên nhân là vì xăng dầu nhẹ hơn nước, nên khi xăng dầu cháy nếu ta dập bằng nước thì nó sẽ lan tỏa nổi trên mặt nước khiến đám cháy còn lan rộng lớn và khó dập tắt hơn.
- Khi dùng chăn dày, lớn trùm nhanh lên đám cháy, giúp cách li ngọn lửa với oxi và dập tắt được đám cháy.
Lời giải:
Khi chúng ta thấy khó thở, hoặc dùng cho các bệnh nhân cấp cứu, mắc các bệnh về phổi, tim, suy hô hấp,...
Lời giải:
- Tác dụng khi lắp máy bơm nước nhỏ trong bể cá:
+ Tạo các luồng khí oxygen và giúp tuần hoàn lượng nước để cung cấp cho hệ sinh thái của các sinh vật trong bể
+ Môi trường bên trong được máy bơm nước cho bể xử lý cũng sạch hơn, hạn chế tối đa sự hình thành và sinh trưởng của rong rêu, tảo, những thứ kiềm hãm sự phát triển của hệ sinh thái.
- Tác dụng của việc trồng thêm một số cây thủy sinh:
+ Lọc các chất thải của cá, loại bỏ nitrat khỏi nước, cải thiện chất lượng nước và kìm hãm sự phát triển của rong tảo xấu.
+ Cải thiện khí oxygen trong bể
+ Tạo nên môi trường tự nhiên, tạo nơi cư trú và sinh sản cho cá.
Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 9: Oxygen
1. Một số tính chất của oxygen
- Oxygen là chất khí, không màu, không mùi, không vị, nặng hơn không khí, tan ít trong nước (1 lít nước ở 200C,1 atm hòa tan được 31 ml khí oxygen).
2. Tầm quan trọng của oxygen
Oxygen có vai trò quan trọng giúp duy trì sự sống và sự cháy.
- Vai trò của oxygen với sự sống
+ Không có oxygen, con người không thể hô hấp, tồn tại và phát triển. Ở những nơi thiếu hoặc không đủ không khí, người ta sử dụng bình dưỡng khí để cung cấp thêm oxygen. Trong bệnh viện, oxygen được cung cấp để hỗ trợ người bệnh khi họ không tự chủ được hô hấp.
- Vai trò của oxygen đối với sự cháy và quá trình đốt cháy nhiên liệu:
+ Oxygen cần cho quá trình đốt cháy nhiên liệu như củi, than đá, dầu mỏ, khí thiên nhiên,... để phục vụ đời sống con người.
Chú ý:
- Điều kiện sự cháy xảy ra:
+ Chất cháy phải nóng đến nhiệt độ cháy.
+ Phải tiếp xúc và có đủ oxygen cho sự cháy
- Muốn dập tắt các đám cháy cần các biện pháp sau:
+ Hạ nhiệt độ chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy
+ Cách li chất cháy với khí oxygen.
Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 10: Không khí và bảo vệ môi trường không khí
Bài 11: Một số vật liệu thông dụng
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 6 (hay nhất) - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn lớp 6 (ngắn nhất) - Chân trời sáng tạo
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn 6 – Chân trời sáng tạo
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 6 – Chân trời sáng tạo
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 6 - Chân trời sáng tạo
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn 6 - Chân trời sáng tạo
- Văn mẫu lớp 6 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Địa Lí 6 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Địa Lí 6 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Địa Lí 6 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Lịch sử 6 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Lịch sử 6 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Lịch sử lớp 6 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk GDCD 6 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt GDCD 6 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết GDCD 6 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Công nghệ 6 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Công nghệ 6 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Công nghệ 6 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Toán 6 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Toán 6 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Toán 6 - Chân trời sáng tạo
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 Chân trời sáng tạo (2024 có đáp án)
- Giải sgk Tiếng Anh 6 - Friends plus
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 6 Friends plus đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 6 Friends plus
- Giải sbt Tiếng Anh 6 - Friends plus
- Bài tập Tiếng Anh 6 Friends plus theo Unit có đáp án