Giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 54 (Kết nối tri thức): Hệ Mặt Trời

Với giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 54: Hệ Mặt Trời sách Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Khoa học tự nhiên 6.

1 1,079 12/10/2024
Tải về


Giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 54: Hệ Mặt Trời

Video giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 54: Hệ Mặt Trời

Câu hỏi trang 187 Khoa học tự nhiên 6 – KNTT: Em đã biết Trái Đất quay quanh Mặt Trời, Mặt Trăng quay quanh Trái Đất. Vậy còn có những thiên thể nào khác quay quanh Mặt Trời không?

Trả lời:

Có những thiên thể nào khác quay quanh Mặt Trời:

- Có các hành tinh khác: Thổ tinh, Hỏa tinh,….

- Có các vệ tinh, sao chổi, thiên thạch, ….

Tài liệu VietJack

Câu hỏi 1 trang 188 Khoa học tự nhiên 6 – KNTT: Hành tinh nào gần Mặt Trời nhất, hành tinh nào xa Mặt Trời nhất?

Trả lời:

- Hành tinh gần Mặt Trời nhất là Thủy Tinh.

- Hành tinh xa Mặt Trời nhất là Hải Vương Tinh.

Câu hỏi 2 trang 188 Khoa học tự nhiên 6 – KNTT: Lực hấp dẫn gây ra chuyển động của tám hành tinh xung quanh Mặt Trời phụ thuộc khối lượng và khoảng cách đến Mặt Trời của các hành tinh. Theo em dự đoán, thời gian quay quanh Mặt Trời của các hành tinh có giống nhau không?

Trả lời:

Em dự đoán, thời gian quay quanh Mặt Trời của các hành tinh không giống nhau, vì: Mỗi hành tinh quay quanh Mặt Trời với quỹ đạo khác nhau nên sẽ có thời gian quay quanh Mặt Trời khác nhau.

Câu hỏi trang 188 Khoa học tự nhiên 6 – KNTT: Trong bốn hành tinh vòng trong của Hệ Mặt Trời, một ngày của hành tinh nào có thời gian gần bằng một ngày của Trái Đất?

Trả lời:

Trong bốn hành tinh vòng trong của Hệ Mặt Trời, một ngày của Hỏa Tinh có thời gian gần bằng một ngày của Trái Đất, vì:

+ Chu kì tự quay của Trái Đất là 1 ngày

+ Chu kì tự quay của Hỏa Tinh là 1,03 ngày

Câu hỏi 1 trang 189 Khoa học tự nhiên 6 – KNTT: Người ta vẫn nói sao Hỏa, sao Kim, sao Thổ,… đều là các ngôi sao trong Hệ Mặt Trời. Nói như thế là đúng hay sai? Tại sao?

Trả lời:

Người ta vẫn nói sao Hỏa, sao Kim, sao Thổ,… đều là các ngôi sao trong Hệ Mặt Trời. Nói như thế là không đúng, vì:

- Sao là các thiên thể tự phát sáng

- Các hành tinh sao Hỏa, sao Kim, sao Thổ,… đều không tự phát sáng mà nhận ánh sáng từ Mặt Trời

Nên sao Hỏa, sao Kim, sao Thổ,… chỉ là các hành tinh quay quanh sao.

Câu hỏi 2 trang 189 Khoa học tự nhiên 6 – KNTT: Vì sao ta nhìn thấy các hành tinh trong Hệ Mặt Trời? Em hãy giải thích bằng hình vẽ?

Trả lời:

Ta nhìn thấy các hành tinh trong Hệ Mặt Trời, vì:

- Mặt Trời là một ngôi sao lớn, tự phát sáng.

- Các hành tinh quay quanh Mặt trời theo quỹ đạo riêng của nó

Nên các hành tinh đều nhận được ánh sáng Mặt Trời, và ta nhìn thấy các hành tinh do có ánh sáng phản chiếu từ các hành tinh đó tới mắt ta, khi quan sát qua các dụng cụ hỗ trợ hiện đại.

Tài liệu VietJack

Câu hỏi 3 trang 189 Khoa học tự nhiên 6 – KNTT: Nếu như em đứng trên Hải Vương Tinh, sẽ nhìn thấy Mặt Trời lớn hơn hay nhỏ hơn so với khi ở Trái Đất?

Trả lời:

Nếu như em đứng trên Hải Vương Tinh, sẽ nhìn thấy Mặt Trời nhỏ hơn so với khi ở Trái Đất, vì Trái Đất ở gần Mặt Trời hơn Hải Vương Tinh.

Câu hỏi phần hoạt động trang 189 Khoa học tự nhiên 6 – KNTT:

1. Vẽ sơ đồ biểu diễn khoảng cách từ Mặt Trời đến các hành tinh theo tỉ lệ 1cm ứng với 1 AU?

2. Có nhận xét gì về khoảng cách giữa các hành tinh?

Trả lời:

Hành tinh

Thủy Tinh

Kim Tinh

Trái Đất

Hỏa Tinh

Mộc Tinh

Thổ Tinh

Thiên Vương Tinh

Hải Vương Tinh

Khoảng cách (AU)

0,39

0,72

1

1,52

5,2

9,54

19,2

30,07

Khoảng cách (cm)

0,39cm

0,72cm

1cm

1,52cm

5,2cm

9,54cm

19,2cm

30.07cm

Tài liệu VietJack

- Nhận xét:

+ Gần Mặt Trời nhất là Thủy Tinh.

+ Xa Mặt Trời nhất là Hải Vương Tinh

Câu hỏi phần hoạt động trang 189 Khoa học tự nhiên 6 – KNTT: Chỉ ra được vị trí của Trái Đất trong Hệ Mặt Trời.

Trả lời:

Trái Đất ở vị trí thứ 3 trong các hành tinh, theo thứ tự xa dần Mặt Trời.

Bài giảng Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức

Lý thuyết Bài 54: Hệ Mặt Trời

I. Hệ Mặt Trời

- Hệ Mặt Trời (hay Thái Dương Hệ) gồm:

+ Mặt Trời ở trung tâm.

+ Các thiên thể chuyển động xung quanh Mặt Trời:

* Tám hành tinh: Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh.

* Hơn trăm vệ tinh

* Các sao chổi

* Các tiểu hành tinh

* Các thiên thạch

* Bụi vũ trụ.

Lý thuyết Bài 54: Hệ Mặt Trời- Kết nối tri thức (ảnh 1)

- Các hành tinh vừa chuyển động quanh Mặt Trời vừa tự quay quanh trục của nó.

- Khoảng cách từ các hành tinh đến Mặt Trời là khác nhau:

+ Thủy tinh gần Mặt Trời nhất.

+ Hải Vương tinh xa Mặt Trời nhất.

II. Các hành tinh của Hệ Mặt Trời

1. Các hành tinh vòng trong của Hệ Mặt Trời

- Bốn hành tinh vòng trong (nằm ở phía trong vành đai tiểu hành tinh):

+ Thủy tinh

+ Kim tinh

+ Trái Đất

+ Hỏa tinh

Lý thuyết Bài 54: Hệ Mặt Trời- Kết nối tri thức (ảnh 1)

- Chúng có thành phần chủ yếu từ silicat và các kim loại.

- Các thiên thể thuộc vùng này nằm khá gần Mặt Trời nên có nhiệt độ cao.

2. Các hành tinh vòng ngoài của Hệ Mặt Trời

- Bốn hành tinh vòng ngoài là:

+ Mộc tinh

+ Thổ tinh

+ Thiên Vương tinh

+ Hải Vương tinh

Lý thuyết Bài 54: Hệ Mặt Trời- Kết nối tri thức (ảnh 1)

- Chúng được gọi là các hành tinh khí khổng lồ vì:

+ Chúng có thành phần chủ yếu là các hợp chất khí;

+ Chúng có kích thước rất lớn.

- Các thiên thể thuộc vùng này nằm xa Mặt Trời nên có nhiệt độ thấp.

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Bài 50: Năng lượng tái tạo

Bài 51: Tiết kiệm năng lượng

Bài 52: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời. Thiên thể

Bài 53: Mặt Trăng

Bài 55: Ngân hà

Lý thuyết Bài 54: Hệ Mặt Trời

Trắc nghiệm Bài 54: Hệ mặt trời

1 1,079 12/10/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: