Giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 18 (Kết nối tri thức): Tế bào – Đơn vị cơ bản của sự sống

Với giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 18: Tế bào – Đơn vị cơ bản của sự sống sách Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Khoa học tự nhiên 6. 

1 715 lượt xem
Tải về


Mục lục Giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 18: Tế bào – Đơn vị cơ bản của sự sống

Video giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 18: Tế bào – Đơn vị cơ bản của sự sống

Câu hỏi trang 64 Khoa học tự nhiên 6 – KNTT: Mỗi ngôi nhà được xây nên từ nhiều viên gạch. Vậy đã bao giờ em tự hỏi: Những sinh vật xung quanh chúng ta được cấu tạo từ đơn vị cấu trúc nào?

Đáp án:

Những sinh vật xung quanh chúng ta được cấu tạo từ tế bào.

Câu hỏi trang 64 Khoa học tự nhiên 6 – KNTT: Tại sao tế bào được coi là đơn vị cơ bản của các cơ thể sống?

Đáp án:

Tế bào được coi là đơn vị cơ bản của sự sống vì:

- Chúng là thành phần cấu tạo nên cơ thể sinh vật

- Tế bào có thể thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản

Câu hỏi trang 64 Khoa học tự nhiên 6 – KNTT: Quan sát hình 18.1, nêu nhận xét về hình dạng tế bào.

Tài liệu VietJack

Đáp án:

Tế bào có hình dạng rất đa dạng. Tùy theo từng loại tế bào khác nhau sẽ có hình dạng khác nhau.

Câu hỏi trang 65 Khoa học tự nhiên 6 – KNTT: Quan sát kích thước tế bào vi khuẩn, tế bào động vật và thực vật trong hình 18.2 và cho biết tế bào nào phải quan sát bằng kính hiển vi, tế nào nào có thể quan sát bằng mắt thường?

Tài liệu VietJack

Đáp án:

Cả tế bào vi khuẩn, tế bào động vật và thực vật đều chỉ có thể quan sát bằng kính hiển vi mà không thể quan sát bằng mắt thường.

Câu hỏi trang 65 Khoa học tự nhiên 6 – KNTT: Khi thảo luận về kích thước và hình dạng tế bào, bốn bạn học sinh có ý kiến như sau:

Tài liệu VietJack

Đọc ý kiến của các bạn trên và trả lời các câu hỏi sau:

1. Phát biểu của bạn nào đúng?

2. Lấy ví dụ để giải thích tại sao các phát biểu khác không đúng.

Đáp án:

1. Phát biểu của bạn D đúng.

2. Ví dụ chứng minh:

- Ý kiến của bạn A:

+ Ví dụ: Tế bào vảy hành có hình lục giác còn tế bào hồng cầu hình đĩa lõm.

- Ý kiến của bạn B:

+ Ví dụ: Tế bào nấm men có hình cầu, kích thước chiều dài khoảng 6µm, chiều rộng khoảng 5µm. Còn tế bào biểu bì vảy hành có hình lục giác, chiều dài khoảng 200µm, chiều rộng khoảng 70µm.

- Ý kiến của bạn C:

+ Ví dụ: Tế bào vi khuẩn E.coli có chiều dài khoảng 2µm và chiều rộng khoảng 0,25 – 1 µm. Còn tế bào xương ở người có chiều rộng khoảng 5 – 20µm.

 

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Bài 19: Cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào

Bài 20: Sự lớn lên và sinh sản của tế bào

Bài 21: Thực hành: Quan sát và phân biệt một số loại tế bào

Bài 22: Cơ thể sinh vật

Bài 23: Tổ chức cơ thể đa bào

1 715 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: