Giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 11 (Kết nối tri thức): Oxygen. Không khí

Với giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 11: Oxygen. Không khí sách Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Khoa học tự nhiên 6. 

1 1,315 12/10/2024
Tải về


Mục lục Giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 11: Oxygen. Không khí

Video giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 11: Oxygen. Không khí

Câu hỏi mở đầu trang 36 Khoa học tự nhiên 6: Em đã biết không khí xung quanh ta cần thiết cho sự sống và sự cháy. Em có thể giải thích tại sao con người phải sử dụng bình dưỡng khí khi lặn dưới nước, khi lên núi cao hoặc khi đi du hành tới Mặt Trăng?

Trả lời:

Vì khi lặn dưới nước, khi lên núi cao hoặc khi đi du hành tới Mặt Trăng, những nơi đó không đủ hoặc không có không khí để con người hô hấp do đó cần phải dùng tới bình dưỡng khí để hỗ trợ hô hấp.

Câu hỏi trang 36 Khoa học tự nhiên 6: Nêu dẫn chứng cho thấy oxygen có trong không khí, trong nước, trong đất.

Trả lời: Dẫn chứng cho thấy oxygen có trong không khí, trong nước, trong đất:

Ở đâu có oxygen thì ở đó mới tồn tại sự sống, con người và sinh vật mới tồn tại và phát triển

Trong không khí có oxygen vì thể các sinh vật trên mặt đất như con người, thú, chim có thể sống được.

Trong nước có oxygen hòa tan, nên các loại sinh vật dưới nước mới sống được.

Trong lớp đất xốp, có lượng oxygen nằm lẫn trong đất, nên các loại sâu, bọ có thể lấy lượng oxygen này và tồn tại.

Câu hỏi trang 36 Khoa học tự nhiên 6:

1. Ở nhiệt độ phòng, oxygen tồn tại ở thể nào?

Trả lời: Ở nhiệt độ phòng, oxygen tồn tại ở thể khí

2. Nhiệt độ lạnh nhất trên Trái Đất từng ghi lại được là -890C. Khi đó oxygen ở thể khí, lỏng hay rắn?

Trả lời: . Nhiệt độ lạnh nhất trên Trái Đất từng ghi lại được là -890C, khi đó oxygen ở thể khí.

3. Em có biết rằng oxygen có ở mọi nơi trên Trái Đất.

a) Em có nhìn thấy oxygen không? Vì sao

b) Cá và nhiều sinh vật sống được trong nước . Em hãy giải thích .

Trả lời:

a) Ta không nhìn thấy khí oxygen, vì khí oxygen không màu.

b) Cá và nhiều sinh vật sống được trong nước vì oxygen tan một phần trong nước.

Câu hỏi trang 37 Khoa học tự nhiên 6:

1. Kể các ứng dụng của khí oxygen trong đời sống và trong sản xuất mà em biết.

Trả lời: Ứng dụng của khí oxygen trong đời sống và trong sản xuất:

+ Được dùng trong y tế để làm chất duy trì hô hấp, hoặc dùng trong các bình lặn của thợ lặn, ngoài ra còn dùng để cung cấp cho phi công trong những trường hợp không khí loãng,...

+ Cung cấp nhiệt và cần thiết cho quá trình đốt cháy nhiên liệu

+ Oxi cũng được dùng nhiều trong công nghiệp hóa chất, luyện thép, hàn cắt kim loại (đèn xì axetylen), sản xuất rượu , làm thuốc nổ,....

2. Nêu một số ví dụ cho thấy vai trò của oxygen đối với sự sống và sự cháy.

Trả lời:

Oxygen có vai trò quan trọng trong sự sống và sự cháy:

Trong sự sống:

Ví dụ: Con người và các loài động, thực vật cần có oxy để duy trì sự sống.

Trong sự cháy:

Ví dụ :Đốt ngọn nến trong chiếc hộp kín, khi lượng oxy trong hộp hết thì cây nến sẽ tắt dần.Đốt ngọn nến trong không khí, thì lượng oxy trong không khí sẽ giúp ngọn nến cháy rất lâu.

Câu hỏi trang 37 Khoa học tự nhiên 6:

1. Khí oxygen chiếm bao nhiêu phần trăm thể tích không khí?

Trả lời: Khí oxygen chiếm 21% thể tích không khí

2. Khí nào có phần trăm thể tích lớn nhất trong không khí?

Trả lời: Khí có phần trăm thể tích lớn nhất trong không khí là nitrogen (78%)

Hoạt động 1 trang 38 Khoa học tự nhiên 6:

1. Chứng minh trong không khí có hơi nước

Chuẩn bị: nước pha màu, nước đá, 2 ống nghiệm có nút

Tiến hành: cho nước pha màu vào 2 ống nghiệm A và B. Cho vài viên nước đá vào ống nghiệm A và đậy nút cả hai ống nghiệm lại.

Tài liệu VietJack

Em hãy cho biết hiện tượng nào chứng minh trong không khí có chứa hơi nước?

Trả lời: Hiện tượng xuất hiện các giọt nước bám bên ngoài ống nghiệm A cho thấy trong không khí chứa hơi nước vì ống A chứa nước đá nên nhiệt độ thấp khiến cho hơi nước bên ngoài bị ngưng tụ, bám vào thành ống nghiệm tạo thành các giọt nước.

2. Xác định thành phần thể tích khí oxygen trong không khí

Chuẩn bị: 1 chậu chứa nước vôi trong( hoặc dung dịch kiềm loãng), 1 cây nến gắn với đế nhựa và một cốc thủy tinh hình trụ có vạch chia.

Tiến hành:

Bước 1: Đặt cây nến gắn trên đế nhựa vào chậu chứa nước vôi trong và châm lửa cho nến cháy.

Bước 2: Úp cốc thủy tinh lên nến. Oxygen trong không khí có trong cốc giúp duy trì sự cháy và sẽ hết dần. Chất lỏng dần dâng lên chiếm chỗ oxygen đã cháy.

Bước 3: Sau khi nến tắt, quan sát vị trí cuối cùng của chất lỏng dâng lên trong cốc.

Tài liệu VietJack

Hãy trả lời câu hỏi:

a)Khi nào em biết oxygen trong cốc đã hết?

b)Chiều cao cột nước dâng lên bằng bao nhiêu phần chiều cao của cốc?Từ đó suy ra oxygen chiếm khoảng bao nhiêu phần không khí?

Trả lời:

a) Khi khí oxygen hết thì cây nến tắt. Bởi muốn duy trì sự chảy phải có oxygen.

b) Nhận thấy cột nước dâng lên khoảng 1/5 chiều cao của cốc. Lượng nước dâng lên này tỉ lệ với lượng oxygen mất đi, do đó trong không khí, oxygen chiếm khoảng 1/5 thể tích không khí.

Câu hỏi trang 39 Khoa học tự nhiên 6:

1. Nêu vai trò của không khí đối với sự sống

Trả lời:Vai trò của không khí với sự sống:

- Là thành phần quan trọng trong quá trình hô hấp của con người, động vật, thực vật, ...

- Giúp điều hòa khí hậu, giúp bề mặt Trái Đất không quá nóng hoặc quá lạnh.

- Khí cacbonic trong không khí cần thiết cho quá trình quang hợp của cây xanh.

- Không khí giúp bảo vệ Trái đất khỏi các thiên thạch rơi từ vũ trụ.

- Khi mưa dông có sấm sét, nitrogen trong không khí được chuyển hóa thành chất có chứa nitrogen có lợi cho cây cối (dạng phân bón tự nhiên).

Câu hỏi trang 41 Khoa học tự nhiên 6:

1. Quan sát hình 11.7 và nêu ra các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí.

Tài liệu VietJack

Trả lời: Các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí:

- Lượng rác thải con người thải ra môi trường ngày càng nhiều và không được xử lý.

- Cháy rừng làm giảm lượng cây xanh, tạo ra nhiều khói bụi, khí độc hại ra môi trường.

- Khói các phương tiện giao thông chứa nhiều khí thải độc hại thải ra không khí.

- Khói từ các nhà máy chứa nhiều khí độc, cacbonic, ... gây ô nhiễm môi trường, hiệu ứng nhà kính, ..

2. Ô nhiễm không khí có tác hại gì với đời sống?

Trả lời: Tác hại ô nhiễm không khí với đời sống:

- Hạn chế tầm nhìn khi tham gia giao thông

- Gây bệnh nguy hiểm cho con người, có nguy cơ gây tử vong

- Có một số hiện tượng thời tiết cực đoan: Hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu sương mù giữa ban ngày, mưa acid,…

- Thực vật không phát triển được, phá hủy quá trình trồng trọt và chăn nuôi

- Động vật phải di cư, bị tuyệt chủng

3. Em có thể làm gì để góp phần giảm ô nhiễm không khí?

Trả lời: Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí là:

- Di chuyển các cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp ra ngoài thành phố và khu dân cư, thay thế máy móc, dây chuyền công nghệ hiện đại, ít gây ô nhiễm hơn.

- Xây dựng các hệ thống xử lí khí thải gây ô nhiễm môi trường.

- Hạn chế các nguồn gây ô nhiễm không khí như bụi, rác thải,… do xây dựng.

- Sử dụng các nguồn nhiên liệu sạch thay thế than đá, dầu mỏ,…đẻ giảm thiểu khí carbon monoxide và carbon dioxide khi đốt cháy.

- Giảm phương tiện giao thông cá nhân, tăng cường đi bộ, đi xe đạp và sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.

- Trồng nhiều cây xanh

- Lắp đặt các trạm theo dõi tự động môi trường không khí, kiểm soát khí thải ô nhiễm

- Tuyên truyền, vận động , nâng cao ý thức cộng đồng về vấn đề bảo vệ môi trường không khí .

4. Một bạn nói: "Carbon dioxide không là khí độc nhưng có nhiều trong không khí thì không khí cũng bị ô nhiễm, có hại cho sức khỏe". Ý kiến của bạn đó có đúng không?

Trả lời: Ý kiến của bạn đó không đúng. Vì khí cacbonic có nhiều trong không khí sẽ làm Trái Đất nóng dần lên,gây hiên tượng hiệu ứng nhà kính chứ không gây hại cho sức khỏe.

Em có thể 1 trang 41 Khoa học tự nhiên 6: Nêu được ý nghĩa của việc trồng rừng và bảo vệ rừng:

Trả lời: Ý nghĩa của việc trồng rừng và bảo vệ rừng là:

- Rừng là môi trường sống và là lá phổi xanh của con người

- Rừng cung cấp gỗ quí,thảo dược quí, là nới trú ẩn cho động vật

- Rừng điều hòa khí hậu, hạn chế thiên tai

Lập kế hoạch các công việc em mà em có thể làm để bảo vệ môi trường không khí

Trả lời:

- Giảm phương tiện giao thông cá nhân, tăng cường đi bộ, đi xe đạp và sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.

- Trồng nhiều cây xanh

- Hạn chế các nguồn gây ô nhiễm không khí như bụi, rác thải,… do xây dựng.

- Tuyên truyền, vận động , nâng cao ý thức cộng đồng về vấn đề bảo vệ môi trường không khí .

Bài giảng Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức

Lý thuyết Bài 11: Oxygen. Không khí

I. Oxygen trên Trái Đất

- Ở đâu có oxygen thì ở đó mới tồn tại sự sống, con người và sinh vật mới tồn tại và phát triển

+ Trong không khí có oxygen vì thể các sinh vật trên mặt đất như con người, thú, chim có thể sống được.

+ Trong nước có oxygen hòa tan, nên các loại sinh vật dưới nước mới sống được.

+ Trong lớp đất xốp, có lượng oxygen nằm lẫn trong đất, nên các loại sâu, bọ có thể lấy lượng oxygen này và tồn tại.

Lý thuyết Bài 11: Oxygen. Không khí- Kết nối tri thức (ảnh 1)

II. Tính chất vật lí và tầm quan trọng của oxygen

1. Tính chất vật lí của oxygen

- Ở nhiệt độ thường, oxygen ở thể khí, không màu, không mùi, không vị, ít tan trong nước và nặng hơn không khí .

- Oxygen hóa lỏng ở -1830C, hóa rắn ở -2180C. Ở thể lỏng và rắn, oxygen có màu xanh nhạt.

2. Tầm quan trọng của oxygen

- Thông thường, ở đâu có oxygen thì ở đó có sự sống.

- Oxygen không chỉ cần thiết cho quá trình hô hấp của con người, động vật, thực vật trên trái đất mà còn không thể thiếu cho quá trình đốt cháy nhiên liệu để thắp sáng, cung cấp nhiệt,...

Lý thuyết Bài 11: Oxygen. Không khí- Kết nối tri thức (ảnh 1)

III. Thành phần của không khí.

Không khí xung quanh ta ngoài oxygen còn nhiều chất khí khác. Trong điều kiện thông thường, thành phần không khí gần đúng theo thể tích như hình sau:

Lý thuyết Bài 11: Oxygen. Không khí- Kết nối tri thức (ảnh 1)

- Khí có thành phần thể tích lớn nhất trong không khí là: nitrogen (78%)

- Oxygen chiếm 21% thể tích trong không khí.

IV. Vai trò của không khí

- Giúp điều hòa khí hậu, giúp bề mặt Trái Đất không quá nóng hoặc quá lạnh.

- Không khí giúp bảo vệ Trái đất khỏi các thiên thạch rơi từ vũ trụ.

- Là thành phần quan trọng trong quá trình hô hấp của con người, động vật, thực vật, đốt cháy nhiên liệu.

- Khi mưa dông có sấm sét, nitrogen trong không khí được chuyển hóa thành chất có chứa nitrogen có lợi cho cây cối (dạng phân bón tự nhiên).

- Khí carbon dioxide trong không khí cần thiết cho quá trình quang hợp của cây xanh.

Lý thuyết Bài 11: Oxygen. Không khí- Kết nối tri thức (ảnh 1)

V. Sự ô nhiễm không khí

1. Nguyên nhân và hậu quả của ô nhiễm không khí

Khi thành phần không khí bị thay đổi như lượng oxygen giảm, lượng carbon dioxide tăng, xuất hiện các khí độc hại, khói, bụi, ta nói không khí bị ô nhiễm.

a) Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí

Ô nhiễm không khí có nguyên nhân từ tự nhiên và con người.

- Núi lửa phun trào

- Lượng rác thải con người thải ra môi trường ngày càng nhiều và không được xử lý.

- Cháy rừng làm giảm lượng cây xanh, tạo ra nhiều khói bụi, khí độc hại ra môi trường.

- Khói các phương tiện giao thông chứa nhiều khí thải độc hại thải ra không khí.

- Khói từ các nhà máy chứa nhiều khí độc, cacbonic, ... gây ô nhiễm môi trường, hiệu ứng nhà kính, ..

Lý thuyết Bài 11: Oxygen. Không khí- Kết nối tri thức (ảnh 1)

b) Tác hại của ô nhiễm không khí

- Hạn chế tầm nhìn khi tham gia giao thông

- Bụi, khói và các khí độc gây bệnh nguy hiểm cho con người,đặc biệt các bệnh về hô hấp, có nguy cơ gây tử vong

- Có một số hiện tượng thời tiết cực đoan: Hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu sương mù giữa ban ngày, mưa acid,…

- Thực vật không phát triển được, phá hủy quá trình trồng trọt và chăn nuôi

- Động vật phải di cư, bị tuyệt chủng

2. Bảo vệ môi trường không khí

- Di chuyển các cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp ra ngoài thành phố và khu dân cư, thay thế máy móc, dây chuyền công nghệ hiện đại, ít gây ô nhiễm hơn.

- Xây dựng các hệ thống xử lí khí thải gây ô nhiễm môi trường.

- Hạn chế các nguồn gây ô nhiễm không khí như bụi, rác thải,… do xây dựng.

- Sử dụng các nguồn nhiên liệu sạch thay thế than đá, dầu mỏ,…đẻ giảm thiểu khí carbon monoxide và carbon dioxide khi đốt cháy.

- Giảm phương tiện giao thông cá nhân, tăng cường đi bộ, đi xe đạp và sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.

- Trồng nhiều cây xanh

- Lắp đặt các trạm theo dõi tự động môi trường không khí, kiểm soát khí thải ô nhiễm

- Tuyên truyền, vận động , nâng cao ý thức cộng đồng về vấn đề bảo vệ môi trường không khí .

Lý thuyết Bài 11: Oxygen. Không khí- Kết nối tri thức (ảnh 1)

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Bài 12: Một số vật liệu

Bài 13: Một số nguyên liệu

Bài 14: Một số nhiên liệu

Bài 15: Một số lương thực, thực phẩm

Bài 16: Hỗn hợp các chất

1 1,315 12/10/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: