Giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 14(Kết nối tri thức): Một số nhiên liệu

Với giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 14: Một số nhiên liệu sách Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Khoa học tự nhiên 6. 

1 903 12/10/2024
Tải về


Mục lục Giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 14: Một số nhiên liệu

Video giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 14: Một số nhiên liệu

Câu hỏi mở đầu trang 50 Khoa học tự nhiên 6: Với tốc độ tiêu thụ như hiện tại, loài người sẽ nhanh chóng cạn kiệt các nguồn nhiên liệu thông thường như than đá, dầu mỏ, khí thiên nhiên. Em hình dung khi đó loài người sẽ sống thế nào?

Trả lời: Với tốc độ tiêu thụ như hiện tại,loài người sẽ nhanh chóng cạn kiệt các nguồn nhiên liệu thông thường như than đá, dầu mỏ, khí thiên nhiên.Khi đó loài người sẽ tìm kiếm ra được nguồn nhiên liệu mới thay thế các nguồn nhiên liệu hóa thạch cũ để có thể duy trì sự tồn tại và phát triển.

Câu hỏi trang 50 Khoa học tự nhiên 6:

1. Nhiên liệu tồn tại ở những trạng thái nào?

Trả lời: Nhiên liệu tồn tại ở cả 3 trạng thái: rắn, lỏng, khí

2. Em hãy cho biết ứng dụng của các nhiên liệu: dầu hỏa, gỗ, xăng, than đá, khí thiên nhiên

Trả lời: Các nhiên liệu như: dầu hỏa, gỗ, xăng, than đá, khí thiên nhiên là những chất cháy được và tỏa rất nhiều nhiệt, nhiệt tỏa ra được sử dụng để sưởi ấm, nấu ăn, chạy động cơ và phát điện, ...

Câu hỏi trang 51 Khoa học tự nhiên 6:

1. Kể tên các nhiên liệu thường được dùng trong việc đun nấu và nêu cách dùng nhiên liệu đó ăn toàn, tiết kiệm

Trả lời: Các nhiên liệu thường được dùng trong việc đun nấu: than, gỗ, khí gas,…

- Than: đập nhỏ để dễ cháy, nếu không dùng nên đóng cửa lò để hạn chế oxygen

- Gỗ: chẻ nhỏ để dễ cháy, tắt đi khi không dung nữa

- Khi gas: sử dụng tiết kiệm, thường xuyên vệ sinh bếp để ngọn lửa luôn xanh.

2. Hãy cho biết một số tác động đến môi trường khi sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Trả lời: Sử dụng nhiên liệu hóa thạch tác động tiêu cực đến môi trường:

- Biến đổi khí hậu, ảnh hưởng sức khỏe con người

- Gây ô nhiễm nguồn đất , nước, không khí (mưa axit, hiệu ứng nhà kính,…)

- Phá hủy hệ sinh thái và đa dạng sinh học

- Mực nước biển dâng lên đe dọa cuộc sống con người

- Cạn kiệt nguồn tài nguyên

Hoạt động 1 trang 51 Khoa học tự nhiên 6: Tìm hiểu tính chất của nhiên liệu

1. Quan sát việc sử dụng nhiên liệu trong đời sống hàng ngày như bật bếp gas, bật chiếc bật lửa gas, châm lửa đèn dầu, đốt cháy than củi,…Em hãy nhện xét về tính bắt lửa của nhiên liệu gas, dầu, than.Để dập tắt bếp than củi, em làm thế nào?

Trả lời: Các nhiên liệu gas, dầu, than bắt lửa tốt. Để dập tắt than củi ta cần:

- Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy

- Cách li chất cháy với oxygen: với than củi ta đóng cửa lò để hạn chế tiếp xúc oxygen

2. Khi mở nắp bình chứa xăng, dầu, ta ngửi thấy mùi đặc trưng của chúng. Tại sao?

Trả lời: Khi mở nắp bình chứa xăng, dầu, ta ngửi thấy mùi đặc trưng của chúng vì xăng dầu là dung dịch nhẹ chứa các hydrocarbon dễ bay hơi.

3. Nêu các tính chất của nhiên liệu mà em quan sát thấy.

Trả lời: Các tính chất của nhiên liệu

- Nhiên liệụ tồn tại ba trạng thái: rắn ,lỏng ,khí

- Nhiên liệu dễ cháy, khi cháy tỏa nhiều nhiệt

- Hầu hết các loại nhiên liệu nhẹ hơn nước (trừ than đá), và không tan trong nước(trừ cồn)

Câu hỏi trang 51 Khoa học tự nhiên 6: Hãy nêu một số nguồn năng lượng khác có thể dùng để thay thế năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch

Trả lời: Một số nguồn năng lượng có thể dùng để thay thế năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch là:

Năng lượng tái tạo: như thủy điện, nhiệt điện, ...

Năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng sinh học

Bài giảng Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức

Lý thuyết Bài 14: Một số nhiên liệu

I. Các loại nhiên liệu

- Nhiên liệu là những chất cháy được và khi cháy tỏa nhiều nhiệt. Đó là gỗ, than, dầu mỏ, khí đốt, xăng,...

- Nhiệt tỏa ra khi đốt cháy nhiên liệu được sử dụng để sưởi ấm, nấu ăn, chạy động cơ và phát điện.

- Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể rắn (than đá, gỗ,...), thể lỏng (xăng, dầu hỏa,...), thể khí (các loại khí đốt). Hầu hết các loại nhiên liệu nhẹ hơn nước (trừ than đá) và không tan trong nước (trừ cồn).

Lý thuyết Bài 14: Một số nhiên liệu- Kết nối tri thức (ảnh 1)II. Nguồn nhiên liệu, tính chất và cách sử dụng nhiên liệu

- Than đá, dầu mỏ và khí thiên nhiên là các nguồn nhiên liệu phổ biến

+ Than đá chứa nhiều tạp chất, khi đốt cháy sinh ra nhiều chất độc hại, là loại nhiên liệu gây ô nhiễm nhất trong các nguồn nhiên liệu hóa thạch.

+ Dầu mỏ và khí thiên nhiên thường tồn tại cùng nhau trong các mỏ dầu. Khi chưng cất dầu thô ta thu được các nhiên liệu là dầu hỏa, xăng và khí đốt.

Lý thuyết Bài 14: Một số nhiên liệu- Kết nối tri thức (ảnh 1)

- Một số tính chất của nhiên liệu:

+ Nhiên liệụ tồn tại ba trạng thái: rắn ,lỏng ,khí

+ Nhiên liệu dễ cháy, khi cháy tỏa nhiều nhiệt

+ Hầu hết các loại nhiên liệu nhẹ hơn nước (trừ than đá), và không tan trong nước(trừ cồn)

III. Sơ lược về an ninh năng lượng

- Tất cả hoạt động của chúng ta đều cần đến năng lượng.

- Các nguồn năng lượng thông thường là than đá, dầu mỏ và khí thiên nhiên (nhiên liệu hóa thạch), là nguồn năng lượng không tái tạo, sẽ cạn kiệt.

Lý thuyết Bài 14: Một số nhiên liệu- Kết nối tri thức (ảnh 1)Lý thuyết Bài 14: Một số nhiên liệu- Kết nối tri thức (ảnh 1)

- Con người đã nghiên cứu các nguồn nănng lượng tái tạo: thủy điện, địa nhiệt, năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng sinh học,...

Lý thuyết Bài 14: Một số nhiên liệu- Kết nối tri thức (ảnh 1) Lý thuyết Bài 14: Một số nhiên liệu- Kết nối tri thức (ảnh 1)

Lý thuyết Bài 14: Một số nhiên liệu- Kết nối tri thức (ảnh 1) Lý thuyết Bài 14: Một số nhiên liệu- Kết nối tri thức (ảnh 1)

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Bài 15: Một số lương thực, thực phẩm

Bài 16: Hỗn hợp các chất

Bài 17: Tách chất khỏi hỗn hợp

Bài 18: Tế bào – Đơn vị cơ bản của sự sống

Bài 19: Cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào

1 903 12/10/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: