Giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 50 (Kết nối tri thức): Năng lượng tái tạo

Với giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 50: Năng lượng tái tạo sách Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Khoa học tự nhiên 6.

1 1284 lượt xem
Tải về


Giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 50: Năng lượng tái tạo

Video giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 50: Năng lượng tái tạo

Câu hỏi trang 173 Khoa học tự nhiên 6 – KNTT: Hình bên là cơ cấu nguồn năng lượng dùng để sản xuất điện ở nước ta năm 2015. Theo em, năng lượng tái tạo là gì?

Tài liệu VietJack

Trả lời:

Năng lượng tái tạo là năng lượng có thể được sinh ra liên tục, nguồn năng lượng vô hạn không bao giờ cạn kiệt.

Câu hỏi trang 173 Khoa học tự nhiên 6 – KNTT: Hãy kể tên các dụng cụ có trong lớp học hoạt động bằng năng lượng lấy từ nguồn năng lượng tái tạo, nguồn năng lượng không tái tạo.

Trả lời:

- Các dụng cụ có trong lớp học hoạt động bằng năng lượng lấy từ nguồn năng lượng tái tạo:

+ bàn, ghế gỗ…

+ Các thiết bị dùng điện: quạt, bóng đèn sử dụng năng lượng điện lấy từ nhà máy thủy điện, pin Mặt Trời.

- Các dụng cụ có trong lớp học hoạt động bằng năng lượng lấy từ nguồn năng lượng không tái tạo:

+ đèn cồn sử dụng trong phòng thí nghiệm.

+ điều hòa sử dụng khí gas.

Câu 1 trang 174 Khoa học tự nhiên 6 – KNTT:

a/ Nêu những điểm khác nhau giữa nguồn năng lượng tái tạo và nguồn năng lượng không tái tạo?

b/  Những nguồn năng lượng nào sau đây là năng lượng tái tạo: than, xăng, Mặt Trời, khí tự nhiên, gió?

Trả lời:

a/ Những điểm khác nhau giữa nguồn năng lượng tái tạo và nguồn năng lượng không tái tạo:

 

Năng lượng tái tạo

Năng lượng không tái tạo

Thời gian hình thành

Nhanh, luôn có sẵn

Hàng triệu năm, trăm triệu năm

Cách thức bổ sung

Bổ sung liên tục

Không thể bổ sung nhanh, có thể cạn kiệt

b/ - Những nguồn năng lượng là năng lượng tái tạo: Mặt Trời, gió

- Những nguồn năng lượng là năng lượng không tái tạo: Khí tự nhiên, than, xăng.

Câu 2 trang 174 Khoa học tự nhiên 6 – KNTT:

Các nhà khoa học dự đoán rằng đến năm 2100 sẽ không còn dầu và than trên Trái Đất. Cuộc sống của chúng ta sẽ thay đổi ra sao khi nguồn nhiên liệu này cạn kiệt?

Trả lời:

- Nếu đến năm 2100 không còn dầu và than trên Trái Đất thì cuộc sống của chúng ta sẽ khó khăn hơn, vì:

+ Dầu và than là nguồn nhiên liệu rẻ, sử dụng phổ biến cho các loại máy móc, nhà máy đang vận hành rất nhiều.

+ Các loại máy móc, nhà máy hoạt động sử dụng liên quan tới than, dầu có thể sẽ không dùng tới nữa, dẫn tới tổn thất về kinh tế.

+ Khi hết nhiên liệu, cần phải tìm nhiên liệu mới thay thế mà phù hợp với kinh tế đất nước, người dân.

Câu hỏi 1 phần hoạt động trang 174 Khoa học tự nhiên 6 – KNTT: Quan sát hình 50.2 dưới đây và trả lời các câu hỏi:

a/ Năng lượng ánh sáng từ Mặt Trời có thể được chuyển hóa thành điện như thế nào? (Hình 50.2 a)

b/ Năng lượng ánh sáng từ Mặt Trời có thể được sử dụng để sản xuất nhiên liệu từ thực vật bằng cách nào? (Hình 50.2b)

Tài liệu VietJack

Trả lời:

a/ Năng lượng ánh sáng từ Mặt Trời có thể được chuyển hóa thành điện bằng cách:

- Sử dụng các tấm pin năng lượng Mặt Trời

- Kết nối với hệ thống lưới điện để sử dụng.

Tài liệu VietJack

b/ Năng lượng ánh sáng từ Mặt Trời có thể được sử dụng để sản xuất nhiên liệu từ thực vật bằng cách:

-  Thực vật hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời chuyển hóa năng lượng và phát triển.

- Sau khi chúng được sử dụng vào mục đích cuộc sống của con người thì những phần thừa sẽ được chuyển hóa thành phân bón và chế tạo thành nhiên liệu sinh học.

Tài liệu VietJack

Câu hỏi 2 phần hoạt động trang 175 Khoa học tự nhiên 6 – KNTT: Thảo luận về những ưu điểm và nhược điểm trong việc sử dụng năng lượng Mặt Trời thay thế nhiên liệu hóa thạch trong hình 50.3.

a/ Pin Mặt Trời có thể cung cấp năng lượng cho ô tô và các thiết bị điện hoạt động.

b/ Nhiệt độ của nước được đun nóng trực tiếp bằng bình đun sử dụng năng lượng Mặt Trời có thể đạt trên 600C.

Tài liệu VietJack

Trả lời:

 

Năng lượng Mặt Trời

Ưu điểm

- Nguồn năng lượng tái tạo

- Giảm tiền điện

- Chi phí bảo trì thấp

- Ứng dụng đa dạng: cung cấp năng lượng cho ô tô và các thiết bị điện hoạt động.

Nhược điểm

- Phụ thuộc vào thời tiết

- Giá thành sản phẩm cao

- Sử dụng nhiều không gian

- Chưa có cách xử lý chất thải của pin Mặt Trời

 

Câu hỏi phần Em có thể trang 175 Khoa học tự nhiên 6 – KNTT: Tìm được các thiết bị trong gia đình em có thể sử dụng năng lượng tái tạo thay cho năng lượng hóa thạch?

Trả lời:

- Sử dụng bếp từ thay cho bếp gas.

- Sử dụng xe máy điện cho xe máy chạy bằng xăng.

Câu hỏi phần hoạt động trang 175 Khoa học tự nhiên 6 – KNTT: Tự làm mô hình tuabin hoạt động bằng nguồn năng lượng tái tạo

- Chuẩn bị: làm một chong chóng cắt ra từ vỏ lon nước ngọt như hình 50.4, một que cứng gắn trên một giá cố định để làm trục quay, một vật nhẹ (nút áo bằng nhựa) cột vào đầu sợi dây dài khoảng 1m quấn quanh trục.

- Tiến hành:

+ Đặt các cánh quạt của chong chóng bên dưới vòi nước.

+ Mở vòi nước. Sức nước chảy mạnh làm chong chóng quay và tạo ra lực nâng vật lên cao.

- Thảo luận:

a/ Có sự chuyển hóa năng lượng gì xảy ra?

b/ Nghĩ cách cải tiến làm cho chong chóng quay nhanh hơn và liên tục?

Tài liệu VietJack

Trả lời:

a/ Có sự chuyển hóa năng lượng: từ năng lượng nước (ở dạng thế năng) sang năng lượng động năng (nước chảy xuống) thành cơ năng (làm chong chóng quay) truyền năng lượng cho trục quay của chong chóng chuyển hóa thành thế năng cho nút áo.

Sơ đồ chuyển hóa:

Thế năng (nước) => động năng (nước) => cơ năng (cánh chong chóng quay) => thế năng (nút áo đi lên).

b/ Cải tiến làm cho chong chóng quay nhanh hơn:

- Làm giảm ma sát giữa trục quay gắn với chong chóng (mài nhẵn).

- Đưa vòi nước lên cao hơn để tăng thế năng của nước.

 

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Bài 51: Tiết kiệm năng lượng

Bài 52: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời. Thiên thể

Bài 53: Mặt Trăng

Bài 54: Hệ Mặt Trời

Bài 55: Ngân hà

Lý thuyết Bài 50: Năng lượng tái tạo

Trắc nghiệm Bài 50: Năng lượng tái tạo

 

1 1284 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: