Giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 43 (Kết nối tri thức): Trọng lực, lực hấp dẫn

Với giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 43: Trọng lực, lực hấp dẫn sách Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Khoa học tự nhiên 6.

1 1,356 12/10/2024
Tải về


Giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 43: Trọng lực, lực hấp dẫn

Video giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 43: Trọng lực, lực hấp dẫn

Câu hỏi trang 154 Khoa học tự nhiên 6 – KNTT: Theo truyền thuyết, vào một ngày đẹp trời năm 1666, khi Niu-tơn đang ngồi suy nghĩ dưới bóng mát của một cây táo trong vườn, thì thấy một quả táo chín rơi. Theo em, hiện tượng này đã làm ông sinh ý tưởng gì về lực?

Tài liệu VietJack

Trả lời:

Khi thấy quả táo rơi, ông đã đưa ra câu hỏi: tại sao quả táo luôn rơi xuống mặt đất khi rụng khỏi cành cây, thay vì rơi ngang hoặc bay ngược lên. Khi đó, ông đã mường tượng về một lực hút của Trái đất với vạn vật, nhưng chưa được biết tới.

Câu 1 trang 154 Khoa học tự nhiên 6 – KNTT: Tìm thêm ví dụ về lực hút của Trái Đất

Trả lời:

Thả viên phấn từ trên cao rơi xuống đất nhờ lực hút của Trái đất.

Tài liệu VietJack

Câu 2 trang 154 Khoa học tự nhiên 6 – KNTT: Lực nào sau đây là lực hút của Trái Đất?

- Lực làm cho chiếc thuyền nổi trên mặt nước.

- Lực kéo chiếc thuyền bị nước tràn vào chìm xuống.

- Lực đẩy thuyền đi theo dòng nước.

Trả lời:

- Lực làm cho chiếc thuyền nổi trên mặt nước: chính là lực nâng của nước tác dụng lên chiếc thuyển.

- Lực kéo chiếc thuyền bị nước tràn vào chìm xuống: chính là lực hút của Trái Đất tác dụng lên chiếc thuyển.

- Lực đẩy thuyền đi theo dòng nước; chính là lực đẩy của nước tác dụng lên chiếc thuyển.

Câu 3 trang 154 Khoa học tự nhiên 6 – KNTT: Các lực vẽ trong một mặt phẳng đứng dưới đây, lực nào có thể là lực hút của Trái Đất? Vì sao?

Tài liệu VietJack

Trả lời:

- Lực vẽ trong hình c có thể là lực hút của Trái Đất.

- Vì lực hút của Trái Đất có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.

Câu hỏi trang 155 Khoa học tự nhiên 6 – KNTT: Hãy dự đoán trọng lượng của một vật quanh em, rồi dùng lực kế kiểm tra.

Trả lời:

Tùy thí nghiệm ở mỗi học sinh.

Ví dụ:

- Trọng lượng của quyển vở ghi của em là 200g.

- Trọng lượng của cái bút của em là 50g.

- Trọng lượng của cục tẩy của em là 40g.

=> Sau khi dự đoán, các em hãy dùng lực kế để kiểm tra.

Câu hỏi trang 155 Khoa học tự nhiên 6 – KNTT: Trong các nội dung sau đây, nội dung nào phù hợp với khối lượng, với lực hút của Trái Đất, trọng lượng?

a. Có đơn vị đo là niuton.

b. Có đơn vị đo là kilogam.

c. Có phương và chiều.

d. Đo bằng lực kế.

e. Đo bằng cân.

g. Không có phương và chiều.

Trả lời:

- Nội dung phù hợp với khối lượng: b, e, g.

- Nội dung phù hợp với lực hút của Trái Đất: a, c, d.

- Nội dung phù hợp với trọng lượng: a, d, g.

Câu hỏi trang 155 Khoa học tự nhiên 6 – KNTT: Trái đất hút quả táo thì quả táo có hút Trái Đất không? Nếu có thì lực này gọi là gì?

Trả lời:

- Trái đất hút quả táo thì quả táo cũng hút Trái Đất.

- Lực này gọi là lực hấp dẫn.

Câu hỏi trang 155 Khoa học tự nhiên 6 – KNTT: Trang phục của các nhà tu hành vĩ trụ có khối lượng khoảng 50 kg. Tại sao họ vẫn có thể di chuyển dễ dàng trên Mặt Trăng?

Tài liệu VietJack

Trả lời:

Họ vẫn có thể di chuyển dễ dàng trên Mặt Trăng vì trọng lượng trên Mặt Trăng của các nhà du hành vũ trụ (lực hút của Mặt Trăng lên người đó) chỉ bằng khoảng 1/6 trọng lượng của người đó trên Trái Đất.

Câu hỏi trang 155 Khoa học tự nhiên 6 – KNTT: Dùng khái niệm lực hấp dẫn, trọng lượng, khối lượng để giải thích một số hiện tượng có liên quan thường gặp trong đời sống.

Trả lời:

Ví dụ: Nhờ có lực hấp dẫn mà Mặt Trăng mới quay quanh được Trái Đất, Trái Đất mới quay quanh được Mặt Trời.

Lý thuyết Bài 43: Trọng lực, lực hấp dẫn

I. Lực hút của Trái Đất

Khi thả một vật đang cầm trên tay thì vật đó rơi xuống do chịu tác dụng bởi lực hút của Trái Đất.

Lý thuyết Bài 43: Trọng lực, lực hấp dẫn- Kết nối tri thức (ảnh 1)

Thả viên phấn từ trên cao rơi xuống đất nhờ lực hút của Trái đất

II. Trọng lượng và lực hút của Trái Đất

- Độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên một vật được gọi là trọng lượng của vật đó.

- Trọng lượng thường được kí hiệu bằng chữ P.

- Đơn vị đo trọng lượng là đơn vị đo lực (N).

Ví dụ:

Lý thuyết Bài 43: Trọng lực, lực hấp dẫn- Kết nối tri thức (ảnh 1) Lý thuyết Bài 43: Trọng lực, lực hấp dẫn- Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trọng lượng của cuốn sách em đang cầm trên tay là 1,8 N.

Trọng lượng của quả bóng tennis là

2,5 N.

III. Trọng lượng và khối lượng

- Khối lượng của vật càng lớn thì trọng lượng của vật càng lớn.

Lý thuyết Bài 43: Trọng lực, lực hấp dẫn- Kết nối tri thức (ảnh 1) Lý thuyết Bài 43: Trọng lực, lực hấp dẫn- Kết nối tri thức (ảnh 1)

Cái bàn có khối lượng lớn hơn quyển sách nên cái bàn có trọng lượng lớn hơn quyển sách.

IV. Lực hấp dẫn

- Lực hút của các vật có khối lượng gọi là lực hấp dẫn.

Ví dụ:

Lý thuyết Bài 43: Trọng lực, lực hấp dẫn- Kết nối tri thức (ảnh 1) Lý thuyết Bài 43: Trọng lực, lực hấp dẫn- Kết nối tri thức (ảnh 1)

Lực hấp dẫn giữa Mặt Trăng và Trái Đất.

Lực hấp dẫn giữa hai quyển sách

đặt gần nhau.

- Độ lớn lực hấp dẫn phụ thuộc vào khối lượng của các vật.

Ví dụ:

Cùng là một quyển sách có khối lượng 0,2 kg, nhưng:

+ Đặt quyển sách trên Trái Đất: độ lớn lực hấp dẫn của Trái Đất tác dụng lên quyển sách là 1,9 N.

+ Đặt quyển sách trên Mặt Trăng: độ lớn lực hấp dẫn của Mặt Trăng tác dụng lên quyển sách là 0,3 N.

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Bài 44: Lực ma sát

Bài 45: Lực cản của nước

Bài 46: Năng lượng và sự truyền năng lượng

Bài 47: Một số dạng năng lượng

Bài 48: Sự chuyển hóa năng lượng

Lý thuyết Bài 43: Trọng lực, lực hấp dẫn

Trắc nghiệm Bài 43: Trọng lực, lực hấp dẫn

1 1,356 12/10/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: