Giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 8 (Kết nối tri thức): Đo nhiệt độ

Với giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 8: Đo nhiệt độ sách Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Khoa học tự nhiên 6. 

1 1,199 12/10/2024
Tải về


Mục lục Giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 8: Đo nhiệt độ

Video giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 8: Đo nhiệt độ

Câu hỏi trang 24 Khoa học tự nhiên 6: Nhúng tay trái vào bình nước lạnh, tay phải vào bình nước ấm rồi rút hai tay ra, cùng nhúng vào bình đựng nước nguội thì các bàn tay có cảm giác nóng, lạnh như thế nào?. Từ đó rút ra kết luận về cảm giác nóng lạnh của tay.

Trả lời:

Tài liệu VietJack

- Cảm nhận về độ "nóng", "lạnh" ở các ngón tay khi nhúng vào cốc nước nguội khác nhau. Ngón tay trái sẽ có cảm giác nóng, ngón tay phải có cảm giác lạnh hơn.

- Rút ra kết luận về cảm giác nóng lạnh của tay là: Cảm giác của tay không xác định đúng được độ nóng, lạnh của 1 vật.

Câu 1 trang 25 Khoa học tự nhiên 6: Nêu một tình huống cho thấy sự cần thiết của việc ước lượng nhiệt độ trong đời sống.

Trả lời:

Chúng ta cần phải ước lượng nhiệt độ ngoài trời để mặc quần áo cho hợp lí.

Nếu ước lượng nhiệt độ ngoài trời là 300C, chúng ta chỉ cần mặc áo sơ mi; còn ước lượng nhiệt độ ngoài trời là 250C, chúng ta có thể khoác thêm một chiếc áo len.

Câu 2 trang 25 Khoa học tự nhiên 6: Nhìn hơi nước bốc lên từ cốc nước, em có thể ước lượng nhiệt độ của nước trong cốc được không? Việc ước lượng này có ích lợi gì?

Trả lời:

- Nhìn hơi nước bốc lên từ cốc nước, em có thể ước lượng được nhiệt độ của nước trong cốc.

- Việc ước lượng này giúp ta không uống phải nước nóng.

Câu 3 trang 25 Khoa học tự nhiên 6: Trong các nhiệt độ sau: 00C, 50C, 36,50C, 3230C , hãy chọn nhiệt độ thích hợp cho mỗi hiện tượng, quá trình trong hình 8.2

Tài liệu VietJack

Trả lời:

a) Nước chanh đá: 50C

b) Chì nóng chảy: 3230C

c) Đo thân nhiệt: 36,50C

d) Nước đá: 00C

Câu hỏi trang 26 Khoa học tự nhiên 6: Chỉ ra các theo tác sai khi dùng nhiệt kế trong các tình huống dưới đây:

a) Vẩy mạnh nhiệt kế trước khi đo.

b) Sau khi lấy nhiệt kế ra khỏi môi trường cần đo phải đợi một lúc sau mới đọc kết quả đo.

c) Dùng tay nắm chặt bầu nhiệt kế.

Trả lời:

Các theo tác sai khi dùng nhiệt kế :

b) Sau khi lấy nhiệt kế ra khỏi môi trường cần đo phải đợi một lúc sau mới đọc kết quả đo.

=> Sửa lại: Sau khi lấy nhiệt kế ra khỏi môi trường cần đo, đọc luôn kết quả đo.

c) Dùng tay nắm chặt bầu nhiệt kế.

=> Sửa lại: Khi đọc kết quả không được cầm vào bầu nhiệt kế.

Câu hỏi trang 27 Khoa học tự nhiên 6: Xác định được nhiệt độ của đối tượng cần đo bằng nhiệt kế

Cách đo nhiệt độ cơ thể em và bạn em theo các bước sau:

- Bước 1: Ước lượng nhiệt độ của cơ thể em.

- Bước 2: Chọn nhiệt kế phù hợp.

- Bước 3: Hiệu chỉnh nhiệt kế đúng cách trước khi đo.

- Bước 4: Thực hiện phép đo.

- Bước 5: Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo.

Tài liệu VietJack

Bài giảng Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức

Lý thuyết Bài 8: Đo nhiệt độ

I. Đo nhiệt độ

- Để xác định mức độ nóng, lạnh của vật, người ta dùng khái niệm nhiệt độ.

- Vật càng nóng thì nhiệt độ của vật càng cao.

Lý thuyết Bài 8: Đo nhiệt độ- Kết nối tri thức (ảnh 1)

Mặt Trời rất nóng, nhiệt độ bề mặt của Mặt Trời khoảng 5505 0C

- Thang nhiệt độ Xen – xi – út: Ông Xen – xi – út đã đề nghị chia nhỏ khoảng cách giữa nhiệt độ của nước đá đang tan (0 0C) và nhiệt độ của nước đang sôi (100 0C) thành 100 phần bằng nhau, mỗi phần ứng với 1 độ, kí hiệu là 1 0C. Những nhiệt độ thấp hơn 0 0C gọi là nhiệt độ âm.

Lý thuyết Bài 8: Đo nhiệt độ- Kết nối tri thức (ảnh 1)

- Ngoài ra còn có thang nhiệt độ Farenhai, Kenvin:

+ Thang nhiệt độ Farenhai, đơn vị là oF, quy ước nhiệt độ của nước đá đang tan là 32oF và nhiệt độ của hơi nước đang sôi là 212oF. Vậy 1oC trong thang nhiệt độ Xenxiut bằng 1,8oF trong thang nhiệt độ Farenhai.

0F = (0C x 1,8) + 32

+ Thang nhiệt độ Kenvin, đơn vị là oK, quy ước là nhiệt độ 0oC tương ứng với 273oK và 100oC tương ứng với 373oK. Vậy 1oC trong thang nhiệt độ Xenxiut bằng 274oK trong thang nhiệt độ Kenvin.

K = 0C + 273

Lý thuyết Bài 8: Đo nhiệt độ- Kết nối tri thức (ảnh 1)

II. Dụng cụ đo nhiệt độ

1. Sự nở vì nhiệt của chất lỏng

- Chất lỏng nở ra khi nóng lên, nhiệt độ càng cao thì chất lỏng nở ra càng nhiều.

Lý thuyết Bài 8: Đo nhiệt độ- Kết nối tri thức (ảnh 1)

2. Các loại nhiệt kế

- Dụng cụ đo nhiệt độ được gọi là nhiệt kế.

- Tùy theo mục đích sử dụng và giới hạn nhiệt độ muốn đo, người ta chế tạo nhiều loại nhiệt kế khác nhau như:

Lý thuyết Bài 8: Đo nhiệt độ- Kết nối tri thức (ảnh 1) Lý thuyết Bài 8: Đo nhiệt độ- Kết nối tri thức (ảnh 1) Lý thuyết Bài 8: Đo nhiệt độ- Kết nối tri thức (ảnh 1) Lý thuyết Bài 8: Đo nhiệt độ- Kết nối tri thức (ảnh 1)

Nhiệt kế rượu

Nhiệt kế thủy ngân

Nhiệt kế y tế

Nhiệt kế điện tử

Lưu ý: Ngoài ra còn có một số loại nhiệt kế như: Nhiệt kế kim loại (hoạt động dựa trên sự dãn nở vì nhiệt của một băng kép) và nhiệt kế đổi màu (dựa vào đặc điểm của một số chất có tính đổi màu theo nhiệt độ, thường dùng trong y tế).

Lý thuyết Bài 8: Đo nhiệt độ- Kết nối tri thức (ảnh 1)

Nhiệt kế kim loại

Lý thuyết Bài 8: Đo nhiệt độ- Kết nối tri thức (ảnh 1)

Nhiệt kế đổi màu

III. Sử dụng nhiệt kế y tế

1. Nhiệt kế y tế thủy ngân

Bước 1: Dùng bông y tế lau sạch thân và bầu nhiệt kế.

Bước 2: Vẩy mạnh cho thủy ngân bên trong nhiệt kế tụt xuống.

Bước 3: Dùng tay phải cầm thân nhiệt kế, đặt bầu nhiệt kế vào nách trái, kẹp cánh tay lại để giữ nhiệt kế.

Bước 4: Chờ khoảng 2-3 phút, lấy nhiệt kế ra đọc nhiệt độ.

2. Nhiệt kế y tế điện tử

Bước 1: Lau sạch đầu kim loại của nhiệt kế.

Bước 2: Bấm nút khởi động.

Bước 3: Đặt đầu kim loại của nhiệt kế xuống lưỡi.

Bước 4: Chờ khi có tín hiệu “bíp”, rút nhiệt kế ra đọc nhiệt độ.

Bước 5: Tắt nút khởi động.

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Bài 9: Sự đa dạng của chất

Bài 10: Các thể của chất và sự chuyển thể

Bài 11: Oxygen. Không khí

Bài 12: Một số vật liệu

Bài 13: Một số nguyên liệu

1 1,199 12/10/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: