TOP 10 đề thi Học kì 2 Văn 10 (Kết nối tri thức) năm 2025 có đáp án
Bộ đề thi Học kì 2 Văn lớp 10 Kết nối tri thức (10 đề có đáp án + ma trận) năm 2023 chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Văn 10 Học kì 2. Mời các bạn cùng đón xem:
Chỉ 100k mua trọn bộ Đề thi Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Đề thi Học kì 2 Văn lớp 10 (Kết nối tri thức) năm 2025 có đáp án
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN VĂN LỚP 10 - ĐỀ SỐ 1
TT |
Kĩ năng |
Nội dung |
Mức độ nhận thức |
Tổng |
|||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
||||
1 |
Đọc hiểu |
Truyện ngắn |
0 |
2 |
0 |
2 |
0 |
1 |
0 |
60 |
|
2 |
Viết |
Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
40 |
Tổng |
0 |
25 |
0 |
35 |
0 |
30 |
0 |
10 |
100 |
||
Tỉ lệ % |
25% |
35% |
30% |
10% |
|||||||
Tỉ lệ chung |
60% |
40% |
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
TT |
Chương/ chủ đề |
Nội dung/ đơn vị kiến thức |
Mức độ đánh giá |
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức |
|||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||
1 |
Đọc hiểu |
Truyện ngắn |
Nhận biết: - Nhận biết được giá trị nội dung (đề tài, chủ đề, tư tưởng,…) và một số yếu tố hình thức (điểm nhìn trần thuật, người kể chuyện hạn tri và người kể chuyện toàn tri, lời người kể chuyện, nhân vật,…) của truyện ngắn. - Nhận biết được đặc điểm, tác dụng của các biện pháp tu từ: liệt kê, chêm xen,… được sử dụng trong truyện ngắn. Thông hiểu: - Hiểu được nội dung của truyện ngắn. - Hiểu được thông điệp của truyện ngắn Vận dụng: - Rút ra bài học cuộc sống từ các nhân vật trong truyện. |
2TL |
2TL |
1TL |
|
2 |
Viết |
Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội |
Nhận biết: - Xác định được yêu cầu về nội dung và hình thức của bài văn nghị luận. - Mô tả được vấn đề xã hội và những dấu hiệu, biểu hiện của vấn đề xã hội trong bài viết. - Xác định rõ được mục đích, đối tượng nghị luận. Thông hiểu: - Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp. - Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. - Đảm bảo cấu trúc của một văn bản nghị luận; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Vận dụng: - Đánh giá được ý nghĩa, ảnh hưởng của vấn đề đối với con người, xã hội. - Nêu được những bài học, những đề nghị, khuyến nghị rút ra từ vấn đề bàn luận. Vận dụng cao: - Sử dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm,… để tăng sức thuyết phục cho bài viết. - Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết. |
1TL* |
|||
Tổng |
2TL |
2TL |
1TL |
1TL |
|||
Tỉ lệ (%) |
25% |
35% |
30% |
10% |
|||
Tỉ lệ chung |
60% |
40% |
Phòng Giáo dục và Đào tạo ....
Đề khảo sát chất lượng Học kì 2
Năm học: ...
Môn: Văn 10
Thời gian làm bài: 90 phút
Đề thi Văn lớp 10 Học kì 2 Kết nối tri thức có đáp án - (Đề số 1)
Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
...Tôi vội vàng nhét vào trong chiếc túi cấp dưỡng nhọ nhem của chị một chiếc phong bì niêm rất cẩn thận. Suốt buổi trưa, tôi đã mượn giấy bút biên cho Nguyệt lá thư đầu tiên.
Ra đến rừng săng lẻ, tôi chưa về chỗ giấu xe vội mà men ra bờ sông ngoài cầu. Con sông miền Tây in đầy bóng núi xanh thẫm, hai bên bờ cỏ lau chen với hố bom. Chiếc cầu bị cắt làm đôi như một nhát rìu phang rất ngọt. Ba nhịp phía bên này đổ sập xuống, những phiến đá xanh lớn rơi ngổn ngang dưới lòng sông, chỉ còn hai hàng trụ đứng trơ vơ giữa trời. Tôi đứng bên bờ sông, giữa cảnh một chiếc cầu đổ và lại tự hỏi: Qua bấy nhiêu năm tháng sống giữa bom đạn và cảnh tàn phá những cái quý giá do chính bàn tay mình xây dựng nên, vậy mà Nguyệt vẫn không quên tôi sao? Trong tâm hồn người con gái nhỏ bé, tình yêu và niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống, cái sợi chỉ xanh óng ánh ấy, bao nhiêu bom đạn giội xuống cũng không hề đứt, không thể nào tàn phá nổi ư?
(Trích Mảnh trăng cuối rừng, Nguyễn Minh Châu - Truyện ngắn,
NXB Văn học, Hà Nội, 2003, tr. 62)
Câu 1 (1,0 điểm): Xác định ngôi kể và phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên.
Câu 2 (1,0 điểm): Trong đoạn trích, tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả về cầu?
Câu 3 (1,0 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “Trong tâm hồn người con gái nhỏ bé, tình yêu và niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống, cái sợi chỉ xanh óng ánh ấy, bao nhiêu bom đạn giội xuống cũng không hề đút, không thể nào tán phá nổi ư?”
Câu 4 (1,0 điểm): Tư tưởng của nhà văn thể hiện qua đoạn trích trên là gì?
Câu 5 (2,0 điểm): Anh/chị hãy viết đoạn văn ngắn nhận xét quan niệm về con người của tác giả qua đoạn trích trên.
Phần 2: Viết (4 điểm)
Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận xã hội về cách ứng xử trên không gian mạng.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)
Câu |
Đáp án |
Điểm |
Câu 1 |
- Ngôi kể: ngôi thứ nhất. - Phương thức biểu đạt: tự sự |
1,0 điểm |
Câu 2 |
Trong đoạn trích, tác giả đã chọn những chi tiết để tả cây cầu: “Chiếc cầu bị cắt làm đôi như một nhát rìu phang rất ngọt. Ba nhịp phía bên này đổ sập xuống, những phiến đá xanh lớn rơi ngổn ngang dưới lòng sông, chỉ còn hai hàng trụ đứng trơ vơ giữa trời.”, “cảnh một chiếc cầu đổ”. |
1,0 điểm |
Câu 3 |
- Biện pháp tu từ ẩn dụ. - Tác dụng: thể hiện vẻ đẹp tâm hồn, sức mạnh tình yêu, niềm tin vào cuộc sống của người con gái. Tác giả sử dụng biện pháp này nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm giúp câu văn thêm sinh động, hấp dẫn và lôi cuốn người đọc. |
1,0 điểm |
Câu 4 |
Tư tưởng của nhà văn thể hiện qua đoạn trích: ca ngợi, đề cao vẻ đẹp tâm hồn của người con gái, sức mạnh ý chí, nghị lực, niềm tin vào sự sống bất diệt. |
1,0 điểm |
Câu 5 |
HS nhận xét quan niệm về con người của tác giả qua đoạn trích. + Đảm bảo yêu cầu hình thức: đoạn văn. + Đảm bảo yêu cầu nội dung. Gợi ý: quan niệm nghệ thuật về con người trong đoạn trích: con người thời chiến mang theo vẻ đẹp anh hùng. Vẻ đẹp của họ là vẻ đẹp lãng mạn, là sự hòa nhập giữa cái tôi với cái ta cộng đồng. Cái tôi riêng chung ấy chính là quan niệm nghệ thuật của con người thời chiến. |
2,0 điểm |
Phần 2: Viết (4 điểm)
Câu |
Đáp án |
Điểm |
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề. |
0,25 điểm 0,25 điểm 2,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm |
|
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Cách ứng xử trên không gian mạng. |
||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới: 1. Mở bài Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: ứng xử trên mạng xã hội 2. Thân bài - Khái niệm: Mạng xã hội là một nền tảng trực tuyến với nhiều chức năng khác nhau, mọi người có thể dễ dàng kết nối tại bất kỳ nơi nào bằng phương tiện điện tử như điện thoại, máy tính. - Thực trạng: + Theo làn sóng công nghệ 4.0, mạng xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ và phổ biến với tất cả mọi người. + Tại Việt Nam, hầu hết mọi người đều sử dụng ít nhất 1 mạng xã hội, ví dụ Facebook, Zalo, Instagram, ... + Trên mạng xã hội, mỗi người lại có cách nhìn, cách cư xử khác nhau, có thể là lịch sự, có thể khiếm nhã thậm chí khiếm nhã. Nghiêm trọng hơn, hiện tượng bạo lực trên mạng xã hội xuất hiện và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. - Nguyên nhân + Chủ quan: Do ý thức của một bộ phận chưa tốt, suy nghĩ nông cạn, thường xuyên công kích, nói xấu người khác trên mạng xã hội. + Khách quan: do sự kiểm duyệt chưa thật sự chặt chẽ của nhà mạng, công ty chịu trách nhiệm với mạng xã hội, hành lang pháp lý còn thiếu sót, giáo dục chưa thật sự hiệu quả,... - Hậu quả: Xung đột, cãi vã, các hậu quả nghiêm trọng khôn lường như: tự tử, xung đột ngoài đời thật... - Dẫn chứng: Tự tử vì bạo lực mạng - Giải pháp: Tuyển truyền, giáo dục, kiểm soát chặt chẽ mạng xã hội,... 3. Kết bài Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: ứng xử trên mạng xã hội là vấn đề cần được quan tâm. |
||
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. |
||
e. Sáng tạo - Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN VĂN LỚP 10 - ĐỀ SỐ 2
TT |
Kĩ năng |
Nội dung |
Mức độ nhận thức |
Tổng |
|||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
||||
1 |
Đọc hiểu |
Truyện ngắn |
0 |
2 |
0 |
2 |
0 |
1 |
0 |
60 |
|
2 |
Viết |
Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
40 |
Tổng |
0 |
25 |
0 |
35 |
0 |
30 |
0 |
10 |
100 |
||
Tỉ lệ % |
25% |
35% |
30% |
10% |
|||||||
Tỉ lệ chung |
60% |
40% |
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
TT |
Chương/ chủ đề |
Nội dung/ đơn vị kiến thức |
Mức độ đánh giá |
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức |
|||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||
1 |
Đọc hiểu |
Truyện ngắn |
Nhận biết: - Nhận biết được giá trị nội dung (đề tài, chủ đề, tư tưởng,…) và một số yếu tố hình thức (điểm nhìn trần thuật, người kể chuyện hạn tri và người kể chuyện toàn tri, lời người kể chuyện, nhân vật,…) của truyện ngắn. - Nhận biết được đặc điểm, tác dụng của các biện pháp tu từ: liệt kê, chêm xen,… được sử dụng trong truyện ngắn. Thông hiểu: - Hiểu được nội dung của truyện ngắn. - Hiểu được thông điệp của truyện ngắn Vận dụng: - Rút ra bài học cuộc sống từ các nhân vật trong truyện. |
2TL |
2TL |
1TL |
|
2 |
Viết |
Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội |
Nhận biết: - Xác định được yêu cầu về nội dung và hình thức của bài văn nghị luận. - Mô tả được vấn đề xã hội và những dấu hiệu, biểu hiện của vấn đề xã hội trong bài viết. - Xác định rõ được mục đích, đối tượng nghị luận. Thông hiểu: - Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp. - Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. - Đảm bảo cấu trúc của một văn bản nghị luận; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Vận dụng: - Đánh giá được ý nghĩa, ảnh hưởng của vấn đề đối với con người, xã hội. - Nêu được những bài học, những đề nghị, khuyến nghị rút ra từ vấn đề bàn luận. Vận dụng cao: - Sử dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm,… để tăng sức thuyết phục cho bài viết. - Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết. |
1TL* |
|||
Tổng |
2TL |
2TL |
1TL |
1TL |
|||
Tỉ lệ (%) |
25% |
35% |
30% |
10% |
|||
Tỉ lệ chung |
60% |
40% |
Phòng Giáo dục và Đào tạo ....
Đề khảo sát chất lượng Học kì 2
Năm học: ...
Môn: Văn 10
Thời gian làm bài: 90 phút
Đề thi Văn lớp 10 Học kì 2 Kết nối tri thức có đáp án - (Đề số 2)
Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
QUÀ CỦA BÀ
Bà tôi bận lắm, cặm cụi công việc suốt ngày. Nhưng chả lần nào đi chợ mà bà không tạt vào thăm hai anh em tôi, cho chúng tôi khi thì tấm bánh đa, quả thị, khi thì củ sắn luộc hoặc mớ táo. Ăn quà của bà rất thích, nhưng ngồi vào lòng bà nghe bà kể chuyện còn thích hơn nhiều.
Gần đây, bà tôi không được khỏe như xưa nữa. Đã hai năm nay, bà bị đau chân. Bà không đi chợ được, cũng không đến chơi với các cháu được. Thế nhưng lần nào chúng tôi đến thăm bà, bà cũng vẫn có quà cho chúng tôi: Khi thì mấy củ dong riềng, khi thì cây mía, quả na hoặc mấy khúc sắn dây, toàn những thứ tự tay bà trồng ra. Chiều qua, đi học về, tôi chạy đến thăm bà. Bà ngồi dây, cười cười, rồi tay bà run run, bà mở cái tay nải của bà, đưa cho tôi một gói quà đặc biệt: Ô mai sấu!
(Theo Vũ Tú Nam)
Câu 1 (1,0 điểm): Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2 (1,0 điểm): Theo anh/chị, tác giả muốn nói điều gì qua văn bản?
Câu 3 (1,0 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu sau: “Bà ngồi dây, cười cười, rồi tay bà run run, bà mở cái tay nải của bà, đưa cho tôi một gói quà đặc biệt: ô mai sấu!”
Câu 4 (1,0 điểm): Qua câu chuyện, anh/chị thấy tình cảm người bà dành cho cháu như thế nào?
Câu 5 (2,0 điểm): Câu chuyện gợi cho em suy nghĩ gì về bổn phận của mình đối với ông bà? Hãy trình bày dưới dạng một đoạn văn ngắn.
Phần 2: Viết (4 điểm)
Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận về bệnh vô cảm.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)
Câu |
Đáp án |
Điểm |
Câu 1 |
- Thể loại: truyện ngắn - Phương thức biểu đạt chính: tự sự |
1,0 điểm |
Câu 2 |
Qua văn bản trên tác giả nói đến: + Tình yêu thương của bà dành cho cháu là tình yêu thiêng liêng, quý giá, yêu thương vô điều kiện. + Cháu cần phải yêu thương, kính trọng bà. + Cần kính yêu, tự hào, trân trọng tình cảm bà cháu. |
1,0 điểm |
Câu 3 |
- Biện pháp nghệ thuật được sử dụng là liệt kê. + Liệt kê các hành động của bà như: ngồi dậy, cười cười, mở, đưa. - Tác dụng: Thể hiện người bà hiền hậu với tình yêu thương trìu mến của bà dành cho cháu, luôn yêu thương và dành cho cháu những món quà đặc biệt mà cháu thích. |
1,0 điểm |
Câu 4 |
Qua câu chuyện em thấy tình cảm của bà dành cho cháu thật ấm áp yêu thương . Bà luôn quan tâm dành dụm cho cháu những món quà mà cháu thích nhất. |
1,0 điểm |
Câu 5 |
HS trình bày bổn phận của người cháu đối với ông bà. + Đảm bảo yêu cầu hình thức: đoạn văn. + Đảm bảo yêu cầu nội dung. Gợi ý: Cần phải yêu thương, chăm sóc ông bà, dành nhiều thời gian tình cảm, phụng dưỡng ông bà. |
2,0 điểm |
Phần 2: Viết (4 điểm)
Câu |
Đáp án |
Điểm |
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề. |
0,5 điểm 0,5 điểm 3,0 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm |
|
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Bệnh vô cảm. |
||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới: I. Mở bài - Dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: Trong cuộc sống hiện nay tồn tại nhiều căn bệnh nguy hiểm mà cách chữa chỉ có một, đó chính là sự thay đổi suy nghĩ từ chính bản thân mỗi người. - Nêu vấn đề cần nghị luận đặt ra ở đề bài: Bệnh vô cảm chính là một trong những căn bệnh nguy hiểm đang ngày càng phổ biến trong xã hội hiện nay. II. Thân bài 1. Giải thích khái niệm + “Vô cảm”: “Vô” (tức “không”), “cảm” (tình cảm, cảm xúc), “vô cảm” có thể hiểu là không có tình cảm, cảm xúc ⇒ căn bệnh này có thể hiểu là sự thờ ơ, không quan tâm đến những sự vật, sự việc xung quanh mình. 2. Thực trạng, biểu hiện của căn bệnh vô cảm trong cuộc sống - Căn bệnh vô cảm ngày càng phổ biến, lan rộng trong xã hội (kết hợp lồng các dẫn chứng trong quá trình phân tích): + Thờ ơ, vô cảm với những hiện tượng trái đạo lí, những hiện tượng tiêu cực trong xã hội: Hiện tượng livestream trên mạng xã hội (hiện tượng học sinh cấp 2 tại Hải Dương), bắt gặp hiện tượng trộm cắp thì im lặng, học sinh thấy các hiện tượng tiêu cực như quay cóp, bạo lực học đường thì coi như không biết … + Thờ ơ, vô cảm với những nỗi buồn, nỗi đau của chính những người đồng bào: Gặp người tai nạn bị tai nạn giao thông xúm vào bàn bạc, quay phim, chụp ảnh. Bỏ qua những lời kêu gọi giúp đỡ của đồng bào miền Trung bão lũ,… + Thờ ơ, vô cảm với những vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước: Thờ ơ với những cảnh đẹp quê hương, thiếu ý thức giữ gìn vệ sinh tại các điểm du lịch… + Thờ ơ, vô cảm với chính cuộc sống của bản thân mình: Hiện tượng học sinh đi học muộn, không chú ý học tập. Hiện tượng sinh viên thức rất khuya sử dụng smartphone, thể hiện sự thờ ơ với chính sức khỏe của bản thân… 3. Phân tích nguyên nhân - Sự phát triển nhanh chóng của cuộc sống khiến con người phải sống nhanh hơn, không còn thời gian để ý tới những gì xung quanh - Sự bùng nổ mạnh mẽ của những thiết bị thông minh dẫn đến sự ra đời của các trang mạng xã hội ⇒ con người ngày càng ít giao tiếp trong đời thực - Sự chiều chuộng, chăm sóc, bao bọc quá kĩ lưỡng cha mẹ đối với con cái ⇒ coi mình là trung tâm, không để ý đến điều gì khác nữa - Sự ích kỉ của chính bản thân mỗi người 4. Bình luận về tác hại của hiện tượng - Hậu quả vô cùng to lớn: con người mất đi những chỗ dựa mỗi lúc khó khăn, xã hội tràn đầy những điều xấu, điều ác - Xa hơn, con người đánh mất đi những giá trị người tốt đẹp của dân tộc, ảnh hưởng, làm lệch lạc những suy nghĩ của thế hệ tương lai. 5. Đề xuất các giải pháp phù hợp - Lên án, phê phán những hành vi tiêu cực, thờ ơ vô cảm đối với đời sống xung quanh - Hạn chế phụ thuộc vào các thiết bị thông minh, thế giới ảo… - Rèn luyện lối sống lành mạnh: Yêu thương, quan tâm, giúp đỡ mọi người… - Tăng cường thực hành, trải nghiệm thực tiễn trong các môn học: Đạo đức, giáo dục công dân để học sinh học cách yêu thương, chia sẻ 6. Liên hệ bản thân: Cần lưu ý liên hệ những hành vi, biểu hiện của căn bệnh vô cảm trong chính môi trường học đường để hiểu và tránh. III. Kết bài - Khẳng định lại về hiện tượng đời sống đã bàn luận: Vô cảm là căn bệnh nguy hiểm, để lại hậu quả nghiêm trọng mà mỗi người cần tránh. - Lời nhắn gửi đến tất cả mọi người: Mọi người cần chung tay đẩy lùi căn bệnh này. |
||
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. |
||
e. Sáng tạo - Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN VĂN LỚP 10 - ĐỀ SỐ 3
TT |
Kĩ năng |
Nội dung |
Mức độ nhận thức |
Tổng |
|||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
||||
1 |
Đọc hiểu |
Truyện ngắn |
0 |
3 |
0 |
2 |
0 |
1 |
0 |
60 |
|
2 |
Viết |
Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
40 |
Tổng |
0 |
25 |
0 |
35 |
0 |
30 |
0 |
10 |
100 |
||
Tỉ lệ % |
25% |
35% |
30% |
10% |
|||||||
Tỉ lệ chung |
60% |
40% |
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
TT |
Chương/ chủ đề |
Nội dung/ đơn vị kiến thức |
Mức độ đánh giá |
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức |
|||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||
1 |
Đọc hiểu |
Truyện ngắn |
Nhận biết: - Nhận biết được giá trị nội dung (đề tài, chủ đề, tư tưởng,…) và một số yếu tố hình thức (điểm nhìn trần thuật, người kể chuyện hạn tri và người kể chuyện toàn tri, lời người kể chuyện, nhân vật,…) của truyện ngắn. - Nhận biết được đặc điểm, tác dụng của các biện pháp tu từ: liệt kê, chêm xen,… được sử dụng trong truyện ngắn. Thông hiểu: - Hiểu được nội dung của truyện ngắn. - Hiểu được thông điệp của truyện ngắn Vận dụng: - Rút ra bài học cuộc sống từ các nhân vật trong truyện. |
3TL |
2TL |
1TL |
|
2 |
Viết |
Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội |
Nhận biết: - Xác định được yêu cầu về nội dung và hình thức của bài văn nghị luận. - Mô tả được vấn đề xã hội và những dấu hiệu, biểu hiện của vấn đề xã hội trong bài viết. - Xác định rõ được mục đích, đối tượng nghị luận. Thông hiểu: - Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp. - Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. - Đảm bảo cấu trúc của một văn bản nghị luận; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Vận dụng: - Đánh giá được ý nghĩa, ảnh hưởng của vấn đề đối với con người, xã hội. - Nêu được những bài học, những đề nghị, khuyến nghị rút ra từ vấn đề bàn luận. Vận dụng cao: - Sử dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm,… để tăng sức thuyết phục cho bài viết. - Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết. |
1TL* |
|||
Tổng |
3TL |
2TL |
1TL |
1TL |
|||
Tỉ lệ (%) |
25% |
35% |
30% |
10% |
|||
Tỉ lệ chung |
60% |
40% |
Phòng Giáo dục và Đào tạo ....
Đề khảo sát chất lượng Học kì 2
Năm học: ...
Môn: Văn 10
Thời gian làm bài: 90 phút
Đề thi Văn lớp 10 Học kì 2 Kết nối tri thức có đáp án - (Đề số 3)
Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)
Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:
Bà lão ấy hờ con suốt một đêm. Bao giờ cũng vậy cứ hết đường đất làm ăn là bà lại hờ con. Làm như chính tự con bà nên bây giờ bà phải đói. Mà cũng đúng như thế thật. Chồng bà chết từ khi nó mới lọt lòng ra. Bà thắt lưng buộc bụng, nuôi nó từ tấm tấm, tí tí giở đi. Cũng mong để khi mình già, tuổi yếu mà nhờ. Thế mà chưa cho mẹ nhờ đưọc một li, nó đã lăn cổ ra nó chết. Công bà thành công toi. Con vợ nó không phải giống người. Nó có biết thương mẹ già đâu!
Chồng chết vừa mới xong tang, nó đã vội vàng đi lấy chồng ngay, nó đem đứa con gái lên năm giả lại bà. Thành thử bà đã già ngót bảy mươi, lại còn phải làm còm cọm, làm mà nuôi đứa con gái ấy cho chúng nó. Hết xương, hết thịt vì con, vì cháu, mà nào được trông mong gì?
Nuôi cháu bảy năm trời, mãi cho đến khi nó đã mười hai, bà cho nó đi làm con nuôi người ta lấy mười đồng. Thì cải mả cho bố nó đã mất tám đồng rồi. Còn hai đồng bà dùng làm vốn đi buôn, kiếm mỗi ngày dăm ba xu lãi nuôi thân. Có chạy xạc cả gấu váy, hết chợ gần đến chợ xa, thì mới kiếm nổi mỗi ngày mấy đồng xu. Sung sướng gì đâu! Ấy thế mà ông trời ông ấy cũng chưa chịu để yên. Năm ngoái đấy, ông ấy còn bắt bà ốm một trận thập tử nhất sinh. Có đồng nào hết sạch. Rồi chết thì không chết nhưng bà lại bị mòn thêm rất nhiều sức lực. Chân tay bà đã bắt đầu run rẩy. Người bà thỉnh thoảng tự nhiên bủn rủn. Đang ngồi mà đứng lên, hai mắt cũng hoa ra. Đêm nằm, xương cốt đau như giần. Đi đã thấy mỏi chân. Như vậy thì còn buôn bán làm sao được? Nghĩ đến nắng gió bà đã sợ.
(Trích Một bữa no, Tuyển tập Nam Cao, NXB Thời đại,1943)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1 (1,0 điểm). Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn
trích? Ngôi kể của văn bản?
Câu 2 (0,5 điểm). Nhân vật chính trong văn bản là ai?
Câu 3 (0,5 điểm). Trong đoạn trích, hoàn cảnh của bà lão được miêu tả qua những chi tiết nào?
Câu 4 (1,0 điểm). Nêu tâm trạng của bà lão khi mà ông trời “còn bắt bà ốm một trận thập tử nhất sinh” trong đoạn trích.
Câu 5 (1,0 điểm). Anh/chị hãy nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật của Nam Cao.
Câu 6 (2,0 điểm): Hãy viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của anh/chị về bà lão trong văn bản.
Phần 2: Viết (4 điểm)
Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận về vấn đề bạo lực gia đình trong xã hội hiện nay.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)
Câu |
Đáp án |
Điểm |
Câu 1 |
- Các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm. - Ngôi kể: ngôi thứ 3 |
1,0 điểm |
Câu 2 |
Nhân vật chính trong văn bản là bà lão. |
0,5 điểm |
Câu 3 |
Hoàn cảnh của bà lão được miêu tả qua những chi tiết: + Chồng chết khi con bà lọt lòng, thắt lưng buộc bụng nuôi con nhưng con chết trước mình. + Phải nuôi đứa cháu của con trai mình với người vợ vô ơn một mình. + Không trông cậy được gì con cháu, một thân một mình già nua nuôi cháu gái. |
0,5 điểm |
Câu 4 |
Tâm trạng của bà lão khi ông trời “còn bắt bà ốm một trận thập tử nhất sinh” trong đoạn trích: "Như vậy thì còn buôn bán làm sao được? Nghĩ đến nắng gió bà đã sợ" . Nỗi lo lắng, sợ hãi cứ bủa vây trong tâm trí bà |
1,0 điểm |
Câu 5 |
Có thể nói rằng nhà Văn Nam cao là bậc thầy trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật. Nam Cao có những phát hiện tinh tế, những miêu tả và nhận xét xác đáng mặc dù chỉ qua những chi tiết rất nhỏ. Ngòi bút của Nam Cao đã đi sâu vào những ngõ ngách sâu kín của tâm hồn, của những diễn biến tâm lí phức tạp. |
1,0 điểm |
Câu 6 |
Nam Cao đã xây dựng nhân vật người bà luôn gặp những vận rủi trong cuộc sống. Đó là kiếp sống khốn khổ, đắm chìm trong ự tăm tối. Bà sớm góa bụa, một mình gà mái nuôi con nhưng niềm ni vọng duy nhất ấy cũng sớm vụt tắt. Đứa con mà bấy lâu bà chăm lo cũng vội vàng bỏ lại bà mà ra đi. Tưởng như sự đau khổ chỉ dừng tới thế nhưng dường như định mệnh vẫn không buông tha cho bà. Cuộc sống của người đàn bà ấy khốn khổ vô cùng. Qua đó ta thấy được sự xót xa, thương cảm của nhà văn Nam Cao và chính độc giả về kiếp người ấy. |
2,0 điểm |
Phần 2: Viết (4 điểm)
Câu |
Đáp án |
Điểm |
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề. |
0,25 điểm 0,25 điểm 2,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm |
|
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Vấn đề bạo lực gia đình trong xã hội hiện nay. |
||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới: I. Mở bài: - Gia đình là tế bào của xã hội là nơi mỗi chúng ta sinh ra lớn lên được chăm lo về vật chất lẫn tinh thần, là nơi chúng ta được sống trong hạnh phúc yêu thương. - Tuy nhiên không phải gia đình nào cũng vậy. Trong thực tế có rất nhiều gia đình vì những lí do cá nhân mà gây ra mâu thuẫn dẫn đến bạo lực. Đây là vấn đề mà cả xã hội đang rất quan tâm, Bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người. Chủ yếu là phụ nữ và trẻ em. II. Thân bài: Bàn luận về vấn đề 1. Bạo lực gia đình là gì? - Theo khoản 2 điều 1 Luật quy định về gia đình: Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại về thể chất, tinh thần đối với các thành viên khác trong gia đình. - Mỗi gia đình có hoàn cảnh sống khác nhau mà nguyên nhân dẫn đến việc bạo lực cũng không giống nhau 2. Biểu hiện - Do mâu thuẫn cá nhân không thể giải quyết được nên vợ chồng có những hành vi chửi bới, xúc phạm, lăng mạ và dùng những hành động thiếu văn hoa để thỏa cơn giận dữ. 3. Nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình - Do thiếu hiểu biết về pháp luật, chồng và vợ đánh nhau chỉ vì nghĩ việc vợ chồng đánh nhau là chuyện riêng trong gia đình không liên quan đến người khác và không ai có quyền can thiệp. - Do tức giận không làm chủ được bản thân thường hay giải quyết bằng hành động - Do không được trang bị những kĩ năng sống cần thiết để kiềm chế các hành vi bạo lực nên những lúc giận dữ họ hay giải quyết bằng nắm đấm chứ không phải bằng lời lẽ - Có những người chồng gia trưởng hay phản ứng với vợ bằng bạo lực - Do nghiện ngập: Nghiện rượu và ma túy dễ đưa người ta đến bạo lực bởi nó làm thay đổi suy nghĩ con người. Mỗi lần suy nghĩ con người mất khả năng tự chủ làm cho con người trở nên thô bạo hơn, không cần suy nghĩ gì về hành vi của mà đã biến mâu thuẫn thành bạo lực. - Do khó khăn về kinh tế hoặc do chơi cờ bạc cũng rất dễ bị xung đột cãi cọ rồi sinh ra bạo lực. - Do ghen tuông 4. Hậu quả bạo lực gia đình để lại - Bạo lực gia đình đem đến những hậu quả nặng nề về thể xác, tinh thần của con người cho ở hành động nào, mức độ nào thì nó cũng gây nguy hại về tinh thần - Hôn nhân gia đình tan vỡ - Làm giảm lực lượng lao động trong xã hội, tăng số người bị bệnh tật - Ảnh hưởng đến kinh tế: Việc chữa trị cho người bị bạo hành tốn kém nhiều 5. Biện pháp khắc phục - Bạo lực gia đình là vấn đề bức xúc của xã hội đòi hỏi mỗi chúng ta phải có biện pháp phòng chống và hạn chế. Tuy nhiên nạn phân biệt đối xử trọng nam khinh nữ, quan niệm gia trưởng vẫn còn tồn tại nhiều trong xã hội chúng ta. Vì vậy rất khó để xóa bỏ được tệ nạn này. - Mặt khác do nhận thức về pháp luật của một số người còn hạn chế, một số xã, huyện thuộc vùng sâu vùng xa cần phải có cách tuyên truyền đến từng hộ dân. - Cả cộng đồng cần chung tay giải quyết, xem xét và nhận thức được đây là vấn đề quan trọng cần xã hội quan tâm và yêu cầu sự vào cuộc của tất cả cơ quan chức năng. - Tuyên truyền sâu rộng bộ luật "bình đẳng giới” tới cộng đồng và từng gia đình - Hoàn thành tốt chương trình ”toàn dân xây dựng đời sống văn hóa, giáo dục” đối với tất cả chúng ta. Giúp chúng ta nhận thức được rằng bạo lực gia đình là vi phạm pháp luật. - Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền, sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng trong việc xây dựng luật đặc biệt là luật phòng chống bạo lực gia đình. III. Kết bài: - Bạo lực gia đình làm tổn hại đến thể chất và tinh thần của con người vì vậy chúng ta cần phải loại bỏ ngay hành vi này để cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình tốt đẹp hơn. |
||
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. |
||
e. Sáng tạo - Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN VĂN LỚP 10 - ĐỀ SỐ 4
TT |
Kĩ năng |
Nội dung |
Mức độ nhận thức |
Tổng |
|||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
||||
1 |
Đọc hiểu |
Văn bản nghị luận |
0 |
2 |
0 |
2 |
0 |
1 |
0 |
60 |
|
2 |
Viết |
Viết bài luận về bản thân |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
40 |
Tổng |
0 |
25 |
0 |
35 |
0 |
30 |
0 |
10 |
100 |
||
Tỉ lệ % |
25% |
35% |
30% |
10% |
|||||||
Tỉ lệ chung |
60% |
40% |
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
TT |
Chương/ chủ đề |
Nội dung/ đơn vị kiến thức |
Mức độ đánh giá |
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức |
|||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||
1 |
Đọc hiểu |
Văn bản nghị luận |
Nhận biết: - Nhận biết được nội dung, mối quan hệ, cách sắp xếp của luận đề, luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng tiêu biểu và vai trò của các yếu tố biểu cảm trong văn bản nghị luận. - Nhận biết và phân tích được tính mạch lạc, liên kết trong đoạn văn và văn bản. Thông hiểu: - Xác định được mục đích, quan điểm của người viết. - Sửa lỗi về mạch lạc và liên kết trong đoạn văn và văn bản. Vận dụng: - Tác động của văn bản với bản thân. |
2TL |
2TL |
1TL |
|
2 |
Viết |
Viết bài luận về bản thân |
Nhận biết: - Xác định được yêu cầu về nội dung và hình thức của bài viết. - Mô tả được vấn đề của bài viết - Xác định rõ được mục đích, đối tượng, nội dung và hình thức của bài viết. Thông hiểu: - Triển khai vấn đề thành những luận điểm phù hợp. - Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. Vận dụng: - Đảm bảo cấu trúc của một văn bản nghị luận; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. - Đánh giá được ý nghĩa, ảnh hưởng của vấn đề đối với con người, xã hội. Vận dụng cao: - Sử dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm,… để tăng sức thuyết phục cho bài viết. - Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết. |
1TL* |
|||
Tổng |
2TL |
2TL |
1TL |
1TL |
|||
Tỉ lệ (%) |
25% |
35% |
30% |
10% |
|||
Tỉ lệ chung |
60% |
40% |
Phòng Giáo dục và Đào tạo ....
Đề khảo sát chất lượng Học kì 2
Năm học: ...
Môn: Văn 10
Thời gian làm bài: 90 phút
Đề thi Văn lớp 10 Học kì 2 Kết nối tri thức có đáp án - (Đề số 4)
Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:
Tuổi trẻ là đặc ân vô giá của tạo hóa ban cho bạn. Vô nghĩa của đời người là để tuổi xuân trôi qua trong vô vọng. (...) Người ta bảo, thời gian là vàng bạc, nhưng sử dụng đúng thời gian của tuổi trẻ là bảo bối của thành công. Tài năng thiên bẩm chỉ là điểm khởi đầu, thành công của cuộc đời là mồ hôi, nước mắt và thậm chí là cuộc sống. Nếu chỉ chăm chăm và tán dương tài năng thiên bẩm thì chẳng khác nào chim trời chỉ vỗ cánh mà chẳng bao giờ bay được lên cao. Mỗi ngày trôi qua rất nhanh. Bạn đã dành thời gian cho những việc gì ? Cho bạn bè, cho người yêu, cho đồng loại và cho công việc? Và có bao giờ bạn rùng mình vì đã để thời gian trôi qua không lưu lại dấu tích gì không ?
Các bạn hãy xây dựng tầm nhìn rộng mở (…), biến tri thức của loài người, của thời đại thành tri thức bản thân và cộng đồng, vận dụng vào hoạt động thực tiễn của mình. Trước mắt là tích lũy tri thức khi còn ngồi trên ghế nhà trường để mai ngày khởi nghiệp; tự mình xây dựng các chuẩn mực cho bản thân; nhận diện cái đúng, cái sai, cái đáng làm và cái không nên làm. Trường đời là trường học vĩ đại nhất, nhưng để thành công bạn cần có nền tảng về mọi mặt, thiếu nó không chỉ chông chênh mà có khi vấp ngã.
(Theo, Báo mới.com)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1 (1,0 điểm). Chỉ ra điều cần làm trước mắt được nêu trong đoạn trích.
Câu 2 (1,0 điểm). Phân tích ngắn gọn tác dụng của câu hỏi tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 3 (1,0 điểm). Anh/chị hiểu thế nào về ý kiến: Trường đời là trường học vĩ đại nhất, nhưng để thành công bạn cần có nền tảng về mọi mặt”
Câu 4 (1,0 điểm). Anh/Chị có cho rằng Tài năng thiên bẩm chỉ là điểm khởi đầu, thành công của cuộc đời là mồ hôi, nước mắt và thậm chí là cuộc sống không? Vì sao?
Câu 5 (2,0 điểm). Từ nội dung đoạn trích, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa.
Phần 2: Viết (4 điểm)
Các câu lạc bộ ở trường đang tổ chức tuyển thành viên. Hãy viết bài luận giới thiệu bản thân để ứng tuyển vào câu lạc bộ anh/chị yêu thích.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)
Câu |
Đáp án |
Điểm |
Câu 1 |
- Điều cần làm trước mắt là: + Tích lũy tri thức khi còn ngồi trên ghế nhà trường để mai ngày khởi nghiệp; + Tự mình xây dựng các chuẩn mực cho bản thân; + Nhận diện cái đúng, cái sai, cái đáng làm và cái không nên làm. |
1,0 điểm |
Câu 2 |
- Câu hỏi tu từ: Bạn đã giành ….dấu tích gì không? - Tác dụng: Hỏi thể hiện sự trăn trở về việc sử dụng quỹ thời gian, cảnh báo việc để thời gian trôi qua một cách vô nghĩa. Từ đó nhắc nhở mỗi người trân quý thời gian và có ý thức sử dụng thời gian hiệu quả, ý nghĩa. |
1,0 điểm |
Câu 3 |
- Ý kiến Trường đời…mọi mặt có thể hiểu: + Đời sống thực tiến là một môi trường lí tưởng, tuyệt vời để chúng ta trau dồi kiến thức, rèn luyện kinh nghiệm, bồi dưỡng nhân cách; + Song muốn thành công trước hết ta cần chuẩn bị hành trang, xây dựng nền móng vững chắc từ nhiều môi trường giáo dục khác như gia đình, nhà trường. |
1,0 điểm |
Câu 4 |
- Nêu rõ quan điểm đồng tình hoặc không đồng tình. - Lí giải hợp lí, thuyết phục. |
1,0 điểm |
Câu 5 |
HS trình bày suy nghĩ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa. + Đảm bảo yêu cầu hình thức: đoạn văn. + Đảm bảo yêu cầu nội dung. Gợi ý: - Tuổi trẻ là giai đoạn thanh xuân, là quãng đời đẹp đẽ, có ý nghĩa nhất của đời người…Song thời gian là một dòng chảy thẳng, tuổi trẻ sẽ dần qua đi. Mặt khác, ở độ tuổi này, chúng ta dễ đối mặt với phải nhiều cám dỗ cuộc đời. - Vây phải làm gì để tuổi trẻ có ý nghĩa? + Trau dồi kiến thức, hiểu biết + Bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách; sống có ước mơ, lí tưởng. + Tích cực tham gia hoạt động xã hội, hoạt động thiện nguyện. + Dành thời gian quan tâm đến gia đình, đến những người thân yêu. + Biết hưởng thụ cuộc sống, quan tâm đến bản thân. + Từ đó phê phán những người sống uổng phí tuổi trẻ và rút ra bài học cho bản thân. |
2,0 điểm |
Phần 2: Viết (4 điểm)
Câu |
Đáp án |
Điểm |
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề. |
0,25 điểm 0,25 điểm 2,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm |
|
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Bài luận giới thiệu bản thân để ứng tuyển vào câu lạc bộ anh/chị yêu thích. |
||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới: - Nêu vấn đề của bài viết: mong muốn ứng tuyển… - Khả năng đáp ứng tốt các yêu cầu của bản thân. - Giới thiệu khái quát về bản thân (tên, học vấn, vị trí, mong muốn hiện tại) - Năng lực thực hiện: + Yêu thích, có hiểu biết, trải nghiệm về… + Chủ động thời gian, dành tâm huyết để tham gia. + Khả năng đảm bảo vị trí: có kinh nghiệm về điều hành, viết bài truyền thông đa phương thức, kỹ năng xử lý hình ảnh, âm thanh,…; kinh nghiệm kết nối đối tượng tham gia, xây dựng ý tưởng,… - Cam kết thực hiện các yêu cầu của Chương trình, *Lưu ý: - Gắn kết thông tin với các trải nghiệm kinh nghiệm của cá nhân. - Dùng yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, phương tiện đa phương thức hỗ trợ. - Lần lượt trình bày các luận điểm (dùng lí lẽ, dẫn chứng để thuyết phục). - Bài viết phải thể hiện rõ phát hiện, quan điểm riêng của bạn về vấn đề đang quan tâm. - Khẳng định nguyện vọng, khả năng hoàn thành công việc. - Cảm ơn về sự quan tâm và xét duyệt tham gia của BTC. |
||
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. |
||
e. Sáng tạo - Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN VĂN LỚP 10 - ĐỀ SỐ 5
TT |
Kĩ năng |
Nội dung |
Mức độ nhận thức |
Tổng |
|||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
||||
1 |
Đọc hiểu |
Văn bản nghị luận |
0 |
3 |
0 |
2 |
0 |
1 |
0 |
60 |
|
2 |
Viết |
Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
40 |
Tổng |
0 |
25 |
0 |
35 |
0 |
30 |
0 |
10 |
100 |
||
Tỉ lệ % |
25% |
35% |
30% |
10% |
|||||||
Tỉ lệ chung |
60% |
40% |
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
TT |
Chương/ chủ đề |
Nội dung/ đơn vị kiến thức |
Mức độ đánh giá |
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức |
|||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||
1 |
Đọc hiểu |
Văn bản nghị luận |
Nhận biết: - Nhận biết được nội dung, mối quan hệ, cách sắp xếp của luận đề, luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng tiêu biểu và vai trò của các yếu tố biểu cảm trong văn bản nghị luận. - Nhận biết và phân tích được tính mạch lạc, liên kết trong đoạn văn và văn bản. Thông hiểu: - Xác định được mục đích, quan điểm của người viết. - Sửa lỗi về mạch lạc và liên kết trong đoạn văn và văn bản. Vận dụng: - Tác động của văn bản với bản thân. |
3TL |
2TL |
1TL |
|
2 |
Viết |
Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học |
Nhận biết: - Xác định được kiểu bài nghị luận văn học và vấn đề nghị luận. - Xác định được vấn đề cụ thể (nội dung, hình thức) mà bài viết sẽ phân tích, đánh giá. Thông hiểu: - Suy nghĩ và thực hiện theo các bước viết bài văn nghị luận văn học. Vận dụng: - Vận dụng những kỹ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm văn học để viết được bài văn nghị luận văn học hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của để. - Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân. Vận dụng cao: - Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý của bản thân với vấn đề cần bàn luận. - Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng. |
1TL* |
|||
Tổng |
3TL |
2TL |
1TL |
1TL |
|||
Tỉ lệ (%) |
25% |
35% |
30% |
10% |
|||
Tỉ lệ chung |
60% |
40% |
Phòng Giáo dục và Đào tạo ....
Đề khảo sát chất lượng Học kì 2
Năm học: ...
Môn: Văn 10
Thời gian làm bài: 90 phút
Đề thi Văn lớp 10 Học kì 2 Kết nối tri thức có đáp án - (Đề số 5)
Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Hầu hết những ngôi nhà có giá trị trên 250 ngàn đô la Mỹ đều có thư viện. Sự thật đó có khiến bạn suy nghĩ điều gì không? Hãy bỏ bữa nếu cần thiết, nhưng đừng bỏ qua một cuốn sách. Một số người tuyên bố rằng có thể đọc vài cuốn tiểu thuyết rẻ tiền bởi vì đôi khi bạn vẫn tìm thấy vài điều ý nghĩa trong đó. Bạn cũng có thể tìm thấy mẩu bánh mì trong thùng rác, nếu bạn tìm kiếm đủ lâu. Nhưng có cách khác tốt hơn mà.
Tất cả những gì bạn cần để tạo nên một tương lai tốt đẹp hơn và thành công hơn đã được viết ra hết rồi. Và hãy đoán xem: chúng luôn sẵn có cho bạn. Tất cả những gì bạn cần làm là đọc chúng. Sách rất dễ tìm và dễ mua. Một cuốn sách thông thường hiện nay có giá khoảng 70 - 80 nghìn. Tuy nhiên, vấn đề không nằm ở giá của cuốn sách, vấn đề nằm ở cái giá bạn sẽ phải trả nếu không đọc nó”.
(Trích “Triết lý cuộc đời” – Jim Rohn, Thủy Hương dịch)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2 (0,5 điểm). Theo tác giả, đâu là điểm chung của những ngôi nhà có giá trị trên 250 ngàn đô la Mỹ ?
Câu 3 (1,0 điểm). Câu văn “Hãy bỏ bữa nếu cần thiết, nhưng đừng bỏ qua một cuốn sách” muốn nhắn nhủ tới chúng ta điều gì ?
Câu 4 (1,0 điểm). “Bạn cũng có thể tìm thấy mẩu bánh mì trong thùng rác, nếu bạn tìm kiếm đủ lâu. Nhưng có cách khác tốt hơn mà”. Theo anh / chị, “cách khác” mà tác giả muốn nói đến ở đây nhằm ám chỉ điều gì ?
Câu 5 (1,0 điểm). Anh / chị có đồng tình với quan điểm: “vấn đề không nằm ở giá của cuốn sách, vấn đề nằm ở cái giá bạn sẽ phải trả nếu không đọc nó” không ? Vì sao?
Câu 6 (2,0 điểm). Từ nội dung đoạn trích trên, hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu hỏi: Thời đại ngày nay có cần phải đọc sách?
Phần 2: Viết (4 điểm)
Hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học mà anh/chị yêu thích.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)
Câu |
Đáp án |
Điểm |
Câu 1 |
Phương thức biểu đạt chính: nghị luận. |
0,5 điểm |
Câu 2 |
Điểm chung của những ngôi nhà có giá trị trên 250 ngàn đô la Mỹ đều có thư viện. |
0,5 điểm |
Câu 3 |
Câu văn muốn nhắn nhủ tới chúng ta giá trị, tầm quan trọng của việc đọc sách sẽ giúp chúng ta có trí tuệ, năng lực hiểu biết, có phẩm chất tốt đẹp và nhận ra những bài học, những điều cao quý từ cuộc sống mang lại. |
1,0 điểm |
Câu 4 |
“Cách khác” tác giả muốn ám chỉ bản thân chúng ta có thể tự nỗ lực, phấn đấu không ngừng để tự tạo ra những điều ý nghĩa cho bản thân và cho những người xung quanh. Thành quả tốt đẹp do chính khả năng mình tạo ra sẽ mang giá trị cao gấp bội, giúp ta rút ra bài học, kinh nghiệm sống quý báu, trưởng thành hơn trong nhận thức lẫn hành động so với việc người khác tạo ra sẵn cho chúng ta. |
1,0 điểm |
Câu 5 |
Đồng ý với quan điểm: ‘Vấn đề không nằm ở giá của cuốn sách, vấn đề nằm ở cái giá bạn sẽ phải trả nếu không đọc nó”. Vì: - Đọc sách sẽ giúp ta khai thông trí tuệ, phát huy tư duy, năng lực hiểu biết, sáng tạo. - Việc đọc sách rất quan trọng nếu như ta biết đọc sách một cách đúng đắn. - Mỗi quyển sách đều có giá trị riêng chỉ có người đọc sách mới hiểu, lĩnh hội được chân giá trị mà tác giả truyền tải thông điệp ý nghĩa tới người đọc. - Hãy đọc sách để giúp bản thân trở nên hoàn thiện hơn về nhận thức lẫn nhân cách sống. - Cái giá của việc không đọc sách sẽ để lại nhiều hậu quả, hệ lụy, ảnh hưởng đến nhận thức, tư tưởng, tình cảm của bản thân đối với những người xung quanh. - Không đọc sách khiến ta không nhận thức đúng đắn dẫn đến hành động sai lầm, không tìm thấy niềm vui, giá trị đích thực mà cuộc sống mang lại. |
1,0 điểm |
Câu 6 |
HS trình bày suy nghĩ về câu hỏi: Thời đại ngày nay có cần phải đọc sách? + Đảm bảo yêu cầu hình thức: đoạn văn. + Đảm bảo yêu cầu nội dung. Gợi ý: - Thời đại ngày nay, con người ta bị cuốn theo những thiết bị công nghệ thông minh, sống nhiều trong thế giới của mạng Internet nên thói quen đọc sách bị mai một nghiêm trọng. - Dù Internet luôn hứa hẹn mang cả thế giới vào ngôi nhà của bạn, nhưng kể cả như vậy, thì chúng ta vẫn không thể phủ nhận tầm quan trọng, những lợi ích của việc đọc sách, vì một số lý do sau: + Thời đại nào thì con người cũng cần phải nỗ lực hoàn thiện mình: nâng cao tri thức và bồi dưỡng tâm hồn, và đọc sách giúp cho con người thực hiện điều đó. + Trong nhịp sống hối hả hôm nay, đọc sách giúp cho con người có những phút trầm tư mặc tưởng, sống chậm lại, qua đó giúp cân bằng tâm trí. + Đọc sách trong thời đại công nghệ giúp con người có bản lĩnh văn hóa vững vàng, do đó có thể tránh xa những thứ dễ dãi, phù phiếm, thậm chí là nguy hại. + Đọc sách giúp chúng ta tiếp xúc với những nguồn tri thức đáng tin cậy, đã được kiểm chứng qua thời gian. |
2,0 điểm |
Phần 2: Viết (4 điểm)
Câu |
Đáp án |
Điểm |
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề. |
0,25 điểm 0,25 điểm 2,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm |
|
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học mà anh/chị yêu thích. |
||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới: 1. Mở bài Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm 2. Thân bài - Khái quát chủ đề của truyện - Phân tích từng nhân vật tiêu biểu và mối quan hệ giữa các nhân vật - Phân tích vai trò của nhân vật trong việc thể hiện chủ đề của truyện. - Đánh giá chủ đề và ý nghĩa của nhân vật trong việc thể hiện chủ đề, rút ra ý nghĩa đối với cuộc sống. 3. Kết bài - Khẳng định ý nghĩa của vấn đề nghị luận. |
||
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. |
||
e. Sáng tạo - Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN VĂN LỚP 10 - ĐỀ SỐ 6
TT |
Kĩ năng |
Nội dung |
Mức độ nhận thức |
Tổng |
|||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
||||
1 |
Đọc hiểu |
Văn bản thông tin |
0 |
2 |
0 |
2 |
0 |
1 |
0 |
60 |
|
2 |
Viết |
Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
40 |
Tổng |
0 |
25 |
0 |
35 |
0 |
30 |
0 |
10 |
100 |
||
Tỉ lệ % |
25% |
35% |
30% |
10% |
|||||||
Tỉ lệ chung |
60% |
40% |
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
TT |
Chương/ chủ đề |
Nội dung/ đơn vị kiến thức |
Mức độ đánh giá |
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức |
|||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||
1 |
Đọc hiểu |
Văn bản thông tin |
Nhận biết: - Nhận biết được thể loại, đặc điểm của văn bản. - Nhận biết được thông tin cung cấp, không gian, thời gian trong văn bản. Thông hiểu: - Xác định được nghĩa của từ, sự mạch lạc, liên kết trong một đoạn văn. - Hiểu được mục đích, ý nghĩa, quy cách thực hiện của văn bản muốn gửi đến người đọc. - Chỉ ra và phân tích hiệu quả của phương tiện ngôn ngữ và phi ngông ngữ. Vận dụng: - Thể hiện thái độ đồng tình / không đồng tình / đồng tình một phần với những vấn đề đặt ra trong văn bản. - Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm nội dung văn bản cung cấp. |
2TL |
2TL |
1TL |
|
2 |
Viết |
Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội |
Nhận biết: - Xác định được yêu cầu về nội dung và hình thức của bài văn nghị luận. - Mô tả được vấn đề xã hội và những dấu hiệu, biểu hiện của vấn đề xã hội trong bài viết. - Xác định rõ được mục đích, đối tượng nghị luận. Thông hiểu: - Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp. - Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. - Đảm bảo cấu trúc của một văn bản nghị luận; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Vận dụng: - Đánh giá được ý nghĩa, ảnh hưởng của vấn đề đối với con người, xã hội. - Nêu được những bài học, những đề nghị, khuyến nghị rút ra từ vấn đề bàn luận. Vận dụng cao: - Sử dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm,… để tăng sức thuyết phục cho bài viết. - Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết. |
1TL* |
|||
Tổng |
2TL |
2TL |
1TL |
1TL |
|||
Tỉ lệ (%) |
25% |
35% |
30% |
10% |
|||
Tỉ lệ chung |
60% |
40% |
Phòng Giáo dục và Đào tạo ....
Đề khảo sát chất lượng Học kì 2
Năm học: ...
Môn: Văn 10
Thời gian làm bài: 90 phút
Đề thi Văn lớp 10 Học kì 2 Kết nối tri thức có đáp án - (Đề số 6)
Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Giặc Covid đang áp đặt luật chơi cho loài người, và đã thấy rõ con người mới yếu ớt, mỏng manh, nhỏ bé biết bao. Trong cuộc chiến này, nếu muốn lật ngược thế cờ, đẩy giặc virus Covid ra khỏi cơ thể, dập dịch thành công ở mỗi quốc gia, nhân loại, thì con người phải nghĩ đến con người. Cá nhân nghĩ đến mình, những cũng phải nghĩ đến mọi người. Chỉ cần Covid đục thủng phòng tuyến ở một người, và người đó chủ quan, vô tình, tiếp xúc vô tội vạ, không cách ly toàn xã hội, thì đội quân virus sẽ tràn lan cả cộng đồng, cả quốc gia. Chỉ cần Covid xâm nhập vào một quốc gia, nhưng quốc gia ấy và các quốc gia khác không phong tỏa, lơ là phòng chống, thì đại dịch sẽ hoành hành, tàn phá khắp hành tinh.
(https://vietnamnet.vn – Trích “Loài người có bớt ngạo mạn?”)
Câu 1 (1,0 điểm): Xác định thể loại văn bản và phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
Câu 2 (1,0 điểm): Theo tác giả, “Loài người hãy hòa nhập với thiên nhiên” bằng những cách nào?
Câu 3 (1,0 điểm): Anh/chị hiểu như thế nào về câu: “Chỉ cần Covid đục thủng phòng tuyến ở một người, và người đó chủ quan, vô tình, tiếp xúc vô tội vạ, không cách ly toàn xã hội, thì đội quân virus sẽ tràn lan cả cộng đồng, cả quốc gia.”?
Câu 4 (1,0 điểm): Anh/chị có đồng tình với quan điểm: “Giặc Covid đang áp đặt luật chơi cho loài người, và đã thấy rõ con người mới yếu ớt, mỏng manh, nhỏ bé biết bao”? Vì sao?
Câu 5 (2,0 điểm): Từ nội dung đoạn trích, hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày trách nhiệm của bản thân trong việc chung tay đẩy lùi đại dịch Covid-19 hiện nay.
Phần 2: Viết (4 điểm)
Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận về thực trạng an toàn giao thông hiện nay.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)
Câu |
Đáp án |
Điểm |
Câu 1 |
- Thể loại: văn bản thông tin. - Phương thức biểu đạt: nghị luận. |
1,0 điểm |
Câu 2 |
Theo tác giả "Loài người hãy hòa nhập với thiên nhiên" bằng những cách sau: - Không phá đi rồi xây. - Không hủy diệt rồi nuôi trồng. - Không đối đầu. - Không đối nghịch. - Không đối kháng. - Con người phải đặt trong môi trường sinh thái của thiên nhiên, chung sống hòa bình với vạn vật - Con người chớ ngạo mạn. - Không khống chế, thống trị chúng sinh. - Không sống hòa nhập hòa bình trong sinh thái cân bằng. |
1,0 điểm |
Câu 3 |
- Covid đục thủng phòng tuyến ở một người: Covid đã xâm nhập vào cơ thể của một người, một người đã bị nhiễm covid - Người đó chủ quan, vô tình, tiếp xúc vô tội vạ, không cách ly toàn xã hội, thì đội quân virus sẽ tràn lan cả cộng đồng, cả quốc gia: Nhiều người mắc covid không có triệu chứng hoặc có các triệu chứng vẫn còn nhẹ. Thì người đó sẽ dễ chủ quan, vô tư tiếp xúc với nhiều người khác. Khi đấy virus sẽ lây lan rất nhanh, mạnh ra cả cộng đồng, cả quốc gia - > Trước dịch covid, con người càng chủ quan, không cẩn thận phòng tránh, cách ly thì nó sẽ trở thành đại dịch nguy hiểm. Nên mỗi người hãy ý thức tự bảo vệ bản thân, để có thể bảo vệ cộng đồng trong cuộc chiến chống lại đại dịch. |
1,0 điểm |
Câu 4 |
- Đồng tình với quan điểm của tác giả. Vì: - Vì: + Dịch bệnh Covid rất dễ lây nhiễm từ người sang người bằng nhiều con đường. Từ một người bị nhiễm covid nó nhanh chóng tràn lan cả cộng đồng. +Thực tế, thời gian qua, dịch covid đã lây lan ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Mỗi ngày, thế giới có hàng triệu người bị nhiễm covid, hàng trăm nghìn người chết vì dịch bệnh này. +Ngay ở các nước có nền kinh tế phát triển mạnh, công nghệ, khoa học kĩ thuật, y học hiện đại, tân tiến cũng bị giặc Covid 19 hành hoành, gây cảnh chết chóc, đau thương, bị thiệt hại nặng nề trên mọi lĩnh vực.. +Cả thế giới đã điêu đứng, lo sợ vì đại dịch này. =>Virus Covid-19 có khả năng lây lan từ người sang người rất dễ và rất nhanh. Nếu một người chủ quan, bị mắc bệnh mà vẫn tiếp xúc với mọi người thì hậu quả sẽ là kéo theo cả những người xung quanh bị nhiễm bệnh. |
1,0 điểm |
Câu 5 |
HS trình bày trách nhiệm của bản thân trong việc chung tay đẩy lùi đại dịch Covid-19 hiện nay. + Đảm bảo yêu cầu hình thức: đoạn văn. + Đảm bảo yêu cầu nội dung. Gợi ý: - Không chủ quan, không gây lây lan dịch covid - Tuân thủ quy định 5K của Bộ y tế - Tuân thủ quy định cách ly, phòng chống - Khai báo y tế trung thực - Sát khuẩn, rửa tay, súc miệng, khử khuẩn đúng quy định - Nâng cao ý thức tự bảo vệ bản thân trước đại dịch,… |
2,0 điểm |
Phần 2: Viết (4 điểm)
Câu |
Đáp án |
Điểm |
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề. |
0,25 điểm 0,25 điểm 2,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm |
|
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Thực trạng an toàn giao thông hiện nay. |
||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới: I. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận Ngày nay xã hội phát triển thì nhu cầu về cơ sở vật chất của con người ngày càng tăng. Đối với chuyện đi lại cũng thế, ngày nay nhu cầu đi lại ngày càng nhiều. Chính vì thế mà tình trạng gia thông ngày nay khá phức tạp. Để hiểu rõ thêm về an toàn giao thông chúng ta cùng đi tìm hiểu và nhận thức đối với học sinh ta nên làm gì để hiểu rõ hơn về an toàn giao thông. II. Thân bài: 1. Thực trạng về an toàn giao thông hiện nay Tình trạng tai nạn giao thông xảy ra ở nước ta ngày càng phổ biến. Theo Cục CSGT, năm 2016 thì: - Cả nước xảy ra hơn 21.000 vụ tai nạn giao thông - Cướp đi sinh mạng gần 9.000 người. - Cùng nhiều thiệt hại về tài sản khác 2. Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông - Do người tham gia giao thông không chấp hành đúng luật giao thông. - Những người điều khiển phương tiện giao thông không nắm được luật giao thông. - Sự thiếu ý thức, thiếu trách nhiệm của người tham gia giao thông như: lạng lách, đua xe, đi xe không đúng tốc độ, không đúng làn đường quy định. - Say xỉn khi tham gia giao thông. - Những người đi bộ, người bán hàng rong đi không đúng đường quy định. - Lỗi do phương tiện giao thông yếu kém. - Những phương tiện giao thông đã quá cũ kĩ không thể tiếp tục tham gia giao thông. - Lỗi do cơ sở hạ tầng yếu kém: giao thông có những ổ voi, ổ gà, đường quá chật,…. 3. Hậu quả: - Nhiều người thiệt mạng. - Mất mát về tiền của, vật chất của con người. - Ùn tắc giao thông, mất trật tự xã hội. 4. Giải pháp giảm thiểu tai nạn giao thông - Đưa ra những biện pháp tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức tham gia giao thông của người tham gia giao thông. - Đưa ra những chính sách phù hợp nhằm mang tính chất răn đe phòng ngừa những người tham gia giao thông để họ có thể tham gia giao thông an toàn. - Làm tốt hơn nữa việc kiểm tra chất lượng cũng như khắc phục cơ sở hạ tầng giao thông. III. Kết bài: - Nêu cảm nghĩ của cá nhân em về tai nạn giao thông |
||
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. |
||
e. Sáng tạo - Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN VĂN LỚP 10 - ĐỀ SỐ 7
TT |
Kĩ năng |
Nội dung |
Mức độ nhận thức |
Tổng |
|||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
||||
1 |
Đọc hiểu |
Văn bản nghị luận |
0 |
2 |
0 |
2 |
0 |
1 |
0 |
60 |
|
2 |
Viết |
Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
40 |
Tổng |
0 |
25 |
0 |
35 |
0 |
30 |
0 |
10 |
100 |
||
Tỉ lệ % |
25% |
35% |
30% |
10% |
|||||||
Tỉ lệ chung |
60% |
40% |
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
TT |
Chương/ chủ đề |
Nội dung/ đơn vị kiến thức |
Mức độ đánh giá |
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức |
|||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||
1 |
Đọc hiểu |
Văn bản nghị luận |
Nhận biết: - Nhận biết được nội dung, mối quan hệ, cách sắp xếp của luận đề, luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng tiêu biểu và vai trò của các yếu tố biểu cảm trong văn bản nghị luận. - Nhận biết và phân tích được tính mạch lạc, liên kết trong đoạn văn và văn bản. Thông hiểu: - Xác định được mục đích, quan điểm của người viết. - Sửa lỗi về mạch lạc và liên kết trong đoạn văn và văn bản. Vận dụng: - Tác động của văn bản với bản thân. |
3TL |
2TL |
1TL |
|
2 |
Viết |
Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội |
Nhận biết: - Xác định được yêu cầu về nội dung và hình thức của bài văn nghị luận. - Mô tả được vấn đề xã hội và những dấu hiệu, biểu hiện của vấn đề xã hội trong bài viết. - Xác định rõ được mục đích, đối tượng nghị luận. Thông hiểu: - Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp. - Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. - Đảm bảo cấu trúc của một văn bản nghị luận; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Vận dụng: - Đánh giá được ý nghĩa, ảnh hưởng của vấn đề đối với con người, xã hội. - Nêu được những bài học, những đề nghị, khuyến nghị rút ra từ vấn đề bàn luận. Vận dụng cao: - Sử dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm,… để tăng sức thuyết phục cho bài viết. - Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết. |
1TL* |
|||
Tổng |
2TL |
2TL |
1TL |
1TL |
|||
Tỉ lệ (%) |
25% |
35% |
30% |
10% |
|||
Tỉ lệ chung |
60% |
40% |
Phòng Giáo dục và Đào tạo ....
Đề khảo sát chất lượng Học kì 2
Năm học: ...
Môn: Văn 10
Thời gian làm bài: 90 phút
Đề thi Văn lớp 10 Học kì 2 Kết nối tri thức có đáp án - (Đề số 7)
Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Nhiều năm trước, trong trại tập trung Auschiwitz của phát xít Đức, một người cha Do Thái đã nói với con trai rằng: “Bây giờ chúng ta không có của cải gì. Tài sản duy nhất mà chúng ta có chính là trí tuệ. Do vậy, khi người khác trả lời 1+1=2, con hãy tư duy rằng 1+1>2”. Cậu con trai nghe xong nghiêm túc gật đầu. Sau đó, hai cha con may mắn sống sót.
Năm 1946, người cha dẫn con đến thành phố Houston (Mỹ) buôn bán đồ uống. Một hôm, người cha gọi con trai đến và hỏi:
“Con biết giá trị một cân đồng là bao nhiêu không?”
“Dạ thưa cha, 35 xu ạ” – cậu bé đáp chắc nịch.
“Không sai, bây giờ tất cả mọi người ở bang Texas đều biết giá mỗi cân đồng là 35 xu. Nhưng đối với người Do Thái chúng ta, con nên biết mỗi cân đồng nhiều hơn 35 xu. Con hãy thử dùng một cân đồng này làm khóa cửa xem sao” – ông bố từ tốn trả lời.
Nghe lời cha, người con dùng đồng làm khóa cửa, chế tạo dây cót đồng hồ Thụy Sỹ và làm huy chương cho thế vận hội Olympic. Anh đã bán một cân đồng với giá 3.500 đô la.
Năm 1974, chính phủ kêu gọi các công ty và tổ chức thanh lý phế liệu dưới chân tượng nữ thần tự do. Trong khi chẳng một công ty nào “mặn mà” với việc này, thì người con trai lập tức tới ký kết hợp đồng với chính phủ và bắt tay làm việc ngay khi biết tin.
Anh đem nung chảy những vật liệu đồng còn dư thừa và đúc thành một bức tượng nữ thần tự do loại nhỏ. Bùn đất và gỗ mục, anh chế biến gia công làm thành chân đế của bức tượng. Chì và nhôm anh làm thành những chiếc khóa và rao bán rộng rãi trên thị trường. Thậm chí, bụi bẩn trên tượng nữ thần, anh cũng sai người cạo xuống và bán cho những người trồng hoa. Sau ba tháng, anh đã biến đống phế liệu đó thành một món tiền có giá lớn hơn cả 3.500 đô la Mỹ. Như vậy, giá trị của mỗi cân đồng đã tăng lên gấp hơn một vạn lần so với ban đầu.
Cậu bé người Do Thái đó chính là Chủ tịch hội đồng quản trị của Công ty Mc Call sau này.
Câu chuyện trên cho thấy giá trị thực sự không nằm ở bản thân sự vật mà nằm ở việc con người biết vận dụng đầu óc, trí tuệ để sử dụng vật đó thế nào. Đó cũng chính là tư duy khác biệt tạo nên người giàu và kẻ nghèo, khi tất cả mọi người cho rằng 1+1=2 thì bạn nên kiên trì quan điểm của mình 1+1>2.
(Bài học tư duy làm giàu khác biệt của người Do Thái – Tri thức trẻ)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1 (1,0 điểm): Nêu nội dung chính của văn bản.
Câu 2 (1,0 điểm): Người con trong câu chuyện đã làm gì để mỗi cân đồng có giá trị hơn 35 xu?
Câu 3 (1,0 điểm): Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói của người cha: khi người khác trả lời 1+1=2, con hãy tư duy rằng 1+1>2.?
Câu 4 (1,0 điểm): Anh/chị có đồng tình với quan điểm 1+1>2 không? Vì sao?
Câu 5 (2,0 điểm). Từ nội dung văn bản, anh chị hãy viết đoạn văn ngắn trình bày về vai trò của sáng tạo trong cuộc sống.
Phần 2: Viết (4 điểm)
Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận về sức mạnh của tinh thần đoàn kết.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)
Câu |
Đáp án |
Điểm |
Câu 1 |
Hành trình khởi nghiệp và câu chuyện làm giàu của ông chủ tập đoàn Mc Call. |
1,0 điểm |
Câu 2 |
Người con dùng đồng làm khóa cửa, chế tạo dây cót đồng hồ Thụy Sỹ và làm huy chương cho thế vận hội Olympic… Anh đã bán một cân đồng với giá 3.500 đô la. |
1,0 điểm |
Câu 3 |
- Khi người khác trả lời 1+1=2, con hãy tư duy rằng 1+1>2. + Không nên có suy nghĩ và hành đông theo số đông. + Phải có tư duy sáng tạo, khác người, hơn người chúng ta mới thành công và tạo được dấu ấn trong cuộc đời. |
1,0 điểm |
Câu 4 |
- Câu nói 1+1> 2 là có thể: Cuộc sống là một không gian mở, không có bất cứ giới hạn nào, không có điều gì là không thể. - Mỗi con người là một tiềm năng. Tư duy sáng tạo giúp con người vượt qua giới hạn của bản thân và cuộc sống để vươn tới những tầm cao mới. - Sự sáng tạo làm thay đổi những cái vốn có, cái bình thường và tạo ra những kỳ tích. |
1,0 điểm |
Câu 5 |
HS trình bày vai trò của sáng tạo trong cuộc sống/ + Đảm bảo yêu cầu hình thức: đoạn văn. + Đảm bảo yêu cầu nội dung. Gợi ý: - Sáng tạo là những suy nghĩ, hành động mới mẻ, khác biệt so với bản thân mình và người khác. - Là sự say mê tìm tòi, khám phá để tìm ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần. - Biểu hiện của sáng tạo: + Không chấp nhận cái hiện có, mà luôn có nhu cầu khám phá, tạo ra cái mới, cái khác biệt. + Say mê hoạt động, nghiên cứu, linh hoạt xử lý các tình huống, có thể tạo ra cái mới, đọc đáo, hiệu quả, hấp dẫn. - Bàn luận, mở rộng: + Sự sáng tạo rất cần thiết trong xã hội hiện đại vì nó giúp con người vượt qua giới hạn của hoàn cảnh, giúp con người sớm đạt tới mục tiêu mình đề ra. + Sáng tạo làm thay đổi lề thói cũ, thay đổi cuộc sống của mỗi cá nhân và cả xã hội. + Sự sáng tạo được khơi nguồn từ tình yêu đối với công việc và cuộc sống, và chính nó làm cho cuộc sống thêm ý nghĩa. + Sự sáng tạo luôn đồng hành với sự chăm chỉ, cần cù, kiên nhẫn trong học tập và làm việc. |
2,0 điểm |
Phần 2: Viết (4 điểm)
Câu |
Đáp án |
Điểm |
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề. |
0,25 điểm 0,25 điểm 2,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm |
|
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Sức mạnh của tinh thần đoàn kết. |
||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới: I. Mở bài - Đôi khi để thành công trong công việc không thể chỉ dựa vào sức mạnh của cá nhân mà phải cần đến sức mạnh của tập thể, của sự đoàn kết. - Vậy đoàn kết có giá trị, như thế nào trong xã hội của chúng ta? II. Thân bài 1. Giải thích (Đặt câu hỏi: Là gì?) - Đoàn kết: nghĩa là những cá nhân riêng lẻ cùng nhau hợp sức lại, tạo nên một sức mạnh vững chắc giải quyết tốt vấn đề mà tập thể đang muốn làm. 2. Biểu hiện (Đặt câu hỏi: Như thế nào? Tại sao? Vì sao?) - Tại sao chúng ta phải có tinh thần đoàn kết trong mọi việc? + Là yếu tố đi đầu dẫn đến mọi thành công trong công việc. + Tình đoàn kết tạo nên một sức mạnh lớn lao, vĩ đại. - Dẫn chứng: Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, tinh thần đoàn kết được thể hiện thông qua các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. - Một số câu tục ngữ, ca dao tham khảo: + Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết. + Vì đồng lòng mà việc nhỏ thành lớn; vì bất hòa mà việc lớn thành tan vỡ. + Bẻ đũa chẳng bẻ được cả nắm. + Chết cả đống còn hơn sống một người. + Dân ta nhớ lấy chữ đồng/Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh. + Chung lưng đấu cật. + Nhiều tay vỗ nên kêu. + Góp gió thành bão. + Một hòn đắp chẳng nên non/Ba hòn đắp lại nên cồn Thái Sơn. + Kề vai sát cánh. + Đồng tâm hiệp lực. 3. Bình luận - Phê phán, lên án những con người đoàn kết lại để làm việc xấu, gây phương hại đến những người khác. - Trong trường học, nhiều học sinh tự chia nhau thành các nhóm riêng rẽ, gây mất đoàn kết trong lớp. Có học sinh chỉ vì lợi ích cá nhân bàn ra tán vào gây ảnh hưởng nặng nề đến tinh thần đoàn kết của cả lớp… - Dẫn chứng: trong lớp học, trong cuộc sống hàng ngày, trong gia đình… III. Kết bài - Tinh thần đoàn kết là đức tính tốt, rất cần thiết cho con người. - Bản thân luôn gắn kết, hòa hợp với mọi người xung quanh tạo nên tình đoàn kết theo đúng nghĩa của nó. |
||
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. |
||
e. Sáng tạo - Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN VĂN LỚP 10 - ĐỀ SỐ 8
TT |
Kĩ năng |
Nội dung |
Mức độ nhận thức |
Tổng |
|||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
||||
1 |
Đọc hiểu |
Tiểu thuyết |
0 |
2 |
0 |
2 |
0 |
1 |
0 |
50 |
|
2 |
Viết |
Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
50 |
Tổng |
0 |
15 |
0 |
35 |
0 |
40 |
0 |
10 |
100 |
||
Tỉ lệ % |
15% |
35% |
40% |
10% |
|||||||
Tỉ lệ chung |
50% |
50% |
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
TT |
Chương/ chủ đề |
Nội dung/ đơn vị kiến thức |
Mức độ đánh giá |
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức |
|||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||
1 |
Đọc hiểu |
Tiểu thuyết |
Nhận biết: - Nhận biết được giá trị nội dung (đề tài, chủ đề, tư tưởng,…) và một số yếu tố hình thức (điểm nhìn trần thuật, người kể chuyện hạn tri và người kể chuyện toàn tri, lời người kể chuyện, nhân vật,…) của tiểu thuyết. - Nhận biết được đặc điểm, tác dụng của các biện pháp tu từ: liệt kê, chêm xen,… được sử dụng trong tiểu thuyết. Thông hiểu: - Hiểu được nội dung của tiểu thuyết. - Hiểu được thông điệp của tiểu thuyết. Vận dụng: - Rút ra bài học cuộc sống từ các nhân vật trong truyện. |
4TN |
4TN |
1TL |
|
2 |
Viết |
Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội |
Nhận biết: - Xác định được yêu cầu về nội dung và hình thức của bài văn nghị luận. - Mô tả được vấn đề xã hội và những dấu hiệu, biểu hiện của vấn đề xã hội trong bài viết. - Xác định rõ được mục đích, đối tượng nghị luận. Thông hiểu: - Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp. - Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. - Đảm bảo cấu trúc của một văn bản nghị luận; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Vận dụng: - Đánh giá được ý nghĩa, ảnh hưởng của vấn đề đối với con người, xã hội. - Nêu được những bài học, những đề nghị, khuyến nghị rút ra từ vấn đề bàn luận. Vận dụng cao: - Sử dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm,… để tăng sức thuyết phục cho bài viết. - Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết. |
1TL* |
|||
Tổng |
2TL |
2TL |
1TL |
1TL |
|||
Tỉ lệ (%) |
15% |
35% |
40% |
10% |
|||
Tỉ lệ chung |
50% |
50% |
Phòng Giáo dục và Đào tạo ....
Đề khảo sát chất lượng Học kì 2
Năm học: ...
Môn: Văn 10
Thời gian làm bài: 90 phút
Đề thi Văn lớp 10 Học kì 2 Kết nối tri thức có đáp án - (Đề số 8)
Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Loài người không được cho sẵn bất cứ cái gì trên mặt đất này. Tất cả những gì anh ta cần - anh ta phải làm ra chúng. Và ở đây loài người đối mặt với sự lựa chọn cơ bản nhất của mình: anh ta chỉ có thể tồn tại được theo một trong hai cách - bằng cách làm việc độc lập với bộ óc của riêng anh ta, hay là trở thành một kẻ ăn bám sống nhờ bộ óc của những người khác. Người sáng tạo chọn cách thứ nhất. Kẻ ăn bám thì chọn cách thứ hai. Người sáng tạo một mình đối mặt với tự nhiên. Kẻ ăn bám đối mặt với tự nhiên thông qua những trung gian.
Mối quan tâm của người sáng tạo là chinh phục tự nhiên. Còn mối quan tâm của kẻ ăn bám là chinh phục con người.
Người sáng tạo sống với lao động của mình. Anh ta không cần ai khác. Mục đích cơ bản của anh ta là chính bản thân anh ta. Kẻ ăn bám sống cuộc đời thứ cấp. Anh ta cần những người khác. Những người khác trở thành động lực chính của anh ta.
(Trích tiểu thuyết Suối nguồn, Ayn Rand, NXB Trẻ, TP HCM, 2017, tr.1174)
Câu 1 (0,5 điểm): Trong đoạn trích, tác giả đã nhắc đến những đặc điểm nào của người sáng tạo?
Câu 2 (0,5 điểm): Anh chị hiểu câu: “mối quan tâm của người sáng tạo là chinh phục tự nhiên? như thế nào?
Câu 3 (1,0 điểm): Theo anh chị việc tác giả khẳng định: “Loài người không được cho sẵn bất cứ cái gì trên mặt đất này. Tất cả những gì anh ta cần - anh ta phải làm ra chúng” có ý nghĩa gì?
Câu 4 (1,0 điểm): Nêu tác dụng của biện pháp điệp được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 5 (2,0 điểm): Anh/chị có đồng tình với ý kiến: “Mối quan tâm của người sáng tạo là chinh phục tự nhiên. Còn mối quan tâm của kẻ ăn bám là chinh phục con người”? Vì sao?
Phần 2: Viết (5 điểm)
Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận về sự cống hiến của thế hệ trẻ hiện nay.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)
Câu |
Đáp án |
Điểm |
Câu 1 |
Những đặc điểm của người sáng tạo mà tác giả nhắc đến trong đoạn trích: làm việc độc lập với bộ óc của riêng anh ta; một mình đối mặt với tự nhiên; mối quan tâm là chinh phục tự nhiên; sống với lao động của mình, không cần ai khác; mục đích cơ bản của anh ta là chính bản thân anh ta. |
0,5 điểm |
Câu 2 |
Câu văn có nghĩa là người sáng tạo là người luôn muốn bứt phá khỏi giới hạn bản thân của mình , họ luôn khát khao chinh phục những điều kì vĩ, lớn lao như việc chinh phục thiên nhiên. |
0,5 điểm |
Câu 3 |
Tác giả muốn nhắn nhủ với người đọc muốn có được một thành quả nhất định nào đấy thì ta chính là người phải tự cố gắng, nỗ lực để làm ra nó chứ đừng bao giờ trông chờ vào bất kì ai mang đến cho chúng ta cái mà mình muốn. |
1,0 điểm |
Câu 4 |
- Phép điệp được sử dụng ở những câu văn bắt đầu bằng từ: Người sáng tạo…; Kẻ ăn bám…. - Tác dụng: khiến cho lời văn giàu nhạc điệu; nhấn mạnh những đặc điểm khác nhau giữa người sáng tạo và kẻ ăn bám; thể hiện rõ quan điểm, thái độ của tác giả. |
1,0 điểm |
Câu 5 |
*Phương pháp: Phân tích, bình luận *Cách giải: - Học sinh có thể đồng tình, không đồng tình hoặc đồng tình một phần - Lí giải hợp lí, thuyết phục |
2,0 điểm |
Phần 2: Viết (5 điểm)
Câu |
Đáp án |
Điểm |
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề. |
0,5 điểm 0,5 điểm 3,0 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm |
|
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Sự cống hiến của thế hệ trẻ hiện nay. |
||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới: I. Mở bài: - Giới thiệu vấn đề nghị luận: Sự cống hiến của thế hệ trẻ hiện nay. II. Thân bài: a. Giải thích vấn đề nghị luận - Cống hiến là gì? - Thế hệ trẻ là tầng lớp nào? b. Bàn luận về vấn đề nghị luận - Cống hiến là lối sống tích cực mà thế hệ cần rèn luyện, tu dưỡng và trau dồi. - Lối sống cống hiến của thế hệ trẻ thể hiện ở việc sẵn sàng đem hết trí tuệ, tài năng của bản thân phục vụ lợi chung, vì sự phát triển chung. - Lối sống cống hiến sẽ giúp thế hệ trẻ khẳng định giá trị của bản thân và phát huy hết vai trò là rường cột, là những chủ nhân tương lai của đất nước. - Trong thời đại ngày nay, thế hệ trẻ Việt Nam vẫn không ngừng nỗ lực, cố gắng để cống hiến hết mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước (những thanh niên xung kích, những thầy cô giáo trẻ,...). c. Lật lại vấn đề - Hiện tượng một số thanh niên đã xao nhãng, quên đi trách nhiệm của bản thân đối với sự nghiệp chung của dân tộc (ích kỷ, chỉ mưu cầu lợi ích cá nhân...). - Đó là những hiện tượng lệch lạc cần bị lên án, phê phán, chấn chỉnh, bài trừ. III. Kết bài: Bài học nhận thức và hành động đối với thế hệ trẻ đối với lối sống cống hiến. |
||
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. |
||
e. Sáng tạo - Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN VĂN LỚP 10 - ĐỀ SỐ 9
TT |
Kĩ năng |
Nội dung |
Mức độ nhận thức |
Tổng |
|||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
||||
1 |
Đọc hiểu |
Truyện ngắn |
5 |
0 |
2 |
1 |
0 |
1 |
0 |
60 |
|
2 |
Viết |
Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
40 |
Tổng |
25 |
5 |
10 |
20 |
0 |
30 |
0 |
10 |
100 |
||
Tỉ lệ % |
30% |
30% |
30% |
10% |
|||||||
Tỉ lệ chung |
60% |
40% |
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
TT |
Chương/ chủ đề |
Nội dung/ đơn vị kiến thức |
Mức độ đánh giá |
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức |
|||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||
1 |
Đọc hiểu |
Truyện ngắn |
Nhận biết: - Nhận biết được giá trị nội dung (đề tài, chủ đề, tư tưởng,…) và một số yếu tố hình thức (điểm nhìn trần thuật, người kể chuyện hạn tri và người kể chuyện toàn tri, lời người kể chuyện, nhân vật,…) của tiểu thuyết. - Nhận biết được đặc điểm, tác dụng của các biện pháp tu từ: liệt kê, chêm xen,… được sử dụng trong tiểu thuyết. Thông hiểu: - Hiểu được nội dung của tiểu thuyết. - Hiểu được thông điệp của tiểu thuyết. Vận dụng: - Rút ra bài học cuộc sống từ các nhân vật trong truyện. |
5TN |
2TN 1TL |
2TL |
|
2 |
Viết |
Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội |
Nhận biết: - Xác định được yêu cầu về nội dung và hình thức của bài văn nghị luận. - Mô tả được vấn đề xã hội và những dấu hiệu, biểu hiện của vấn đề xã hội trong bài viết. - Xác định rõ được mục đích, đối tượng nghị luận. Thông hiểu: - Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp. - Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. - Đảm bảo cấu trúc của một văn bản nghị luận; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Vận dụng: - Đánh giá được ý nghĩa, ảnh hưởng của vấn đề đối với con người, xã hội. - Nêu được những bài học, những đề nghị, khuyến nghị rút ra từ vấn đề bàn luận. Vận dụng cao: - Sử dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm,… để tăng sức thuyết phục cho bài viết. - Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết. |
1TL* |
|||
Tổng |
5TN |
2TN 1TL |
2TL |
1TL |
|||
Tỉ lệ (%) |
30% |
30% |
30% |
10% |
|||
Tỉ lệ chung |
60% |
40% |
Phòng Giáo dục và Đào tạo ....
Đề khảo sát chất lượng Học kì 2
Năm học: ...
Môn: Văn 10
Thời gian làm bài: 90 phút
Đề thi Văn lớp 10 Học kì 2 Kết nối tri thức có đáp án - (Đề số 9)
Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Sơn xúng xính rủ chị ra chợ chơi. Nhà Sơn ở quay lưng vào chợ, cạnh một dãy nhà lá của những người nghèo khổ mà Sơn quen biết cả vì họ vẫn vào vay mượn ở nhà Sơn. Sơn biết lũ trẻ con các gia đình ấy chắc bây giờ đương đợi mình ở cuối chợ để đánh khăng, đánh đáo.
Không phải ngày phiên, nên chợ vắng không. Mấy cái quán chơ vơ lộng gió, rác bẩn rải rác lẫn với lá rụng của cây đề. Gió thổi mạnh làm Sơn thấy lạnh và cay mắt. Nhưng chân trời trong hơn mọi hôm, những làng ở xa Sơn thấy rõ như ở gần. Mặt đất rắn lại và nứt nẻ những đường nho nhỏ, kêu vang lên lanh tanh dưới nhịp guốc của hai chị em.
Đến cuối chợ đã thấy lũ trẻ đang quây quần chơi nghịch. Chúng nó thấy chị em Sơn đến đều lộ vẻ vui mừng, nhưng chúng vẫn đứng xa, không dám vồ vập. Chúng như biết cái phận nghèo hèn của chúng vậy, tuy Sơn và chị vẫn thân mật chơi đùa với, chứ không kiêu kỳ và khinh khỉnh như các em họ của Sơn.
Thằng Cúc, con Xuân, con Tý, con Túc sán gần giương đôi mắt ngắm bộ quần áo mới của Sơn. Sơn nhận thấy chúng ăn mặc không khác ngày thường, vẫn những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ. Nhưng hôm nay, môi chúng nó tím lại và qua những chỗ áo rách, da thịt thâm đi. Mỗi cơn gió đến, chúng lại run lên, hàm răng đập vào nhau.
Thằng Xuân đến mó vào chiếc áo của Sơn, nó chưa thấy cái áo như thế bao giờ. Sơn lật vạt áo thâm, chìa áo vệ sinh và áo dạ cho cả bọn xem. Một đứa tắc lưỡi, nói:
- Cái áo này mặc thì nóng lắm. Chắc mua phải đến một đồng bạc chứ không ít, chúng mày nhỉ.
Đứa khác nói:
- Ngày trước thầy tao cũng có một cái áo như thế, về sau bán cho ông lý mất.
Con Túc ngây ngô giương đôi mắt lên hỏi Sơn:
- Cái này cậu mua tận Hà Nội phải không?
Sơn ưỡn ngực đáp:
- Ở Hà Nội, chứ ở đây làm gì có. Mẹ tôi còn hẹn mua cho tôi một cái áo len nhiều tiền hơn nữa kia.
Chị Lan bỗng giơ tay vẫy một con bé, từ nãy vẫn đứng dựa vào cột quán, gọi:
- Sao không lại đây, Hiên? Lại đây chơi với tôi.
Hiên là đứa con gái bên hàng xóm, bạn với Lan và Duyên. Sơn thấy chị gọi nó không lại, bước gần đến trông thấy con bé co ro đứng bên cột quán, chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay. Chị Lan cũng đến hỏi:
- Sao áo của mày rách thế Hiên, áo lành đâu không mặc? Con bé bịu xịu nói:
- Hết áo rồi, chỉ còn cái này.
- Sao không bảo u mày may cho?
Sơn bây giờ mới chợt nhớ ra là mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc thì còn lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa. Sơn thấy động lòng thương, cũng như ban sáng Sơn đã nhớ thương đến em Duyên ngày trước vẫn cùng nói với Hiên đùa nghịch ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt bỗng thoáng qua trong trí, Sơn lại gần chị thì thầm:
- Hay là chúng ta đem cho nó cái áo bông cũ, chị ạ.
- Ừ, phải đấy. Để chị về lấy.
Với lòng ngây thơ của tuổi trẻ, chị Lan hăm hở chạy về nhà lấy áo. Sơn đứng lặng yên đợi, trong lòng tự nhiên thấy ấm áp vui vui..
(Gió lạnh đầu mùa, Thạch Lam, Văn học 8, tập 1,
trang 56, NXB Giáo dục – 2001)
Chọn đáp án đúng:
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là:
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Biểu cảm
D. Nghị luận
Câu 2. Nhân vật được nhà văn tập trung khắc họa trong đoạn trích trên là:
A. Lan
B. Sơn
C. Hiên
D. Xuân
Câu 3. Không gian được miêu tả trong đoạn trích là:
A. Không gian chợ
B. Không gian ga tàu
C. Không gian cánh đồng
D. Không gian triền đê.
Câu 4. Hình ảnh quán chợ và những đứa trẻ nghèo được miêu tả trong đoạn trích có nét tương đồng với hình ảnh xuất hiện trong tác phẩm nào?
A. Lão Hạc (Nam Cao)
B. Hai đứa trẻ (Thạch Lam)
C. Tấm Cám (Cổ tích)
D. Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận)
Câu 5. Lòng thương người của Sơn được thể hiện rõ nhất qua chi tiết nào?
A. Sơn và chị vẫn thân mật chơi đùa với, chứ không kiêu kỳ và khinh khỉnh như các em họ của Sơn.
B. Sơn đứng lặng yên đợi, trong lòng tự nhiên thấy ấm áp vui vui
C. Sơn thấy chị gọi Hiên, nó không lại, liền bước gần đến.
D. Sơn động lòng thương, bàn với chị về lấy áo cho Hiên
Câu 6. Chi tiết Sơn và chị vẫn thân mật chơi đùa với lũ trẻ nghèo và chi tiết thấy Hiên đứng nép một chỗ, Lan vẫy tay gọi ra chơi cùng cho thấy Sơn và Lan là những đứa trẻ như thế nào?
A. Những đứa trẻ nhà giàu kiêu kì
B. Những đứa trẻ cùng cảnh nghèo nên dễ cảm thông
C. Những đứa trẻ ngây thơ, hòa đồng, thân thiện
D. Những đứa trẻ hiểu chuyện, già dặn trước tuổi.
Câu 7. Qua đoạn trích, em thấy Hiên và cô bé bán diêm (Cô bé bán diêm, An-đéc-xen) giống nhau ở điểm nào?
A. Đều bị cha hắt hủi
B. Đều không có gia đình
C. Đều là những đứa trẻ nghèo sống trong xã hội bất công, vô nhân đạo
D. Đều là những bé gái có hoàn cảnh đáng thương, thiếu thốn vật chất và ở trong mùa đông khắc nghiệt.
Trả lời câu hỏi:
Câu 8. Chỉ ra một số từ ngữ thể hiện những ý nghĩ, cảm xúc của nhân vật Sơn trong đoạn văn dưới đây:
Sơn bây giờ mới chợt nhớ ra là mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc thì lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa. Sơn thấy động lòng thương, cũng như ban sáng Sơn đã nhớ thương đến em Duyên ngày trước vẫn chơi cùng với Hiên, đùa nghịch ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt bỗng thoáng qua trong trí, ().
Câu 9. Hành động cho áo góp phần thể hiện tính cách gì của Sơn và Lan? Hành động ấy có ý nghĩa gì với Hiên?
Câu 10. Theo em, những phương diện thể hiện giá trị nhân đạo của đoạn trích là gì?
Phần 2: Viết (4 điểm)
Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận về vai trò của sự sáng tạo trong cuộc sống.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)
Câu |
Đáp án |
Điểm |
Câu 1 |
A |
0,5 điểm |
Câu 2 |
B |
0,5 điểm |
Câu 3 |
A |
0,5 điểm |
Câu 4 |
B |
0,5 điểm |
Câu 5 |
D |
0,5 điểm |
Câu 6 |
C |
0,5 điểm |
Câu 7 |
D |
0,5 điểm |
Câu 8 |
Một số từ ngữ thể hiện những ý nghĩ, cảm xúc của nhân vật Sơn trong đoạn văn: chợt nhớ, động lòng thương, nhớ thương, ý nghĩ tốt. |
0,5 điểm |
Câu 9 |
Hành động cho áo góp phần thể hiện tính cách tốt bụng, biết yêu thương đùm bọc những người có hoàn cảnh khó khăn của chị em Sơn. Hàng động đó của hai đứa trẻ có ý nghĩa vô cùng to lớn với Hiên vì Hiên được nhận được sự quan tâm, chia sẻ của người khác trong cơn gió lạnh đầu mùa. |
1,0 điểm |
Câu 10 |
Những phương diện thể hiện giá trị nhân đạo của đoạn trích là: |
1,0 điểm |
Phần 2: Viết (4 điểm)
Câu |
Đáp án |
Điểm |
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề. |
0,25 điểm 0,25 điểm 2,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm |
|
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Vai trò của sự sáng tạo trong cuộc sống. |
||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới: 1. Mở bài: trình bày suy nghĩ và nêu dẫn chứng sự sáng tạo - Đề cập giới thiệu đến vấn đề chính trong bài viết: sự sáng tạo. - Nêu tác dụng cùng ý nghĩa của tính sáng tạo trong cuộc sống. 2. Thân bài nghị luận xã hội về sự sáng tạo và một số dẫn chứng - Khái niệm tính sáng tạo là gì?. - Vì sao mỗi người cần có sự sáng tạo?. - Biểu hiện, dẫn chứng của sự sáng tạo như nào?. - Tác dụng, vai trò của sự sáng tạo trong học tập, cuộc sống. - Phê phán những người sống ỷ lại, thiếu sự sáng tạo khi làm việc. - Bài học kinh nghiệm rút ra khi nghị luận xã hội về sự sáng tạo. 3. Kết bài suy nghĩ của em về tuổi trẻ và sự sáng tạo ngày nay - Nêu một số câu nói về sự sáng tạo hay nhất. - Nhấn mạnh ý nghĩa cùng vai trò của sự sáng tạo trong cuộc sống. - Thể hiện một số suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về tính sáng tạo. |
||
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. |
||
e. Sáng tạo - Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN VĂN LỚP 10 - ĐỀ SỐ 10
TT |
Kĩ năng |
Nội dung |
Mức độ nhận thức |
Tổng |
|||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
||||
1 |
Đọc hiểu |
Truyện ngắn |
0 |
2 |
0 |
2 |
0 |
2 |
0 |
50 |
|
2 |
Viết |
Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
50 |
Tổng |
0 |
15 |
0 |
35 |
0 |
40 |
0 |
10 |
0 |
||
Tỉ lệ % |
15% |
35% |
40% |
10% |
|||||||
Tỉ lệ chung |
50% |
50% |
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
TT |
Chương/ chủ đề |
Nội dung/ đơn vị kiến thức |
Mức độ đánh giá |
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức |
|||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||
1 |
Đọc hiểu |
Truyện ngắn |
Nhận biết: - Nhận biết được giá trị nội dung (đề tài, chủ đề, tư tưởng,…) và một số yếu tố hình thức (điểm nhìn trần thuật, người kể chuyện hạn tri và người kể chuyện toàn tri, lời người kể chuyện, nhân vật,…) của truyện ngắn. - Nhận biết được đặc điểm, tác dụng của các biện pháp tu từ: liệt kê, chêm xen,… được sử dụng trong truyện ngắn. Thông hiểu: - Hiểu được nội dung của truyện ngắn. - Hiểu được thông điệp của truyện ngắn Vận dụng: - Rút ra bài học cuộc sống từ các nhân vật trong truyện. |
2TL |
2TL |
2TL |
|
2 |
Viết |
Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội |
Nhận biết: - Xác định được yêu cầu về nội dung và hình thức của bài văn nghị luận. - Mô tả được vấn đề xã hội và những dấu hiệu, biểu hiện của vấn đề xã hội trong bài viết. - Xác định rõ được mục đích, đối tượng nghị luận. Thông hiểu: - Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp. - Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. - Đảm bảo cấu trúc của một văn bản nghị luận; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Vận dụng: - Đánh giá được ý nghĩa, ảnh hưởng của vấn đề đối với con người, xã hội. - Nêu được những bài học, những đề nghị, khuyến nghị rút ra từ vấn đề bàn luận. Vận dụng cao: - Sử dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm,… để tăng sức thuyết phục cho bài viết. - Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết. |
1TL* |
|||
Tổng |
2TL |
2TL |
2TL |
1TL |
|||
Tỉ lệ (%) |
15% |
35% |
40% |
10% |
|||
Tỉ lệ chung |
50% |
50% |
Phòng Giáo dục và Đào tạo ....
Đề khảo sát chất lượng Học kì 2
Năm học: ...
Môn: Văn 10
Thời gian làm bài: 90 phút
Đề thi Văn lớp 10 Học kì 2 Kết nối tri thức có đáp án - (Đề số 10)
Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)
Đọc doạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.
Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen ; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị ; Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn.”
(Trích "Hai đứa trẻ" - Thạch Lam)
Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2 (0,5 điểm): Cho biết văn bản trên nói về điều gì?
Câu 3 (1,0 điểm): Hãy xác định và nêu ý nghĩa tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn một của văn bản.
Câu 4 (1,0 điểm): Nêu cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của những câu văn: Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào.
Câu 5 (1,0 điểm): Vẻ đẹp văn phong Thạch Lam qua đoạn văn trên.
Câu 6 (1,0 điểm): Nhận xét gì về nét đặc sắc nghệ thuật trong văn bản trên?
Phần 2: Viết (5 điểm)
Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận về giá trị của bản thân.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)
Câu |
Đáp án |
Điểm |
Câu 1 |
Phương thức biểu đạt chính: miêu tả. |
0,5 điểm |
Câu 2 |
Văn bản trên miêu tả bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, thơ mộng vào buổi chiều tàn qua cảm nhận của Liên. |
0,5 điểm |
Câu 3 |
Biện pháp tu từ trong đoạn trích trên + Sử dụng biện pháp nhân hóa: "Tiếng trống thu không ...... gọi buổi chiều." + Sử dụng biện pháp so sánh: "Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn." - Tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn trích trên giúp cho hình ảnh miêu tả trong đoạn văn có tính gợi hình, gợi cảm. Bức tranh thiên nhiên trở nên tươi đẹp thơ mộng trong thời khắc của ngày tàn. |
1,0 điểm |
Câu 4 |
Những câu văn: Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào…thu hút người đọc bằng giọng văn nhẹ nhàng, chậm rãi, đậm chất thơ. Những câu văn giàu hình ảnh, uyển chuyển, tinh tế không những giúp người đọc hình dung được cảnh vật êm đềm, tĩnh lặng mà còn khơi gợi xúc cảm yêu mến xen lẫn nỗi buồn man mác trước khung cảnh chiều muộn nơi phố huyện nghèo. |
1,0 điểm |
Câu 5 |
Qua đoạn văn trên ta thấy ngôn ngữ trong văn Thạch Lam giàu hình ảnh, giàu chất thơ, giọng văn nhẹ nhàng mà thấm thía, đậm chất trữ tình, miêu tả sự vật hiện tượng sinh động, sắc nét. |
1,0 điểm |
Câu 6 |
- Ở đoạn trích trên, nghệ thuật đặc sắc được sử dụng đó là nghệ thuật miêu tả + Qua sự quan sát tinh tế: không gian tĩnh lặng, màu sắc hài hòa nhưng có sự đối lập giữa sáng và tối, âm thanh đa dạng nhưng gần gũi. + Sử dụng các từ ngữ sinh động, hình ảnh có tính hình tượng thông qua sự kết hợp uyển chuyển của các biện pháp nhân hóa, so sánh, miêu tả cảnh và tâm trạng bâng khuâng, man mác. |
1,0 điểm |
Phần 2: Viết (5 điểm)
Câu |
Đáp án |
Điểm |
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề. |
0,5 điểm 0,5 điểm 3,0 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm |
|
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Giá trị của bản thân. |
||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới: I. Mở bài - Dẫn dắt vào vấn đề: Sống giữa cuộc đời, mỗi người đều có giá trị của riêng mình, giá trị là điều cốt lõi tạo nên con người bạn. II. Thân bài 1. Giải thích - Giá trị của bản thân chính là ý nghĩa của sự tồn tại của mỗi con người, là nội lực riêng trong mỗi con người. Đó là yếu tố để mỗi người khẳng định được vị trí trong cuộc đời. 2. Phân tích - Giá trị của bản thân là ưu điểm, điểm mạnh vượt trội của mỗi người so với những người khác khiến mình có một cá tính riêng, dấu ấn riêng không trộn lẫn với đám đông. Ví dụ: Bạn là một doanh nhân tài giỏi, có tầm nhìn sâu rộng, luôn thành công trong công việc, giá trị của bạn chính là tài năng kinh doanh. - Ai cũng có những ưu khuyết điểm riêng, không mạnh về mặt này sẽ mạnh về mặt kia, bởi vậy mỗi người lại có giá trị khác nhau, không thể đem so sánh giữa người này với người khác. - Giá trị của bản thân không đơn thuần là điểm mạnh của bản thân mà còn là sự đóng góp, là vai trò của mỗi người với mọi người xung quanh. VD: Bạn không cần là một đứa trẻ xuất sắc mọi mặt, những bạn vẫn là niềm tự hào, là nguồn động lực của cha mẹ. Đấy chính một phần giá trị con người bạn. - Giá trị của mỗi con người luôn được soi chiếu trên những trục giá trị chung của nhân loại, mà trong đó trục giá trị mang ý nghĩa quyết định chính là nhân cách. Nghĩa là điều kiện tiên quyết để khẳng định giá trị là bạn phải sống đúng với nghĩa một con người (biết yêu thương, chia sẻ, nỗ lực, luôn hướng đến cái đẹp, cái thiện, ...) - Ý nghĩa của giá trị bản thân: + Biết được giá trị bản thân sẽ biết được điểm mạnh để phát huy, điểm yếu để hạn chế, như vậy sẽ đạt nhiều thành công trong cuộc sống. + Mỗi người đều có giá trị của riêng mình, nhiều người trong xã hội cùng hòa vào sẽ tạo ra giá trị cuộc sống, xã hội ngày càng phát triển. 3. Bình luận và phản đề - Giá trị đó dù lớn lao hay nhỏ bé cũng cần được tôn trọng. - Nếu bản thân mỗi người không biết cách trau dồi để tự tạo ra giá trị cho mình thì cuộc sống không còn có ý nghĩa, chỉ là sự tồn tại trên cuộc đời. - Có những người vốn có nội lực nhưng không tự nhận thức được giá trị của mình, thiếu tự tin về bản thân, sống không có quan điểm riêng, nên đánh mất nhiều cơ hội. - Giá trị bản thân mỗi người không phụ thuộc vào địa vị hay tiền bạc họ có trong tay mà phụ thuộc vào sự nỗ lực của mỗi người trong cuộc sống. 4. Bài học nhận thức - Cần cố gắng bộc lộ hết khả năng của mình để khẳng định mình nhưng không tự tin thái quá về năng lực của bản thân, tự tin thái quá dễ dẫn đến thất bại vì không chịu học hỏi từ người xung quanh. - Cần nỗ lực học tập rèn luyện để làm tăng giá trị bản thân, trở thành người có ích cho xã hội. - Không được “định giá” cho người khác khi chưa thấu hiểu họ bởi giá trị là sự tích lũy dài lâu, không phải ngày một ngày hai mà tạo ra. III. Kết bài - Mỗi người hãy sống là chính mình, dám khẳng định mình và sống yêu thương giữa cuộc đời. |
||
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. |
||
e. Sáng tạo - Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
Để xem trọn bộ Đề thi Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án, Thầy/ cô vui lòng Tải xuống!
Xem thêm đề thi các môn lớp 10 bộ Kết nối tri thức hay, có đáp án chi tiết:
Đề thi Học kì 2 Vật lí lớp 10 Kết nối tri thức (4 đề có đáp án + ma trận)
Đề thi Học kì 2 Toán lớp 10 Kết nối tri thức ( 4 đề có đáp án + ma trận)
Đề thi Học kì 2 Tiếng Anh lớp 10 Global Success (2 đề có đáp án + ma trận) | Kết nối tri thức
Đề thi Học kì 2 Tin học lớp 10 Kết nối tri thức (4 đề có đáp án + ma trận)
Đề thi Học kì 2 Hóa học lớp 10 Kết nối tri thức (4 đề có đáp án + ma trận)
Đề thi Học kì 2 Sinh học lớp 10 Kết nối tri thức (4 đề có đáp án + ma trận)
Đề thi Học kì 2 Lịch sử lớp 10 Kết nối tri thức (2 đề có đáp án + ma trận)
Đề thi Học kì 2 Địa lí lớp 10 Kết nối tri thức (2 đề có đáp án + ma trận)
Đề thi Học kì 2 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 10 Kết nối tri thức (2 đề có đáp án + ma trận)
Đề thi Học kì 2 Công Nghệ Trồng Trọt lớp 10 Kết nối tri thức (2 đề có đáp án + ma trận)
Đề thi Học kì 2 Công Nghệ Thiết kế lớp 10 Kết nối tri thức (2 đề có đáp án + ma trận)
Xem thêm các chương trình khác:
- TOP 100 Đề thi Toán 10 (cả năm) (Chân trời sáng tạo) 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Tiếng Anh 10 (cả năm) Friends Global 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Ngữ Văn 10 (cả năm) (Chân trời sáng tạo) năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Hóa học 10 (cả năm) (Chân trời sáng tạo) năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Vật lí 10 (cả năm) (Chân trời sáng tạo năm) 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Sinh học 10 (cả năm) (Chân trời sáng tạo năm) 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Lịch sử 10 (cả năm) (Chân trời sáng tạo năm) 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Địa lí 10 (cả năm) (Chân trời sáng tạo năm) 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Kinh tế pháp luật 10 (cả năm) (Chân trời sáng tạo) năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Toán 10 (cả năm) (Cánh diều) 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Tiếng Anh 10 (cả năm) Explore new worlds năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Ngữ Văn 10 (cả năm) (Cánh diều) năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Hóa học 10 (cả năm) (Cánh diều) năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Vật lí 10 (cả năm) (Cánh diều) năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Sinh học 10 (cả năm) (Cánh Diều) năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Lịch sử 10 (cả năm) (Cánh diều) năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Địa lí 10 (cả năm) (Cánh Diều) năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Công nghệ 10 (Cả năm) (Cánh Diều) năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Kinh tế pháp luật 10 (cả năm) (Cánh Diều) năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Tin học 10 (cả năm) (Cánh Diều) 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Tiếng Anh 10 (cả năm) iLearn Smart World năm 2024 - 2025 có đáp án