TOP 10 đề thi Học kì 2 Vật lí 10 (Kết nối tri thức) năm 2025 có đáp án

Bộ đề thi Học kì 2 Vật lí lớp 10 Kết nối tri thức (10 đề có đáp án + ma trận) năm 2024 chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Vật lí 10 Học kì 2. Mời các bạn cùng đón xem:

1 4,805 25/09/2024
Mua tài liệu


Chỉ 60k mua trọn bộ Đề thi Vật lí 10 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Đề thi Học kì 2 Vật lí lớp 10 (Kết nối tri thức) năm 2025 có đáp án

Ma trận đề thi học kì 2 môn Vật Lí 10 (Kết nối tri thức)

TT

Nội dung kiến thức

Đơn vị kiến thức, kĩ năng

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Tổng số câu

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Trắc nghiệm

Tự luận

1

Công, năng lượng và năng suất

1.1. Năng lượng và sự chuyển hoá năng lượng

1

1

1

3

1.2. Công cơ học

1

1

1

2

1

1.3. Công suất

1

1

2

1.4. Động năng. Thế năng

1

1

1

3

1.5. Cơ năng. Định luật bảo toàn cơ năng

1

1

1

2

1

1.6. Hiệu suất

1

1

2

2

Động lượng

2.1. Động lượng

1

1

1

3

2.2. Định luật bảo toàn động lượng

1

1

1

2

1

3

Chuyển động tròn

3.1. Động học của chuyển động tròn đều

1

1

2

3.2. Gia tốc hướng tâm và lực hướng tâm

1

1

1

3

4

Biến dạng của vật rắn

4.1. Biến dạng của vật rắn

1

1

2

4.2. Khối lượng riêng. Áp suất chất lỏng

1

1

2

Tổng số câu

28

3

Tỉ lệ điểm

7

3

Lưu ý:

- Các câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn, trong đó có duy nhất 1 lựa chọn đúng.

- Số điểm tính cho 1 câu trắc nghiệm là 0,25 điểm; số điểm cho câu hỏi tự luận được tính riêng cho từng câu.

- Câu tự luận thuộc các câu hỏi vận dụng cao.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học ...

Môn: Vật lí 10

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Học kì 2 Vật lí lớp 10 Kết nối tri thức có đáp án - (Đề số 1)

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG THPT…

ĐỀ SỐ 1

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II

NĂM HỌC ...

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian giao đề)

I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1: Một ô tô khởi hành với lực phát động là 2000 N. Lực cản tác dụng vào xe là 400 N. Khối lượng của xe là 800 kg. Tính quãng đường xe đi được sau 10 s khởi hành

A. 10 m.

B. 200 m.

C. 100 m.

D. 50 m.

Câu 2: Hai chị em Hoa và An chơi bập bênh. Chị Hoa có trọng lượng 300 N, khoảng cách d2 là 1 m, còn em An có trọng lượng 200 N. Hỏi khoảng cách d1 là bao nhiêu để bập bênh cân bằng.

A. 1 m.

B. 2 m.

C. 1,5 m.

D. 3 m.

Câu 3: Tác dụng cặp ngẫu lực có độ lớn F1 = F2 = F = 10 N vào vật có trục quay và khoảng cách từ giá của mỗi lực đến trục quay là 10 cm. Độ lớn của moment ngẫu lực là

A. 10 N.m.

B. 20 N.m.

C. 2 N.m.

D. 1 N.m.

Câu 4: Một ô tô lên dốc (có ma sát) với vận tốc không đổi. Câu nào sau đây không đúng khi nói về công do các lực tác dụng lên ô tô gây ra.

A. Lực kéo của động cơ sinh công dương.

B. Trọng lực sinh công âm.

C. Lực ma sát sinh công âm.

D. Phản lực của mặt đường lên ô tô sinh công âm.

Câu 5: Lực tác dụng lên một vật đang chuyển động thẳng biến đổi đều không thực hiện công khi?

A. Lực vuông góc với gia tốc của vật.

B. Lực ngược chiều với gia tốc của vật.

C. Lực hợp với phương của vận tốc với góc α.

D. Lực cùng phương với phương chuyển động của vật.

Câu 6: Một người kéo một hòm gỗ trượt trên sàn nhà bằng một dây có phương hợp với phương ngang một góc 60­0. Lực tác dụng lên dây bằng 100 N. Công của lực đó thực hiện được khi hòm trượt đi được 10 mét là:

A. A = 500 J.

B. A = 1000 J.

C. A = 1500 J.

D. A = 600 J.

Câu 7: 1kW giá trị bằng bao nhiêu W?

A. 1012 W.

B. 109 W.

C. 106 W.

D. 103 W.

Câu 8: Năng lượng của các con sóng trong hình dưới tồn tại dưới dạng nào?

A. Động năng.

B. Thế năng.

C. Nhiệt năng.

D. Quang năng.

Câu 9: Động năng của một vật tăng khi

A. vận tốc của vật giảm.

B. vận tốc của vật không đổi.

C. các lực tác dụng lên vật sinh công dương.

D. các lực tác dụng lên vật không sinh công.

Câu 10: Một vật có khối lượng 10 kg đang chuyển động với tốc độ 5 km/h trên mặt bàn nằm ngang. Do có ma sát, vật chuyển động chậm dần đều và đi được 1 m thì dừng lại. Tính hệ số ma sát giữa vật và mặt bàn. Lấy gia tốc trọng trường g = 9,8 m/s2 .

A. 0,05

B. 0,1.

C. 0,2

D. 0,3

Câu 11: Hình vẽ dưới là một phần đường đi của tàu lượn siêu tốc. Chọn mốc tính thế năng tại mặt đất. Nhận xét nào không đúng về sự chuyển hóa giữa động năng và thế năng của tàu lượn trên từng đoạn đường?

A. Từ A – B: Động năng giảm, thế năng tăng đến giá trị cực đại.

B. Từ B – C: Động năng tăng, thế năng giảm.

C. Từ C – D: Động năng giảm, thế năng tăng.

D. Từ D – E: Động năng và thế năng không đổi.

Câu 12: Điều nào sau đây là đúng khi nói về sự bảo toàn cơ năng.

A. Động năng chỉ có thể chuyển hóa thành thế năng.

B. Thế năng chỉ có thể chuyển hóa thành động năng.

C. Động năng và thế năng có thể chuyển hóa lẫn nhau, nhưng cơ năng được bảo toàn.

D. Động năng và thế năng có thể chuyển hóa lẫn nhau, nhưng cơ năng không được bảo toàn.

Câu 13: Từ mặt đất, một vật có khối lượng 200 g được ném lên theo phương thẳng đứng với vận tốc 30 m/s. Bỏ qua sức cản của không khí và lấy g = 10 m/s2. Chọn gốc thế năng tại A là vị trí ném vật (ở mặt đất). Xác định độ cao cực đại mà vật đạt được?

A. 30 m.

B. 45 m.

C. 9 m.

D. 15 m.

Câu 14: Xác định năng lượng có ích và năng lượng hao phí của Acquy khi nạp điện?

A. Năng lượng có ích: hóa năng; năng lượng hao phí: nhiệt năng

B. Năng lượng có ích: điện năng; năng lượng hao phí: nhiệt năng

C. Năng lượng có ích: thế năng; năng lượng hao phí: nhiệt năng

D. Năng lượng có ích: động năng; năng lượng hao phí: nhiệt năng.

Câu 15: Người ta dùng một mặt phẳng nghiêng có chiều dài 5 m để kéo một vật có khối lượng 300 kg với lực kéo 1200 N. Biết hiệu suất của mặt phẳng nghiêng là 80%. Tính chiều cao của mặt phẳng nghiêng?

A. 1,6 m.

B. 3,2 m.

C. 0,5 m.

D. 5 m.

Câu 16: Động lượng có đơn vị là

A. kilôgam mét trên giây (kg.m/s).

B. jun (J).

C. kilôgam (kg).

D. niutơn mét (N.m).

Câu 17: Động lượng của một vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc v là đại lượng được xác định bởi công thức

A. p=mv.

B. p = m.v.

C. p = m.a.

D. p=ma.

Câu 18: Trong quá trình nào sau đây, động lượng của vật không thay đổi?

A. Vật chuyển động tròn đều.

B. Vật được ném ngang.

C. Vật đang rơi tự do.

D. Vật chuyển động thẳng đều.

Câu 19: Biểu thức của định luật II Newton có thể viết dưới dạng

A.F=pt

B. F=p.t

C. t=F.p

D. F.pt=ma

Câu 20: Một xe tải A có khối lượng 1,5 tấn chuyển động với vận tốc 36 km/h và một ô tô B có khối lượng 750 kg chuyển động ngược chiều với vận tốc 54 km/h. So sánh động lượng của hai xe.

A. xe tải bằng xe ô tô.

B. không so sánh được.

C. xe tải lớn hơn xe ô tô.

D. xe ô tô lớn hớn xe tải.

Câu 21: Chọn phát biểu đúng. Động lượng của một hệ cô lập là một đại lượng

A. không xác định.

B. bảo toàn.

C. không bảo toàn.

D. biến thiên.

Câu 22: Một hệ kín gồm 2 vật có động lượng là p1 p2 Hệ thức của định luật bảo toàn động lượng của hệ này là

A. p1+p2= không đổi.

B. p1-p2= không đổi.

C. p1.p2= không đổi.

D. p1p2= không đổi.

Câu 23: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói đến chuyển động tròn đều?

A. Chuyển động tròn đều là chuyển động theo quỹ đạo tròn và có tốc độ không thay đổi.

B. Chuyển động tròn đều là chuyển động theo quỹ đạo tròn và có tốc độ thay đổi theo thời gian.

C. Chuyển động tròn đều là chuyển động theo quỹ đạo tròn và vectơ gia tốc không thay đổi.

D. Chuyển động tròn đều là chuyển động theo quỹ đạo tròn và có tốc độ và gia tốc luôn thay đổi.

Câu 24: Bán kính vành ngoài của một bánh xe ô tô là 25 cm. Xe chạy với vận tốc 10 m/s. Tốc độ góc của một điểm trên vành ngoài bánh xe là:

A. 10 rad/s.

B. 20 rad/s.

C. 30 rad /s.

D. 40 rad/s.

Câu 25: Trong các câu dưới đây câu nào sai?

Vectơ gia tốc hướng tâm trong chuyển động tròn đều có đặc điểm:

A. Đặt vào vật chuyển động.

B. Phương tiếp tuyến quỹ đạo.

C. Chiều luôn hướng vào tâm của quỹ đạo.

D. Độ lớn aht=v2r.

Câu 26: Một chiếc xe đạp chạy trên một vòng đua có bán kính 100 m với tốc độ góc 0,11 rad/s. Gia tốc hướng tâm của vật đó có độ lớn là?

A. 0,11 m/s2.

B. 0,4 m/s2.

C. 1,21 m/s2.

D. 16 m/s2.

Câu 27: Một lò xo có chiều dài tự nhiên bằng 22 cm. Lò xo được treo thẳng đứng, một đầu giữ cố định, còn đầu kia gắn một vật nặng. Khi ấy lò xo dài 27 cm, cho biết độ cứng lò xo là 100 N/m. Độ lớn lực đàn hồi bằng

A. 500 N.

B. 5 N.

C. 20 N.

D. 50 N.

Câu 28: Công thức tính áp suất là:

A. p = FN.S

B. p = SFN

C. p=FNS

D. p = P.S

II. TỰ LUẬN ( 3 điểm)

Bài 1: Biết áp suất trên mặt thoáng bể nước là pa = 1.105 Pa; áp suất tại độ sâu 1 m là bao nhiêu biết khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3 và g = 10 m/s2

Bài 2: Một ô tô khối lượng 1 tấn đang hoạt động với công suất 5 kW và chuyển động thẳng đều với vận tốc 54 km/h thì lên dốc. Hỏi động cơ ô tô phải hoạt động với công suất bằng bao nhiêu để có thể lên dốc với tốc độ như cũ? Biết hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường không đổi, dốc nghiêng góc 2,30 so với mặt đường nằm ngang và g = 10 m/s2 .

Bài 3: Một người có m1 = 50 kg nhảy từ một chiếc xe có m2 = 80 kg đang chạy theo phương ngang với v = 3 m/s, vận tốc nhảy của người đó đối với xe là v0 = 4 m/s. Tính vận tốc V2 của xe sau khi người ấy nhảy trong 2 trường hợp: Nhảy cùng chiều với xe và nhảy ngược chiều với xe?

Đáp án chi tiết đề số 1

Câu 1: Đáp án đúng là C.

Theo định luật II Newton có: F+Fms+N+P=ma

Chiếu biểu thức lên chiều chuyển động thì: F – Fms = ma

a=Fm=2000-400800=2(m/s2) (m/s2)

Quãng đường xe đi được sau 10s là: S = 12.a.t2=12.2.102=100 (m)

Câu 2: Đáp án đúng là C.

Áp dụng điều kiện cân bằng cho bập bênh: M1 = M2.

Ta có: P1.d1 = P2.d2 => 200.d1 = 300.1 => d1 = 1,5 m.

Câu 3: Đáp án đúng là C.

Áp dụng công thức:

M = F1.d1 + F2.d2 = F. (d1 + d2) = 10.(0,1 + 0,1) = 2 N.m

Câu 4: Đáp án đúng là D.

Các lực tác dụng lên ô tô:

- lực kéo của động cơ sinh công dương.

- trọng lực sinh công âm.

- lực ma sát sinh công âm.

- phản lực của của mặt đường lên ô tô không sinh công.

Câu 5: Đáp án đúng là A.

Vật chuyển động thẳng biến đổi đều thì gia tốc và vận tốc cùng phương (có thể cùng chiều hoặc ngược chiều).

Công thức tính công của một lực là: A = F.s.cosa.

A - Lực vuông góc với gia tốc của vật, tức là: α=90°suy ra A = 0. Lực không thực hiện công.

B - Lực ngược chiều với gia tốc của vật (khi đó lực có thể cùng chiều hoặc ngược chiều chuyển động), tức là α=180° suy ra A < 0 hoặc là α=0° suy ra A > 0.

C - Lực hợp với phương của vận tốc với góc α, công của lực là: A = F.s.cosa.

D - Lực cùng phương với phương chuyển động của vật, tức là α=0° suy ra A > 0.

Câu 6: Đáp án đúng là A.

Công của lực đó thực hiện được khi hòm trượt đi được 10 mét là:

A = F.s.cosa = 100.10.cos600 = 500 J

Câu 7: Đáp án đúng là D.

1 kW = 103 W

Câu 8: Đáp án đúng là A.

Năng lượng của con sóng trong hình tồn tại dưới dạng động năng.

Câu 9: Đáp án đúng là C.

Động năng được xác định bởi công thức: Wđ =12mv2.

→ Động năng của vật tăng khi v tăng → ∆Wđ > 0 → Angoại lực > 0 → Các lực tác dụng lên vật sinh công dương.

Câu 10: Đáp án đúng là B.

Đổi 5 km/h = 1,4 m/s

Động năng của vật bằng công của lực ma sát:

Wđ = A 12mv2=Fms.s.cosα

hay 12mv2=μmg.s.cosα

μ=v22g.s.cosα=(1,4)22.9,8.1.cos0° = 0,1

Câu 11 : Đáp án đúng là D.

Theo định luật bảo toàn cơ năng: động năng và thế năng có sự chuyển hóa qua lại lẫn nhau, nếu động năng tăng thì thế năng giảm và ngược lại. Do vậy câu D là nhận xét không đúng về sự chuyển hóa giữa động năng và thế năng của tàu lượn trên từng đoạn đường.

Câu 12: Đáp án đúng là C.

Sự bảo toàn cơ năng được hiểu là động năng và thế năng có thể chuyển hoá lẫn nhau, nhưng cơ năng được bảo toàn.

Câu 13: Đáp án đúng là B.

Gốc thế năng tại A là vị trí ném vật (ở mặt đất) nên cơ năng tại mặt đất là:

WA = WđA =12mvA2 (J)

Gọi B là vị trí cao nhất mà vật đạt được: vB = 0

- Cơ năng của vật tại B: WB = WtB = mghmax

- Theo định luật bảo toàn cơ năng:

B = WA mghmax=90hmax=45m

Câu 14: Đáp án đúng là A.

Acquy khi nạp điện có sự chuyển hóa từ điện năng sang hóa năng, điện năng sang nhiệt năng

+ Năng lượng có ích: hóa năng

+ Năng lượng hao phí: nhiệt năng

Câu 15: Đáp án đúng là A.

- Công của lực kéo vật: Atp = F.l = 1200.5 = 6000 (J)

- Công có ích là: Aci = A.H = 6000.80% = 4800 (J) (1)

- Mặt khác ta lại có: Aci = P.h = 10.m.h = 3000h (J) (2)

- Từ (1) và (2) suy ra: 3000h = 4800 h = 1,6 (m)

Câu 16: Đáp án đúng là A.

Động lượng có đơn vị là kilôgam mét trên giây (kg.m/s).

Câu 17: Đáp án đúng là A.

Động lượng của một vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc v là đại lượng được xác định bởi công thức: p=mv.

Câu 18: Đáp án đúng là D.

Động lượng của một vật không đổi nếu v không đổi.

Câu 19: Đáp án đúng là A.

Dạng tổng quát của định luật II Newton có thể viết dưới dạng: F=pt

(Lực tổng hợp tác dụng lên vật bằng tốc độ thay đổi động lượng của vật)

Câu 20: Đáp án đúng là C.

Đổi 1,5 tấn = 1500 kg

36 km/h = 10 m/s

54 km/h = 15 m/s

Động lượng của xe tải là: p = m.v = 1500.10 = 15 000 (kg.m/s)

Động lượng của ô tô là: p’ = m’.v’ = 750.15 = 11 250 (kg.m/s)

=> Động lượng của xe tải lớn hơn động lượng của ô tô.

Câu 21: Đáp án đúng là B.

Động lượng toàn phần của một hệ kín là một đại lượng được bảo toàn.

Câu 22: Đáp án đúng là A.

Một hệ kín gồm 2 vật có động lượng là p1 p2 Hệ thức của định luật bảo toàn động lượng của hệ này là: p1+p2= không đổi.

Câu 23: Đáp án đúng là A.

Chuyển động tròn đều là chuyển động theo quỹ đạo tròn và có tốc độ không thay đổi.

Câu 24: Đáp án đúng là D.

Công thức liên hệ giữa tốc độ dài và tốc độ góc: v=r.ω.

Ta có: r = 25 cm = 0,25m; v = 10 m/s.

Tốc độ góc của một điểm trên vành ngoài bánh xe là:

ω=vr=100,25 = 40 rad/s.

Câu 25: Đáp án đúng là B.

Đặc điểm của vectơ gia tốc hướng tâm trong chuyển động tròn đều:

- Vectơ gia tốc hướng tâm có phương nằm dọc theo bán kính và chiều hướng vào tâm quỹ đạo chuyển động.

- Độ lớn aht=v2r=ω2r.

Câu 26: Đáp án đúng là C.

Độ lớn gia tốc hướng tâm của vật: aht=ω2.r= 0,112.100 = 1,21 m/s2

Câu 27: Đáp án đúng là B

Độ biến dạng của lò xo là |∆l| = |l - l0| = |27 - 22| = 5 cm = 0,05 m

Độ lớn lực đàn hồi bằng: F = k.|∆l| = 100.0,05 = 5 N

Câu 28: Đáp án đúng là C

Công thức tính áp suất là: p=FNS

Trong đó: p là áp suất; FN là áp lực (N); S là diện tích bị ép (m2)

II. TỰ LUẬN ( 3 điểm)

Bài 1: Công thức tính áp suất chất lỏng p = pa + ρgh = 105 + 1000.10.1 = 1,1.105 Pa

Bài 2: Đổi 54 km/h = 15 m/s

Khi vật chuyển động đều trên mặt đường nằm ngang:

F’ = Fms = F'=Fms=PV=500015=10003 (N)

N = P = mg = 10000 (N)

Fms=μNμ=FmsN=10003.10000=130

Khi xe lên dốc mà vẫn chuyển động đều với vận tốc như cũ:

Theo định luật II Newton: F+N+P+Fms=0 (1)

Chiếu biểu thức (1) lên hệ trục tọa độ Oxy: F-Fms-P.sinα=0N-P.cosα=0

Fms=μN=μ.P.cosα=μmg.cosα

F = mg(sinα + μcosα) = 10000.(sin2,30 + 130cos2,30 ) = 734(N)

P= F.v = 11010 W

Bài 3: Chiều (+) là chiều chuyển động của xe.

- Người nhảy cùng chiều với xe:

Theo định luật bảo toàn động lượng ta có:

(m1 + m2).v = m1(v0 + v) + m2.V2

V2=m1+m2v-m1v0+vm2=0,5m/s

- Người nhảy ngược chiều với xe:

Theo định luật bảo toàn động lượng ta có:

(m1 + m2). v = m1(v – v0) + m2.v2

V2=m1+m2v-m1v-v0m2=5,5m/s

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học ...

Môn: Vật lí 10

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Học kì 2 Vật lí lớp 10 Kết nối tri thức có đáp án - (Đề số 2)

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG THPT…

ĐỀ SỐ 2

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II

NĂM HỌC ...

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian giao đề)

I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1: Một xe khối lượng m = 4 tấn. Chuyển động trên đường nằm ngang. Xe bắt đầu chuyển động sau 10 s đạt vận tốc 25 m/s. Biết lực kéo là 10 800 N, lực ma sát giữa xe và mặt đường là

A. 1000 N.

B. 800 N.

C. 200 N.

D. 1200 N.

Câu 2: Tác dụng ngẫu lực có độ lớn 10 N vào núm xoay của vòi nước như hình. Biết cánh tay đòn của ngẫu lực là 2 cm. Độ lớn của moment ngẫu lực là

A. 0,1 N.m.

B. 0,2 N.m.

C. 2 N.m.

D. 1 N.m.

Câu 3: Moment lực là đại lượng

A. tỉ lệ thuận với độ lớn lực.

B. luôn là hằng số.

C. tỉ lệ nghịch với lực.

D. không phụ thuộc lực.

Câu 4: Trong các động tác nâng tạ từ vị trí (1) sang vị trí (2), từ vị trí (2) sang vị trí (3), từ vị trí (3) sang vị trí (4) ở hình dưới đây, có những quá trình truyền và chuyển hóa năng lượng nào?

A. động năng sang nhiệt năng.

B. động năng sang thế năng.

C. thế năng sang động năng.

D. cơ năng sang nhiệt năng.

Câu 5: Một lực thực hiện công khi

A. Giá của lực vuông góc với phương chuyển động.

B. Giá của lực song song với phương chuyển động.

C. Lực đó làm vật bị biến dạng.

D. Lực đó tác dụng lên một vật và làm vật đó chuyển dời.

Câu 6: Công thức tính thế năng trọng trường của một vật:

A. Wt = mg

B. Wt = mgh

C.Wt =12mgh

D. Wt = 12mh

Câu 7: Một vật nằm yên, có thể có

A. vận tốc.

B. động lượng.

C. động năng.

D. thế năng.

Câu 8: Hình bên mô tả vận động viên tham gia trượt ván trong máng. Chọn mốc thế năng tại mặt đất. Bỏ qua mọi ma sát, câu nào không đúng với sự bảo toàn cơ năng của vận động viên này?

A. Khi vận động viên trượt từ đỉnh máng xuống chân máng, độ cao giảm và vận tốc tăng nên thế năng giảm và động năng tăng.

B. Khi vận động viên trượt từ chân máng lên đến đỉnh máng thì độ cao tăng và vận tốc giảm nên thế năng tăng và động năng giảm.

C. Khi vận động viên trượt từ đỉnh máng xuống chân máng, độ cao giảm và vận tốc tăng nên thế năng tăng và động năng giảm.

D. Khi bỏ qua mọi ma sát thì cơ năng của vận động viên này được bảo toàn.

Câu 9: Một vận động viên trượt tuyết từ trên vách núi trượt xuống, tốc độ trượt mỗi lúc một tăng. Như vậy đối với vận động viên

A. động năng tăng, thế năng tăng.

B. động năng tăng, thế năng giảm.

C. động năng không đổi, thế năng giảm.

D. động năng giảm, thế năng tăng.

Câu 10: Thả một vật từ độ cao h xuống mặt đất. Hãy cho biết trong quá trình rơi cơ năng đã chuyển hóa như thế nào?

A. Động năng chuyển hóa thành thế năng.

B. Thế năng chuyển hóa thành động năng.

C. Không có sự chuyển hóa nào.

D. Động năng giảm còn thế năng tăng.

Câu 11: Từ mặt đất, một vật có khối lượng 200 g được ném lên theo phương thẳng đứng với vận tốc 30 m/s. Bỏ qua sức cản của không khí và lấy g = 10 m/s2. Chọn gốc thế năng tại A là vị trí ném vật (ở mặt đất). Xác định vận tốc của vật tại vị trí vật có động năng bằng thế năng?

A. 30 m/s.

B. 25 m/s.

C. 102 m/s.

D. 152 m/s.

Câu 12: Xác định năng lượng có ích và năng lượng hao phí của Acquy khi phóng điện?

A. Năng lượng có ích: hóa năng; năng lượng hao phí: nhiệt năng.

B. Năng lượng có ích: điện năng; năng lượng hao phí: nhiệt năng.

C. Năng lượng có ích: thế năng; năng lượng hao phí: nhiệt năng.

D. Năng lượng có ích: động năng; năng lượng hao phí: nhiệt năng.

Câu 13: Một em bé nặng 20 kg chơi cầu trượt từ trạng thái đứng yên ở đỉnh cầu trượt dài 4 m, nghiêng góc 400 so với phương nằm ngang. Khi đến chân cầu trượt tốc độ của em bé là 3,2 m/s. Lấy gia tốc trọng trường là 10 m/s2.

Tính hiệu suất của quá trình chuyển thế năng thành động năng của em bé này?

A. 20%.

B. 50%.

C. 30%.

D. 80%.

Câu 14: Chọn phát biểu đúng. Động lượng của vật liên hệ chặt chẽ với

A. vận tốc.

B. thế năng.

C. quãng đường đi được.

D. công suất.

Câu 15: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về động lượng?

A. Động lượng là đại lượng đặc trưng cho sự truyền tương tác giữa các vật.

B. Động lượng là đại lượng vectơ.

C. Động lượng có đơn vị là kg.m/s

D. Động lượng của một vật chỉ phụ thuộc vào vận tốc của vật đó.

Câu 16: Một electron chuyển động với tốc độ 2.107 m/s. Biết khối lượng electron bằng 9,1.10-31 kg. Tính động lượng của electron?

A. 8.10-23 (kg.m/s).

B. 4,91.10-23 (kg.m/s).

C. 1,6.10-23 (kg.m/s).

D. 1,82.10-23 (kg.m/s).

Câu 17: Hai vật có khối lượng lần lượt là m1 = 1 kg và m2 = 2 kg, chuyển động với vận tốc có độ lớn lần lượt là v1 = 3 m/s và v2 = 2 m/s.

Tính động lượng của mỗi vật?

A. p1 = 3 kg.m/s; p2 = 4 kg.m/s.

B. p1 = 2 kg.m/s; p2 = 2 kg.m/s.

C. p1 = 4 kg.m/s; p2 = 3 kg.m/s.

D. p1 = 2 kg.m/s; p2 = 4 kg.m/s.

Câu 18: Phát biểu nào sau đây là sai? Trong một hệ kín

A. các vật trong hệ chỉ tương tác với nhau.

B. các nội lực từng đôi một trực đối.

C. không có ngoại lực tác dụng lên các vật trong hệ.

D. nội lực và ngoại lực cân bằng nhau.

Câu 19: Va chạm nào sau đây là va chạm mềm?

A. Quả bóng đang bay đập vào tường và nảy ra.

B. Viên đạn bay xuyên vào và nằm gọn trong bao cát.

C. Viên đạn bay xuyên qua tấm bia trên đường đi của nó.

D. Quả bóng tenis đập xuống sân thi đấu.

Câu 20: Hãy chỉ ra câu sai?

Chuyển động tròn đều là chuyển động có các đặc điểm:

A. Quỹ đạo là đường tròn.

B. Tốc độ không đổi.

C. Tốc độ góc không đổi.

D. Vectơ gia tốc không đổi.

Câu 21: Một vật khối lượng 150 g chuyển động tròn đều trên quỹ đạo bán kính 2 m với tốc độ 5 m/s. Gia tốc hướng tâm của vật đó có độ lớn là?

A. 50 m/s2.

B. 25 m/s2.

C. 12,5 m/s2.

D. 5 m/s2.

Câu 22: Chọn câu đúng nhất. Trong chuyển động tròn đều

A. vectơ vận tốc luôn luôn không đổi.

B. vectơ vận tốc không đổi về hướng.

C. vectơ vận tốc có độ lớn không đổi và có phương tiếp tuyến với quỹ đạo.

D. vectơ vận tốc có độ lớn không đổi và hướng vào tâm quỹ đạo.

Câu 23: Một lò xo có chiều dài tự nhiên bằng 21 cm. Lò xo được giữ cố định tại một đầu, còn đầu kia chịu một lực kéo bằng 5,0 N. Khi ấy lò xo dài 25 cm. Hỏi độ cứng của lò xo bằng bao nhiêu?

A. 1,25 N/m.

B. 20 N/m.

C. 23,8 N/m.

D. 125 N/m.

Câu 24: Hai điểm M và N nằm trong lòng chất lỏng như hình vẽ, chênh lệch áp suất giữa hai điểm này là

A. ρ.g.h1

B. ρ.g.h2

C. ρ.g.(h1 + h2)

D. ρ.g.∆h

Câu 25: Chất điểm M chuyển động đều trên đường tròn tâm O bán kính 1 m, đi được 240 vòng/phút. Tính số vòng mà chất điểm đó đi được trong 1 giây?

A. 4 vòng/s.

B. 5 vòng/s.

C. 6 vòng/s.

D. 7 vòng/s.

Câu 26: Chất điểm M chuyển động đều trên đường tròn tâm O bán kính 1 m, đi được 240 vòng/phút. Tính đốc độ chuyển động của chất điểm trên quỹ đạo?

A. v = 62,8 m/s.

B. v = 3,14 m/s.

C. v = 25,12 m/s.

D. v = 6,28 m/s.

Câu 27: Biến dạng đàn hồi là gì?

A. Khi có ngoại lực tác dụng thì vật rắn bị biến dạng.

B. Khi có ngoại lực tác dụng thì vật rắn bị biến dạng đàn hồi.

C. Khi có ngoại lực tác dụng thì vật rắn bị biến dạng, khi thôi tác dụng của ngoại lực thì vật rắn vẫn bị biến dạng.

D. Khi có ngoại lực tác dụng thì vật rắn bị biến dạng, khi không còn tác dụng của ngoại lực thì vật rắn bị biến lấy lại được hình dạng và kích thước ban đầu.

Câu 28: Một cuốn sách nặng 200 g đặt trên mặt bàn nằm ngang, cho g = 10 m/s2 áp lực mà cuốn sách tác dụng lên bàn là

A. 2 N.

B. 3 N.

C. 1 N.

D. 200 N.

II. TỰ LUẬN ( 3 điểm)

Bài 1: Một em bé nặng 20 kg chơi cầu trượt từ trạng thái đứng yên ở đỉnh cầu trượt dài 4 m, nghiêng góc 400 so với phương nằm ngang. Khi đến chân cầu trượt tốc độ của em bé là 3,2 m/s. Lấy gia tốc trọng trường là 10 m/s2.

Tính độ lớn lực ma sát tác dụng vào em bé?

Bài 2: Một quả bóng gôn có khối lượng 46 g đang nằm yên, sau một cú đánh quả bóng bay lên với tốc độ 70 m/s. Tính xung lượng của lực và độ lớn trung bình của lực tác dụng vào quả bóng. Biết thời gian tác dụng là 0,5.10-3 s.

Bài 3: Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 20 cm. Khi lò xo có chiều dài 24 cm thì lực đàn hồi có độ lớn bằng 5 N. Hỏi khi lực đàn hồi của lò xo bằng 10 N thì chiều dài của nó bằng bao nhiêu ?

Đáp án chi tiết đề số 2

Câu 1: Đáp án đúng là B.

Gia tốc của xe là a=vt=2510=2,5 (m/s2)

Áp dụng định luật II Newton ta có:

a=F-Fmsm=10800-Fms4000=2,5Fms=800 (N)

Câu 2: Đáp án đúng là B.

Ta có M = F.d = 10.0,02 = 0,2 N.m

Câu 3: Đáp án đúng là A.

Ta có moment lực bằng tích độ lớn của lực và cánh tay đòn: M = F.d. Vậy moment lực tỉ lệ thuận với độ lớn lực.

Câu 4: Đáp án đúng là B.

Trong các động tác nâng tạ đã có sự truyền và chuyển hóa từ động năng sang thế năng.

Câu 5: Đáp án đúng là D.

Một lực thực hiện công khi lực đó tác dụng lên một vật và làm vật đó chuyển dời.

Câu 6: Đáp án đúng là B.

Công thức tính thế năng trọng trường của một vật: Wt = mgh

Câu 7: Đáp án đúng là D.

Một vật yên nằm yên có vận tốc bằng 0 nên động lượng và động năng không có. Thế năng có thể có nếu ta chọn các mốc thế năng khác nhau khi tính toán.

Câu 8: Đáp án đúng là C.

Công thức tính thế năng: Wt = mgh

Khi độ cao giảm thì thế năng giảm, độ cao tăng thế năng tăng. Theo định luật bảo toàn cơ năng: động năng và thế năng có sự chuyển hóa qua lại lẫn nhau, nếu động năng tăng thì thế năng giảm và ngược lại. Do vậy câu C là nhận xét không đúng.

Câu 9: Đáp án đúng là B.

Một vận động viên trượt tuyết từ trên vách núi trượt xuống nên độ cao giảm và vận tốc tăng. Do đó động năng tăng, thế năng giảm.

Câu 10: Đáp án đúng là B.

Trong quá trình rơi, thế năng của vật đã chuyển hóa thành động năng.

Câu 11: Đáp án đúng là D.

Gốc thế năng tại A là vị trí ném vật (ở mặt đất) nên cơ năng tại mặt đất là:

WA = WđA =12mvA2=90 (J)

Gọi C là vị trí mà vật có động năng bằng thế năng: WđC = WtC

WC = WđC + WtC = 2WđC = 2.12mvC2

Theo định luật bảo toàn cơ năng: WC = WA

2.12mvC2=90vC=152m/s

Câu 12: Đáp án đúng là B.

Acquy khi phóng điện có sự chuyển hóa từ hóa năng sang điện năng, hóa năng sang nhiệt năng

+ Năng lượng có ích: điện năng

+ Năng lượng hao phí: nhiệt năng

Câu 13: Đáp án đúng là C.

Độ cao đỉnh cầu trượt so với mặt đất: h = l.sinα

Do có ma sát nên khi trượt một phần thế năng của em bé được chuyển hóa thành động năng, một phần thắng công cản A của lực ma sát.

A=mgh-12mv2=mglsinα-12mv2=20.10.4sin40°-12.20.(3,2)2=411J

Năng lượng toàn phần bằng thế năng của em bé ở đỉnh cầu trượt:

Wtp = mgh = mglsinα = 514 J

Năng lượng hao phí bằng độ lớn công của lực ma sát nên năng lượng có ích là:

Wi = Wtp - A = 514 – 411 = 103 J

Hiệu suất của quá trình biến đổi thế năng thành động năng:

H=WiWtp.100% = 20 %

Câu 14: Đáp án đúng là A.

Động lượng của một vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc v là đại lượng được xác định bởi công thức: p=mv. Động lượng của vật liên hệ chặt chẽ với vận tốc.

Câu 15: Đáp án đúng là D.

Câu A đúng: Động lượng là đại lượng đặc trưng cho sự truyền tương tác giữa các vật.

Câu B đúng: Động lượng là đại lượng vectơ.

Câu C đúng: Biểu thức tính giá trị động lượng: p = m.v, đơn vị là kg.m/s.

Câu D sai: Động lượng phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật.

Câu 16: Đáp án đúng là D.

Động lượng của hạt electron là:

p = m.v = 9,1.10-31 .2.107 = 1,82.10-23 (kg.m/s)

Câu 17: Đáp án đúng là A.

Động lượng của vật 1 là: p1= m1.v1 = 1.3 = 3 (kg.m/s)

Động lượng của vật 2 là: p2= m2.v2 = 2.2 = 4 (kg.m/s)

Câu 18: Đáp án đúng là D.

Hệ kín là hệ chỉ có các nội lực tương tác giữa các lực, các nội lực tuân theo định luật III Niu - tơn trực đối nhau từng đôi một; không có ngoại lực tác dụng lên hệ hoặc nếu có thì các lực ấy cân bằng nhau.

Câu 19: Đáp án đúng là B.

Va chạm mềm có những đặc điểm sau: Sau va chạm hai vật nhập vào nhau làm một, chuyển động cùng vận tốc. Trong va chạm mềm, tổng động lượng của hai vật trước và sau va chạm bằng nhau, một phần động năng của vật chuyển hóa thành dạng năng lượng khác.

Câu 20: Đáp án đúng là D.

Chuyển động tròn đều là chuyển động theo quỹ đạo tròn và có tốc độ, tốc độ góc không thay đổi.

Câu 21: Đáp án đúng là C.

Độ lớn gia tốc hướng tâm của vật: aht=v2r=522=12,5m/s2

Câu 22: Đáp án đúng là C.

Trong chuyển động tròn đều: vectơ vận tốc có độ lớn không đổi và có phương tiếp tuyến với quỹ đạo. Hướng của vectơ vận tốc luôn thay đổi.

Câu 23: Đáp án đúng là D

Độ biến dạng của lò xo là |∆l| = |l - l0| = |25 - 21| = 4 cm = 0,04 m

Độ lớn lực đàn hồi bằng: F = k.|∆l| => k = F : |∆l| = 5: 0,04 = 125 N/m

Câu 24: Đáp án đúng là D

Chênh lệch áp suất giữa hai điểm M và N là: ∆p = pN – pM = ρ.g.∆h

Câu 25: Đáp án đúng là A.

Tần số f là số vòng vật đi được trong một giây; đơn vị là Héc (Hz) hay vòng/s

Ta có f = 240 vòng/ phút = 240/60 = 4 vòng/s.

Câu 26: Đáp án đúng là C.

Công thức liên hệ giữa tốc độ và tần số: v=r.2πf.

Ta có: r = 1 m; f = 4 vòng/s.

Vận tốc chuyển động của chất điểm trên quỹ đạo: v = 1.2.3,14.4 = 25,12 m/s

Câu 27: Đáp án đúng là D.

Khi có ngoại lực tác dụng thì vật rắn bị biến dạng, khi không còn tác dụng của ngoại lực thì vật rắn bị biến lấy lại được hình dạng và kích thước ban đầu thì gọi là biến dạng đàn hồi.

Câu 28: Đáp án đúng là A

Cuốn sách nằm cân bằng do chịu tác dụng của hai lực cân bằng là trọng lực và lực đẩy của bàn, P = F.

Theo định luật III Newton, bàn tác dụng lực F lên sách thì sách tác dụng áp lực FN lên bàn; FN = F = P = m.g = 0,2.10 = 2 N

II. TỰ LUẬN ( 3 điểm)

Bài 1: Độ cao đỉnh cầu trượt so với mặt đất: h = l.sinα

Do có ma sát nên khi trượt một phần thế năng của em bé được chuyển hóa thành động năng, một phần thắng công cản A của lực ma sát.

A=mgh-12mv2=mglsinα-12mv2

=20.10.4sin40°-12.20.(3,2)2=411J

Từ biểu thức tính độ lớn của công: A=Fscosα hay A = F.l

Độ lớn của lực ma sát: F=Al=4114 = 103 N

Bài 2:

Đổi 46 g = 0,046 kg

Ban đầu vật nằm yên nên v1 = 0 m/s; v2 = 70 m/s

Độ biến thiên động lượng là:

Δp = m.Δv = m.(v2 – v1 ) = 0,046.(70 - 0) = 3,22 (kg.m/s)

Độ biến thiên động lượng bằng xung lượng của lực: Δp = F.Δt = 3,22 N.s

Độ lớn trung bình của lực là:

Δp = F.Δt F=pt=3,220,5.10-3 = 6440 (N)

Bài 3:

Lúc đầu, lò xo dãn ra một đoạn là ∆l1 = 24 – 20 = 4 cm

Áp dụng công thức tính độ lớn lực đàn hồi, ta có:

Fdh1 = k.|∆l1|

Fdh2 = k.|∆l2|

Độ dài của lò xo lúc sau là l2 = l0 + ∆l2 = 20 + 8 = 28 cm.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học ...

Môn: Vật lí 10

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Học kì 2 Vật lí lớp 10 Kết nối tri thức có đáp án - (Đề số 3)

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG THPT…

ĐỀ SỐ 1

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II

NĂM HỌC ...

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian giao đề)

I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1: Công là đại lượng

A. vô hướng có thể âm, dương hoặc bằng không.

B. vô hướng có thể âm hoặc dương.

C. vectơ có thể âm, dương hoặc bằng không.

D. vectơ có thể âm hoặc dương.

Câu 2: Một chiếc ô tô sau khi tắt máy còn đi được 10 m. Biết ô tô nặng 1,5 tấn, hệ số cản bằng 0,25. (Lấy g = 9,8 m/s2). Công của lực cản có giá trị:

A. - 36750 J.

B. 36750 J.

C. 18375 J.

D. - 18375 J.

Câu 3: Tính công của một người kéo một thùng nước có khối lượng 12 kg từ giếng sâu 8 m lên trong 16 s. Xem như thùng nước chuyển động đều và lấy g = 10 m/s2.

A. 960 J.

B. 480 J.

C. 320 J.

D. 240 J.

Câu 4: Đơn vị không phải đơn vị của công suất là?

A. N.m/s.

B. W.

C. J.s.

D. HP.

Câu 5: Môt người cố gắng ôm một chồng sách có trọng lượng 50 N cách mặt đất 1,2 m trong suốt thời gian 2 phút. Công suất mà người đó đã thực hiện được là:

A. 50 W.

B. 60 W.

C. 30 W.

D. 0 W.

Câu 6: Muốn bơm nước từ một giếng sâu 15 m lên mặt đất người ta dùng một máy bơm có công suất 2 HP (mã lực), hiệu suất 50%. Tính lượng nước bơm được trong 1 giờ. Cho biết 1 HP = 746 W. Lấy g = 10 m/s2.

A. 17,904 m3.

B. 17904 m3.

C. 35,808 m3.

D. 35808 m3.

Câu 7: Đại lượng nào không đổi khi một vật được ném theo phương nằm ngang nếu bỏ qua lực cản?

A. Thế năng.

B. Động năng.

C. Cơ năng.

D. Động lượng.

Câu 8: Một vật khối lượng 400 g được thả rơi tự do từ độ cao 20 m so với mặt đất. Cho g = 10 m/s2. Sau khi rơi được 12 m, động năng của vật bằng:

A. 16 J.

B. 24 J.

C. 32 J.

D. 48 J.

Câu 9: Một vật được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc v từ mặt đất. Gia tốc là g, bỏ qua sức cản của không khí. Khi vật có động năng bằng thế năng thì nó ở độ cao so với mặt đất là:

A. 2v2g.

B. v24g.

C. v22g.

D. v2g.

Câu 10: Hai vật có khối lượng m1, m2 chuyển động với vận tốc v1 và v2. Động lượng của hệ có giá trị:

A. mv.

B. mv1+mv2.

C. 0.

D. m1v1 + m2v2.

Câu 11: Gọi m là khối lượng của vật, v là vận tốc của vật. Động lượng của vật có độ lớn:

A.mv22.

B. mv2.

C. mv2.

D. m.v.

Câu 12: Tổng động lượng của một hệ không bảo toàn khi:

A. hệ chuyển động có ma sát.

B. hệ kín.

C. tổng ngoại lực tác dụng lên hệ khác không.

D. không có trường hợp nào.

Câu 13: Khi vận tốc của vật giảm đi 2 lần thì

A. động lượng của vật giảm đi 2 lần.

B. động lượng của vật giảm đi 4 lần.

C. động lượng của vật tăng lên 2 lần.

D. động lượng của vật không đổi.

Câu 14: Tính gần đúng khối lượng của một chiếc xe đua đang chạy với tốc độ 326 km/h. Biết động lượng của nó là 67.103 kg.m/s?

A. 940 kg.

B. 840 kg.

C. 740 kg.

D. 640 kg.

Câu 15: Hai vật có khối lượng m1 và m2 chuyển động ngược hướng nhau với tốc độ 6 m/s và 2 m/s tới va chạm vào nhau. Sau va chạm, cả hai đều bị bật ngược trở lại với tốc độ bằng nhau và bằng 4 m/s. Tỉ số m1/m là:

A. 1,3.

B. 0,5.

C. 0,6.

D. 0,7.

Câu 16: Biểu thức nào sau đây đúng với biểu thức của gia tốc hướng tâm:

A. aht=ω2R=v2.R.

B. aht=VR=ω.R.

C. aht=v2R=ω2.R.

D. aht=v2R2=ω.R.

Câu 17: Vận tốc của một chuyển động tròn đều, có:

A. Phương tiếp tuyến với quỹ đạo (đường tròn).

B. Chiều theo chiều chuyển động.

C. Độ lớn không đổi, bằng v = ω.R.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 18: Một chất điểm chuyển động đều trên một quỹ đạo tròn, bán kính 0,4 m. Biết rằng nó đi được 5 vòng trong một giây. Gia tốc hướng tâm có giá trị

A. 395,3 m/s2.

B. 128,9 m/s2.

C. 569,24 m/s2.

D. 394,4 m/s2.

Câu 19: Một vật chuyển động theo đường tròn bán kính r = 100 cm với gia tốc hướng tâm aht = 4 cm/s2. Chu kì T của chuyển động vật đó là:

A. 8π s

B. 6π s.

C. 12π s.

D. 10π s.

Câu 20: Trên mặt một chiếc đồng hồ treo tường, kim giờ dài 10 cm, kim phút dài 15 cm. Tốc độ góc của kim giờ và kim phút là:

A. 1,52.10−4 rad/s; 1,82.10−3 rad/s.

B. 1,45.10−4 rad/s; 1,74.10−3 rad/s.

C. 1,54.10−4 rad/s; 1,91.10−3 rad/s.

D. 1,48.10−4 rad/s; 1,78.10−3 rad/s.

Câu 21: Biến dạng nén là khi:

A. Kích thước của vật theo phương tác dụng của lực tăng lên so với kích thước tự nhiên của nó.

B. Kích thước của vật theo phương tác dụng của lực giảm đi so với kích thước tự nhiên của nó.

C. Kích thước của vật theo phương tác dụng của lực không đổi so với kích thước tự nhiên của nó.

D. Không có đáp án nào đúng.

Câu 22: Vật nào sau đây có tính chất đàn hồi:

A. Li thủy tinh.

B. Viên đất sét.

C. Thớt gỗ.

D. Bóng cao su.

Câu 23: Chọn đáp án đúng.

A. Độ biến dạng của lò xo là hiệu số giữa chiều dài khi bị biến dạng và chiều dài tự nhiên của lò xo.

B. Khi lò xo bị biến dạng nén: độ biến dạng của lò xo âm, độ lớn của độ biến dạng được gọi là độ nén.

C. Khi lò xo bị biến dạng kéo: độ biến dạng của lò xo dương, độ lớn của độ biến dạng được gọi là độ dãn.

D. Cả A, B và C.

Câu 24: Điều nào sau đây là sai khi nói về phương và độ lớn của lực đàn hồi?

A. Với cùng độ biến dạng như nhau, độ lớn của lực đàn hồi phụ thuộc vào kích thước và bản chất của vật đàn hồi.

B. Với các mặt tiếp xúc bị biến dạng, lực đàn hồi vuông góc với các mặt tiếp xúc.

C. Với các vật như lò xo, dây cao su, thanh dài, lực đàn hồi hướng dọc theo trục của vật.

D. Lực đàn hồi có độ lớn tỉ lệ nghịch với độ biến dạng của vật biến dạng.

Câu 25: Chọn đáp án sai. Lực đàn hồi của lò xo

A. xuất hiện khi lò xo biến dạng.

B. chống lại nguyên nhân làm nó biến dạng.

C. có xu hướng đưa nó về hình dạng và kích thước ban đầu.

D. là lực gây biến dạng cho lò xo.

Câu 26: Lò xo có độ cứng k, một đầu treo vào điểm cố định, đầu còn lại được gắn vào vật có khối lượng m. Khi vật cân bằng thì hệ thức nào sau đây được nghiệm đúng?

A. kl=mg.

B. mg=k.l.

C. gl=mk.

D. k=lmg.

Câu 27: Cho một máy bay lên thẳng có khối lượng 5.103 kg. Sau thời gian 2 phút, máy bay lên được độ cao 1440 m. Lấy g = 10 m/s2. Tính công của động cơ khi chuyển động nhanh dần đều:

A. 70.106 J.

B. 63,44.106 J.

C. 73,44.106 J.

D. 75.106 J.

Câu 28: Một máy cơ đơn giản, công có ích A1 = 240 J, công toàn phần của máy sinh ra là 300 J. Vậy hiệu suất của máy đã đạt được là:

A. H = 70%.

B. H = 75%.

C. H = 80%.

D. H = 85%.

II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Bài 1: Dùng súng hơi bắn vào một hộp diêm đặt trên mặt bàn rộng. Viên đạn có khối lượng m = 1 g, bay theo phương ngang với tốc độ 200 m/s, xuyên qua hộp diêm và bay tiếp theo hướng cũ với tốc độ 75 m/s. Khối lượng hộp diêm là M = 50 g. Nếu hệ số ma sát giữa hộp diêm và mặt bàn là 0,1 thì hộp diêm dịch chuyển được một khoảng tối đa là bao nhiêu? Lấy g = 10 m/s2.

Bài 2: Một quả cầu khối lượng 0,5 kg được buộc vào đầu của 1 sợi dây dài 0,5 m rồi quay dây sao cho quả cầu chuyển động tròn đều trong mặt phẳng nằm ngang và sợi dây làm thành một góc 30° so với phương thẳng đứng như hình vẽ. Lấy g = 9,8 m/s2. Xác định tốc độ của quả cầu là bao nhiêu?

Bài 3: Dùng một lò xo để treo một vật có khối lượng 300 g thì thấy lò xo giãn một đoạn 2 cm. Nếu treo thêm một vật có khối lượng 150 g thì độ giãn của lò xo là bao nhiêu?

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học ...

Môn: Vật lí 10

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Học kì 2 Vật lí lớp 10 Kết nối tri thức có đáp án - (Đề số 4)

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG THPT…

ĐỀ SỐ 2

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II

NĂM HỌC ...

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian giao đề)

I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1: Một lò xo có chiều dài tự nhiên 20 cm và có độ cứng 75 N/m. Lò xo vượt quá giới hạn đàn hồi nếu bị kéo dãn vượt quá chiều dài 30 cm. Xác định lực đàn hồi cực đại của lò xo.

A. 22,5 N.

B. 15 N.

C. 7,5 N.

D. 375 N.

Câu 2. Một hộp sữa tươi nguyên chất 180 ml chứa thành phần năng lượng 61 Kcal. Nếu tính theo đơn vị J (joule) thì năng lượng gần đúng nhất của hộp sữa là

A. 146 kJ.

B. 14,6 kJ.

C. 255 kJ.

D. 25,5 kJ.

Câu 3. Một người đẩy một ô tô bằng một lực F song song với mặt đường nằm ngang như hình dưới. Nếu ô tô di chuyển được một đoạn đường d thì công của lực đẩy F

A. A = Fd.

B. A = -Fd.

C. A = 0.

D. A=Fd2.

Câu 4. Lực ma sát của mặt tiếp xúc tác dụng lên người/vật sinh công có giá trị dương trong trường hợp nào sau đây?

A. Lực ma sát lăn tác dụng lên bánh xe đạp khi xe chuyển động.

B. Lực ma sát trượt tác dụng lên giày khi người trượt băng.

C. Lực ma sát nghỉ giữ hòn đá to không bị lăn xuống dốc.

D. Lực ma sát nghỉ tác dụng lên bàn chân của một người đang đi bộ.

Câu 5. Nếu giá điện trung bình là 1 678 đồng/ kWh thì chi phí để chạy một máy tính công suất 0,2 kW trong thời gian 6 h mỗi ngày, trong 30 ngày là

A. 36 000 đồng.

B. 10 068 đồng.

C. 60 408 đồng.

D. 30 204 đồng.

Câu 6. Lực F không đổi tác dụng lên vật làm vật chuyển động với vận tốc v không đổi, có công suất được tính bằng công thức là

A. P = F.v.

B. P = (F.v)2.

C. P=Fv.

D. P=Fv2.

Câu 7. Người ta dùng cần cẩu để nâng một thùng hàng 100 kg lên độ cao 10 m so với mặt đất. Lấy g = 9,8 m/s2. Nếu động cơ của cần trục có thể cung cấp công suất là 2000 W thì cần trục hoàn thành nhiệm vụ sau khoảng thời gian là

A. 9,8 s.

B. 4,9 s.

C. 7,5 s.

D. 2,5 s.

Câu 8. Một thang cuốn được sử dụng để di chuyển 20 hành khách mỗi phút từ tầng một của cửa hàng bách hóa sang tầng hai. Tầng hai nằm cao hơn tầng một là 5,2 m. Khối lượng trung bình của hành khách là 54,9 kg. Lấy g = 9,8 m/s2. Công suất của thang cuốn cần có để di chuyển số hành khách trên trong khoảng thời gian 1 phút là

A. 2,8.103 W.

B. 5,6.104 W.

C. 46,6 W.

D. 933 W.

Câu 9. Nếu một hậu vệ bóng đá muốn tăng khả năng cản phá đối phương bằng cách làm tăng động năng của mình. Cầu thủ thực hiện điều này bằng việc

A. tăng độ cao của mình so với mặt đất.

B. giảm độ cao của mình so với mặt đất.

C. tăng tốc độ của mình so với đối phương.

D. giảm tốc độ của mình so với đối phương.

Câu 10. Đồ thị nào biểu diễn sự phụ thuộc của động năng Wđ của một vật vào tốc độ chuyển động v của vật đó?

Câu 11. Nếu một ô tô khối lượng 2 tấn có động năng 625 kJ thì nó đang chạy với tốc độ là

A. 25 km/h.

B. 15 km/h.

C. 150 km/h.

D. 90 km/h.

Câu 12. Công của trọng lực trong việc di chuyển vật từ vị trí M tới vị trí N trong trường trọng lực thì

A. phụ thuộc vào đường đi của vật.

B. chỉ phụ thuộc vào vị trí M.

C. chỉ phụ thuộc vào vị trí N.

D. phụ thuộc vào cả vị trí M và N.

Câu 13. Một vật khối lượng m ở độ cao h so với mặt đất, nơi có gia tốc trọng trường g. Chọn mặt đất là gốc thế năng. Thế năng trọng trường của vật được tính bằng công thức là

A. Wt=mgh.

B. Wt=mgh.

C. Wt=mg.

D. Wt=mhg.

Câu 14. Tháp nghiêng Pisa (Ý) nổi tiếng với thí nghiệm của Galileo về sự rơi tự do. Ông đã leo lên nóc thấp của tháp nghiêng dài cách chân tháp 56 m như hình dưới. Cho rằng lúc bấy giờ trục của tháp nghiêng một góc 5,5° so với phương thẳng đứng, và giả sử Galileo nặng 75 kg. Lấy g = 9,8 m/s2 Chọn mặt đất làm gốc thế năng và chiều dương hướng thẳng đứng lên trên. Chọn kết quả gần đúng nhất thế năng của Galileo.

A. 3945 J.

B. 41350 J.

C. 41160 J.

D. 40971 J.

Câu 15. Một máy bay Boeing 777 nặng 230 tấn, đang bay ổn định với tốc độ không đổi 900 km/h ở độ cao 10 km so với mặt đất. Chọn gốc thế năng tại mặt đất, chiều dương hướng từ dưới lên trên. Lấy g = 9,8 m/s2. Chọn kết quả gần đúng nhất với giá trị của cơ năng của máy bay.

A. 5.104 J.

B. 4.1010 J.

C. 2.1010 J.

D. 3.1010 J.

Câu 16: Chọn phát biểu sai. Động lượng của một vật

A. được xác định bằng biểu thức p=mv.

B. có độ lớn phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật.

C. cùng hướng với vectơ vận tốc của vật.

D. tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.

Câu 17: Chọn phát biểu đúng.

A. Động lượng là đại lượng vectơ có giá trị luôn dương.

B. Động lượng là một đại lượng vectơ có giá trị dương, âm hoặc bằng 0.

C. Động lượng là đại lượng vô hướng dương.

D. Động lượng là một đại lượng vô hướng có giá trị dương, âm hoặc bằng 0.

Câu 18: Một ô tô có khối lượng 500 kg bắt đầu chuyển động thẳng nhanh dần đều. Sau 4 s thì xe đi được 50 m. Động lượng của ô tô sau 2 s kể từ lúc chuyển động có độ lớn là

A. 18 750 kg.m/s.

B. 25.103 kg.m/s.

C. 6 250 kg.m/s.

D. 12 500 kg.m/s.

Câu 19: Xe có khối lượng 2 tấn đang lên dốc AB với vận tốc 11 m/s. Cùng lúc đó, một xe khác có khối lượng 1,5 tấn đang xuống dốc đều với vận tốc 15 m/s. Vec tơ tổng động lượng của hai xe có

A. độ lớn lớn 500 kg.m/s và hướng theo chiều AB.

B. độ lớn là 44500 kg.m/s và hướng theo chiều AB.

C. độ lớn là 500 kg.m/s và hướng ngược chiều AB.

D. độ lớn là 44500 kg.m/s và hướng ngược chiều AB.

Câu 20: Trong hệ thống an toàn thụ động của xe hơi, người ta thường trang bị túi khí (airbag) để tăng an toàn cho người ngồi trên xe khi xảy ra tai nạn. Tác dụng của túi khí khi xảy ra tai nạn là

A. làm giảm vận tốc thật chậm từ đó giảm lực tác dụng lên người lái.

B. làm giảm động lượng của hành khách trên xe.

C. làm giảm thời gian va chạm giữa hành khách và các bộ phận trong xe.

D. làm tăng động lượng của hành khách trên xe.

Câu 21: Một quả bóng khối lượng m đang lăn ngang với vận tốc v thì đập vuông góc vào một bức tường thẳng đứng rồi dội ngược trở lại với cùng vận tốc. Độ lớn độ biến thiên động luợng của bóng ngay trước và sau va chạm là

A. 3mv

B. mv2

C. mv

D. 2mv

Câu 22: Trong môn trượt băng biểu diễn, một vận động viên khối lượng 70 kg đang chuyển động thẳng đều với vận tốc là 5 m/s thì nắm tay một vận động viên khác có khối lượng 50 kg đang đứng yên. Độ lớn vận tốc của hai vận động viên sau khi nắm tay là

A. 2,9 m/s.

B. 2,1 m/s.

C. 10 m/s.

D. 5,2 m/s.

Câu 23: Các công thức liên hệ giữa tốc độ góc ω với chu kỳ T và giữa tốc độ góc ω với tần số f trong chuyển động tròn đều là

Câu 24: Một ô tô có bánh xe bán kính 30cm, chuyển động đều với tốc độ 64,8 km/h. Tốc độ góc của một điểm trên vành xe có giá trị gần giá trị nào nhất sau đây?

A. 62πrad/s

B. 62rad/s

C. 100πrad/s

D. 100rad/s

Câu 25: Một bạn nhỏ ngồi trên ghế một chiếc đu quay với tần số 5 vòng/phút. Khoảng cách từ chỗ ngồi người ngồi đến trục quay của chiếc đu là 4 m. Gia tốc hướng tâm của bạn đó là?

A. 1,3 m/s2.

B. 2 m/s2.

C. 1,1 m/s2.

D. 1 m/s2

Câu 26: Phải treo một vật có khối lượng bằng bao nhiêu vào lò xo có độ cứng k = 100 N/m để lò xo dãn ra được 20 cm? Lấy g = 10 m/s2

A. 200g.

B. 2g.

C. 2kg.

D. 20kg.

Câu 27: Hệ gồm hai vật 1 và 2 có khối lượng và tốc độ lần lượt là 1 kg; 3 m/s và 1,5 kg; 2 m/s. Biết hai vật chuyển động theo hướng ngược nhau. Tổng động lượng của hệ này là

A. 6 kg.m/s.

B. 0 kg.m/s.

C. 3 kg.m/s.

D. 4,5 kg.m/s.

Câu 28: Tính gần đúng khối lượng của một chiếc xe đua đang chạy với tốc độ 326 km/h. Biết động lượng của nó là 67.103 kg.m/s?

A. 940 kg.

B. 840 kg.

C. 740 kg.

D. 640 kg.

II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Bài 1. Một ô tô khối lượng m = 1200kg chuyển động đều với tốc độ v = 90 km/h lên một dốc nghiêng 10° so với mặt phẳng ngang như hình 15. Giả sử 25% công suất của động cơ ô tô bị hao phí vào ma sát và lực cản không khí. Lấy g = 9,8 m/s2. Công suất của động cơ ô tô là bao nhiêu?

Bài 2. Bạn Hà chơi cầu trượt nước trong công viên trò chơi có độ cao 10 m so với mặt nước. Biết rằng khối lượng của bạn Hà là 55 kg và coi vận tốc ban đầu của Hà bằng không. Bỏ qua ma sát trên cầu trượt. Lấy g = 10 m/s2. Khi bạn Hà trượt tới chân cầu trượt thì động lượng có độ lớn là bao nhiêu?

Bài 3. Treo một vật có trọng lượng 2N vào một lò xo lý tưởng có độ cứng k, lò xo dãn ra 10mm. Treo một vật khác có trọng lượng P vào lò xo, nó dãn ra 80mm. Giá trị độ cứng k và P lần lượt là bao nhiêu?

Để xem trọn bộ Đề thi Vật lí 10 Kết nối tri thức có đáp án, Thầy/ cô vui lòng Tải xuống!

Xem thêm đề thi các môn lớp 10 bộ Kết nối tri thức hay, có đáp án chi tiết:

Đề thi Học kì 2 Văn lớp 10 Kết nối tri thức (10 đề có đáp án + ma trận)

Đề thi Học kì 2 Toán lớp 10 Kết nối tri thức (10 đề có đáp án + ma trận)

Đề thi Học kì 2 Tiếng Anh lớp 10 Global Success (10 đề có đáp án + ma trận) | Kết nối tri thức

Đề thi Học kì 2 Tin học lớp 10 Kết nối tri thức (10 đề có đáp án + ma trận)

Đề thi Học kì 2 Hóa học lớp 10 Kết nối tri thức (10 đề có đáp án + ma trận)

Đề thi Học kì 2 Sinh học lớp 10 Kết nối tri thức (10 đề có đáp án + ma trận)

Đề thi Học kì 2 Lịch sử lớp 10 Kết nối tri thức (10 đề có đáp án + ma trận)

Đề thi Học kì 2 Địa lí lớp 10 Kết nối tri thức (10 đề có đáp án + ma trận)

Đề thi Học kì 2 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 10 Kết nối tri thức (10 đề có đáp án + ma trận)

Đề thi Học kì 2 Công Nghệ Trồng Trọt lớp 10 Kết nối tri thức (10 đề có đáp án + ma trận)

Đề thi Học kì 2 Công Nghệ Thiết kế lớp 10 Kết nối tri thức (10 đề có đáp án + ma trận)

1 4,805 25/09/2024
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: