TOP 10 đề thi Học kì 1 Văn 10 (Kết nối tri thức) năm 2024 có đáp án

Bộ đề thi Học kì 1 Văn lớp 10 Kết nối tri thức (10 đề có đáp án + ma trận) năm 2023 chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Văn 10 Học kì 1. Mời các bạn cùng đón xem:

1 3,679 27/09/2024
Mua tài liệu


Chỉ 100k mua trọn bộ Đề thi Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Đề thi Học kì 1 Văn lớp 10 (Kết nối tri thức) năm 2024 có đáp án

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN VĂN LỚP 10 - ĐỀ SỐ 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo ....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học: ...

Môn: Văn 10

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề thi Văn lớp 10 Học kì 1 Kết nối tri thức có đáp án - (Đề số 1)

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

SỰ TRUNG THỰC CỦA TRI THỨC

Theo nghĩa truyền thống, kẻ sĩ là một người có học. Có học nên biết lẽ phải trái để “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Cái dũng của họ không phải cái dũng chém tướng đoạt thành mà là hệ quả của cái trí, nhằm làm sáng tỏ đạo thánh hiền. Đó là một công việc khó khăn, thậm chí nguy hiểm.

Không phải lúc nào cũng có một Chu Văn An trước sự lộng hành của đám sủng thần, dám dâng thất trảm sớ và sau khi bị khước từ, kiên quyết từ quan về dạy học.

Không phải lúc nào cũng có anh em thái sử Bá thời Xuân Thu. Thôi Trữ sau khi giết vua Tề, ra lệnh cho thái sử Bá phải ghi vào sử: “Tề Trang Công bị bạo bệnh mà chết”. Bá ghi: “Năm Ất Hợi, tháng Năm, Thôi Trữ giết vua”. Thôi Trữ nổi giận, lôi Bá ra chém. Bá có ba người em. Hai người noi gương anh đều bị chém. Người em út vẫn điềm nhiên viết: “Năm Ất Hợi, tháng Năm, Thôi Trữ giết vua”. Trữ quát: “Ba anh ngươi đều đã bị chém, ngươi không sợ sao?” Người này nói: “Việc của quan thái sử là ghi lại sự thật, nếu xuyên tạc thà bị chết chém còn hơn”.

Nhưng không hiểu sao tôi vẫn không thích từ “kẻ sĩ” lắm. Có lẽ do màu sắc hơi “hoài cổ” của nó chăng? Đạo thánh hiền quả là cao quý và đáng trân trọng nhưng nó là một cái gì đã có. Kẻ sĩ thời nay chính là những trí thức do tính rộng mở của từ này. Nhất là vào thời đại nền kinh tế tri thức phát triển với sự bùng nổ của khoa học, đặc biệt ngành tin học. Người trí thức không những tôn trọng thánh hiền mà còn là kẻ dám mày mò vào cõi không biết, đấu tranh với những định kiến của hiện tại để phát hiện những sự thật cho tương lai.

Một nước đang phát triển như nước ta cần nhanh chóng đào tạo một đội ngũ trí thức đông đảo để khỏi tụt hậu. Muốn vậy chúng ta phải lập cho được một môi trường lành mạnh trên nền tảng sự trung thực trí thức. Ít lâu nay báo chí nói nhiều đến nạn bằng giả. Đó là một hiện tượng xã hội nghiêm trọng, cần phải loại bỏ. Nhưng theo tôi, nó không nghiêm trọng bằng hội chứng “bằng thật, người giả” vì hội chứng này có nguy cơ gây sự lẫn lộn trong hệ giá trị và làm ô nhiễm môi trường đạo đức một xã hội trung thực, trong đó thật/ giả phải được phân định rạch ròi và minh bạch. Chúng ta thường nói nhiều đến tài năng và trí thức. Nhưng tài năng và trí thức chỉ có thể phát triển lâu dài và bền vững trên nền tảng một xã hội trung thực.

(Trích từ Đối thoại với đời & thơ, Lê Đạt, NXB Trẻ, 2008, tr.14-15)

Câu 1 (1 điểm): Xác định loại văn bản và phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2 (1 điểm): Nêu nhận xét khái quát về mạch lạc và liên kết trong văn bản.

Câu 3 (1 điểm): Vì sao tài năng chỉ có thể phát triển lâu dài và bền vững trên nền tảng một xã hội trung thực?

Câu 4 (1 điểm): Anh/chị nêu hai biểu hiện cụ thể về phẩm chất trung thực cần có của người trí thức.

Câu 5 (1 điểm): Anh/chị rút ra được thông điệp tích cực gì sau khi đọc văn bản?

Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)

Lạm dụng thuốc kháng sinh là một thói quen phổ biến của nhiều người hiện nay. Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận thuyết phục mọi người từ bỏ thói quen này.

Đáp án Đề thi Văn lớp 10 Học kì 1 (Kết nối tri thức) - (Đề số 1)

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

- Loại văn bản: văn bản nghị luận.

- Phương thức biểu đạt chính: nghị luận.

0,5 điểm

0,5 điểm

Câu 2

- Văn bản “Sự trung thực của tri thức” có cách lập luận chặt chẽ, mạch lạc, giàu thuyết phục. Mở đầu, tác giả đưa ra khái niệm về "người có học"” khẳng định đó là một công việc đầy khó khăn, nguy hiểm. Tiếp nối các đoạn, tác giả đưa ra các dẫn chứng để làm sáng tỏ luận điểm, giúp các đoạn văn có mối liên kết mạch lạc, chặt chẽ.

1 điểm

Câu 3

- Tài năng chỉ có thể phát triển lâu dài và bền vững trên nền tảng một xã hội trung thực, vì xã hội trung thực mới tôn trọng/ tôn vinh thực lực, những giá trị thực.

1 điểm

Câu 4

- Gợi ý hai biểu hiện cụ thể về phẩm chất trung thực cần có của người trí thức:

+ Nói đúng sự thật.

+ Sẵn sàng tố cáo cái sai để bảo vệ lẽ phải.

1 điểm

Câu 5

- Gợi ý thông điệp:

+ Mỗi người (đặc biệt là trí thức) biết sống trung thực thì góp phần xây dựng xã hội văn minh.

+ Sống trung thực sẽ tạo được niềm tin, sự ngưỡng mộ.

1 điểm

Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)

Đáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

0,5 điểm

0,5 điểm

3 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Thuyết phục những người từ bỏ thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.

- Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

- Dẫn dắt và nêu vấn đề của bài viết.

- Sắp xếp các ý theo trật tự:

+ Giải thích định nghĩa về thuốc kháng sinh, lạm dụng thuốc kháng sinh.

+ Trình bày hiện trạng lạm dụng thuốc kháng sinh hiện nay trong cộng đồng.

+ Nêu lí do để mọi người từ bỏ thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh.

+ Dự đoán lập luận của những người có thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh.

+ Cách từ bỏ thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh.

- Khẳng định thông điệp đến mọi người.

Hướng dẫn chấm:

- Phân tích đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 3 điểm.

- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,5 điểm – 2,75 điểm.

- Phân tích chung chung, sơ sài: 0,5 điểm – 1,0 điểm.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

e. Sáng tạo

- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN VĂN LỚP 10 - ĐỀ SỐ 2

TOP 30 đề thi Văn lớp 10 Giữa học kì 1 Kết nối tri thức ( 4 đề có đáp án + ma trận) (ảnh 1)

Phòng Giáo dục và Đào tạo ....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học: ...

Môn: Văn 10

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề thi Văn lớp 10 Học kì 1 Kết nối tri thức có đáp án - (Đề số 2)

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“Suốt bao nhiêu năm, cha đã làm người đưa thư trong cái thị trấn này. Cha đã đạp xe dọc theo theo những đại lộ hay những phố nhỏ chật hẹp, gõ cửa và đem đến tin tức của một họ hàng, đem những lời chào nồng nhiệt từ một nơi xa xôi nào đó [...]. Chiếc phong bì nào cũng đều chưa đựng những tin tức được mong chờ từ lâu. Con muốn cha biết được rằng con vô cùng kính yêu cha cũng như khâm phục biết bao nhiêu cái công việc cha đã làm cho hàng vạn con người […]. Khi con nghĩ về hàng ngàn cây số cha đã đạp xe qua, đem theo một túi nặng đầy thư, ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác, dù trời nắng hay mưa, lòng con tràn ngập niềm tự hào khi tưởng tượng ra niềm vui mà cha đem lại cho những ai đợi chờ tin tức từ những người yêu dấu. Cha đã gắn kết những trái tim lại với nhau như một nhịp cầu vồng.”

(Trich Cha thân yêu nhất của con, theo Những bức thư đoạt giải UPU)

Câu 1 (1 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính và phương thức biểu đạt kết hợp trong văn bản.

Câu 2 (1 điểm): Phần được đánh dấu ngoặc vuông [...] được sử dụng trong đoạn văn có ý nghĩa gì?

Câu 3 (1 điểm): Người con đã bộc lộ tình cảm, thái độ như thế nào đối với người cha và công việc đưa thư của ông?

Câu 4 (2 điểm): Từ văn bản trên, anh/ chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống hôm nay.

Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)

Anh/chị hãy viết một bản báo cáo nghiên cứu về vấn đề: “Văn hóa, đời sống của người Ê-đê từ sử thi Đăm Săn đến đời thực”.

Đáp án Đề thi Văn lớp 10 Học kì 1 Kết nối tri thức - (Đề số 2)

NĂM HỌC ...

MÔN: NGỮ VĂN 10 (KẾT NỐI TRI THỨC)

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm.

- Phương thức biểu đạt kết hợp: tự sự.

0,5 điểm

0,5 điểm

Câu 2

- Phần đánh dấu ngoặc vuông [...] là phần trong lời trích dẫn nhưng được lược bỏ do nội dung ít quan trọng hơn hoặc không cần thiết trong đoạn đó.

1 điểm

Câu 3

- Tình cảm, thái độ của người con đối với người cha : kính yêu “con vô cùng kính yêu cha…”; với công việc đưa thư của ông: khâm phục, tự hào…“khâm phục biết bao nhiêu cái ông việc cha đã làm cho hàng vạn con người, lòng con tràn ngập niềm tự hào ..” kính trọng, tự hào.

1 điểm

Câu 4

- HS nêu được những suy nghĩ của mình về tinh thần trách nhiệm sau khi đọc xong đoạn văn.

- Có thể trình bày theo định hướng sau:

+ Hiểu và chỉ ra những biểu hiện của người có tinh thần trách nhiệm (Tinh thần trách nhiệm là ý thức và nỗ lực hoàn thành tốt chức trách và phận sự của mình với gia đình và xã hội)

+ Khẳng định tầm quan trọng của tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống: là tiêu chí để đánh giá con người, quyết định đến sự thành – bại của cá nhân và sự phát triển bền vững của xã hội; có thể chỉ ra những hậu quả nghiêm trọng của cuộc sống do một số người làm việc vô trách nhiệm gây ra.

+ Rút ra bài học nhận thức và hành động: nêu cao tinh thần trách nhiệm trong mọi hoàn cảnh, ở mọi nghành nghề, mọi cương vị.

2 điểm

Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)

Đáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Câu trúc bài cần nêu được đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận

0,5 điểm

0,5 điểm

3 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Văn hóa, đời sống của người Ê-đê từ sử thi Đăm Săn đến đời thực.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.

- Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

- Đặt vấn đề.

- Giải quyết vấn đề:

+ Đặc điểm đời sống của người Ê-đê (nơi ở, ẩm thực, trang phục, phương tiện vận chuyển)

+ Đặc điểm văn hóa của người Ê-đê (trang phục, nhà ở, chế độ gia đình, tôn giáo, các lễ hội, hoạt động văn hóa)

- Kết luận vấn đề.

Hướng dẫn chấm:

- Phân tích đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 3 điểm.

- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,5 điểm – 2,75 điểm.

- Phân tích chung chung, sơ sài: 0,5 điểm – 1,0 điểm.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

e. Sáng tạo

- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Để xem trọn bộ Đề thi Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án, Thầy/ cô vui lòng Tải xuống!

Xem thêm đề thi các môn lớp 10 bộ Kết nối tri thức hay, có đáp án chi tiết:

Đề thi Học kì 1 Toán lớp 10 Kết nối tri thức (4 đề có đáp án + ma trận)

Đề thi Tiếng Anh lớp 10 Học kì 1 Global success (4 đề có đáp án + ma trận) | Kết nối tri thức

Đề thi Học kì 1 Hóa học lớp 10 Kết nối tri thức (4 đề có đáp án + ma trận)

Đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 10 Kết nối tri thức (4 đề có đáp án + ma trận)

Đề thi Học kì 1 Sinh học lớp 10 Kết nối tri thức (4 đề có đáp án + ma trận)

Đề thi Học kì 1 Lịch sử lớp 10 Kết nối tri thức (4 đề có đáp án + ma trận)

Đề thi Học kì 1 Địa lí lớp 10 Kết nối tri thức (4 đề có đáp án + ma trận)

Đề thi Học kì 1 Công Nghệ Trồng trọt lớp 10 Kết nối tri thức (2 đề có đáp án + ma trận)

Đề thi Học kì 1 Công Nghệ Thiết kế lớp 10 Kết nối tri thức (2 đề có đáp án + ma trận)

Đề thi Học kì 1 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 10 Kết nối tri thức (4 đề có đáp án + ma trận)

Đề thi Học kì 1 Tin học lớp 10 Kết nối tri thức (4 đề có đáp án + ma trận)

1 3,679 27/09/2024
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: