TOP 10 đề thi Học kì 1 Sinh học 10 (Kết nối tri thức) năm 2024 có đáp án
Bộ đề thi Học kì 1 Sinh học lớp 10 Kết nối tri thức (10 đề có đáp án + ma trận) năm 2023 chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Sinh học 10 Học kì 1. Mời các bạn cùng đón xem:
Chỉ 100k mua trọn bộ Đề thi Sinh học 10 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Đề thi Học kì 1 Sinh học lớp 10 (Kết nối tri thức) năm 2024 có đáp án
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 SINH HỌC 10
Chủ đề |
MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ |
Tổng số câu |
Tổng điểm |
|||||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
|||||||||
Tự luận |
Trắc nghiệm |
Tự luận |
Trắc nghiệm |
Tự luận |
Trắc nghiệm |
Tự luận |
Trắc nghiệm |
Tự luận |
Trắc nghiệm |
|
|
|
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
|
Phần mở đầu |
|
1 (0,25) |
|
|
|
|
|
|
1 |
0,25 |
|
|
Chương 1: Thành phần hóa học của tế bào. |
|
2 (0,5) |
|
1 (0,25) |
|
|
|
3 |
0,75 |
|
||
Chương 2: Cấu trúc tế bào. |
|
1 (0,25) |
|
1 (0,25) |
1 (1) |
|
|
|
1 |
2 |
1,5 |
|
Chương 3: Trao đổi chất qua màng và truyền tin tế bào. |
|
6 (1,5) |
|
5 (1,25) |
1 (1) |
|
|
|
1 |
11 |
3,75 |
|
Chương 4: Chuyển hóa năng lượng trong tế bào. |
|
6 (1,5) |
|
5 (1,25) |
|
1 (1) |
|
1 |
11 |
3,75 |
|
|
Số câu |
0 |
16 |
0 |
12 |
2 |
0 |
1 |
0 |
3 |
28 |
10 |
|
Điểm số |
0 |
4 |
0 |
3 |
2 |
0 |
1 |
0 |
3 |
7 |
10 |
|
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng học kì 1
Năm học ...
Môn: Sinh học 10
Thời gian làm bài: ........
Đề thi Sinh học lớp 10 học kì 1 Kết nối tri thức có đáp án - (Đề số 1)
A. Phần trắc nghiệm
Câu 1: Đâu là cấp độ cơ bản của tổ chức sống?
A. Tế bào.
B. Quần xã.
C. Hệ sinh thái.
D. Cả 3 cấp độ trên.
Câu 2: Triglyceride là loại …. được cấu tạo từ …..
A. lipid, các acid béo và glucose.
B. lipid; sterol.
C. acid béo; cholesterol.
D. lipid; các acid béo và glycerol.
Câu 3: Nguyên tố vi lượng trong cơ thể sống không có đặc điểm nào?
A. Chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong cơ thể.
B. Chỉ cần cho thực vật ở giai đoạn sinh trưởng.
C. Tham gia vào cấu trúc của hệ enzyme trong tế bào.
D. Là những nguyên tố có trong tự nhiên.
Câu 4: Điểm giống nhau về chức năng giữa lipid, protein và carbohydrate là?
A. Dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào.
B. Xây dựng cấu trúc màng tế bào.
C. Làm tăng tốc độ và hiệu quả của phản ứng trong tế bào.
D. Tiếp nhận kích thích từ môi trường trong và ngoài tế bào.
Câu 5: Thành phần nào dưới đây có ở tế bào vi khuẩn?
A. Nhân.
B. Ti thể.
C. Plasmid.
D. Lưới nội chất.
Câu 6: Loại bào quan nào sau đây tham gia vào quá trình tổng hợp protein?
A. Lysosome.
B. Lưới nội chất trơn.
C. Lưới nội chất hạt.
D. Peroxisome.
Câu 7: Quá trình nào dưới đây bao hàm tất cả các quá trình còn lại?
A. Thẩm thấu.
B. Khuếch tán.
C. Vận chuyển thụ động.
D. Vận chuyển một loại ion xuôi chiều gradient nồng độ.
Câu 8: Chất O2, CO2 đi qua màng tế bào bằng phương thức?
A. Khuếch tán qua lớp kép phospholipid.
B. Nhờ sự biến dạng của màng tế bào.
C. Nhờ kênh protein đặc biệt.
D. Vận chuyển chủ động.
Câu 9: Cơ chế vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao là cơ chế?
A. Vận chuyển chủ động.
B. Vận chuyển thụ động.
C. Thẩm tách.
D. Thẩm thấu.
Câu 10: Trong truyền tin tế bào, thụ thể có thể là
A. các enzyme.
B. các protein kênh trên màng.
C. các loại protein tham gia vào quá trình hoạt hóa gene.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 11: Trình tự các giai đoạn trong con đường truyền tin trong tế bào là?
A. Tiếp nhận tín hiệu → Truyền tín hiệu → Đáp ứng tín hiệu.
B. Tiếp nhận tín hiệu → Đáp ứng tín hiệu.
C. Truyền tín hiệu → Tiếp nhận tín hiệu → Đáp ứng tín hiệu.
D. Truyền tín hiệu → Đáp ứng tín hiệu → Tiếp nhận tín hiệu.
Câu 12: Thuật ngữ được sử dụng để mô tả khi nồng độ của chất tan là như nhau trong tế bào là?
A. Ưu trương.
B. Nhược trương.
C. Đẳng trương.
D. Đồng đều.
Câu 13: Các chất tan trong lipid được vận chuyển vào trong tế bào qua?
A. Kênh protein đặc biệt.
B. Các lỗ trên màng.
C. Lớp kép phospholipid.
D. Kênh protein xuyên màng.
Câu 14: Nước được vận chuyển qua màng tế bào nhờ?
A. Trực tiếp qua màng tế bào mà không cần kênh và ATP.
B. Kênh protein và tiêu tốn ATP.
C. Sự khuếch tán của các ion qua màng.
D. Kênh protein đặc biệt là “aquaporin”.
Câu 15: Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Thẩm thấu là sự khuếch tán của chất tan ra, vào tế bào.
B. Khuếch tán là sự di chuyển của chất tan theo một hướng từ nơi có nồng độ chất tan cao tới nơi có nồng độ chất tan thấp.
C. Các phân tử nước khuếch tán qua kênh protein từ nơi có nồng độ chất tan cao tới nơi có nồng độ chất tan thấp.
D. Trong quá trình khuếch tán, các phân tử di chuyển theo mọi hướng, cuối cùng dẫn đến sự phân bố đồng đều các chất tan trong dung dịch.
Câu 16: Một tế bào có đáp ứng với một tín hiệu hay không phụ thuộc vào
A. thụ thể tế bào có tương thích với tín hiệu hay không.
B. tín hiệu có liên kết được với các trình tự DNA đích hay không.
C. con đường chuyển đổi tín hiệu trong tế bào có phù hợp hay không.
D. tín hiệu có đi vào được tế bào hay không.
Câu 17: Đáp ứng của tế bào đích khi nhận tín hiệu có thể là
A. thay đổi hoạt tính enzyme.
B. thay đổi sự biểu hiện của các gene.
C. đóng hay mở kênh vận chuyển ion trên màng tế bào.
D. cả A, B và C.
Câu 18: Năng lượng trong tế bào tồn tại ở hai dạng là
A. cơ năng và quang năng.
B. hóa năng và động năng.
C. thế năng và động năng.
D. hóa năng và nhiệt năng.
Câu 19: ATP được cấu tạo từ 3 thành phần là
A. phân tử adenosine, đường ribose, 2 gốc phosphate.
B. phân tử adenosine, đường deoxiribose, 3 gốc phosphate.
C. phân tử adenine, đường ribose, 3 gốc phosphate.
D. phân tử adenine, đường deoxiribose, 1 gốc phosphate.
Câu 20: Chất xúc tác sinh học được tổng hợp trong tế bào sống, có tác dụng làm tăng tốc độ phản ứng nhưng không bị biến đổi sau phản ứng là
A. acid nucleic.
B. enzyme.
C. ATP.
D. cơ chất.
Câu 21: Hô hấp tế bào là
A. quá trình tế bào lấy O2 và giải phóng ra CO2.
B. quá trình phân giải đường glucose thành đường 3 carbon.
C. quá trình phân giải đường thành CO2 và nước với sự tham gia của O2.
D. quá trình tổng hợp đường từ CO2.
Câu 22: Trình tự nào dưới đây phản ánh đúng quá trình hô hấp tế bào?
A. Đường phân → Chuỗi truyền điện tử → Chu trình Krebs.
B. Chuỗi truyền điện tử → Đường phân → Chu trình Krebs.
C. Chu trình Krebs → Đường phân → Chuỗi truyền điện tử.
D. Đường phân → Chu trình Krebs → Chuỗi truyền điện tử.
Câu 23: Quá trình hình thành hợp chất phức tạp từ những chất đơn giản và tiêu tốn năng lượng là gọi là
A. tổng hợp.
B. hô hấp tế bào.
C. tích lũy năng lượng.
D. lên men.
Câu 24: Khẳng định nào dưới đây về ATP là đúng?
A. Các liên kết hóa học trong phân tử ATP là những liên kết rất bền vững.
B. ATP có thể được dự trữ trong tế bào để dùng cho các phản ứng hóa học khi cần.
C. Liên kết giữa các gốc phosphate trong ATP là những liên kết kém bền vững.
D. Khi giải phóng 2 nhóm phosphate thì ATP trở thành ADP.
Câu 25: Khi một enzyme trong dung dịch bão hòa cơ chất, cách tốt nhất để tạo ra được nhiều sản phẩm là
A. cho thêm enzyme.
B. giảm lượng cơ chất.
C. tăng nhiệt độ dung dịch lên càng cao càng tốt.
D. lắc dung dịch chứa enzyme và cơ chất để tăng khả năng kết hợp với enzyme với cơ chất.
Câu 26: Những nhận định nào dưới đây về các giai đoạn của hô hấp tế bào là đúng?
A. Đường phân tiêu tốn 2 ATP và tạo ra 6 ATP và 2 NADH.
B. Một phân tử glucose qua hô hấp tế bào có thể tạo ra khoảng 36 ATP đến 38 ATP.
C. Một phân tử glucose qua chu trình Krebs tạo ra 4 ATP.
D. Giai đoạn đường phân tạo ra lượng ATP nhiều nhất.
Câu 27: Nhận định nào dưới đây về quá trình quang hợp là đúng?
A. Pha sáng xảy ra ở chất nền lục lạp.
B. Pha tối xảy ra ở màng thylakoid.
C. Pha sáng xảy ra ở màng kép của lục lạp.
D. Pha tối xảy ra ở chất nền của lục lạp.
Câu 28: Quang hợp ở cây xanh chỉ xảy ra vào ban ngày khi có ánh sáng, còn hô hấp ở thực vật
A. chỉ xảy ra vào ban đêm.
B. xảy ra cả ngày lẫn đêm.
C. chỉ xảy ra ban ngày.
D. chỉ xảy ra khi nào tế bào có đủ ATP.
A. Phần tự luận
Câu 1: Trong tế bào có hai loại bào quan đều có vai trò khử độc bảo vệ tế bào, đó là hai bào quan nào? Giải thích.
Câu 2: Em hãy giải thích tại sao trong thực tế, người ta sử dụng việc ướp muối để bảo quản thực phẩm.
Câu 3: Xét về mặt hiệu quả sản sinh ra năng lượng hữu ích, lên men lactate cho lượng ATP thấp hơn nhiều so với hô hấp tế bào. Giải thích tại sao chọn lọc tự nhiên vẫn duy trì hai kiểu hô hấp này song hành cùng nhau mà không loại bỏ lên men lactate ở người.
Đáp án đề thi Sinh lớp 10 học kì 1 (Kết nối tri thức) - (Đề số 1)
A. Phần trắc nghiệm
Câu 1:
Đáp án đúng là: D
Các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống bao gồm: tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã và hệ sinh thái.
Câu 2:
Đáp án đúng là: D
Triglyceride là một loại lipid, được hình thành bằng cách kết hợp glycerol với ba phân tử acid béo.
Câu 3:
Đáp án đúng là: B
A - Đúng. Nguyên tố vi lượng là nguyên tố chiếm tỉ lệ nhỏ hơn 0,01% khối lượng chất sống của cơ thể.
B - Sai. Tất các các sinh vật nói chung và thực vật nói riêng đều cần các nguyên tố vi lượng trong suốt quá trình sống chứ không phải chỉ cần cho giai đoạn sinh trưởng.
C - Đúng. Một số nguyên tố vi lượng tham gia vào cấu trúc bắt buộc của hệ enzyme trong tế bào.
D - Đúng. Nguyên tố vi lượng là những nguyên tố có trong tự nhiên.
Câu 4:
Đáp án đúng là: A
Điểm giống nhau về chức năng giữa lipid, protein và carbohydrate là đều dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào.
Câu 5:
Đáp án đúng là: C
- Ở vi khuẩn và một số nấm men, ngoài các gen nằm trong nhân còn có các yếu tố di truyền ngoài thể nhiễm sắc, gọi là plasmid.
- Plasmid là những phân tử DNA mạch kép dạng vòng nằm ngoài thể nhiễm sắc, có kích thước rất nhỏ, có khả năng tự nhân lên độc lập với tế bào và được phân sang các tế bào con khi nhân lên cùng với tế bào.
Câu 6:
Đáp án đúng là: C
Lưới nội chất hạt có chứa các ribôxôm trên bề mặt của nó. Do đó, lưới nội chất thô tham gia tích cực vào quá trình tổng hợp protein.
Câu 7:
Đáp án đúng là: C
- Vận chuyển thụ động là kiểu khuếch tán các chất từ nơi có nồng độ chất tan cao đến nơi có nồng độ chất tan thấp – xuôi chiều gradient nồng độ, vì vậy không tiêu tốn năng lượng.
- Vận chuyển thụ động bao gồm : Khuếch tán đơn giản, khuếch tán tăng cường và thẩm thấu.
Câu 8:
Đáp án đúng là: A
Các chất không phân cực và có kích thước nhỏ như CO2; O2,… có thể dễ dàng khuếch tán qua lớp photpholipit kép của màng sinh chất.
Câu 9:
Đáp án đúng là: A
Vận chuyển theo cơ chế từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao (ngược gradien nồng độ) được gọi là vận chuyển chủ động và tiêu tốn ATP.
Câu 10:
Đáp án đúng là: D
Trong truyền tin tế bào, thụ thể có thể là các protein kênh trên màng, các enzyme, các loại protein tham gia vào quá trình hoạt hóa gene hoặc nhiều loại protein kết cặp với enzyme.
Câu 11:
Đáp án đúng là: A
Con đường truyền tin trong tế bào gồm 3 giai đoạn: Tiếp nhận tín hiệu → Truyền tín hiệu → Đáp ứng tín hiệu nhận được.
Câu 12:
Đáp án đúng là: C
Môi trường bên ngoài có nồng độ chất tan bằng nồng độ các chất tan trong tế bào, được gọi là đẳng trương.
Câu 13:
Đáp án đúng là: C
Các chất tan trong lipid được vận chuyển theo cách thụ động, tức là chúng được vận chuyển nhờ sự khuếch tán qua lớp kép phospholipid.
Câu 14:
Đáp án đúng là: D
Nước được vận chuyển qua màng nhờ 1 kênh protein đặc biệt được gọi là kênh aquaporin.
Câu 15:
Đáp án đúng là: D
A - Sai. Thẩm thấu là sự khuếch tán của các phân tử nước qua màng tế bào.
B - Sai. Vì sự di chuyển không theo một hướng.
C - Sai. Quá trình này gọi là thẩm thấu, các phân tử nước được khuếch tán qua màng tế bào.
D - Đúng. Trong quá trình khuếch tán, các phân tử di chuyển theo mọi hướng, cuối cùng dẫn đến sự phân bố đồng đều các chất tan trong dung dịch.
Câu 16:
Đáp án đúng là: A
- Một tế bào có đáp ứng với một tín hiệu hay không phụ thuộc vào thụ thể tế bào có tương thích với tín hiệu hay không. Khi tín hiệu kết hợp với thụ thể và được truyền tin thì mới có tác dụng.
Câu 17:
Đáp án đúng là: D
- Đáp ứng của tế bào rất đa dạng, sản phẩm tạo ra có thể là enzyme giúp tế bào sửa chữa các sai sót trong DNA khi nó nhận được tín hiệu là hệ gene bị tổn thương. Sản phẩm cũng có thể làm thay đổi hình dạng tế bào giúp tế bào có thể di chuyển hướng tới nguồn tín hiệu. Hay đóng mở kênh vận chuyển ion trên màng tế bào.
Câu 18:
Đáp án đúng là: C
Năng lượng trong tế bào tồn tại ở hai dạng là: Thế năng và động năng.
Câu 19:
Đáp án đúng là: C
ATP được cấu tạo từ 3 thành phần là: phân tử adenine, phân tử đường ribose, 3 gốc phosphate.
Câu 20:
Đáp án đúng là: B
Enzyme là chất xúc tác sinh học được tổng hợp trong tế bào sống, có tác dụng làm tăng tốc độ phản ứng trong điều kiện sinh lí bình thường của cơ thể nhưng không bị biến đổi sau phản ứng.
Câu 21:
Đáp án đúng là: C
Hô hấp tế bào là quá trình phân tử đường bị phân giải hoàn toàn thành sản phẩm cuối cùng là CO2 và nước với sự tham gia của O2, đồng thời giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động của tế bào.
Câu 22:
Đáp án đúng là: D
Trình tự phản ánh đúng quá trình hô hấp tế bào :
Đường phân → Chu trình Krebs → Chuỗi truyền điện tử.
Câu 23:
Đáp án đúng là: A
Tổng hợp là quá trình hình thành hợp chất phức tạp từ những chất đơn giản và tiêu tốn năng lượng.
Câu 24:
Đáp án đúng là: C
A - Sai. Liên kết ngoài cùng thường dễ bị phá vỡ.
B - Sai. ATP thường xuyên được sinh ra và ngay lập tức được sử dụng cho mọi hoạt động sống của tế bào.
C - Đúng. Liên kết giữa các gốc phosphate trong ATP là những liên kết kém bền vững, rất dễ bị phá vỡ để giải phóng năng lượng.
D - Sai. ATP chuyển nhóm phosphate cuối cùng để trở thành ADP.
Câu 25:
Đáp án đúng là: A
Khi một enzyme trong dung dịch bão hòa cơ chất, có nghĩa là lượng enzyme không đủ để xúc tác cho phản ứng biến đổi cơ chất, do đó nếu muốn tăng sản phẩm thì phải tăng thêm enzyme để xúc tác cho phản ứng.
Câu 26:
Đáp án đúng là: B
A - Sai. Đường phân tiêu tốn 2 ATP, tạo ra được 4 ATP và 2 NADH.
B – Đúng. Một phân tử glucose qua hô hấp tế bào có thể tạo ra khoảng 36 ATP đến 38 ATP.
C - Sai. Một phân tử glucose qua chu trình Krebs tạo ra 2 ATP.
D - Sai. Giai đoạn chuỗi chuyển điện tử tạo ra lượng ATP nhiều nhất.
Câu 27:
Đáp án đúng là: D
Pha sáng của quang hợp diễn ra ở màng thylakoid, còn pha tối diễn ra trong chất nền của lục lạp.
Câu 28:
Đáp án đúng là: B
Hô hấp ở thực vật xảy ra cả ban ngày lẫn ban đêm.
B. Phần tự luận
Câu 1:
- Trong tế bào động vật có 2 loại bào quan đều thực hiện chức năng khử độc, đó là lysosome và peroxysome.
Giải thích:
- Lysosome: Có chức năng phân hủy các tế bào già, các tế bào bị tổn thương không còn khả năng phục hồi cũng như các bào quan đã già và các đại phân tử như protein, axit nucleotit, cacbohidrat và lipit.
- Peroxysome: Có chức năng phân giải H2O2, lipid và các chất độc nhằm bảo vệ tế bào.
Câu 2:
- Trong môi trường muối có nồng độ cao sẽ tạo ra môi trường ưu trương khiến nước từ trong tế bào vi khuẩn, nấm,… bị rút ra ngoài gây hiện tượng co nguyên sinh, dẫn đến vi sinh vật gây hại không thể tăng số lượng để phân hủy thực phẩm được. Điều đó giúp thực phẩm được bảo quản lâu hơn.
- Không chỉ giúp kéo dài thời gian sử dụng, thực phẩm ướp muối còn có hương vị đặc trưng khi được chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn.
Câu 3:
- Chọn lọc tự nhiên vẫn duy trì hai kiểu hô hấp tế bào và lên men lactate song hành cùng nhau mà không loại bỏ lên men lactate ở người vì: Ở người, khi vận động cần rất nhiều năng lượng, mà năng lượng người vận động cần không thể được cung cấp đủ nhanh bởi quá trình hô hấp hiếu khí. Thay vào đó, các tế bào cơ của chúng phải sử dụng quá trình lên men lactate để cung cấp năng lượng. Mặc dù lên men lactate tạo ít ATP hơn, nhưng nó có lợi thế là tạo ra nhanh, cho phép cơ bắp của bạn có được năng lượng cần hoạt động cường độ cao trong thời gian ngắn.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng học kì 1
Năm học ...
Môn: Sinh học 10
Thời gian làm bài: ........
Đề thi Sinh học lớp 10 học kì 1 Kết nối tri thức có đáp án - (Đề số 2)
A. Phần trắc nghiệm
Câu 1: Vật sống khác với vật không sống vì nó có đặc điểm đặc trưng nào dưới đây?
A. Có khả năng di chuyển.
B. Có khả năng đáp ứng với tín hiệu.
C. Được cấu tạo từ tế bào.
D. Có cấu tạo phức tạp.
Câu 2: Trong tế bào, nước phân bố chủ yếu ở đâu?
A. Màng tế bào.
B. Chất nguyên sinh.
C. Nhân tế bào.
D. Thành tế bào.
Câu 3: DNA có chức năng là
A. dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào.
B. cấu trúc nên màng tế bào, các bào quan.
C. tham gia quá trình chuyển hóa vật chất trong tế bào.
D. mang, bảo quàn và truyền đạt thông tin di truyền.
Câu 4: Ở điều kiện thường, dầu thực vật có dạng lỏng, nguyên nhân chủ yếu là vì?
A. Dầu thực vật được chiết xuất từ các loại thực vật.
B. Dầu thực vật không gây bệnh xơ cứng động mạch.
C. Dầu thực vật được cấu tạo bởi glycerol và 3 gốc acid béo.
D. Thành phần cấu tạo có chứa acid béo không no.
Câu 5: Vùng nhân của tế bào nhân sơ có đặc điểm
A. không có màng bao bọc, hầu hết chỉ chứa một phân tử DNA dạng vòng, mạch kép.
B. có màng bao bọc, hầu hết chỉ chứa một phân tử DNA dạng vòng, mạch kép.
C. không có màng bao bọc, hầu hết chỉ chứa một phân tử RNA mạch kép.
D. có màng bao bọc, hầu hết chỉ chứa một phân tử RNA dạng vòng, mạch kép.
Câu 6: Đặc điểm khác biệt chính giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực là gì?
A. Tế bào nhân sơ không có DNA, còn tế bào nhân thực thì có.
B. Tế bào nhân sơ không có nhân hoàn chỉnh, còn tế bào nhân thực thì có.
C. Tế bào nhân sơ không có màng sinh chất, còn tế bào nhân thực thì có.
D. Tế bào nhân sơ không thể lấy năng lượng từ môi trường, còn tế bào nhân thực thì có thể.
Câu 7: Sự khuếch tán của các phân tử từ nơi có nồng độ chất tan cao tới nơi có nồng độ chất tan thấp mà không tiêu tốn năng lượng gọi là
A. vận chuyển thụ động.
B. vận chuyển chủ động.
C. thực bào.
D. ẩm bào.
Câu 8: Nhập bào bao gồm 2 loại là?
A. Ẩm bào – ăn các chất có kích thước lớn, thực bào – ăn các giọt dịch.
B. Ẩm bào – ăn các giọt dịch, thực bào – ăn các chất có kích thước lớn.
C. Ẩm bào – ăn các giọt dịch, thực bào – ăn các phân tử khí.
D. Ẩm bào – ăn các phân tử khí, thực bào – ăn các giọt dịch.
Câu 9: Nhóm chất nào sau đây chỉ đi qua màng theo con đường xuất và nhập bào?
A. Chất có kích thước nhỏ.
B. Chất có kích thước nhỏ, phân cực.
C. Chất có kích thước nhỏ, mang điện.
D. Chất có kích thước lớn.
Câu 10: Tế bào tiếp nhận tín hiệu bằng
A. các protein thụ thể trên màng tế bào.
B. các protein thụ thể trên màng tế bào hoặc thụ thể nằm trong tế bào chất.
C. các kênh protein trên màng tế bào hoặc nằm trong tế bào chất.
D. các protein thụ thể nằm trong tế bào chất.
Câu 11: Sự truyền tín hiệu bên trong tế bào là
A. sự chuyển đổi các chất giữa các phân tử trong tế bào với môi trường.
B. sự chuyển đổi thông tin di truyền giữa tế bào và tế bào.
C. sự chuyển đổi tín hiệu giữa các phân tử trong con đường truyền tin tế bào.
D. sự chuyển đổi tín hiệu giữa tế bào với môi trường nội bào.
Câu 12: Nước sẽ di chuyển vào một tế bào được đặt trong một dung dịch
A. thẩm thấu.
B. ưu trương.
C. nhược trương.
D. đẳng trương.
Câu 13: Phát biểu nào dưới đây là đúng ?
A. Sự dung hợp của túi tiết với màng tế bào để giải phóng các chất ra ngoài tế bào là một kiểu xuất bào.
B. Sự vận chuyển những chất hoặc vật có kích thước lớn vào trong tế bào qua màng sinh chất không cần tiêu tốn năng lượng.
C. Sự biến dạng màng tế bào bao bọc lấy chất tan rồi đưa chúng vào trong tế bào gọi là sự thực bào.
D. Thực bào, ẩm bào hoặc xuất bào đều thuộc loại vận chuyển thụ động.
Câu 14: Nhóm chất nào sau đây dễ dàng đi qua màng tế bào nhất?
A. Nhóm chất tan trong nước và có kích thước nhỏ.
B. Nhóm chất tan trong nước và có kích thước lớn.
C. Nhóm chất tan trong dầu và có kích thước nhỏ.
D. Nhóm chất tan trong dầu và có kích thước lớn.
Câu 15: Điều nào dưới đây là đúng khi nói về sự vận chuyển thụ động các chất qua màng tế bào?
A. Cần cung cấp năng lượng cho quá trình vận chuyển.
B. Các chất được vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp sang nơi có nồng độ cao.
C. Chỉ xảy ra ở động vật không xảy ra ở thực vật.
D. Tuân thủ theo nguyên lí khuếch tán.
Câu 16: Hormone sinh dục (steroid) tác động lên tế bào đích
A. bằng cách liên kết với thụ thể nằm trong tế bào chất.
B. bằng cách liên kết với thụ thể trên màng nhân.
C. làm thay đổi sự hoạt động của thành tế bào.
D. làm thay đổi hoạt tính của enzyme.
Câu 17: Phát biểu nào dưới đây về quá trình truyền tín hiệu trong tế bào là đúng?
A. Tín hiệu được chuyển từ phân tử này sang phân tử khác trong chuỗi truyền tín hiệu.
B. Thụ thể khi nhận tín hiệu sẽ tác động làm thay đổi hình dạng của phân tử kế tiếp tham gia trong chuỗi truyền tín hiệu.
C. Thụ thể có thể là kênh vận chuyển ion qua màng được mở bởi các tín hiệu phù hợp.
D. Các phân tử protein thụ thể được phân bố ở thành tế bào.
Câu 18: Phân tử nào sau đây được coi như “đồng tiền” năng lượng của tế bào?
A. Acid nucleic.
B. Protein.
C. ATP.
D. Enzyme.
Câu 19: Vùng cấu trúc không gian đặc biệt của enzyme chuyên liên kết với cơ chất được gọi là
A. trung tâm điều khiển.
B. trung tâm vận động.
C. trung tâm phân tích.
D. trung tâm hoạt động.
Câu 20: Yếu tố nào sau đây ảnh hưởng tới hoạt tính của enzyme?
A. Nồng độ enzyme và cơ chất.
B. Độ pH.
C. Nhiệt độ.
D. Cả 3 yếu tố trên.
Câu 21: Cả chu trình Krebs và hệ thống vận chuyển electron đều xảy ra ở bào quan nào?
A. Nhân tế bào.
B. Ti thể.
C. Lysosome.
D. Bộ máy Golgi.
Câu 22: Quá trình phân giải không hoàn toàn phân tử đường để tạo năng lượng mà không có sự tham gia của O2 và chuỗi truyền electron là
A. hô hấp tế bào.
B. chu trình krebs.
C. lên men.
D. hô hấp hiếu khí.
Câu 23: Pha tối quang hợp xảy ra ở cấu trúc nào sau đây?
A. chất nền của lục lạp.
B. các hạt grana.
C. màng thylakoid.
D. màng kép của lục lạp.
Câu 24: ATP là một hợp chất cao năng, năng lượng của ATP tích lũy chủ yếu ở
A. cả 3 nhóm phosphate.
B. 2 liên kết phosphate gần phân tử đường.
C. 2 liên kết giữa 2 nhóm phosphate ở ngoài cùng.
D. chỉ 1 liên kết phosphate ngoài cùng.
Câu 25: Đặc điểm nào sau đây không phải của enzyme?
A. Là hợp chất cao năng.
B. Là chất xúc tác sinh học.
C. Được tổng hợp trong các tế bào sống.
D. Làm tăng tốc độ phản ứng mà không bị biến đổi sau phản ứng.
Câu 26: Những nhận định nào dưới đây về lên men là đúng?
A. Lên men không cần có chuỗi truyền điện tử.
B. Lên men không cần có oxygen nhưng cần có chuỗi truyền điện tử.
C. Lên men ethanol tạo ra lượng ATP nhiều hơn lên men lactate.
D. Mỗi phân tử glucose qua lên men ethanol tạo ra 4 ATP.
Câu 27: Nguồn gốc của oxi thoát ra từ quang hợp là
A. từ phân tử nước.
B. từ APG.
C. từ phân tử CO2.
D. từ phân tử ATP.
Câu 28: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quang hợp?
A. Trong quá trình quang hợp, cây hấp thụ O2 để tổng hợp chất hữu cơ.
B. Quang hợp là quá trình sinh vật sử dụng ánh sáng để phân giải chất hữu cơ.
C. Một trong các sản phẩm của quang hợp là khí O2.
D. Quang hợp là quá trình sinh lí quan trọng xảy ra trong cơ thể mọi sinh vật.
A. Phần tự luận
Câu 1: Trong hai loại tế bào là tế bào lông hút của rễ cây và tế bào biểu bì lá cây, tế bào nào có nhiều ti thể hơn? Vì sao?
Câu 2: Vì sao tế bào rễ cây có thể hút được nước từ đất?
Câu 3: Ở người, hiện tượng đau mỏi cơ khi vận động nhiều là do lượng lactic acid được sản sinh và tích lũy quá nhiều đã gây độc cho cơ. Dựa vào hiểu biết quá trình lên men, hãy giải thích cơ chế gây ra hiện tượng này.
Đáp án đề thi Sinh lớp 10 Học kì 1 (Kết nối tri thức) - (Đề số 2)
A. Phần trắc nghiệm
Câu 1:
Đáp án đúng là: C
Vật sống khác với vật không sống vì vật sống có đặc điểm đặc trưng là chúng được cấu tạo từ tế bào.
Câu 2:
Đáp án đúng là: B
Trong tế bào, nước phân bố chủ yếu ở chất nguyên sinh.
Câu 3:
Đáp án đúng là: D
DNA có chức năng mang, bảo quàn và truyền đạt thông tin di truyền.
Câu 4:
Đáp án đúng là: D
Ở điều kiện thường, dầu thực vật có dạng lỏng, nguyên nhân chủ yếu là vì thành phần cấu tạo có chứa acid béo không no, acid béo không no thường có dạng lỏng.
Câu 5:
Đáp án đúng là: A
Vùng nhân của tế bào nhân sơ có đặc điểm không có màng bao bọc, hầu hết chỉ chứa một phân tử DNA dạng vòng, mạch kép.
Câu 6:
Đáp án đúng là: B
Đặc điểm khác biệt chính giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực là:
- Tế bào nhân sơ không có nhân hoàn chỉnh, vật chất di truyền của tế bào nhân sơ nằm trong vùng nhân không có màng bao bọc.
- Tế bào nhân thực có nhân hoàn chỉnh, vật chất di truyền của tế bào nhân thực nằm trong nhân có màng kép bao bọc.
Câu 7:
Đáp án đúng là: A
Vận chuyển thụ động là sự khuếch tán của các phân tử từ nơi có nồng độ chất tan cao tới nơi có nồng độ chất tan thấp mà không tiêu tốn năng lượng.
Câu 8:
Đáp án đúng là: B
Nhập bào gồm 2 loại là: Ẩm bào – ăn các giọt dịch, thực bào – ăn các chất có kích thước lớn.
Câu 9:
Đáp án đúng là: D
Các chất chỉ đi qua màng theo con đường xuất và nhập bào là các chất có kích thước lớn, các đại phân tử như protein, đường đa, DNA.
Câu 10:
Đáp án đúng là: B
Tế bào tiếp nhận tín hiệu bằng các protein thụ thể trên màng tế bào hoặc thụ thể nằm trong tế bào chất.
Câu 11:
Đáp án đúng là: C
Sự truyền tín hiệu bên trong tế bào là sự chuyển đổi tín hiệu giữa các phân tử trong con đường truyền tin tế bào.
Câu 12:
Đáp án đúng là: C
Tế bào đặt trong dung dịch nhược trương sẽ bị phồng ra do nước di chuyển vào trong tế bào.
Câu 13:
Đáp án đúng là: A
A - Đúng. Xuất bào là hình thức vận chuyển các chất có kích thước lớn ra khỏi tế bào. Các chất có kích thước lớn cần đưa ra khỏi tế bào được bao bọc trong túi vận chuyển, sau đó túi này liên kết với màng tế bào giải phóng các chất ra bên ngoài.
B, D - Sai. Vì thực bào, ẩm bào và xuất bào đều tiêu tốn năng lượng.
C - Sai. Vì tế bào lấy các chất tan từ môi trường rồi đưa chúng vào trong tế bào gọi là ẩm bào.
Câu 14:
Đáp án đúng là: C
Nhóm chất dễ dàng đi qua màng tế bào nhất là nhóm chất tan trong dầu và có kích thước nhỏ, được vận chuyển trực tiếp qua lớp phospholipid kép.
Câu 15:
Đáp án đúng là: D
Quá trình vận chuyển thụ động tuân theo quy luật khuếch tán, các chất từ nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp.
Câu 16:
Đáp án đúng là: A
Hormone sinh dục (steroid) tác động lên tế bào đích bằng cách liên kết với thụ thể nằm trong tế bào chất và làm thay đổi sự hoạt động của gene.
Câu 17:
Đáp án đúng là: B
A - Sai. Sự truyền tín hiệu bên trong tế bào thực chất là sự chuyển đổi tín hiệu giữa các phân tử trong con đường truyền tin của tế bào.
B - Đúng. Thụ thể khi nhận tín hiệu sẽ tác động làm thay đổi hình dạng của phân tử kế tiếp tham gia trong chuỗi truyền tín hiệu.
C - Sai. Thụ thể có thể là các protein trên màng, các enzyme, các loại protein tham gia vào quá trình hoạt hóa gene hoặc nhiều loại protein kết cặp với enzyme.
D - Sai. Các phân tử protein thụ thể được phân bố ở màng hay trong tế bào chất.
Câu 18:
Đáp án đúng là: C
ATP được coi là “đồng tiền” năng lượng của tế bào.
Câu 19:
Đáp án đúng là: D
Trung tâm hoạt động của enzyme là một vùng cấu trúc không gian đặc biệt có khả năng liên kết đặc hiệu với cơ chất để xúc tác cho phản ứng diễn ra.
Câu 20:
Đáp án đúng là: D
Hoạt tính của enzyme bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như nhiệt độ, độ pH, nồng độ cơ chất, nồng độ enzyme cũng như nồng độ các chất ức chế hoặc hoạt hóa enzyme.
Câu 21:
Đáp án đúng là: B
Cả chu trình Krebs và hệ thống vận chuyển electron đều xảy ra ở bào quan là ti thể.
Câu 22:
Đáp án đúng là: C
Lên men là quá trình phân giải không hoàn toàn phân tử đường để tạo năng lượng mà không có sự tham gia của O2 và chuỗi truyền electron.
Câu 23:
Đáp án đúng là: A
Pha tối quang hợp xảy ra ở chất nền của lục lạp.
Câu 24:
Đáp án đúng là: C
ATP là một hợp chất cao năng, năng lượng của ATP tích lũy chủ yếu ở 2 liên kết giữa 2 nhóm phosphate ở ngoài cùng.
Câu 25:
Đáp án đúng là: A
Enzyme là chất xúc tác sinh học được tổng hợp trong tế bào sống. Enzyme làm tăng tốc độ của phản ứng mà không bị biến đổi sau phản ứng.
Enzyme không phải là hợp chất cao năng.
Câu 26:
Đáp án đúng là: A
A – Đúng. Lên men không cần có chuỗi truyền điện tử và O2.
B - Sai. Lên men không có sự tham gia của O2 và chuỗi chuyền điện tử.
C - Sai. Lên men ethanol tạo ra lượng ATP như lên men lactate.
D - Sai. Mỗi phân tử glucose qua lên men ethanol tạo ra 2 ATP.
Câu 27:
Đáp án đúng là: A
Nguồn gốc của oxi thoát ra từ quang hợp là từ phân tử nước, trong quá trình quang phân li nước.
Câu 28:
Đáp án đúng là: C
A – Sai. Trong quá trình quang hợp, cây hấp thụ khí carbon dioxide.
B – Sai. Quang hợp là quá tình tổng hợp chất hữu cơ.
C – Đúng. Sản phẩm của quang hợp là chất hữu cơ và oxygen.
D – Sai. Quang hợp chỉ xảy ra ở một số nhóm sinh vật như thực vật, tảo và một số vi khuẩn.
B. Phần tự luận
Câu 1:
Tế bào lông hút ở rễ cây sẽ chứa nhiều ti thể hơn vì chúng cần nhiều năng lượng để thực hiện hút và vận chuyển nước và ion khoáng từ ngoài đất vào trong mạch gỗ. Tế bào biểu bì chỉ thực hiện chức năng chứa các tế bào bảo vệ kiểm soát và điều tiết khí khổng ở mặt dưới của lá, cần ít năng lượng nên ít ti thể hơn.
Câu 2:
Tế bào rễ cây có thể hút được nước từ đất do tế bào rễ cây có không bào trung tâm lớn, chứa nhiều chất tan nên có áp suất thẩm thấu cao hơn so với môi trường đất mà nước có xu hướng đi từ nơi có nồng độ chất tan thấp đến nơi có nồng độ chất tan cao.
Câu 3:
- Khi tập luyện cường độ cao, cơ thể sẽ tăng cường sản xuất năng lượng thông qua hô hấp hiếu khí để đáp ứng nhu cầu năng lượng cho cơ thể.
- Tuy nhiên, với cường độ hô hấp hiếu khí cao, cơ thể có thể sẽ không thể cung cấp đủ lượng O2. Lúc này, hoạt động cơ bắp bắt đầu dựa vào con đường lên men lactate – một quá trình sản xuất năng lượng không cần O2. Con đường lên men lactate sinh ra lactic acid. Lượng lactic acid được sản sinh và tích lũy quá nhiều đã gây độc cho cơ.
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 SINH HỌC 10
Chủ đề |
MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ |
Tổng số câu |
Tổng điểm |
|||||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
|||||||||
Tự luận |
Trắc nghiệm |
Tự luận |
Trắc nghiệm |
Tự luận |
Trắc nghiệm |
Tự luận |
Trắc nghiệm |
Tự luận |
Trắc nghiệm |
|
|
|
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
|
Phần mở đầu |
|
1 (0,25) |
|
|
|
|
|
|
1 |
0,25 |
|
|
Chương 1: Thành phần hóa học của tế bào. |
|
2 (0,5) |
|
1 (0,25) |
|
|
|
3 |
0,75 |
|
||
Chương 2: Cấu trúc tế bào. |
|
1 (0,25) |
|
1 (0,25) |
1 (1) |
|
|
|
1 |
2 |
1,5 |
|
Chương 3: Trao đổi chất qua màng và truyền tin tế bào. |
|
6 (1,5) |
|
5 (1,25) |
1 (1) |
|
|
|
1 |
11 |
3,75 |
|
Chương 4: Chuyển hóa năng lượng trong tế bào. |
|
6 (1,5) |
|
5 (1,25) |
|
1 (1) |
|
1 |
11 |
3,75 |
|
|
Số câu |
0 |
16 |
0 |
12 |
2 |
0 |
1 |
0 |
3 |
28 |
10 |
|
Điểm số |
0 |
4 |
0 |
3 |
2 |
0 |
1 |
0 |
3 |
7 |
10 |
|
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng học kì 1
Năm học ...
Môn: Sinh học 10
Thời gian làm bài: ........
Đề thi Sinh học lớp 10 học kì 1 Kết nối tri thức có đáp án - (Đề số 3)
A. Phần trắc nghiệm
Câu 1: Đặc điểm quan trọng nhất đảm bảo tính bền vững và ổn định tương đối của tổ chức sống là
A. khả năng tự điều chỉnh và cân bằng nội môi.
B. sinh sản.
C. sinh trưởng.
D. phát triển.
Câu 2: Lipid không có đặc điểm nào sau đây?
A. Không tan trong nước.
B. Cấu trúc đa phân.
C. Được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O.
D. Cung cấp năng lượng cho tế bào.
Câu 3: Nước trong tế bào không có vai trò nào sau đây?
A. Tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất.
B. Là thành phần cấu trúc của tế bào.
C. Là nguyên liệu cho nhiều phản ứng trong tế bào.
D. Cung cấp năng lượng cho tế bào.
Câu 4: Nguyên liệu chủ yếu cung cấp cho quá trình hô hấp tế bào là loại carbohydrate nào dưới đây?
A. Cellulose.
B. Glucose.
C. Saccharose.
D. Fructose.
Câu 5: Dựa vào cấu tạo của thành tế bào, vi khuẩn được chia làm 2 nhóm là
A. vi khuẩn kị khí và vi khuẩn hiếu khí.
B. vi khuẩn sống kí sinh và vi khuẩn sống tự do.
C. vi khuẩn đơn bào và vi khuẩn đa bào.
D. vi khuẩn Gram dương và vi khuẩn Gram âm.
Câu 6: Nơi diễn ra quá trình tổng hợp protein là chức năng của
A. lục lạp.
B. ribosome.
C. lysosome.
D. peroxisome.
Câu 7: Hình thức vận chuyển chất dưới đây có sự biến dạng của màng sinh chất là
A. khuếch tán.
B. thụ động.
C. thực bào.
D. tích cực.
Câu 8: Trong nhiều trường hợp, sự vận chuyển qua màng tế bào phải sử dụng “chất mang”. “Chất mang” chính là các phân tử?
A. Protein xuyên màng.
B. Phospholipid.
C. Protein bám màng.
D. Cholesterol.
Câu 9: Kênh protein đặc biệt là “aquaporin” dùng để vận chuyển chất nào sau đây?
A. Lipid.
B. Nước.
C. Protein.
D. Carbon dioxide.
Câu 10: Truyền tin tế bào là
A. sự di chuyển của các phân tử trong môi trường nội bào.
B. sự di chuyển của các phân tử bên ngoài tế bào.
C. sự phát tán và nhận các phân tử tín hiệu qua lại giữa các tế bào.
D. sự phát tán các phân tử tín hiệu bên trong tế bào.
Câu 11: Thông tin mà các tế bào truyền cho nhau có thể là
A. phân tử protein.
B. hormone.
C. nucleotide.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 12: Các phân tử tiếp nhận tín hiệu của tế bào gọi là
A. thụ thể.
B. truyền tín hiệu.
C. đáp ứng tín hiệu.
D. kênh ion.
Câu 13: Phát biểu nào dưới đây về các loại khuếch tán là đúng ?
A. Khuếch tán tăng cường là kiểu khuếch tán cần tiêu tốn năng lượng.
B. Khuếch tán đơn giản là kiểu khuếch tán của các chất kị nước qua màng tế bào.
C. Khuếch tán tăng cường hoàn toàn phụ thuộc vào sự chênh lệch nồng độ.
D. Khuếch tán đơn giản là sự di chuyển của các chất qua lớp kép phospholipid.
Câu 14: Phát biểu nào dưới đây về các protein vận chuyển ở màng tế bào là đúng ?
A. Khi protein kênh vận chuyển các chất qua màng, nó phải thay đổi cấu hình.
B. Protein mang chỉ đơn giản tạo lỗ trên màng để cho những chất có kích thước phù hợp đi qua.
C. Tế bào có thể điều chỉnh các chất ra, vào tế bào bằng các tín hiệu đóng, mở kênh.
D. Sự thay đổi cấu hình của protein trong quá trình vận chuyển các chất luôn tiêu tốn năng lượng.
Câu 15: Đặc điểm của sự vận chuyển chất qua màng tế bào bằng sự khuếch tán là
A. chỉ xảy ra với những phân tử có đường kính lớn hơn đường kính của lỗ màng.
B. chất luôn vận chuyển từ nơi nhược trương sang nơi ưu trương.
C. là hình thức vận chuyển chỉ có ở tế bào thực vật.
D. dựa vào sự chênh lệch nồng độ các chất ở trong và ngoài màng.
Câu 16: Sản phẩm tạo ra có thể thay đổi hoạt tính của enzyme là kết quả của giai đoạn
A. tiếp nhận tín hiệu.
B. truyền tín hiệu.
C. đáp ứng tín hiệu.
D. vô hiệu hóa tín hiệu.
Câu 17: Phát biểu nào dưới đây về quá trình truyền tin bên trong tế bào là đúng?
A. Tín hiệu từ bên ngoài tế bào được chuyển đổi thành tín hiệu bên trong tế bào.
B. Tín hiệu từ bên ngoài tế bào trực tiếp hoạt hóa hoặc bất hoạt một gene nào đó trong tế bào.
C. Tín hiệu từ bên ngoài tế bào có thể trực tiếp thay đổi hoạt tính enzyme.
C. Tín hiệu từ bên ngoài tế bào được chuyển từ phân tử này sang phân tử khác trong chuỗi truyền tin bên trong tế bào.
Câu 18: Năng lượng hoạt hóa là năng lượng
A. cần để làm cho các chất tham gia phản ứng chuyển đổi từ trạng thái ổn định sang trạng thái không ổn định khiến các liên kết dễ bị bẻ gãy hoặc dễ được hình thành.
B. làm cho enzyme thay đổi cấu hình phù hợp với cơ chất.
C. cần để enzyme chuyển động nhanh hơn.
D. cần để biến đổi chất tham gia phản ứng thành chất khác.
Câu 20: Đa số enzyme có bản chất là
A. ATP.
B. protein.
C. lipid.
D. cơ chất.
Câu 20: Enzym không có đặc điểm nào sau đây?
A. Hoạt tính xúc tác mạnh.
B. Tính chuyên hoá cao.
C. Bị biến dổi sau phản ứng.
D. Bị bất hoạt ở nhiệt độ cao.
Câu 21: Quá trình phân giải hiếu khí được chia thành 3 giai đoạn chính là:
A. đường phân, chu trình Krebs và chuỗi chuyền electron..
B. đường phân, lên men và chuỗi chuyền electron..
C. lên men, chu trình Krebs và chuỗi chuyền electron..
D. đường phân, chu trình Krebs và lên men.
Câu 22: Quá trình đường phân xảy ra ở
A. màng ti thể.
B. nhân tế bào.
C. tế bào chất.
D. màng thylakoid.
Câu 23: Quang phân li nước xảy ra trong
A. hô hấp tế bào.
B. lên men.
C. pha tối.
D. pha sáng.
Câu 24: Ức chế ngược là một cách điều hòa chuyển hóa vật chất có hiệu quả vì
A. enzyme đầu tiên trong con đường chuyển hóa bị ức chế bởi sản phẩm của chính nó.
B. enzyme cuối trong con đường chuyển hóa bị ức chế bởi sản phẩm của chính nó.
C. enzyme đầu tiên trong con đường chuyển hóa bị ức chế bởi sản phẩm cuối cùng của con đường chuyển hóa.
D. enzyme cuối cùng trong con đường chuyển hóa bị ức chế bởi sản phẩm cuối cùng của con đường chuyển hóa.
Câu 25: Một phân tử ATP có chứa bao nhiêu liên kết cao năng?
A. 3 liên kết.
B. 2 liên kết.
C. 4 liên kết.
D. 1 liên kết.
Câu 26: Khi nói về chuyển hoá vật chất trong tế bào, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trong quá trình chuyển hóa vật chất, các chất được di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác trong tế bào.
B. Chuyển hóa vật chất là quá trình biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác.
C. Chuyển hóa vật chất là quá trình quang hợp và hô hấp xảy ra trong tế bào.
D. Chuyển hóa vật chất là tập hợp các phản ứng sinh hoá xảy ra bên trong tế bào làm biến đổi chất này thành chất khác.
Câu 27: Trong quá trình lên men, chất nào sau đây được tái sinh?
A. Tinh bột.
C. NAD+.
D. NADH.
Câu 28: Quang khử là quá trình xảy ra ở nhóm sinh vật nào sau đây?
A. Nấm.
B. Động vật.
C. Một số vi khuẩn màu lục và màu tía.
D. Một số vi khuẩn hóa tổng hợp.
A. Phần tự luận
Câu 1: Dựa vào thành phần nào của tế bào vi khuẩn, người ta có thể phân biệt được 2 nhóm vi khuẩn Gr- và Gr+? Điều này có ý nghĩa gì đối với y học?
Câu 2: Tại sao người ta thường dùng nước muối sinh lí để vệ sinh răng miệng?
Câu 3: Nhiệt độ trung bình của cơ thể người là 37oC. Hãy giải thích tại sao nhiệt độ hoạt động tối ưu của hầu hết các enzyme ở người lại dao động xung quanh 40oC.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng học kì 1
Năm học ...
Môn: Sinh học 10
Thời gian làm bài: ........
Đề thi Sinh học lớp 10 học kì 1 Kết nối tri thức có đáp án - (Đề số 4)
A. Phần trắc nghiệm
Câu 1: Đặc điểm chỉ có được do sự sắp xếp và tương tác của các bộ phận cấu thành nên hệ thống được gọi là
A. đặc điểm mới.
B. đặc điểm nổi trội.
C. đặc điểm phức tạp.
D. đặc điểm đặc trưng.
Câu 2: Liên kết nào sau đây được hình thành giữa các phân tử nước?
A. Liên kết cộng hóa trị.
B. Liên kết hydrogen.
C. Liên kết ion.
D. Cả liên kết cộng hóa trị và liên kết hydrogen.
Câu 3: Các phân tử sinh học chính bao gồm
A. carbohydrate, lipid, nucleotide.
B. carbohydrate, lipid, protein, nucleic acid.
C. glucose, lipid, protein, nucleic acid.
D. carbohydrate, acid béo, amino acid, nucleic acid.
Câu 4: Bậc cấu trúc nào của protein bị thay đổi khi liên kết hydrogen bị phá hủy?
A. Bậc 1 và 2.
B. Bậc 1 và 3.
C. Bậc 2 và 3.
D. Tất cả các bậc cấu trúc.
Câu 5: Màng sinh chất của vi khuẩn được cấu tạo chủ yếu từ hai lớp nào?
A. Phospholipid và protein.
B. Cellulose và protein.
C. Steroid và protein.
D. Phospholipid và cellulose.
Câu 6: Đặc điểm nào sau đây đúng khi nói về màng nhân?
A. Không có ở tế bào nhân sơ.
B. Cấu tạo gồm hai lớp.
C. Có nhiều lỗ nhỏ đảm bảo cho các chất có thể ra vào nhân.
D. Cả 3 đáp án A, B, C đều đúng.
Câu 7: Quá trình vận chuyển nào sau đây không sử dụng chất mang?
A. Vận chuyển chủ động.
B. Khuếch tán.
C. Xuất bào và nhập bào.
D. Vận chuyển thụ động.
Câu 8: Các chất được vận chuyển qua màng tế bào thường ở dạng
A. hòa tan trong dung môi.
B. thể rắn.
C. thể nguyên tử.
D. thể khí.
Câu 9: Hiện tượng thẩm thấu là
A. sự khuếch tán của các phân tử nước qua màng.
B. sự khuếch tán của chất tan qua màng.
C. sự khuếch tán của các ion qua màng.
D. sự khuếch tán của các chất qua màng.
Câu 10: Sự chuyển đổi tín hiệu giữa các phân tử trong con đường truyền tin của tế bào là
A. sự tiếp nhận tín hiệu trong tế bào.
B. sự truyền tín hiệu trong tế bào.
C. sự đáp ứng của tế bào.
D. sự đáp ứng tín hiệu ngoài tế bào.
Câu 11: Các phân tử protein thụ thể được phân bố ở đâu trong tế bào?
A. Ở màng hay trong tế bào chất. .
B. Ở thành tế bào và tế bào chất.
C. Ở màng nhân và thành tế bào.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 12: Môi trường đẳng trưởng là môi trường có nồng độ chất tan
A. bằng nồng độ chất tan trong tế bào.
B. cao hơn nồng độ chất tan trong tế bào.
C. thấp hơn nồng độ chất tan trong tế bào.
D. luôn ổn định.
Câu 13: Co nguyên sinh là hiện tượng
A. cả tế bào co lại.
B. khối nguyên sinh chất của tế bào bị co lại.
C. màng sinh chất bị dãn ra.
D. nhân tế bào co lại làm cho thể tích của tế bào bị thu nhỏ lại.
Câu 14: Các sản phẩm tiết được đưa ra khỏi tế bào theo con đường là
A. xuất bào.
B. khuếch tán.
C. thẩm thấu.
D. cả xuất bào và nhập bào.
Câu 15: Sự vận chuyển chủ động và xuất nhập bào luôn tiêu hao ATP vì
A. cần phải sử dụng chất mang để tiến hành vận chuyển.
B. tế bào cần nhiều phân tử có kích thước nhỏ.
C. vận chuyển ngược chiều nồng độ hoặc cần có sự biến dạng của màng sinh chất.
D. các chất được vận chuyển có năng lượng lớn.
Câu 16: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về giai đoạn tiếp nhận tín hiệu trong truyền tin tế bào?
A. Tế bào tiếp nhận tín hiệu bằng các protein thụ thể.
B. Các phân tử tín hiệu phân bố chủ yếu ở màng nhân.
C. Mỗi loại thụ thể liên kết với tín hiệu phù hợp như ổ khóa và chìa khóa.
D. Protein màng có thể là thụ thể tiếp nhận tín hiệu.
Câu 17: Đâu là kết quả của quá trình truyền tín hiệu?
A. Là sự chuyển đổi tín hiệu giữa các phân tử.
B. Là sự đáp ứng của tế bào trước thông tin mà nó nhận được.
C. Là sự liên kết của thụ thể với tín hiệu hóa học.
C. Là sự biến đổi thông tin di truyền.
Câu 18: Năng lượng là đại lượng đặc trưng cho
A. khả năng sinh công.
B. lực tác động lên vật.
C. khối lượng của vật.
D. công mà vật chịu tác động.
Câu 19: Cơ chất là
A. chất tham gia cấu tạo enzyme.
B. sản phẩm tạo ra từ các phản ứng do enzyme xúc tác.
C. chất tham gia phản ứng do enzyme xúc tác.
D. chất tạo ra do enzyme liên kết với cơ chất.
Câu 20: Sản phẩm chuyển hóa được tạo ra sẽ quay lại ức chế enzyme xúc tác cho phản ứng ở đầu chuỗi gọi là
A. phản ứng trung gian.
B. ức chế ngược.
C. ức chế xuôi.
D. ức chế hóa học.
Câu 21: Quá trình phân giải đường diễn ra theo 3 con đường là
A. đường phân, chu trình Krebs và chuỗi chuyền electron..
B. lên men, chu trình Krebs và chuỗi chuyền electron..
C. hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí và lên men.
D. hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí và quang hợp.
Câu 22: Năng lượng chủ yếu được tạo ra từ quá trình hô hấp là
A. ATP.
B. NADH.
C. ADP.
D. FADH2.
Câu 23: Trong quá trình quang hợp, pha tối diễn ra theo chu trình nào sau đây?
A. Chu trình Krebs.
B. Chu trình Calvin.
C. Chu trình đường phân.
D. Chu trình Carbon.
Câu 24: Năng lượng trong phân tử ATP là dạng năng lượng nào sau đây?
A. Thế năng.
B. Cơ năng.
C. Động năng.
D. Hóa năng.
Câu 25: Liên kết P ~ P ở trong phân tử ATP rất dễ bị phá vỡ để giải phóng năng lượng. Nguyên nhân là do
A. phân tử ATP là chất giàu năng lượng.
B. phân tử ATP có chứa 3 nhóm phosphate.
C. các nhóm phosphate đều tích điện âm nên đẩy nhau.
D. đây là liên kết mạnh.
Câu 26: Enzyme có tính đặc hiệu cao là vì
A. enzyme là chất xúc tác sinh học được tạo ra ở tế bào có bản chất là protein.
B. enzyme có hoạt tính mạnh, xúc tác cho các phản ứng hoá sinh ở trong tế bào.
C. enzym bị biến tính khi có nhiệt độ cao, pH thay đổi.
D. trung tâm hoạt động của enzyme chỉ tương thích với loại cơ chất do nó xúc tác.
Câu 27: Giai đoạn đường phân không sử dụng chất nào sau đây?
A. Glucose.
B. NAD+.
C. ATP.
D. O2.
Câu 28: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về cơ chế của quang hợp?
A. Pha sáng diễn ra trước, pha tối diễn ra sau.
B. Pha tối diễn ra trước, pha sáng diễn ra sau.
C. Pha sáng và pha tối diễn ra đồng thời.
D. Chỉ có pha sáng mà không có pha tối.
A. Phần tự luận
Câu 1: Vì sao ti thể và lục lạp có khả năng tổng hợp protein cho riêng mình?
Câu 2: Tại sao khi chẻ rau muống thành sợi và ngâm vào nước thì các sợi rau lại cuộn tròn lại?
Câu 3: Dựa vào thành phần cấu tạo và cơ chế điều hòa quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng của enzyme, hãy giải thích vì sao trong trồng trọt và chăn nuôi, muốn thu được năng suất cao, con người phải chú ý bổ sung đầy đủ các nguyên tố khoáng vi lượng, vitamin vào chế độ dinh dưỡng cho cây trồng và vật nuôi.
Để xem trọn bộ Đề thi Sinh học 10 Kết nối tri thức có đáp án, Thầy/ cô vui lòng Tải xuống!
Xem thêm đề thi các môn lớp 10 bộ Kết nối tri thức hay, có đáp án chi tiết:
Đề thi Học kì 1 Toán lớp 10 Kết nối tri thức (10 đề có đáp án + ma trận)
Đề thi Tiếng Anh lớp 10 Học kì 1 Global success (10 đề có đáp án + ma trận) | Kết nối tri thức
Đề thi Học kì 1 Văn lớp 10 Kết nối tri thức (10 đề có đáp án + ma trận)
Đề thi Học kì 1 Hóa học lớp 10 Kết nối tri thức (10 đề có đáp án + ma trận)
Đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 10 Kết nối tri thức (10 đề có đáp án + ma trận)
Đề thi Học kì 1 Lịch sử lớp 10 Kết nối tri thức (10 đề có đáp án + ma trận)
Đề thi Học kì 1 Địa lí lớp 10 Kết nối tri thức (10 đề có đáp án + ma trận)
Đề thi Học kì 1 Công Nghệ Trồng trọt lớp 10 Kết nối tri thức (10 đề có đáp án + ma trận)
Đề thi Học kì 1 Công Nghệ Thiết kế lớp 10 Kết nối tri thức (10 đề có đáp án + ma trận)
Đề thi Học kì 1 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 10 Kết nối tri thức (10 đề có đáp án + ma trận)
Đề thi Học kì 1 Tin học lớp 10 Kết nối tri thức (10 đề có đáp án + ma trận)
Xem thêm các chương trình khác:
- TOP 100 Đề thi Toán 10 (cả năm) (Chân trời sáng tạo) 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Tiếng Anh 10 (cả năm) Friends Global 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Ngữ Văn 10 (cả năm) (Chân trời sáng tạo) năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Hóa học 10 (cả năm) (Chân trời sáng tạo) năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Vật lí 10 (cả năm) (Chân trời sáng tạo năm) 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Sinh học 10 (cả năm) (Chân trời sáng tạo năm) 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Lịch sử 10 (cả năm) (Chân trời sáng tạo năm) 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Địa lí 10 (cả năm) (Chân trời sáng tạo năm) 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Kinh tế pháp luật 10 (cả năm) (Chân trời sáng tạo) năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Toán 10 (cả năm) (Cánh diều) 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Tiếng Anh 10 (cả năm) Explore new worlds năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Ngữ Văn 10 (cả năm) (Cánh diều) năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Hóa học 10 (cả năm) (Cánh diều) năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Vật lí 10 (cả năm) (Cánh diều) năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Sinh học 10 (cả năm) (Cánh Diều) năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Lịch sử 10 (cả năm) (Cánh diều) năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Địa lí 10 (cả năm) (Cánh Diều) năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Công nghệ 10 (Cả năm) (Cánh Diều) năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Kinh tế pháp luật 10 (cả năm) (Cánh Diều) năm 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Tin học 10 (cả năm) (Cánh Diều) 2024 - 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Tiếng Anh 10 (cả năm) iLearn Smart World năm 2024 - 2025 có đáp án