Bài thu hoạch BDTX Giáo viên mầm non Module 8 (Lập kế hoạch giáo dục trẻ em trong nhóm, lớp trong các cơ sở GDMN)

Vietjack.me tổng hợp, biên soạn giới thiệu đến thầy cô Bài thu hoạch BDTX Giáo viên mầm non Module 8 theo Thông tư 12 với chủ đề Lập kế hoạch giáo dục trẻ em trong nhóm, lớp trong các cơ sở GDMN. Mời thầy cô và các bạn đón xem:

1 1,385 24/01/2024


Bài thu hoạch BDTX Giáo viên mầm non Module 8 (Lập kế hoạch giáo dục trẻ em trong nhóm, lớp trong các cơ sở GDMN)

Bài thu hoạch BDTX Giáo viên mầm non Module 8 (Lập kế hoạch giáo dục trẻ em trong nhóm, lớp trong các cơ sở GDMN) (ảnh 1)

1. Nguyên tắc lập kế hoạch giáo dục năm học trường mầm non

Trước khi tiến hành lập kế hoạch, người thực hiện cần đảm bảo 5 nguyên tắc sau đây:

Nguyên tắc 1: Kế hoạch năm học phải quán triệt đường lối, chủ trương, phương hướng, nhiệm vụ trong 1 năm học. Đây là căn cứ quan trọng để xây dựng kế hoạch năm học của trường.

Nguyên tắc 2: Kế hoạch phải đảm bảo tính cân đối, toàn diện, có trọng tâm. Cụ thể:

  • Cân đối: đảm bảo cân bằng giữa các công việc, các hoạt động của nhà trường như: cân đối giữa chăm sóc và giáo dục trẻ, cân đối giữa nhu cầu và khả năng đáp ứng, cân đối giữa các hoạt động giáo dục,…

  • Toàn diện: Kế hoạch phải đề cập đầy đủ các khía cạnh hoạt động của nhà trường.

  • Có trọng tâm: tập trung vào những vấn đề quan trọng của nhà trường trong năm học, không lan man.

Nguyên tắc 3: Kế hoạch năm học phải đảm bảo tính cân đối, toàn diện và có trọng tâm.

Nguyên tắc 4: Đảm bảo tính tập trung dân chủ.

Trong quá trình xây dựng kế hoạch phải đảm bảo quyền dân chủ, thảo luận để phát huy trí tuệ, thu thập ý kiến đóng góp của tập thể cán bộ, giáo viên vào việc xây dựng kế hoạch. Đồng thời đảm bảo tính tập trung trên cơ sở dân chủ.

Nguyên tắc 5: Đảm bảo tính pháp lệnh của kế hoạch.

Kế hoạch sau khi tiếp thu ý kiến của quần chúng, được cấp trên duyệt thì trở thành văn bản mang tính pháp lý. Đó là quyết định quan trọng của nhà trường và mọi thành viên phải có trách nhiệm thực hiện, hoàn thành kế hoạch.

2. Lập kế hoạch giáo dục trẻ em trong nhóm, lớp trong các cơ sở GDMN

1. Các loại kế hoạch giáo dục và yêu cầu đối với xây dựng kế hoạch giáo dục trẻ em trong nhóm, lớp.

1.1. Các loại kế hoạch giáo dục

Kế hoạch giáo dục giúp giáo viên thực hiện chương trình giáo dục mầm non một cách có mục đích và có hệ thống. Bao gồm:

* Kế hoạch dài hạn:

- Kế hoạch thực hiện chương trình GDMN năm học: Kế hoạch bao trùm lên cả một năm học, gồm: mục tiêu, nội dung, các sự kiện được thực hiện trong một năm học

- Kế hoạch giáo dục tháng hoặc chủ đề: Kế hoạch bao trùm lên cả một tháng/ chủ đề, cụ thể hóa các nội dung giáo dục nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục theo các lĩnh vực phát triển, được thực hiện qua các hoạt động học, khám phá, trải nghiệm, vui chơi của trẻ trong một tháng hoặc một chủ đề hoặc một dự án.

* Kế hoạch ngắn hạn:

- Kế hoạch giáo dục tuần: Kế hoạch giáo dục bao trùm lên cả một tuần và được lập một cách cụ thể nhằm đưa kế hoạch tháng vào thực hiện, chú ý đến sự liên tục của cuộc sống

- Kế hoạch giáo dục ngày: Kế hoạch giáo dục bao trùm lên cả một ngày và diễn tả chi tiết hoạt động cuộc sống (sinh hoạt) của trẻ ở trường.

Kế hoạch tuần, ngày là sự sắp xếp các hoạt động học, khám phá, trải nghiệm, vui chơi của trẻ (ở các lình vực phát triển) vào các ngày trong tuần và các thời điểm trong ngày nhằm triển khai nội dung của tháng hoặc chủ đề.

1.2. Yêu cầu đối với xây dựng kế hoạch giáo dục trẻ em trong nhóm, lớp

Áp dụng quan điểm GD láy trẻ làm trung tâm trong lập KHGD, giáo viên cần đảm bảm:

- Mọi trẻ đều được hỗ trợ để phát triển tất cả các lĩnh vực: thể chất, vận động, tình cảm và quan hệ xã hội, ngôn ngữ và giao tiếp, nhận thức, thẩm mỹ.

- Mọi trẻ đều được học thông qua chơi và bằng nhiều cách khác nhau.

- Mọi trẻ đều được hoạt động tích cực bằng nhiều hoạt động khác nhau như bắt chước, tìm tòi khám phá, trải nghiệm, thực hành, sáng tạo, hợp tác, chia sẻ ý tưởng…

Giáo viên cần:

- Xác định được mục tiêu, nội dung, phương pháp, đồ dùng đồ chơi phương tiện, học liệu, thời gian, địa điểm phù hợp với lợi ích, nhu cầu và khả năng của trẻ.

- Linh hoạt thay đổi nội dung, phương pháp, đồ dùng, thời gian, địa điểm khi hoàn cảnh thay đổi.

- Giáo viên có nhiều cách trình bày kế hoạch giáo dục, chỉ cần đảm bảo mục tiêu, nội dung, lĩnh vực hoạt động

- Chú trọng nhất vào kế hoạch giáo dục tuần và ngày.

2. Hướng dẫn lập kế hoạch giáo dục trẻ các độ tuổi: xác định mục tiêu, nội dung, thiết kế hoạt động giáo dục, chuẩn bị đồ dùng, phương tiện, xác định thời gian, không gian, thực hiện đánh giá và điều chỉnh kế hoạch.

* Các bước xây dựng kế hoạch thực hiện CTGDMN

- Bước 1: Giáo viên dạy lớp NT, mẫu giáo và tổ trưởng cùng xây dựng kế hoạch thực hiện CTGDMN năm học, tháng hoặc chủ đề, kế hoạch giáo dục tuần, kế hoạch giáo dục ngày, hoạt động của lớp,

- Bước 2: Ban giám hiệu duyệt có ý kiến bổ sung, điều chỉnh trước và trong quá trình giáo viên tổ chức thực hiện.

Để lập kế hoạch giáo dục trẻ theo các độ tuổi cần:

- Xác định mục tiêu giáo dục.

- Xác định nội dung giáo dục

- Hoạt động giáo dục

- Môi trường giáo dục: đồ dùng, phương tiện, thời gian không gian và việc điều chỉnh kế hoạch.

2.1. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NĂM HỌC

Bao gồm 2 phần:

- Mục tiêu GD năm học cuối mỗi độ tuổi

- Dự kiến ngân hàng nội dung, hoạt động và các sự kiện diễn ra trong năm học nhằm đạt được mục tiêu GD năm học của mỗi độ tuổi

a. Mục tiêu giáo dục năm học:

* Căn cứ xây dựng:

- Kết quả mong đợi theo từng lĩnh vực cuối mỗi độ tuổi trong chương trình GDMN

- Các chỉ số đánh giá trẻ cuối độ tuổi (đối với trẻ 5 tuổi sử dụng Bộ chuẩn PTTENT)

- Mục tiêu phát triển của cơ sở GDMN, chỉ đạo chuyên môn của ngành học.

- Năng lực, thế mạnh của đội ngũ CBQL, GV, điều kiện CSVC, văn hóa địa phương

- Khả năng, nhu cầu, hứng thú của trẻ.

* Mục tiêu giáo dục năm học cuối mỗi độ tuổi bao gồm:

+ Kết quả mong đợi trong chương trình GDMN của từng độ tuổi.

+ Bổ sung những chỉ số đánh giá cuối độ tuổi không có trong kết quả mong đợi.

+ Mục tiêu bổ sung, nâng cao (nếu có) theo định hướng phát triển của nhà trường.

* Các bước xây dựng mục tiêu giáo dục năm học

Bước 1. Xác định mục tiêu GD bổ sung hoặc nâng cao, chuyên sâu của nhà trường:

- BGH định hướng lĩnh vực phát triển nào trong Chương trình sẽ được nhà trường bổ sung hoặc nâng cao, chuyên sâu hơn so với kết quả mong đợi trong chương trình GDMN, nhằm duy trì phát triển thương hiệu nhà trường, phù hợp điều kiện năng lực BGH, GV, CSVC... (nếu có).

Bước 2. Xây dựng mục tiêu GD năm học cuối mỗi độ tuổi:

- Copy toàn bộ kết quả mong đợi cuối độ tuổi trong Chương trình GDMN làm mục tiêu GD năm học của độ tuổi

- So sánh kết quả mong đợi cuối độ tuổi với bộ chỉ số đánh giá trẻ cuối độ tuổi (chỉ số đánh giá lứa tuổi nhà trẻ, 3, 4 tuổi theo CV 4242/SGD&ĐT-GDMN ngày 29/3/2010 và bộ chuẩn PTTE 5T). Tìm ra một số chỉ số không có trong kết quả mong đợi để làm mục tiêu GD năm học của độ tuổi đó. (Cách viết: Nội dung chỉ số...)

- Cụ thể những mục tiêu GD bổ sung hoặc nâng cao, chuyên sâu của nhà trường theo độ tuổi đã được xác định ở bước 1 (nếu có)

+ Bổ sung: Là cộng thêm vào ngoài kết quả mong đợi trong Chương trình và chỉ số đánh giá trẻ.

+ Nâng cao, chuyên sâu ( khuyến khích thực hiện ): Có thể ở phần được bổ sung hoặc có thể nâng cao, chuyên sâu trong chính kết quả mong đợi của Chương trình (một vài kết quả mong đợi trong 1 lĩnh vực hoặc trọn vẹn 1-2 lĩnh vực / 5 lĩnh vực (trường chất lượng cao sẽ nâng cao, chuyên sâu nhiều hơn trường đại trà)

+ Cách viết mục tiêu bổ sung, nâng cao ( nên có ký hiệu nổi rõ ) như là in nghiêng, mực đỏ….

* Lưu ý: Đối với các lứa tuổi nhà trẻ dưới 24 tháng tuổi: mục tiêu giáo dục cuối độ tuổi cần đạt được tối thiểu là kết quả mong đợi như Chương trình GDMN ( không nhất thiết phải có mục tiêu bổ sung, nâng cao)

Ví dụ minh họa 1:

MỤC TIÊU GIÁO DỤC LỨA TUỔI MẪU GIÁO LỚN NĂM HỌC……

Lĩnh vực phát triển Thể chất (Trình bày khổ giấy ngang)

Mục tiêu GD cuối độ tuổi

Ghi chú để học viên hiểu

A. Phát triển vận động





Kết quả mong đợi trong Chương trình GDMN

1. Thực hiện được các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp

Thực hiện đúng, thuần thục các động tác của bài thể dục theo hiệu lệnh hoặc theo nhịp bản nhạc/ bài hát. Bắt đầu và kết thúc động tác đúng nhịp.

2. Thể hiện kỹ năng vận động cơ bản và các tố chất trong vận động

2.1. Giữ được thăng bằng cơ thể khi thực hiện vận động:
- Đi lên, xuống trên ván dốc (dài 2m, rộng 0,30m) một đầu kê cao 0,30m

2.2 ……

3. Thực hiện và phối hợp được các cử động của bàn tay ngón tay, phối hợp tay - mắt

3.1. Thực hiện được các vận động:

- Uốn ngón tay, bàn tay; xoay cổ tay;

- Gập, mở lần lượt từng ngón tay

- Nhảy xuống từ độ cao 40 cm (CS2)

Các chỉ số trong Bộ chuẩn PTTE5T không có trong kết quả mong đợi

- Trèo lên xuống thang ở độ cao 1,5 m so với mặt đất (CS4)

- Nhảy lò cò được ít nhất 5 bước liên tục, đổi chân theo yêu cầu (CS9)….

B. Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe





Kết quả mong đợi trong Chương trình GDMN

1. Biết một số món ăn, thực phẩm thông thường và ích lợi của chúng đối với sức khỏe

1.1 Lựa chọn được một số thực phẩm khi được gọi tên nhóm:

-Thực phẩm giàu chất đạm: thịt, cá...

-Thực phẩm giàu vitamin và muối khoáng: rau, quả…

2. Thực hiện được một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt

2.1. Thực hiện được một số việc đơn giản:

-Tự rửa tay bằng xà phòng. Tự lau mặt, đánh răng.

-Tự thay quần, áo khi bị ướt, bẩn và để vào nơi quy định.

- Đi vệ sinh đúng nơi qui định, biết đi xong dội/ giật nước cho sạch

2.2......

- Sử dụng được dao, dĩa, đũa

- Chuẩn bị giờ ăn ( ăn chính, ăn phụ....)

- Tự chải tóc.
................


Mục tiêu bổ sung, nâng cao của nhà trường

- Phấn đấu giảm tỷ lệ béo phì........% so với năm học trước

Bước 3. Duyệt mục tiêu GD cả năm của từng độ tuổi

- BGH, khối trưởng duyệt mục tiêu GD của toàn trường ( duyệt từng khối lớp, so sánh đối chiếu giữa các khối lớp ): Đảm bảo sự đồng tâm phát triển giữa mục tiêu GD các độ tuổi. In, photo mục tiêu GD năm học đã được phê duyệt cho từng khối, lớp để lưu và thực hiện.

b. Nội dung, hoạt động giáo dục năm học

* Căn cứ xây dựng:

- Khung thời gian thực hiện chương trình (35 tuần/ năm)

- Mục tiêu GD năm học của độ tuổi

- Nội dung giáo dục trong Chương trình GDMN

- Tham khảo Chương trình cải cách, các tài liệu Chương trình khác

- Tuyển tập, tài liệu, băng đĩa hình tham khảo trong và ngoài nước.

- Các đề tài do GV sáng tạo phù hợp đáp ứng được mục tiêu đề ra.

* Nội dung, hoạt động GD năm học bao gồm:

+ Mục tiêu GD năm học của độ tuổi theo từng lĩnh vực.

+ Dự kiến thời gian thực hiện đạt được kết quả mong đợi (mục tiêu GD) .

+ Nội dung, hoạt động giáo dục theo từng lĩnh vực.

*Các bước xây dựng nội dung, hoạt động giáo dục năm học.

Bước 1: Dự kiến sự kiện, chủ đề trong năm theo tháng, tuần: Đảm bảo nguyên tắc tổ chức các sự kiện, chủ đề phù hợp với thời gian thực tế diễn ra và giúp GV dễ lựa chọn các nội dung hoạt động có liên quan đến sự kiện, chủ đề khi xây dựng kế hoạch tháng

Kế hoạch giáo dục năm học, bao gồm:

- Mục tiêu GD năm học

- Nội dung GD năm học.

- Dự kiến các chủ đề GD trong năm học (Đối với trẻ mẫu giáo, nội dung của các lĩnh vực giáo dục chủ yếu được tổ chức thực hiện theo hướng tích hợp và tích hợp theo các chủ đề gần gũi thông qua các hoạt động đa dạng, thích hợp với trẻ và điều kiện thực tế của địa phương. Tuy nhiên, không tuyệt đối hóa nội dung tích hợp theo chủ đề, có thể có những khoảng thời gian nội dung GD gần gũi được lựa chọn để thực hiện theo tháng, có những nội dung GD không tích hợp được theo chủ đề nhưng vẫn cần thực hiện trong thời gian thực hiện chủ đề).

Ví dụ minh họa 2: DỰ KIẾN CÁC CHỦ ĐỀ, SỰ KIỆN NĂM HỌC LỚP MẪU GIÁO LỚN

Tháng

Tuần 1

Tuần 2

Tuần 3

Tuần 4

Tuần 5

9

Khai giảng

Trung Thu

........

........

10

Gia đình tôi

Tôi là một thành viên trong gia đình

Mừng ngày 20/10

Những ngày vui của gia đình

11

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11

12

........

........

Noel

Tết Dương lịch

5

........

........

Bác Hồ

........

Tổng kết năm học

3. Bài thu hoạch module 8 mầm non theo thông tư 12 chi tiết nhất

Dưới đây là bài thu hoạch module 8 mầm non vô cùng chi tiết gồm có 6 phần lớn và rất nhiều phần nhỏ kèm theo. Cụ thể là căn cứ xây dựng kế hoạch; đặc điểm tình hình nhà trường; định hướng chiến lược; mục tiêu và phương châm hành động; tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá kết quả; những kiến nghị đề xuất. Mời các bạn tham khảo.

Trường Mầm non ............ nằm trên địa bàn ............ Trường được thành lập từ......với tổng diện tích.....m², là trường đầu tiên của thành phố và luôn được quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền, các ban ngành của thành phố, của phường tạo điều kiện thuận lợi cho trường thực hiện tốt nhiệm vụ năm học. Nhà trường đã được công nhận là cơ sở giáo dục đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục cấp độ 3 đầu tiên của....... vào tháng........

Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn ........., tầm nhìn ...........nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển. Là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của Hội đồng trường và hoạt động của Ban giám hiệu cũng như toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường. Xây dựng và phát triển kế hoạch chiến lược của trường MN ........ là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị Quyết của Đảng và chính sách của Chính Phủ về đổi mới giáo dục mầm non.

I. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

- Căn cứ Luật Giáo dục năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục năm 2009;

- Điều lệ trường mầm non;

- Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non;

- Căn cứ đặc điểm tình hình của trường địa phương.

II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH NHÀ TRƯỜNG

1. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên

- Tổng số: .....cán bộ, giáo viên, nhân viên (BGH: ...., giáo viên: ......., nhân viên .....),

- Về chất lượng đội ngũ: 100% đạt chuẩn đào tạo, trong đó có 95% trên chuẩn.

2. Quy mô nhóm lớp và trẻ em

- Năm học ....... nhà trường có ......nhóm, lớp (........nhóm Nhà trẻ, .......lớp Mẫu giáo)

- Tổng số trẻ: .........cháu, trong đó:

+ Nhà trẻ: .........cháu

+ Mẫu giáo: .........cháu

- Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ năm học ........

Tỷ lệ trẻ phát triển bình thường về cân nặng: ........, chiều cao: ..........

Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng về cân nặng: .......%, chiều cao: ..........%.

3. Cơ sở vật chất

- Diện tích khuôn viên: ...............

- Phòng học: ........

- Phòng chức năng: ........

- Công trình phụ trợ: ......

- Thiết bị đồ dùng, đồ chơi ngoài trời: đầy đủ

- Thiết bị đồ dùng, đồ chơi trong lớp: tương đối đầy đủ theo văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BGDĐT năm 2015.

4. Điểm mạnh

4.1. Công tác quản lý và điều hành của Ban giám hiệu

- Ban giám hiệu có trình độ chuyên môn, năng lực quản lý vững vàng, có khả năng tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường, phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, được giáo viên, nhân viên trong trường, phụ huynh và nhân dân địa phương tín nhiệm,tầm nhìn, làm việc khoa học, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

- Phân công hợp lý cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách đối với người lao động theo qui định hiện hành.

- Thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, quy chế dân chủ, kiểm tra nội bộ và thực hiện đổi mới công tác quản lý.

- Thực hiện tốt các hoạt động hành chính, tài chính, việc bảo quản tài sản, nâng cao sử dụng tài sản, cơ sở vật chất trong nhà trường, công tác kiểm kê, theo dõi tài sản, có kế hoạch kiểm tra, tu sửa, bổ sung tài sản, trang thiết bị phục vụ dạy học.

- Lưu trữ đầy đủ và khoa học các hồ sơ, sổ sách phục vụ công tác quản lý của nhà trường.

- Thường xuyên tổ chức và duy trì các phong trào thi đua theo hướng dẫn của ngành và qui định của nhà nước.

4.2. Giáo viên, nhân viên

- Trong những năm học qua nhà trường đã làm tốt công tác xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng và tâm huyết với nghề.

- Tổng số cán bộ giáo viên có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn là 100%. Trong đó trên chuẩn: 36/38 người đạt 94,7%. Giáo viên giỏi cấp Tỉnh và Thành phố 26/38 chiếm 68,4%.

Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đoàn kết nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm, yêu nghề, gắn bó với nhà trường, có ý thức rèn luyện, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ nhằm đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non.

4.3. Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ được duy trì và nâng cao

Nhà trường luôn làm tốt các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ, có biện pháp phù hợp để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện như: tạo bầu không khí thân thiện, môi trường hoạt động lành mạnh đầy yêu thương, đảm bảo an toàn về tâm lý và tính mạng cho trẻ. Kết quả: hằng năm hầu hết trẻ có sự phát triển về thể chất, nhận thức, thẩm mỹ, ngôn ngữ và phát triển tình cảm kỹ năng xã hội theo mục tiêu của Chương trình Giáo dục mầm non. Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ luôn đạt kết quả tốt, trong những năm qua không có dịch bệnh và ngộ độc thực phẩm xảy ra trong trường, 100% trẻ đến trường được đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần, 100% trẻ được đánh giá xếp loại khá, tốt về các mặt phát triển theo quy định của chương trình giáo dục mầm non do Bộ giáo dục ban hành.

- Năm học.....: Trẻ phát triển bình thường đạt .....%; trẻ SDD nhẹ cân, thấp còi chiếm .......%.

4.4. Thành tích nổi bật: Trong những năm gần đây trường luôn đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến, xuất sắc, Chủ tịch tỉnh tặng bằng khen, Chủ tịch UBND thành phố ..... tặng giấy khen có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua của ngành. Đặc biệt năm học ......... được Thủ tướng chính phủ tặng thưởng Huân chương lao động hạng Ba.

5. Điểm hạn chế

5.1. Tổ chức quản lý của Ban Giám hiệu

Ban giám hiệu kiêm nhiệm công tác Ban chi ủy nên công việc đôi khi còn chồng chéo.

Có đánh giá chất lượng chuyên môn và các hoạt động giáo dục của giáo viên nhưng chưa có những giải pháp cụ thể để định hướng giúp đỡ về mặt lâu dài cho đội ngũ.

5.2. Đội ngũ giáo viên, nhân viên

Một số giáo viên cao tuổi ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế, tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm còn hạn chế.

5.3. Chất lượng CSGD trẻ

Một số lớp mẫu giáo có số trẻ vượt so với quy định ảnh hưởng đến việc nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.

5.4. Cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất còn thiếu và chưa đảm bảo quy định: thiếu 4 phòng học; 01 phòng phó hiệu trưởng; 03 phòng chức năng, phòng nhân viên.

6. Thời cơ

Trong những năm qua ngành giáo dục thành phố đã có những bước phát triển mạnh mẽ nên có những tác động không nhỏ đến tầng lớp cha mẹ trẻ và Chính quyền địa phương; Cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương đã có những định hướng quan tâm, chỉ đạo đặc biệt đối với công tác giáo dục của nhà trường. Đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, một số gia đình có thu nhập cao, ý thức trách nhiệm của nhân dân đối với con em ngày càng được nâng cao.

7. Thách thức

Yêu cầu của xã hội và phụ huynh ngày càng cao về chất lượng giáo dục trong thời kỳ hội nhập.

Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục. Ứng dụng CNTT trong giảng dạy, trình độ ngoại ngữ, khả năng sáng tạo của cán bộ, giáo viên, nhân viên.

Các trường mầm non trên địa bàn thành phố, đặc biệt các trường mầm non tư thục không ngừng phát triển về quy mô, chất lượng tạo nên sự cạnh tranh lớn giữa các trường.

8. Xác định các vấn đề ưu tiên

Tập trung mọi điều kiện thực hiện công tái tái kiểm định CLGD cấp độ 3 và trường chuẩn quốc gia mức mức độ 2 vào tháng............

Kiện toàn và nâng cao chất lượng công tác quản lý, điều hành của Ban giám hiệu theo hướng chuyên môn hoá với sự phân công phụ trách các mảng công việc. Xây dựng kỷ cương nền nếp làm việc khoa học trong nhà trường.

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên.

Ứng dụng CNTT trong công tác quản lý và giáo dục trẻ.

Đổi mới phương pháp giáo dục theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ.

Từng bước tăng cường cơ sở vật chất, xây mới, tu sửa, nâng cấp, và mua sắm mới trang thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu, nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ.

III. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC

1. Tầm nhìn

Trường mầm non ............. phấn đấu luôn là một ngôi trường thân thiện, chất lượng và hiệu quả, có đủ cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại. Là nơi các bậc phụ huynh tin tưởng gửi gắm con em vào học tập, trẻ có những kỹ năng cơ bản để học lên ở cấp học tiểu học. Một chiếc nôi rèn luyện để giáo viên cống hiến và học sinh luôn có khát vọng vươn lên khẳng định bản thân, có những kĩ năng cơ bản để phục vụ cuộc sống.

2. Sứ mệnh

Tạo dựng được môi trường giáo dục có nền nếp, kỷ cương, có chất lượng giáo dục cao, để mỗi trẻ em đều có cơ hội phát triển tối đa năng lực của bản thân. Xây dựng trường học có tính kỉ luật lao động cao, biết thương yêu hỗ trợ nhau, biết được nhiệm vụ của mỗi cá nhân để tư duy, sáng tạo, làm việc có hiệu quả, trung thực, khách quan trong việc thực thi nhiệm vụ.

3. Hệ thống giá trị cơ bản của nhà trường

- Đoàn kết - Tính thân thiện

- Tinh thần trách nhiệm - Sự hợp tác

- Lòng nhân ái - Tính sáng tạo đổi mới

- Tính trung thực - Khát vọng vươn tới

4. Phương châm hành động

"Trẻ em là nhân vật quan trọng của nhà trường, là nhân tố quyết định sự sống còn của nhà trường"

" Trẻ em hôm nay - Thế giới ngày mai"

" Hãy dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho trẻ thơ"

IV. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG CHÂM HÀNH ĐỘNG

1. Mục tiêu tổng quát

Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng phát triển năng lực và phẩm chất cá nhân của trẻ; từng bước tiếp cận với nền giáo dục tiên tiến, hiện đại và hội nhập quốc tế; nâng cao vị thế của nhà trường, phấn đấu giữ vững danh hiệu trường tiến tiến, xuất sắc của thành phố Ninh Bình và tỉnh Ninh Bình với một số mô hình điển hình về giáo dục chất lượng cao.

2. Các mục tiêu cụ thể

2.1. Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên

Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên. Tỷ lệ giáo viên giỏi cấp trường: trên 70%, cấp thành phố: trên 50%, cấp tỉnh: trên 20%.

Hàng năm số tiết dạy có sử dụng công nghệ thông tin đạt trên 70% và đạt 100% vào năm 2025;

Hằng năm cán bộ, giáo viên đạt các danh hiệu thi đua: Chiến sĩ thi đua các cấp 15%, Lao động tiên tiến 80-90%;

- Phát triển 01-02 Đảng viên mới hàng năm ; Chi bộ luôn đạt "Chi bộ trong sạch vững mạnh".

- Hàng năm có 1 Đảng viên tham gia học trình độ trung cấp chính trị.

Có 100% cán bộ quản lý, 80% giáo viên, nhân viên có năng lực chuyên môn vững vàng và ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin.

100% nhân viên nuôi dưỡng có trình độ trung cấp, sơ cấp nấu ăn.

Cán bộ quản lý giáo viên sử dụng thành thạo máy tính và sử dụng CNTT vào chăm sóc giáo dục trẻ. Đến năm 2025 có 80% giáo viên đạt năng lực dạy học khá và giỏi.

Đến năm 2025 có 100% cán bộ quản lý và giáo viên có trình độ đại học.

2.2. Quy mô trường, lớp và số học sinh

Tỷ lệ huy động trẻ ra lớp: Nhà trẻ 51,7% trở lên; 3-5 tuổi từ 88,0% trở lên, trẻ 5 tuổi huy động 100% (trường MN ............. và MN .......), Số lớp và số trẻ phấn đấu đến năm 2025 có .....lớp với ........học sinh.

2.3. Mục tiêu về huy động các nguồn lực tài chính, CSVC

- Tham mưu xây dựng thêm 4 phòng học và các phòng chức năng

- Huy động các nguồn lực bổ sung cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện đại; xây dựng vườn cổ tích, bể bơi mi ni, phòng tin học, ngoại ngữ, phòng đa chức năng.

Xây dựng môi trường giáo dục “Xanh - Sạch - Đẹp- An toàn”. Huy động cộng đồng chăm lo sự nghiệp giáo dục thông qua việc huy động các nguồn tài lực từ cha mẹ học sinh, các tổ chức cá nhân, doanh nhân thành đạt đóng trên địa bàn phường.

2.4. Nâng cao chất lượng CSNDGD

*Chất lượng nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe:

Trẻ được nuôi dưỡng theo khoa học, các bữa ăn cân đối giữa các chất, đảm bảo đủ nhu cầu năng lượng của trẻ ở trường mầm non, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không xảy ra dịch bệnh và ngộ độc thực phẩm trong nhà trường.

100% trẻ đến trường được đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần, được khám sức khỏe định kỳ và được theo dõi bằng biểu đồ tăng trưởng. Tỷ lệ trẻ phát triển bình thường về cân nặng, chiều cao đạt trên 97%, tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thấp còi thấp hơn so với các trường trên địa bàn thành phố Ninh Bình.

*Chất lượng giáo dục:

- 100% GV thực hiện tốt quy chế chuyên môn, phát triển nội dung chương trình GDMN linh hoạt.

- 100% trẻ tích cực tham gia các hoạt động, phát triển tốt về 5 lĩnh vực GD Phát triển thể chất, Phát triển Nhận thức, Phát triển ngôn ngữ, Phát triển thẩm mỹ, PT tình cảm, KNXH.

- 100% trẻ 5 có khả năng quan sát và ghi nhớ có chủ định, hoàn thành CTGDMN, đạt phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi.

- Tăng cường tiếp cận các chương trình, nội dung, phương pháp dạy học tiên tiến, hiện đại: ứng dụng phương pháp Montessori và các hoạt động giáo dục trẻ.

Chú trọng giáo dục trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp và tích cực tham gia các hoạt động tập thể, các hoạt động trải nghiệm, giao lưu, các ngày hội ngày lễ, quan tâm đặc biệt đến giáo dục các kỹ năng sống và kỹ năng xã hội cần thiết cho trẻ. Tạo nhiều cơ hội cho trẻ được phát triển các môn năng khiếu, tiếng Anh, các môn thể thao tùy theo hứng thú và khả năng của từng trẻ (múa, họa, nhảy aerobic, võ thuật, bơi, cờ tướng,…).

Tổ chức một số hoạt động dịch vụ giáo dục chất lượng cao: dạy tiếng Anh giao tiếp với người nước ngoài, võ thuật, cờ tướng, kỹ năng sống,...

2.5. Kiểm định chất lượng giáo dục và trường chuẩn Quốc gia

Thực hiện công tác KĐCLGD và trường chuẩn quốc gia, đăng kí đánh giá ngoài vào tháng ....năm .... Phấn đấu duy trì trường đạt chất lượng giáo dục cấp độ 3, trường chuẩn quốc gia mức độ 2, thực hiện tốt kế hoạch cải tiến chất lượng nhà trường đề ra sau khi được kiểm tra đánh giá ngoài.

2.6. Xây dựng quan hệ Nhà trường - Gia đình - Xã hội

Thực hiện tốt quan hệ phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội. Đảm bảo thông tin liên lạc giữa nhà trường và cha mẹ trẻ trong giáo dục, nhà trường cung cấp thông tin đầy đủ theo tháng, học kỳ, cả năm về kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ.

2.7. Công tác quản lý và điều hành các hoạt động

Phấn đấu trường đủ về cơ cấu, ổn định số lượng, chất lượng, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông nhằm “tin học hóa” quản lý giáo dục.

IV. CÁC CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CHIẾN LƯỢC

1. Các chương trình hành động chiến lược (mục tiêu ưu tiên)

Chương trình 1: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và nâng cao hiệu quả công tác quản lý

- Hoạch định và cam kết xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng, đạt chuẩn về kiến thức khoa học và năng lực nghề nghiệp.

- Nâng cao hiệu quả công tác quản lý phù hợp yêu cầu đổi mới. Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin quản lý cơ sở dữ liệu:

+ Ứng dụng công nghệ số và truyền thông hiện đại.

+ Chế độ báo cáo, giám sát, đánh giá, kiểm tra.

+ Phát triển đội ngũ.

- Quản lí nhân sự:

+ Chế độ giảng dạy và phát triển nghề nghiệp của giáo viên.

+ Các qui định tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức vụ chuyên môn.

Người phụ trách: BGH, Tổ trưởng, tổ phó CM.

Chương trình 2: Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên

Xây dựng đội ngũ CBGVNV có phẩm chất chính trị tốt, có năng lực chuyên môn khá giỏi, phong cách sư phạm mẫu mực, đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trường, hợp tác, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

Đảm bảo 100% giáo viên có trình độ trên chuẩn; yêu cầu giáo viên thể hiện được sự sáng tạo, sử dụng linh hoạt nhiều phương pháp và ứng dụng phương pháp Montessori trong dạy học và giáo dục trẻ. 100% giáo viên có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non; khuyến khích, tạo điều kiện cho giáo viên học ngoại ngữ và có khả năng sử dụng ngoại ngữ giao tiếp với người nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ giáo dục theo hướng hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Người phụ trách : Ban giám hiệu, Tổ trưởng chuyên môn, giáo viên bộ môn.

Chương trình 3: Đổi mới phương pháp giáo dục

- Thực hiện cuộc vận động toàn trường đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của trẻ, biến quá trình học tập thành quá trình tự học có hướng dẫn và quản lý của GV.

- Xây dựng chương trình, nội dung hội thảo về đổi mới PPDH dựa trên những tài liệu đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập cho các giáo viên trong nhà trường, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy và học.

- Phát triển chương trình giáo dục dựa trên nhận thức của trẻ.

- Đến năm 2025 có 100% giáo viên sử dụng thành thạo CNTT vào giảng dạy.

- Tăng cường kiểm tra về đổi mới phương pháp dạy học. Đảm bảo đến năm 2020 có 100% giáo viên được đánh giá là áp dụng có hiệu quả các phương pháp chăm sóc giáo dục đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.

- Phát triển các phương tiện dạy học hiện đại: ứng dụng phương pháp Montessori vào tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ.

+ Mạng LAN, mạng truyền thông học tập, mạng quản lí nội bộ kết nối với mạng phòng GD&ĐT với mạng Internet.

Người phụ trách: Phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn, Giáo viên các nhóm lớp.

Chương trình 4: Xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi

Xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá. Tham mưu, huy động các nguồn lực đầu tư xây thêm 4 phòng học, 3 phòng chức năng, phòng học tiếng Anh, phòng vi tính, bể bơi mi ni, khu vườn cổ tích, cải tạo các khu vui chơi cho trẻ hoạt động.

Người phụ trách : Hiệu trưởng, kế toán, giáo viên, nhân viên.

Chương trình 5: Xây dựng kế hoạch kiểm định chất lượng nhà trường

Xây dựng và thực hiện công tác tự đánh giá và trường chuẩn quốc gia theo thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22/08/2018 ban hành về quy định kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non. Hội đồng tự đánh giá nhà trường tiếp tục duy trì các tiêu chuẩn, tiêu chí của đơn vị được UBND tỉnh công nhận cơ sở giáo dục đạt tiêu chuẩn chất lượng cấp độ 3. Chỉ đạo các bộ phận tập trung rà soát lại các tiêu chuẩn trường mầm non đạt chất lượng giáo dục cấp độ 3, trường chuẩn quốc gia mức độ II; thực hiện tự đánh giá sau 5 năm được công nhận trường đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục cấp độ 3 và đăng ký đánh giá ngoài. Thời điểm tự đánh giá: Tháng ........ hoàn thiện hồ sơ, chuẩn bị mọi điều kiện đón đoàn kiểm tra đánh giá ngoài: tháng ........

Người phụ trách : Ban giám hiệu, Tổ trưởng chuyên môn, giáo viên, nhân viên.

2. Các hoạt động giải pháp chiến lược

2.1. Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đáp ứng yêu cầu phát triển của nhà trường trong giai đoạn mới

Đẩy mạnh công tác quy hoạch, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, có chất lượng cao, bảo đảm đủ các chuẩn về chính trị và chuyên môn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên có phẩm chất đạo đức, chính trị tốt, đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trường, hợp tác, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Phấn đấu “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương về đạo đức và sáng tạo” để trẻ noi theo.

Đảm bảo 100% giáo viên có trình độ trên chuẩn; yêu cầu giáo viên thể hiện được sự sáng tạo, sử dụng linh hoạt nhiều phương pháp và ứng dụng phương pháp Montessori trong dạy học và giáo dục trẻ. 100% giáo viên có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non; khuyến khích, tạo điều kiện giáo viên học ngoại ngữ và có khả năng sử dụng ngoại ngữ giao tiếp với người nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ giáo dục theo hướng hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Thường xuyên đổi mới nội dung bồi dưỡng, chú trọng bồi dưỡng về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, trình độ chuyên môn, năng lực quản lí, kỹ năng sư phạm.

Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên bằng nhiều hình thức khác nhau như : Bồi dưỡng tại trường thông qua các buổi họp, sinh hoạt chuyên môn, các lớp tập huấn; tạo điều kiện cho giáo viên tham dự các lớp bồi dưỡng do cấp trên tổ chức hoặc thăm lớp, dự giờ đồng nghiệp, học trực tuyến trên mạng Internet; tổ chức tham quan học tập, dự giờ các trường mầm non trong và ngoài tỉnh; tổ chức và tham gia hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp…

Tạo môi trường làm việc thân thiện, năng động, đề cao tinh thần hợp tác và chia sẻ với những điều kiện làm việc tốt nhất để mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên đều tự hào, mong muốn được cống hiến và gắn kết với nhà trường.

Thường xuyên kiểm tra công tác bồi dưỡng thường xuyên, nâng cao năng lực tin học và ngoại ngữ của cán bộ quản lý, giáo viên nhà trường. Tổ chức đánh giá, xếp loại cán bộ quản lý, giáo viên theo các chuẩn đã được ban hành.

Tổ chức các phong trào thi đua với nội dung thiết thực, hình thức phong phú cũng là một trong những giải pháp hiệu quả để nâng cao chất lượng đội ngũ. Các hoạt động thi đua, khen thưởng trên nguyên tắc công khai, khách quan, chính xác, kịp thời; tôn vinh những cá nhân, tập thể có sáng tạo, đạt thành tích cao trong các hoạt động; có cơ chế động viên, khích lệ kịp thời những cố gắng của cán bộ, giáo viên có năng lực, nhiệt tình và có thành tích tốt trong giảng dạy và giáo dục học sinh; coi đây là công tác quan trọng động viên và kích cầu lòng tự trọng và ý thức vươn lên của cán bộ, giáo viên, nhân viên, từ đó góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ.

Người phụ trách: Chi bộ, Ban Giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn

2.2. Nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục

Tăng cường các biện pháp chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn hoạt động chăm sóc sức khỏe và nuôi dưỡng trẻ.

Xây dựng và thực hiện nghiêm túc kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non, kế hoạch phòng chống trẻ suy dinh dưỡng và béo phì. Phối hợp với y tế phường, các ban ngành đoàn thể trong công tác chăm sóc sức khỏe và nuôi dưỡng trẻ.

Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện. Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá trẻ phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình và đối tượng trẻ. Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể, có kỹ năng sống, tích cực tham gia các hoạt động giáo dục, ham thích học tập, yêu quý cô giáo, ham thích đến trường...

Chỉ đạo giáo viên thực hiện nghiêm túc, linh hoạt, sáng tạo chương trình giáo dục mầm non phù hợp với điều kiện cụ thể của các nhóm, lớp. Thực hiện tốt chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, tạo nhiều cơ hội cho trẻ được tự tìm tòi, trải nghiệm và khám phá.

Thường xuyên tổ chức tốt các ngày hội ngày lễ, tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các buổi tham quan dã ngoại, các hoạt động tập thể cho trẻ được vui chơi, trải nghiệm, hoạt động tập thể.

Phát triển các hoạt động giao lưu, rèn luyện của học sinh và giáo viên nhằm nâng cao kĩ năng sống và văn hóa nghề nghiệp.

Người phụ trách: Ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên bộ môn.

2.3. Huy động nguồn lực tài chính và phát triển cơ sở vật chất

Xây dựng kế hoạch phương án tài chính, dự toán ngân sách cần chi trong các hoạt động của trường hợp lý.

Nghiêm chỉnh chấp hành quy định của Nhà nước; huy động và sử dụng các nguồn vốn đảm bảo minh bạch và công khai.

Đổi mới tư duy tài chính, cơ sở vật chất; tăng cường hiệu quả công tác quản lý tài chính, quản lý tốt nguồn thu, chủ động quản lý kế hoạch tài chính.

Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ về tài chính, hạch toán minh bạch các nguồn thu, chi để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tài chính; đảm bảo hồ sơ chứng từ thu, chi đầy đủ, đúng nội dung, đảm bảo nguyên tắc tài chính, lập quyết toán minh bạch, công khai.

Thường xuyên rà soát thiết bị, đồ dùng, đồ chơi đã hỏng để mua sắm bổ sung đầy đủ cho các lóp 5 tuổi theo quy định.

Huy động mọi nguồn lực, mạnh thường quân, phối hợp với phụ huynh học sinh…nhằm tạo nguồn tài chính dồi dào đảm bảo chủ động thực hiện các chiến lược phát triển nhà trường; tranh thủ tối đa sự hỗ trợ tài chính của các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm.

Xây dựng và giữ vững trường chuẩn Quốc gia về cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm đảm bảo những điều kiện vật chất cơ bản thực hiện việc đổi mới quá trình dạy học. Trong đó, chú trọng đến chuẩn hóa phòng học, phòng chức năng và trang thiết bị đồ dùng đồ chơi.

+ Nguồn lực tài chính:

- Ngân sách Nhà nước.

- Ngoài ngân sách: Từ cha mẹ trẻ và các tổ chức cá nhân

+ Nguồn lực vật chất và đầu tư khác: UBND tỉnh, UBND thành phố Ninh Bình, UBND phường Phúc Thành

Người phụ trách: Ban giám hiệu, BCH Công đoàn, Ban CMHS...

2.4. Đẩy mạnh công tác thông tin xây dựng thương hiệu Nhà trường

+ Xây dựng thương hiệu và tín nhiệm của xã hội đối với Nhà trường.

+ Xác lập thương hiệu và tín nhiệm đối với từng cán bộ giáo viên, công nhân viên, học sinh và cha mẹ học sinh.

Vai trò phát triển chất lượng giáo dục nhà trường gắn liền với đổi mới công tác quản lý. Để xây dựng nhà trường có thương hiệu, Ban giám hiệu phải xây dựng được tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị sẽ đạt được trong tương lai đối với trẻ, dự đoán được vị trí của nhà trường đang ở đâu, đang ở tầm nhìn nào? Cần có giá trị gì để thay đổi thương hiệu cho chính mình. Nhà trường xây dựng chiến lược phát triển phù hợp điều kiện cụ thể của địa phương và của trường, lớp, có sự thống nhất giữa GV, phụ huynh và học sinh; tạo môi trường học tập thân thiện, an toàn. GV được đối xử tôn trọng và công bằng. GV hợp tác với nhau theo tinh thần đồng nghiệp để thực hiện hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Tăng cường năng lực về phát triển đội ngũ là một nhân tố thành công chủ yếu khi muốn nâng cao chất lượng nhà trường. Bên cạnh đó nhà trường thu hút sự tham gia của CMHS và xã hội: Nhà trường thiết lập nhiều phương pháp khác nhau để giao tiếp, cũng như làm việc với CMHS; CMHS được tham gia vào tất cả các hoạt động của con mình. Nhà trường xây dựng được các giá trị, thương hiệu mà mình đã đặt ra.

- Đẩy mạnh tuyên truyền, xây dựng truyền thống Nhà trường, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên đối với quá trình xây dựng thương hiệu của Nhà trường:

+ Công bố sứ mạng, tầm nhìn và giá trị của nhà trường.

+ Quảng bá hình ảnh về hoạt động của trường trên trang Fanpage, trang thông tin điện tử, trang Facebook của nhà trường.

Người phụ trách: Ban giám hiệu, hội đồng sư phạm, hội cha mẹ học sinh.

2.5. Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông

Triển khai rộng rãi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, giảng dạy. Góp phần nâng cao chất lượng quản lý và các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Thực hiện đăng tải thông tin các hoạt động của nhà trường thường xuyên, mở rộng kết nối Iternet tới các nhóm, lớp trên địa bàn phường và các bậc phụ huynh toàn trường.

Đổi mới công tác quản lý hành chính, thực hiện tốt việc ứng dụng CNTT trong quản lý và chăm sóc, giáo dục trẻ.

Đảm bảo Camera luôn hoạt động tốt để các ban ngành, Ban giám hiệu, các bậc phụ huynh có thể kiểm ttra, quan sát được các hoạt động trong ngày của trẻ.

Tạo điều kiện cho giáo viên đi học nâng cao trình độ tin học, hướng dẫn cán bộ, giáo viên khai thác tài nguyên trên mạng ứng dụng vào công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.

Phát huy hiệu quả trang thiết bị điện tử, nhân rộng việc sử dụng hợp lý các phần mềm hỗ trợ quản lý, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ: Phần mềm Kidsmart, Nutrikids, phổ cập. Sử dụng hợp lý các phần mềm xây dựng bài giảng tương tác điện tử.

Người phụ trách: Ban giám hiệu, tổ chuyên môn, giáo viên.

2.6. Quan hệ tốt với cộng đồng

Tham mưu với lãnh đạo cấp trên về quy mô phát triển nhà trường trong từng giai đoạn, đồng thời phối hợp với các cơ quan ban ngành đoàn thể trong và ngoài nhà trường cùng thực hiện nhiệm vụ chính trị, tăng cường công tác quản lý và nâng cao chất lượng của hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ.

Thể chế hóa vai trò, trách nhiệm và quyền lợi của các tổ chức, cá nhân và gia đình trong việc giám sát và đánh giá giáo dục, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và an toàn.

Tôn vinh các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp, cha mẹ học sinh đã đóng góp xuất sắc cho sự nghiệp giáo dục của nhà trường.

2.7. Lãnh đạo và quản lý

Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục.

Huy động ngày càng nhiều hơn và sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực của nhà nước và xã hội để tăng quy mô và nâng cao chất lượng giáo dục.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ

1. Tổ chức thực hiện

1.1. Phổ biến kế hoạch

Kế hoạch chiến lược được phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường, phòng giáo dục thành phố Ninh Bình, UBND phường Phúc Thành, cha mẹ trẻ và các tổ chức cá nhân quan tâm đến nhà trường.

1.2. Tổ chức

Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược là bộ phận chịu trách nhiệm điều phối quá trình triển khai kế hoạch chiến lược. Điều chỉnh kế hoạch chiến lược sau từng giai đoạn sát với tình hình thực tế của nhà trường.

2. Xây dựng lộ trình

- Giai đoạn 1: Từ năm..........

- Giai đoạn 2: Từ năm .........

- Giai đoạn 3: Từ năm ...........

2.1. Về quy mô trường, lớp và số học sinh

Số lớp, số học sinh cụ thể như sau:

Năm học

Tổng số

Chia ra

Số lớp

Số trẻ

Nhà trẻ

3-4 tuổi

4-5 tuổi

5-6 tuổi

Số lớp

Số trẻ

Số lớp

Số trẻ

Số lớp

Số trẻ

Số lớp

Số trẻ

2.2. Về Chất lượng chăm sóc,nuôi dưỡng, giáo dục trẻ

- Tiếp cận chương trình GD tiên tiến của các nước Mỹ, Nhật để áp dụng phát triển chương trình GDMN.

- Phối hợp với trung tâm y tế, y tế xã khám sức khỏe định kỳ cho cô và trẻ.

- Nâng cao chất lượng bữa ăn giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi, thừa cân, béo phì cuối năm giảm 2% so với đầu năm học.

Mục tiêu

Thời gian hoàn thành đối với

Nhà trẻ

Thời gian hoàn thành đối với

Mẫu giáo

Giai đoạn 1 20...-2021

Giai đoạn 2 2022-2025

Giai đoạn 3

2026-2030

Giai đoạn 1 20...-2021

Giai đoạn 2 2022-2025

Giai đoạn 3

2026-2030

Tổng số trẻ

Số trẻ PT bình thường

SDD thể thấp còi

SDD thể cân nặng

Thừa cân béo phì

2.3. Về Đội ngũ CB, GV, NV

Tham mưu tuyển dụng, hợp đồng giáo viên, nhân viên đảm bảo đủ về số lượng, chất lượng và trình độ chuyên môn theo quy định. Đối với nhà trẻ 2,5 giáo viên/lớp, mẫu giáo 2,2 giáo viên/lớp; có đủ nhân viên làm nhiệm vụ kế toán, văn thư, thủ quỹ, y tế, nấu ăn, bảo vệ.

Mục tiêu chính

Thời gian hoàn thành

Giai đoạn 1

Giai đoạn 2

Giai đoạn 3

Tổng số CB,GV,NV:

- Cán bộ quản lý:

- Giáo viên:

- Nhân viên:

Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ (CBQL, GV):

- Đại học, cao đẳng:

- Trên đại học:

Trình độ LLCT:

- Trung cấp LLCT:

- Cao cấp LLCT:

Trình độ Ngoại ngữ A, B:

Trình độ tin học A, B:

Đảng viên:

Đánh giá chuẩn HT, PHT, GV, NV:

- Loại tốt:

- Loại khá:

- Loại đạt yêu cầu:

2.4. Về cơ sở vật chất, TBDH, ĐDĐC

- Tham mưu với các cấp lãnh đạo xây dựng trường đảm bảo đủ số phòng học, phòng chức năng cho học sinh học tập, vui chơi.

- Tiếp tục bổ sung, chuẩn hóa trang thiết bị chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ từ nguồn kinh phí giao quyền tự chủ theo quy định. Huy động các nguồn lực xã hội thực hiện xã hội hóa việc đầu tư cơ sở vật chất, trang bị thiết bị, đồ dùng, đồ chơi

- Quy hoạch môi trường bên trong và bên ngoài, quy hoạch lại cây xanh, hoa cảnh tạo môi trường Xanh- Sạch- Đẹp thể hiện môi trường giáo dục thân thiện, an toàn.

Mục tiêu chính

Thời gian hoàn thành

Giai đoạn 1

Giai đoạn 2

Giai đoạn 3

Tổng số phòng học:

Tổng số phòng chức năng:

Số công trình vệ sinh của trẻ:

Số công trình vệ sinh của giáo viên:

* Thiết bị dạy học:

- máy tính

- ti vi

- máy chiếu

* Đồ dùng đồ chơi:

- Tham mưu với Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT hỗ trợ bộ đồ chơi hiện đại

- Mua sắm đồ dùng đồ chơi theo văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BGDĐT cho 20 lớp

2.5. Về Kiểm định CLGD và XD trường chuẩn

Huy động mọi nguồn lực để thực hiện tốt công tác kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận trường chuẩn quốc gia theo Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT.

Mục tiêu chính

Thời gian hoàn thành

Giai đoạn 1

Giai đoạn 2

Giai đoạn 3

Xây dựng và thực hiện kế hoạch tự đánh giá theo Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT.

Xây dựng và thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng, theo tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia mức độ 2

Đăng ký đánh giá ngoài

3. Phân công thực hiện

3.1. Hiệu trưởng

Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược tới từng cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. Thành lập Ban kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm học. Cụ thể:

- Chỉ đạo xây dựng và phê duyệt lộ trình cụ thể thực hiện kế hoạch phát triển chung cho toàn trường.

- Tổ chức đánh giá thực hiện kế hoạch hành động hằng năm của toàn trường và thực hiện Kế hoạch phát triển theo từng giai đoạn.

3.2. Phó Hiệu trưởng

Thực hiện theo chức năng nhiệm vụ của Phó Hiệu trưởng được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để thực hiện kế hoạch tốt hơn.

Thay mặt Hiệu trưởng điều hành các hoạt động của trường khi được Hiệu trưởng ủy quyền.

Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng học kỳ, năm học.

3.3. Hội đồng trường

Quyết định về phương hướng chiến lược hoạt động của nhà trường, huy động và giám sát việc sử dụng các nguồn lực dành cho nhà trường, gắn nhà trường với cộng đồng và xã hội, đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục.

3.4. Tổ trưởng tổ chuyên môn và tổ văn phòng

Căn cứ chiến lược phát triển, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác của tổ.

Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ; kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên. Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện tốt kế hoạch.

Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động của tổ theo tuần, tháng, năm. Giúp Hiệu trưởng quản lý tài chính, tài sản, lưu giữ hồ sơ của nhà trường. Thực hiện thu-chi đúng nguyên tắc tài chính của loại hình trường; tham mưu đề xuất với lãnh đạo về thu-chi, mua sắm bổ sung ĐD-TTB phục vụ các hoạt động trong nhà trường.

3.5. Cán bộ, giáo viên, nhân viên

Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng học kỳ, năm học. Đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.

3.6. Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường

Xây dựng kế hoạch thực hiện của đoàn thể mình trong việc tham gia thực hiện Kế hoạch chiến lược phát triển của nhà trường.

Tuyên truyền, vận động các thành viên của đoàn thể, tổ chức mình thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, góp ý với nhà trường để điều chỉnh, bổ sung các giải pháp phù hợp nhằm thực hiện tốt Kế hoạch phát triển nhà trường.

3.7. Hội cha mẹ học sinh

Tăng cường giáo dục gia đình, phối kết hợp chặt chẽ với nhà trường và các lực lượng giáo dục khác trong việc chăm lo giáo dục mầm non.

Hỗ trợ nhân lực, vật lực, cùng với nhà trường tuyên truyền, vận động các bậc phụ huynh, các tổ chức xã hội, các nhà hảo tâm góp phần thực hiện mục tiêu của Kế hoạch chiến lược của nhà trường.

VI. NHỮNG KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT

1. Đối với Thành ủy, UBND Thành phố

- Quan tâm đầu tư, phê duyệt các nguồn vốn xây dựng thêm 4 phòng học, các phòng chức năng.

- Quan tâm quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm cán bộ quản lý, phê duyệt, tuyển dụng đội ngũ giáo viên, nhân viên đảm bảo đủ số lượng và cơ cấu cho nhà trường.

2. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo

- Thường xuyên quan tâm theo dõi chỉ đạo, hỗ trợ nhà trường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ theo mục tiêu đã đề ra.

- Tạo điều kiện cho cán bộ quản lý, giáo viên tham gia học các lớp bồi dưỡng quản lý giáo dục; Tổ chức các chuyên đề, bồi dưỡng nghiệp vụ cho CBQL và giáo viên, nhân viên.

3. Đối với chính quyền địa phương

- Quan tâm chỉ đạo công tác xã hội hóa giáo dục tại địa phương, thông tin, tuyên truyền để thu hút sự quan tâm của mọi người dân, toàn xã hội trong việc xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, chất lượng cho con em địa phương.

- Cấp ủy, chính quyền địa phương, hội khuyến học quan tâm giúp đỡ nhà trường về cơ sở vật chất trường học, tạo nguồn vốn đối ứng, chủ đầu tư những hạng mục lớn; bảo vệ an ninh trật tự, tuyên truyền công tác giáo dục đạo đức học sinh qua hệ thống thông tin đại chúng.

Trên đây là kế hoạch chiến lược phát triển Trường Mầm non ............. giai đoạn 20...-2025, tầm nhìn 2030. Kế hoạch chiến lược này nhằm định hướng cho quá trình xây dựng và phát triển nhà trường trong thời gian 5 năm đến 10 năm tới; giúp cho nhà trường có sự điều chỉnh hợp lý trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ hàng năm. Kế hoạch chiến lược cũng thể hiện sự quyết tâm của toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường trong việc xây dựng nhà trường luôn xứng đáng với niềm tin của nhân dân, học sinh đáp ứng ngày một tốt hơn các yêu cầu của đào tạo con người mới trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế./.

4. Lưu ý trong kế hoạch giáo dục năm học trường mầm non

Kế hoạch giáo dục năm học của trường mầm non rất quan trọng để đảm bảo chất lượng giáo dục và phát triển toàn diện cho các em nhỏ. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng cần lưu ý trong kế hoạch giáo dục năm học của trường mầm non:

Xác định mục tiêu giáo dục: Xác định rõ mục tiêu giáo dục mà trường đặt ra cho các em nhỏ là một trong những lưu ý bạn cần phải nắm rõ. Mục tiêu này phải phù hợp với độ tuổi và năng lực của các em, đồng thời phải đảm bảo tính hiệu quả và bền vững của quá trình giáo dục.

Thiết lập các hoạt động giáo dục: Kế hoạch giáo dục năm học cần thiết lập các hoạt động giáo dục phù hợp với mục tiêu giáo dục của trường và đáp ứng được nhu cầu học tập, phát triển toàn diện của các em nhỏ. Các hoạt động giáo dục này có thể bao gồm học tập, vui chơi, thể dục, nghệ thuật, khoa học,…Những hoạt động này cần có sự phối hợp hài hoà và nhất quán với nhau.

Phân bổ thời gian hợp lý: Việc phân bổ thời gian trong kế hoạch giáo dục mầm non là điều rất cần thiết. Các hoạt động giáo dục cũng phải đảm bảo tính liên tục và hợp lý của quá trình giáo dục. Đồng thời, cần quan tâm đến việc phân bổ thời gian cho các hoạt động vui chơi, nghỉ ngơi và ăn uống.

Đánh giá và đặt chỉ tiêu: Đánh giá định kỳ và đặt chỉ tiêu nhằm mục đích đảm bảo tính chất lượng và tiến độ của quá trình giáo dục. Đánh giá này có thể dựa trên các tiêu chuẩn về kiến thức, kỹ năng và hành vi của các em nhỏ.

Tạo sự phối hợp giữa trường và gia đình: Sự phối hợp giữa trường và gia đình ở việc giáo dục con trẻ từ 0-6 tuổi là điều không thể thiếu. Cần đảm bảo tính liên kết và hỗ trợ giữa hai bên trong quá trình giáo dục và phát triển của các em nhỏ.

Điều chỉnh và cập nhật kế hoạch: Trong quá trình thực hiện kế hoạch giáo dục năm học cần được điều chỉnh và cập nhật định kỳ. Mục đích nhằm đảm bảo tính hiệu quả và phù hợp với thực tế, nhu cầu của các em nhỏ, đáp ứng được các thay đổi và xu hướng mới trong giáo dục. Việc này cần sự tham gia và đóng góp của các giáo viên, phụ huynh và các chuyên gia giáo dục để đưa ra những quyết định và phương án hợp lý cho quá trình giáo dục của trường mầm non.

1 1,385 24/01/2024


Xem thêm các chương trình khác: