Bài thu hoạch BDTX Giáo viên mầm non Module 11 (Kỹ năng sơ cứu phòng tránh và xử lý một số tình huống nguy hiểm, bệnh thường gặp ở trẻ em)

Vietjack.me tổng hợp, biên soạn giới thiệu đến thầy cô Bài thu hoạch BDTX Giáo viên mầm non Module 11 theo Thông tư 12 với chủ đề Kỹ năng sơ cứu phòng tránh và xử lý một số tình huống nguy hiểm, bệnh thường gặp ở trẻ em. Mời thầy cô và các bạn đón xem:

1 1,562 24/01/2024


Bài thu hoạch BDTX Giáo viên mầm non Module 11

Bài thu hoạch BDTX Giáo viên mầm non Module 11 (Kỹ năng sơ cứu phòng tránh và xử lý một số tình huống nguy hiểm, bệnh thường gặp ở trẻ em)  (ảnh 1)

(Kỹ năng sơ cứu phòng tránh và xử lý một số tình huống nguy hiểm, bệnh thường gặp ở trẻ em)

MẪU SỐ 1

Trẻ em mầm non là lứa tuổi vô cùng yếu ớt, không chỉ về tình trạng sinh lý mà nhận thức của các em còn chưa được hoàn thiện, dẫn đến việc nhiều trẻ không phòng tránh được nguy hiểm. Là một giáo viên mầm non, các cô giáo cần nắm vững những kiến thức sơ cứu cơ bản cho trẻ, phòng những trường hợp bất ngờ xảy ra. Dưới đây là một số kỹ năng sơ cứu và xử lý tình huống nguy hiểm thường gặp ở trẻ em mầm non. Mời các bạn tham khảo.

1. Ngộ độc

1.1. Biểu hiện

Thường xuất hiện sau ăn một vài giờ hoặc có trường hợp sau một đến hai ngày với các biểu hiện:

+ buồn nôn, nôn, sốt.,

+ Đau bụng, đau đầu, chóng mặt

+ tiêu chảy

1.2. Xử lý

+ Gây nôn

+ Bù nước

+ Theo dõi cần thiết chuyển tiền

Chú ý: tư thế khi gây nôn đề phòng trẻ sặc.

2. Dị vật đường thở

2.1. Biểu hiện

Tùy thuộc vào bản chất và vị trí rơi của dị vật trên đường thở:

+ Trẻ đang khỏe mạnh hoặc hô hấp bình thường, đột ngột lên cơn ho sặc sụa, khó thở, không khóc, tím tái nhanh chóng, ngừng thở, lờ đờ, lờ mờ hoặc hôn mê phải nghĩ đến ngay là nghẹt thở do dị vật đường thở.

- Tùy mức độ bít tắc đường thở mà biểu hiện từ ho, khó thở, khóc yếu đến nặng hơn là không khóc được, tím tái, Ý thức tốt chừng đến hôn mê.

2.2. Cách xử lý

Cách xử lý và tiên lượng phù hợp vào:

+ Bản chất của dị vật: chất lỏng hay rắn, hữu cơ hay vô cơ.

+ Vị trí, hình dạng, kích thước: rơi ở vị trí nào của đường thở, kích thước choán hết hay một phần, hình dáng xù xì, sắc nhọn hay tròn trơn.

+ Biểu hiện lâm sàng cụ thể.

+ Đối tượng, lứa tuổi.

Cách xử lý: khi xảy ra tai nạn, cần bình tĩnh để đưa ra quyết định đúng đắn:

+ Nếu trẻ còn tỉnh, ho được, khóc được…Người cấp cứu nên đặt trẻ ở tư thế ngồi giữa yên trẻ, động viên trẻ và nhanh chóng gọi xe cấp cứu đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.

+ Nếu nạn nhân tím tái, khó thở, không khóc hoặc khóc yếu, nhanh chóng gọi cấp cứu và tiến hành thủ thuật tại chỗ như sau:

- Đối với trẻ dưới hai tuổi: dùng phương pháp vỗ lưng ấn ngực:

+ Đặt trẻ nằm sấp, đầu thấp trên cánh tay trái, giữ chặt đầu và cổ trước bằng bàn tay trái.

Dùng gót bàn tay phải vổ 5 cái thật mạnh, vỗ lưng trẻ ở khoảng giữa hai bả vai.

+ Sau đó lật ngửa trẻ sang tay phải, nếu còn khó thở, tím tái, dùng hai ngón tay trái ấn mạnh ở vùng 1/2 dưới xương ức 5 cái.

+ Nếu dì vật vẫn chưa rồi ra ngoài, hãy lực người trẻ lại tiếp tục vỗ lưng. Luân phiên vỗ lưng và ấn ngực cho tới khi dị vật rơi khỏi đường thở hoặc trẻ khóc được.

- Đối với người lớn và trẻ em: dùng thủ thuật Heimlich.

+ Trẻ còn tỉnh:

Đứng sau lưng trẻ, vòng hai tay ôm lấy thắt lưng trẻ. Nắm chặt bàn tay thành một quả đấm đặt ở vùng thượng vị, ngay dưới chớp xương ức, phía trên rốn.

Ấn năm cái dứt khoát theo hướng từ trước ra sau và từ trước lên trên, mạnh và nhanh. Có thể lập lại 6- 10 lần ấn bụng cho tới khi dị vật rơi khỏi đường thở hoặc trẻ khóc là được.

+ Trẻ hôn mê:

Để trẻ nằm ngửa, quỳ xuống dạng hai chân cạnh đùi nạn nhân. Đặt góp một lòng bàn tay lên vùng thượng vị, dưới chớp xương ức, đặt tiếp bàn tay thứ hai chồng lên bàn tay thứ nhất.

Ấn năm cái dứt khoát, mạnh và nhanh vào bụng theo hướng từ dưới lên trên. Có thể lập lại 6- 10 lần ấn bụng cho tới khi dị vật rơi khỏi đường thở.

* Chú ý:

+ Vừa xử lý vừa gọi cấp cứu.

+ Thời gian xác định vị trí vật và cấp cứu phải rất nhanh trong vòng vài phút.

+ Nếu nạn nhân ngưng thở, phải thổi ngạt hai cái chậm trước và xen kẽ thổi ngạt khi làm thủ thuật Heimlich hay vỗ lưng ấn ngực cho tới khi bệnh nhân thở lại hoặc la, khóc được.

+ Sau khi lấy được di vật, hoặc nạn nhân la khóc được, vẫn phải đưa nạn nhân đến cơ sở y tế để kiểm tra.

- Những việc cần tránh:

+ Đừng can thiệp nếu nạn nhân vẫn còn có thể ho, thở hay la, khóc được.

+ Đừng cố móc lấy vật lạ da và dịch chuyển nó nếu bạn không thể thấy được nó vì có nhiều khả năng dị vật rơi vào sâu hơn.

3. Hướng dẫn xử lý tai nạn thương tích: ngã, chấn thương

3.1. Bong gân

- Chườm lạnh bằng các túi chuờm hoặc bằng túi đá lên chỗ tổn thương, băng nhẹ chỗ khớp để giảm sưng to, giảm chảy máu và góp phần cố định khớp.

- Bất động khớp và chỗ bông gần nếu nạn nhân bong gân nặng, chở ngay đến các bệnh viện chuyên khoa để chữa trị kịp thời.

3.2. Gãy xương

- Di chuyển càng ít càng tốt.

- Vệ sinh chỗ gãy.

- Cố định xương gãy bằng nẹp cứng, dài trên một khớp, dưới một khớp (Nẹp càng thẳng càng tốt, ở trường mầm non có thể lấy bìa cat tông, báo cuộn chặt, gậy, cán chổi lau nhà…)

- Bù nước, giảm đau cho trẻ.

- Động viên trẻ, báo phụ huynh, rồi đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất .

3.3. Chảy máu cam

- Khi thấy trẻ bị chảy máu mũi, cô bình tĩnh động viên trẻ ngồi xuống, đầu hơi cúi về phía trước, dùng hai ngón tay (ngón trỏ và ngón cái) bóp nhẹ hai cánh mũi trẻ lại sau 10 phút máu sẽ ngưng chảy hoặc dùng miếng gạc cuốn thành nút nhét vào hốc mũi của trẻ.

- Sau khi máu ngừng chảy, cô động viên nhắc nhở trẻ không được ngoáy mũi, không được xì mũi trong vòng 2-3h. Còn nếu làm như vậy mà máu không cầm, đưa trẻ đến cơ sở y tế.

4. Cách xử lý đuối nước, bỏng, điện giật

4.1. Đuối nước

- Người cứu nạn biết bơi và có kỹ năng cuứ thì mới nhảy xuống cứu.

- Cấp cứu ngay khi ở dưới nước, nắm tóc nạn nhân lôi đầu nhô lên khỏi mặt nước, tác mạnh hai, ba cái vào má để gây phản xã hội tỉnh.

- Khi đưa nạn nhân lên bờ, nếu ngừng thở, ngưng tim thì nhanh chóng lâu sạch đờm dãi ở mũi miệng, tiến hành hồ hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực cho đến khi nạn nhân tỉnh.

- Ủ ấm, gọi ngay xe cấp cứu hoặc đưa ngay nạn nhân đến cơ sở y tế.

4.2. Bỏng

- Đưa nạn nhân ra khỏi nơi nguy hiểm nhưng phải đảm bảo nguyên tắc sao cho diện tích bỏng không lan rộng và tổn thương thêm.

- Ngâm ngay vùng bị bỏng vào nước lạnh sạch, ít nhất là 10 phút cho đến khi hết đau.

- Rửa tay sạch và đeo găng.

- Giải phóng vùng bỏng bằng cách bỏ quần áo, tháo lắc, vòng (nếu có), chú ý làm nhẹ nhàng không làm tổn thương thêm.

- Phủ kín vùng bỏng bằng gạc sạch hoặc phải sạch, bù nước cho nạn nhân, cần thiết gọi cấp cứu.

4.3. Điện giật

- Khẩn trương ngắt nguồn điện, hoặc dùng que, gậy dài gạt ra khỏi người nạn nhân, đảm bảo an toàn cho cả nạn nhân và người cấp cứu.

- Nếu quần áo bị cháy thì nhanh chóng dập lửa bằng quấn chăn ước, hoặc lăn ra đất, cát.

- Ngâm vùng bỏng vào nước lạnh.

- Nếu nạn nhân bất tỉnh, tiến hành hô hấp và ép tim, rồi đưa đến viện.

MẪU SỐ 2

Trẻ ở lứa tuổi mầm non vô cùng hiếu động, tò mò, ham hiểu biết và luôn sử dụng mọi giác quan để khám phá thế giới xung quanh trẻ. Ở lứa tuổi này trẻ còn quá non nớt để tự bảo vệ mình, nên nguy cơ xảy ra tai nạn với trẻ là rất cao, nếu như thiếu sự quan tâm, định hướng đúng đắn của người lớn hoặc các điều kiện cơ sở vật chất để chăm sóc giáo dục trẻ không đảm bảo an toàn. Vì vậy, khi vui chơi hoặc trong sinh hoạt rất dễ xảy ra tai nạn thương tích như: rách da, tổn thương phần mềm, gãy xương… để lại những hậu quả không tốt thậm chí có thể nguy hại đến tính mạng trẻ. Tuy nhiên phần lớn các tai nạn trên đều có thể phòng tránh được nếu cha, mẹ, cô giáo và mọi người trong cộng đồng xác định được căn nguyên, nâng cao nhận thức, xây dựng môi trường an toàn cho trẻ.

Việc đảm bảo an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu ở trong các cơ sở giáo dục mầm non.

Theo thống kê tại các bệnh viện, tai nạn thương tích đang là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu mà nguyên nhân phần lớn là do sự bất cẩn và kém hiểu biết của người lớn. Nhà nước đã đầu tư nhiều kinh phí và thời gian cho vấn đề tuyên truyền và tập huấn về phòng tránh tai nạn thương tích (TNTT) cho trẻ tới tất cả các ban ngành liên quan đến vấn đề an toàn của trẻ. Những nỗ lực trên đã góp phần giảm thiểu TNTT ở trẻ em. Để trẻ em được đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần ở gia đình cũng như ở trường mầm non thì cần phải xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể.

1. Xây dựng kế hoạch trường học an toàn và phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ

Kế hoạch được ví như chìa khóa mở đường đi đến mục đích. Kế hoạch có tầm quan trọng đặc biệt, nó như kim chỉ nam, có tác dụng chỉ đạo chỉ đường cho hoạt động thực hiện theo một con đường đã định sẵn. Nó như ngọn đèn pha dẫn lối cho chúng ta thực hiện công việc một cách khoa học. Vì vậy, nếu xây dựng được kế hoạch coi như ta đã thành công được một nửa công việc.

Nhìn vào tình hình thực trạng của nhà trường, cũng như những vấn đề TNTT xảy ra ở Việt Nam, chúng ta nhận định được những điểm mạnh và những điều còn hạn chế trong vấn đề phòng, chống TNTT cho trẻ trong trường mình do vậy ngay từ đầu năm học các trường mầm non cần xây dựng kế hoạch chỉ đạo cụ thể cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong nhà trường về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống TNTT cho trẻ với mục tiêu như sau:

- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, phụ huynh và học sinh, từ đó thay đổi hành vi nếp sống phù hợp để hạn chế những TNTT, chú trọng phòng chống tai nạn giao thông, bạo lực, đuối nước giảm tối đa tỉ lệ TNTT trong và ngoài trường.

- Đảm bảo cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của nhà trường được tập huấn kiến thức và kỹ năng phòng, chống TNTT.

- Trẻ đến trường mầm non được đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần. Không xảy ra TNTT, không xảy ra ngộ độc thực phẩm (đặc biệt chú ý phòng chống các tại nạn đối với trẻ như đuối nước, hóc, sặc, bỏng).

- Xây dựng môi trường học tập an toàn, “xanh - sạch - đẹp”.

2. Bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về kiến thức, kỹ năng cơ bản để phòng, chống và xử trí các tình huống khi tai nạn xảy ra

Bồi dưỡng những kiến thức, kỹ năng cơ bản về phòng, chống và xử lý các tình huống khi tai nạn xảy ra cho đội ngũ giáo viên, nhân viên có tầm quan trọng đặc biệt. Giáo viên, nhân viên là lực lượng trực tiếp thực hiện mọi hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ trong trường mầm non. Hơn ai hết giáo viên, nhân viên phải là người nắm vững những kiến thức, kỹ năng cơ bản về phòng, chống và xử lý các tình huống khi tai nạn xảy ra với trẻ để thực hiện tốt công tác của mình. Nếu giáo viên, nhân viên không được bồi dưỡng thường xuyên thì không thể có kiến thức và khó xử trí được các tình huống khi tai nạn xảy ra với trẻ.

Vì vậy nhà trường cần phải xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cơ bản về phòng, chống và xử lý các tình huống khi tai nạn xảy ra cho đội ngũ giáo viên, nhân viên trong trường ngay từ đầu năm học với mục tiêu:

- Để giáo viên có được những kinh nghiệm, kỹ năng về phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ.

- Giúp giáo viên có được ý thức đề phòng, kiểm tra các yếu tố nguy cơ xẩy ra tai nạn một cách thường xuyên, để có biện pháp khắc phục kịp thời, có hiệu quả.

- Xác định được các nguyên nhân chủ quan và khách quan xảy ra tai nạn cho trẻ, để từ đó tìm ra các biện pháp khắc phục, giải quyết hữu hiệu.

- Giúp giáo viên có kiến thức sâu rộng về một số loại dịch bệnh cũng như một số tai nạn thường xẩy ra với trẻ.

Nội dung bồi dưỡng: Giúp cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên hiểu về môi trường an toàn đối với trẻ mầm non; Phòng tránh các tai nạn thương tích thường gặp; Phòng tránh các dị vật tai mũi họng; Phòng tránh tai nạn do ngộ độc; Phòng chống đuối nước cho trẻ; Phòng chống cháy, nổ, bỏng, điện giật; Phòng tránh tai nạn giao thông; Phòng tránh động vật cắn…

3. Tổ chức công tác tuyên truyền phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non

Công tác tuyên truyền có vai trò rất to lớn đối với việc thực hiện thành công hay không thành công của một hoạt động nào đó trong trường mầm non. Tuyên truyền nhằm làm cho đông đảo nhân dân, cha mẹ học sinh, cộng đồng xã hội hiểu rõ về mục đích của một hoạt động hoặc một chương trình nào đó trong trường mầm non và ý thức cùng phối hợp với nhà trường để thực hiện. Chính vì vậy mà trường mầm non cần phải làm tốt công tác tuyên truyền.

Trên thực tế nhìn chung nhân dân còn hạn chế về kiến thức và các kỹ năng thực hành công tác phòng, chống TNTT cho trẻ. Muốn nhân dân, cha mẹ trẻ và cộng đồng xã hội trên địa bàn hiểu được tầm quan trọng của công tác phòng, chống TNTT cho trẻ. Thì trường mầm non phải “Tự mình nói về mình” bằng nhiều hình thức tuyên truyền tốt, khéo léo, rõ ràng, rộng rãi, với nhiều hình thức, thì công tác tuyên truyền sẽ đạt hiệu quả tốt. Qua đó sẽ thu hút được nhiều trẻ đến trường, nhận được nhiều sự quan tâm ủng hộ của nhân dân của cha mẹ trẻ và cộng đồng xã hội ở địa phương để nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, ngay từ đầu năm học Ban giám hiệu nhà trường đã xây dựng nội dung và các hình thức tuyên truyền về công tác phòng, chống TNTT cho trẻ cho năm học như sau:

- Tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh của thôn, bản, xã và các khu dân cư với các nội dung: vai trò của việc phòng, chống, TNTT cho trẻ; tầm quan trọng của công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ ở trường mầm non; các kiến thức phòng, chống, TNTT cho trẻ; ý nghĩa của các công tác phòng, chống, TNTT.

- Tổ chức họp phụ huynh đầu năm với các nội dung tuyên truyền: Đánh giá kết quả chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ kết quả thực hiện các hoạt động của năm học trước. Ý nghĩa của các hoạt động của bé ở trường mầm non, trong đó có hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ, không có TNTT xảy ra có liên quan trực tiếp đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Thông qua các nhiệm vụ trọng tâm trong năm học, đi sâu phân tích tuyên truyền nhiệm vụ xây dựng trường học an toàn, phòng, chống, TNTT cho trẻ.

- Liên hệ với lãnh đạo địa phương tổ chức tuyên truyền các nội dung trên tại các buổi họp của Uỷ ban nhân dân, Hội đồng nhân dân các cấp, các đoàn thể xã, phường, thị trấn như: Mặt trận tổ quốc, Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên... Qua đó nội dung tuyên truyền được sâu rộng trong nhân dân.

- Xây dựng các góc tuyên truyền chung của nhà trường với các nội dung: Xây dựng các nội dung ở bảng tin theo từng thời điểm. Trang bị hệ thống các biểu bảng, panô áp phích có nội dung liên quan đến chủ đề năm học và các cuộc vận động và các phong trào thi đua:

Ví dụ : “Quyết tâm xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”

“Nhà trường văn hoá - Nhà giáo mẫu mực - Bé chăm ngoan”

“Hãy dành cho trẻ em những gì tốt đẹp nhất”

“Cha mẹ và cô giáo cùng quan tâm đến sức khỏe của bé”

Dán ảnh của các hoạt động, các hội thi của nhà trường, in các biểu bảng có nội dung về các kiến thức chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục theo khoa học.

- Chỉ đạo giáo viên xây dựng mỗi lớp một góc tuyên truyền với phụ huynh với các nội dung: Chương trình thực hiện theo các chủ đề cho từng độ tuổi. Kết quả chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng trẻ qua từng giai đoạn trong năm. Các nội dung cần phối hợp với phụ huynh để phòng, chống các dịch bệnh và TNTT cho trẻ.

- Tổ chức tốt các hội thi trong năm học mời phụ huynh đến dự.

- Tổ chức tốt các hoạt động văn hoá, văn nghệ ở trường, tham gia biểu diễn, giao lưu với các đoàn thể ở địa phương tổ chức.

- Tổ chức tốt các ngày hội, ngày lễ ở trường trong năm học như ngày: Khai giảng năm học, ngày tết trung thu, ngày 20/11, ngày 8/3, ngày 1/6, ngày tổng kết năm học. Mời lãnh đạo xã/phường/thị trấn, lãnh đạo khu dân cư và cha mẹ trẻ đến dự.

4. Xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo môi trường an toàn cho trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non

Cơ sở vật chất của trường mầm non là yếu tố tác động trực tiếp đến quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Không thể chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ theo mục tiêu của Chương trình GDMN nếu không có những cơ sở vật chất tương ứng. Trong Điều lệ Trường Mầm non, điều 40, 41 đã quy định yêu cầu về cơ sở vật chất của trường mầm non, phải đảm yêu cầu của việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi có đảm yêu cầu thì mới tạo được môi trường an toàn cho trẻ hoạt động. Chính vì vậy Ban giám hiệu nhà trường cần chú trọng đến việc xây dựng cơ sở vật chất đầy đủ, phù hợp để tạo điều kiện an toàn cho trẻ trong mọi hoạt động. Qua đó đã giảm thiểu được các TNTT cho trẻ. Trước thời gian chuẩn bị nghỉ hè hằng năm, nhà trường chỉ đạo giáo viên, nhân viên rà soát lại toàn bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi của bộ phận mình phụ trách; lập danh mục số trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi cũ, hỏng, cần thay thế và bổ sung.

Căn cứ vào số liệu báo cáo của các bộ phận sau khi rà soát. Ban cơ sở vật chất của nhà trường đi kiểm tra thực tế, sau đó xây dựng kế hoạch mua sắm bổ sung, thay thế, sửa chữa theo thứ tự ưu tiên.

5. Kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch xây dựng trường học an toàn phòng, chống tai nạn thương tích

Kiểm tra, đánh giá các việc thực hiện theo kế hoạch là biện pháp hết sức quan trọng trong công tác quản lý. Kiểm tra nhằm thu thập thông tin, điều khiển, điều chỉnh bộ máy đi đến đích. Kiểm tra nhằm thiết lập các tiêu chuẩn, đo lường kết quả thực hiện mục tiêu, phân tích và điều chỉnh các sai lệch (nếu có) nhằm làm cho bộ máy tốt hơn lên, đạt kết quả mong đợi. Kiểm tra giúp cho nhà quản lý phát hiện người làm tốt để khuyến khích động viên họ, còn người làm chưa tốt để cố gắng hơn. Kiểm tra còn giúp cho việc sai sót có thể xảy ra. Vì công tác kiểm tra có vai trò đặc biệt quan trọng như vậy nên người quản lý cần phải tích luỹ kinh nghiệm kiểm tra và thực hiện nghiêm túc biện pháp kiểm tra trong mọi hoạt động.

Nội dung kiểm tra: Kiểm tra cách sắp sếp đồ dùng, trang thiết bị, đồ chơi đảm bảo an toàn và khoa học tại các lớp, bếp, phòng y tế, các phòng vệ sinh. Kiểm tra việc thực hiện quy chế trường học an toàn, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Kiểm tra cơ sở vật chất, kiểm tra việc rà soát, loại bỏ, thay thế các đồ dùng, đồ chơi, thiết bị có nguy cơ mất an toàn cho trẻ. Kiểm tra công tác vệ sinh môi trường. Kiểm tra công tác chăm sóc sức khoẻ cho trẻ. Kiểm tra công tác tuyên truyền của bộ phận y tế, các lớp, các khu vực trong trường. iểm tra hệ thống nước sạch, hệ thống nước thải, rác thải…

6. Phối hợp với trung tâm y tế và cha mẹ trẻ để làm tốt công tác phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ

Để thực hiện tốt kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích, Ban giám hiệu nhà trường cần phối hợp chặt chẽ với trung tâm y tế tại địa phương và các bậc cha mẹ học sinh. Việc phối hợp với ngành y tế giúp trường mầm non theo dõi sự phát triển về thể lực trẻ, phát hiện kịp thời những bệnh tật và đột biến của cơ thể trẻ. Ngoài ra trung tâm y tế còn phổ biến và tập huấn cho giáo viên những hiểu biết kiến thức, kỹ năng về vệ sinh phòng dịch bệnh, phòng, chống các TNTT cho trẻ ở trường mầm non. Định kỳ kiểm tra sức khỏe cho học sinh và cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên toàn trường.

Cha, mẹ trẻ là những người đầu tiên nuôi nấng, chăm sóc trẻ. Trẻ chịu ảnh hưởng rất lớn từ chính những người trực tiếp nuôi dạy chúng, vì vậy giữa cha, mẹ trẻ và trường mầm non cần có mối quan hệ chặt chẽ. Nhà trường và gia đình phải tạo được sự thống nhất về nội dung và phương pháp, chăm sóc, giáo dục trẻ, có sự trao đổi thường xuyên về cách chăm sóc, giáo dục, về sự phát triển tâm, sinh lý của trẻ, hiểu thấu đáo các tính của từng trẻ để có cách chăm sóc, giáo dục trẻ thích hợp nhất.

MẪU SỐ 3

Tai nạn thương tích ở trẻ em là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong và di chứng tàn tật suốt đời cho trẻ. Mặc dù nhiều biện pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em đã và đang được thực hiện, nhưng tình hình trẻ nhập viện vì tai nạn thương tích vẫn chưa giảm. Phần lớn các trường hợp tai nạn thương tích trẻ em xảy ra là do sự bất cẩn của người lớn. Bởi vậy, hạn chế tối đa tai nạn thương tích cho trẻ trước hết cần sự quan tâm, chăm sóc của các bậc phụ huynh.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn thương tích ở trẻ nhưng sâu xa là do sự bất cẩn của người lớn. Dù ở môi trường nào cũng vậy, trẻ vẫn có thể gặp những nguy cơ xảy ra tai nạn như: bỏng nước sôi, nuốt phải dị vật, bị điện giật do cho tay vào ổ điện, ngã cầu thang…

Như chúng ta đã biết tai nạn thương tích thường bất ngờ xảy ra, không có nguyên nhân rõ ràng, khó lường trước được và gây ra những thương tổn trên cơ thể người và có thể xảy ra mọi lúc, mọi nơi nhất là ở lứa tuổi học sinh mầm non. Vì ở lứa tuổi này các em thường hiếu động, thích tò mò, nghịch ngợm và chưa có kiến thức, kỹ năng, phòng tránh nên rất dễ bị tai nạn thương tích. Vì vậy để hạn chế nguy cơ mắc và tử vong do tai nạn thương tích chúng ta cùng tìm hiểu về tai nạn thương tích và các biện pháp phòng tránh.

* Phân loại tai nạn thương tích theo nguyên nhân:

– Tai nạn thương tích do giao thông: Là những trường hợp xảy ra do sự va chạm, nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan người tham gia giao thông gây nên….

– Bỏng: Là tổn thương một hoặc nhiều lớp tế bào da khi tiếp xúc với chất lỏng nóng, lửa, các tai nạn thương tích da do các tia cực tím, phóng xạ, điện, chất hóa học, hoặc tổn thương phổi do khói xộc vào.

– Đuối nước: Là những trường hợp tai nạn thương tích xảy ra do bị chìm trong chất lỏng (nước, xăng, dầu) dẫn đến ngạt do thiếu oxy hoặc ngừng tim dẫn đến tử vong trong 24 giờ hoặc cần chăm sóc y tế hoặc dẫn đến các biến chứng khác.

– Điện giật: Là những trường hợp tai nạn thương tích do tiếp xúc với điện gây nên hậu quả bị thương hay tử vong.

– Ngã: Là tai nạn thương tích do ngã, rơi từ trên cao xuống

– Động vật cắn: Chấn thương do động vật cắn, húc, đâm phải…

– Ngộ độc: Là những trường hợp do hít vào, ăn vào, tiêm vào cơ thể các loại độc tố dẫn đến tử vong hoặc ngộ độc cần có chăm sóc của y tế (do thuốc, do hóa chất, nấm …).

– Máy móc: là tai nạn do tiếp xúc với vận hành của máy móc…

– Bạo lực: Là hành động dùng vũ lực hăm dọa, hoặc đánh người của cá nhân, nhóm người, cộng đồng khác gây tai nạn thương tích có thể tử vong, tổn thương…

* Một số biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích:

Để phòng tránh tối thiểu các tai nạn thương tích xảy ra tại trường hay ở nhà, giáo viên cũng như các bậc phụ huynh có ý thức và thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa.

- Phòng ngã: Củng cố cơ sở vật chất của trường, cụ thể:

+ Sân trường cần bằng phẳng và không bị trơn trượt

+ Cửa sổ, hành lang, cầu thang phải có tay vịn, lan can.

+ Không cho trẻ học và chơi gần những lớp học không an toàn như tường nhà, ta luy có nguy cơ sập xuống. Đồng thời phải cho sửa chữa ngay.

+ Những cây ở sân trường cần có bồn rào để ngăn trẻ không leo trèo .

+ Bàn ghế hỏng, không chắc chắn phải được sửa chữa ngay.

+ Dụng cụ thể dục thể thao phải chắc chắn, đảm bảo an toàn.

+ Đi chơi đúng nơi quy định và thực hiện theo sự hướng dẫn.

- Phòng ngừa đánh nhau, bạo lực trong trường học

+ Giáo dục ý thức cho các em không được xô đẩy, đánh nhau trong trường.

+ Không cho các em mang đến trường các vật sắc nhọn nguy hiểm như dao, kiếm, súng cao su và các hung khí.

+ Giáo viên thường xuyên quản lý, giám sát trẻ ở mọi lúc, mọi nơi, giáo dục trẻ đoàn kết.

- Phòng ngừa tai nạn giao thông

+ Trường phải có cổng, hàng rào.

+ Trong giờ học, giờ chơi phải đóng cổng, không cho trẻ chạy ra đường chơi khi trường ở gần đường.

+ Phải có biển báo trường học cho các loại phương tiện cơ giới ở khu vực gần trường học.

+ Hướng dẫn học sinh thực hiện luật an toàn giao thông.

+ Tuyên truyền phụ huynh không đi xe máy trong sân trường.

- Phòng ngừa bỏng, nhiễm độc

+ Bảng điện ở phòng học và các phòng chức năng khác phải để cao, tuyệt đối không để bàn là, đồ đun nấu trong phòng, nhóm của trẻ.

+ Không cho học sinh tới bếp nấu nướng và chia ăn ở nhà bếp.

+ Luôn quan tâm chăm sóc trẻ, không để trẻ chơi một mình ở các nơi có thể xảy ra tai nạn.

+ Để thuốc và hóa chất ngoài tầm tay với của trẻ em. Không cho trẻ em tự uống thuốc.

- Phòng ngừa đuối nước

+ Trẻ em cần rèn luyện thể lực và biết bơi theo quy định.

+ Khi đi bơi phải tuân thủ quy tắc an toàn.

+ Không cho trẻ ra gần ao hồ, sông suối một mình .

+ Ở vùng lũ, học sinh đi học qua sông suối phải có người lớn đưa và phải đảm bảo an toàn.

+ Khi đi đò, thuyền,... phải mặc áo phao bảo hộ

+ Giếng, bể nước trong trường phải có nắp đậy an toàn.

+ Không để thùng, chậu có nước không phòng, nhóm lớp.

- Phòng ngừa điện giật

+ Luôn kiểm tra các đồ dùng bằng điện, che kín các ổ điện ở thấp không cho trẻ nghịch

+ Hệ thống điện trong lớp phải an toàn: không để dây trần, dây điện hở, bảng điện để cao.

- Phòng ngừa ngộ độc thức ăn

+ Không bán quà bánh trong trường và không ăn hàng rong xung quanh cổng trường.

+ Thực phẩm do thức ăn nhà bếp, nước uống phải đảm bảo vệ sinh, rõ nguồn gốc. Phải có hợp đồng cam kết mua bán thực phẩm sạch rõ nguồn gốc với công ty cung cấp.

Trường có cán bộ theo dõi về y tế học đường và có tủ thuốc cấp cứu.

Còn rất nhiều nguy cơ dẫn đến tai nạn thương tích ở trẻ em, cách phòng ngừa hiệu quả nhất là sự quan tâm chú ý của người lớn khi trông trẻ. Chỉ một phút thiếu tập trung có thể dẫn đến hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, người lớn cần trang bị cho trẻ nhỏ những kiến thức, kỹ năng cơ bản nhất để tự bảo vệ mình từ khi trẻ bắt đầu hình thành những ý thức đầu tiên.

Vì tương lai tốt đẹp của con em chúng ta, mỗi người hãy nâng cao ý thức chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, tạo môi trường an toàn và lành mạnh để trẻ em phát triển toàn diện, góp phần xây dựng một tương lai tươi sáng cho đất nước.​

1 1,562 24/01/2024


Xem thêm các chương trình khác: