Bài thu hoạch BDTX Giáo viên mầm non Module 22 (Làm đồ dùng dạy học, đồ chơi từ nguyên liệu địa phương)

Vietjack.me tổng hợp, biên soạn giới thiệu đến thầy cô Bài thu hoạch BDTX Giáo viên mầm non Module 22 theo Thông tư 12 với chủ đề Làm đồ dùng dạy học, đồ chơi từ nguyên liệu địa phương. Mời thầy cô và các bạn đón xem:

1 1,677 29/01/2024


Bài thu hoạch BDTX Giáo viên mầm non Module 22

(Làm đồ dùng dạy học, đồ chơi từ nguyên liệu địa phương)

MẪU SỐ 1

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong trường mầm non, vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ và đồ chơi là phương tiện giúp trẻ thực hiện hoạt động đó, đồng thời cũng chính là cách giúp trẻ tiếp thu bài học một cách sinh động, nhiệt tình hơn.

Đồ dùng, đồ chơi mầm non tự làm phải đảm bảo thực hiện theo mục tiêu giáo dục, mang tính thẩm mỹ, phải giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, kích thích cho trẻ tính độc lập, sáng tạo, đồng thời phải phù hợp với từng lứa tuổi và đảm bảo được sự an toàn cho trẻ.

Muốn làm được điều này, giáo viên cần phải định hướng trước một số nguyên vật liệu cần thiết, tiếp theo phải phối hợp chặt chẽ với phụ huynh để biết trước những nguyên vật nào có thể sưu tầm được.

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay các phụ phế phẩm từ gia đình vô cùng phong phú: lõi giấy vệ sinh, các hộp bánh kẹo, các túi, lon, hũ đựng đồ, đựng thức ăn, báo cũ, tạp chí, vỏ hộp sữa…là một kho nguyên liệu vô cùng phong phú để cho trẻ có thể làm được đồ chơi cho mình. Tuy nhiên, để chương trình giáo dục này càng thêm phong phú, chúng ta có thể tư vấn cho phụ huynh sưu tầm thêm các loại nguyên liệu khác như: các loại hạt ngũ cốc, rau củ, quả tươi và khô, cành cây, lá cây khô, các loại hạt, các loại vỏ trứng, len, dây đồng, dây thép……

Hiện nay đồ dùng, đồ chơi cho trẻ em có rất nhiều trên thị trường, tuy nhiên xét về phương diện giáo dục thì chúng không thể để đáp ứng đầy đủ các nhu cầu và mục đích của chương trình dạy học ở trường Mầm non. Hơn nữa việc mua quá nhiều đồ dùng, đồ chơi cho trẻ làm ảnh hưởng đến kinh tế của các bậc phụ huynh trong khi các đồ phế phẩm từ gia đình, các nguyên vật liệu đã qua sử dụng đang sẵn có và có rất nhiều có thể tái sử dụng tạo làm đồ chơi cho trẻ. Khi có món đồ chơi do cô và trẻ hoặc tự trẻ tự tay làm ra, các cháu sẽ cảm thấy yêu quí và hứng thú hơn rất nhiều so với các đồ chơi mua sẵn. Đây cũng là một hình thức dạy cho trẻ biết yêu quí sức lao động ngay khi còn bé. Xuất phát từ những ý tưởng nêu trên, chúng tôi nghĩ rằng việc tự làm đồ dùng, đồ chơi là việc làm hết sức cần thiết và bổ ích cho trẻ mầm non và đáp ứng với nhiệm vụ của năm học...............

II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

1. Thuận lợi

– Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, sự chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn của Phòng giáo dục, sự ủng hộ nhiệt tình cả vật chất lẫn tinh thần của cha mẹ học sinh cho việc thực hiện tốt chuyên đề.

– Đảm bảo đầy đủ về cơ sỏ vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho công tác chăm sóc – nuôi dưỡng – giáo dục trẻ. Hàng năm trường luôn bổ xung mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học đáp ứng với chương trình dạy trẻ.

– Trường có đội ngũ giáo viên nhiệt tình trong công tác, yêu nghề, mến trẻ có tinh thần ham học hỏi, cầu tiến bộ, tích cực học tập để nâng cao kiến thức, kỹ năng, phương pháp cho việc làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các hoạt động của cô và trẻ trong trường.

2. Khó khăn

– Trên thực tế các lớp học đã được trang bị nhiều đồ dùng, đồ chơi hiện đại, song để phục vụ các hoạt động của trẻ ở trường theo kế hoạch của chương trình giáo dục mầm non mới thì vẫn chưa đáp ứng đủ.

– Kinh phí nhà trường mặc dù đã được giao tự chủ song vẫn còn hạn hẹp chưa thể bổ xung trang thiết bị cơ sở vật chất nhà trường theo thông tư 02

III. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

– Khai thác sử dụng hiệu quả các thiết bị dạy học đã được trang bị theo danh mục tối thiểu kết hợp với hoạt động tự làm đồ dùng dạy học, đồ chơi mầm non để góp phần nâng cao hiệu quả trong việc đổi mới phương pháp dạy học và chất lượng giáo dục.

– Tạo động lực khuyến khích sự sáng tạo của đội ngũ giáo viên và trẻ trong việc bồi dưỡng khả năng tự học và thực hành.

– Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, các bậc phụ huynh trong phong trào làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo.

– Đưa việc làm đồ dùng đồ chơi tự tạo bằng nguồn nguyên vật liệu sẵn có của địa phương trở thành hoạt động thường xuyên của nhà trường, góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới và tạo môi trường giáo dục thân thiện, an toàn.

IV. NỘI DUNG

Đối với nhà trường

– Tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng làm đồ dùng đồ chơi cho đội ngũ giáo viên, khuyến khích giáo viên tự nghiên cứu, sưu tầm hình ảnh, cách làm đồ dùng, dồ chơi trên các phương diện thông tin…vv.

– Tạo điều kiện về thời gian cho 100% giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo.

– Tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục hỗ trợ cho nhà trường làm đồ dùng dạy học, đồ chơi tự tạo cho trẻ (Huy động nguồn nguyên vật liệu đã qua sử dụng, nguyên vật liệu tiết kiệm, công lao động, kinh phí…)

– Phát huy tinh thần tự giác tích cực, lòng yêu nghề, sự say mê sáng tạo của đội ngũ giáo viên, sự phối hợp, sự vào cuộc của cha mẹ học sinh của cộng đồng đối với phong trào làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo để tạo ra sản phẩm mang lại hiệu quả trong việc tổ chức cho trẻ học và chơi.

– Tổ chức làm đồ dùng đồ chơi tự tạo đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, tiết kiệm, hiệu quả áp dụng trong việc thực hiện chương trình GDMN mới. Tổ chức trưng bày, tạo môi trường giáo dục trong trường mầm non.

– Tổ chức các hình thức thi đua, phát động phong trào làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo giữa các nhóm lớp, các tổ trong trường. Động viên khen thưởng kịp thời đối với tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp cho chuyên đề. Tổ chức: “Hội thi làm đồ dùng, đồ chơi” tự tạo nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, các bậc phụ huynh về công tác làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo của cấp học Mầm non.

– Đánh giá kết quả thực hiện sau mỗi chủ đề và kết thúc chuyên đề theo biểu điểm đánh giá. Lưu giữ hình ảnh hoạt động của chuyên đề vào đĩa mềm, sản phẩm đồ dùng, đồ chơi tự tạo làm tư liệu đánh giá kết quả thực hiện chuyên đề.

* Đối với giáo viên

– Căn cứ kế hoạch triển khai thực hiện chương trình GDMN các độ tuổi. Đảm bảo có đủ đồ dùng dạy học và đồ chơi đáp ứng yêu cầu. Phát huy hiệu quả sử dụng của đồ dùng, đồ chơi tự tạo ứng dụng vào thực tế.

– Tạo môi trường giáo dục cho trẻ theo chủ đề: trang trí, sắp xếp nguyên vật liệu, đồ dùng đồ chơi làm nổi bật chủ đề. Chú trọng sưu tầm nguyên vật liệu cho trẻ khám phá. Dạy trẻ biết cách tạo ra sản phẩm từ nguyên vật liệu đã qua sử dụng, phát huy tính tích cực hoạt động của trẻ tham gia vào các hoạt động tạo ra sản phẩm.

* Đối với trẻ

– Về kiến thức: 80 – 90% Trẻ biết được một số nguyên vật liệu tạo ra sản phẩm, từ đó sáng tạo ra sản phẩm mà trẻ yêu thích.

– Về kỹ năng: 80- 90% trẻ biết tạo ra một số đồ dùng, đồ chơi đơn giản, cách trưng bày, sắp xếp và phối hợp với nhóm chơi.

V. MỘT SỐ BIỆN PHÁP LỚN

– Tham mưu với lãnh đạo các cấp và hội cha mẹ học sinh tăng cường về cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho chuyên đề.

– Chỉ đạo xây dựng mua sắm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi dạy trẻ. Tạo cơ hội cho trẻ tham gia sưu tầm và làm đồ dùng, đồ chơi cùng cô.

– Tổ chức sinh hoạt chuyên môn thảo luận về kiến thức, kỹ năng làm đồ dùng đồ chơi cho 100% giáo viên đứng lớp

– Làm tốt công tác tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh học sinh đóng góp tặng những đồ dùng, đồ chơi nguyên vật liệu đã qua sử dụng song có thể tái chế làm đồ chơi, đồ dùng học tập phục vụ hoạt động của trẻ tại trường.

– Chỉ đạo các giáo viên các lớp tự nghiên cứu, sưu tầm các hình ảnh, cách làm đồ dùng dồ chơi trên các báo, tạp chí, sách hướng dẫn làn đồ dùng, đồ chơi và khai thác trên mạng Intenet.

– Tổ chức hội thi làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo cấp trường đảm bảo về số lượng và chất lượng có hiệu quả áp dụng trong việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới.

– Chỉ đạo xây dựng lớp điểm chuyên đề

– Tổ chức cho giáo viên được đi thăm quan học tập thực tế cách làm đồ dùng đồ chơi của các trường bạn đặc biệt là các trường lớn trên địa bàn như:...........

– Đánh giá chất lượng thực hiện chuyên đề của từng lớp, từng giáo viên và kết quả của các hoạt động chuyên đề đó.

– Nghiệm thu tổng kết rút kinh nghiệm cho chuyên đề.

1 1,677 29/01/2024


Xem thêm các chương trình khác: