Bài thu hoạch BDTX Giáo viên mầm non Module 35 (Xây dựng môi trường giáo dục giàu tính nghệ thuật trong nhóm, lớp tại cơ sở GDMN)

Vietjack.me tổng hợp, biên soạn giới thiệu đến thầy cô Bài thu hoạch BDTX Giáo viên mầm non Module 35 theo Thông tư 12 với chủ đề Xây dựng môi trường giáo dục giàu tính nghệ thuật trong nhóm, lớp tại cơ sở GDMN. Mời thầy cô và các bạn đón xem:

1 957 29/01/2024


Bài thu hoạch BDTX Giáo viên mầm non Module 35

(Xây dựng môi trường giáo dục giàu tính nghệ thuật trong nhóm, lớp tại cơ sở GDMN)

MẪU SỐ 1

Giáo dục mầm non hiện đại nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cho trẻ làm quen với nghệ thuật, các giá trị nhân văn của loài người ngay từ khi còn nhỏ. Hướng cho trẻ đến với hoạt động phát triển nghệ thuật-thẩm mỹ chính là “chìa khóa” mở ra tiềm năng sáng tạo của trẻ, tạo cơ hội thực sự để trẻ áp dụng chúng vào môi trường xã hội.

Nhiệm vụ giáo dục phát triển nghệ thuật-thẩm mỹ cho trẻ mầm non

Để phát triển giáo dục nghệ thuật-thẩm mỹ cho trẻ mầm non, cần chú ý giải quyết tốt một số nhiệm vụ sau:

Tổ chức môi trường vật chất cho hoạt động nghệ thuật - sáng tạo trong các lớp mầm non.

Tổ chức khoa học, có hiệu quả các hoạt động tạo ra sản phẩm của trẻ mầm non (vẽ, nặn, xé dán, tác phẩm nghệ thuật) và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển, bộc lộ khả năng sáng tạo của trẻ.

Sử dụng các hình thức tổ chức lồng ghép, tích hợp các hoạt động giáo dục.

Tổ chức các hoạt động như dạo chơi, tham quan các di tích lịch sử, viện bảo tàng, nhà hát… để giới thiệu cho trẻ về truyền thống, phong cảnh đẹp của quê hương, đất nước.

Khuyến khích phụ huynh và trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động chung, các hoạt động nghệ thuật dân gian…

Các hoạt động nêu trên sẽ thu được hiệu quả cao nếu được xây dựng và tổ chức theo các hướng sau:

Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên mầm non.

Tăng cường tương tác với gia đình, phụ huynh, phối hợp với phụ huynh, cha mẹ trẻ trong việc giáo dục phát triển nghệ thuật-thẩm mỹ cho trẻ mầm non.

Các điều kiện cơ bản để thực hiện việc giáo dục phát triển nghệ thuật-thẩm mỹ cho trẻ mầm non.

Tạo môi trường tinh thần, cảm xúc lành mạnh, vui tươi, thuận lợi cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

Thiết lập và duy trì môi trường vật chất cho hoạt động giáo dục phát triển nghệ thuật, thẩm mỹ cho trẻ (đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu…).

Xây dựng nhiều phương án lựa chọn hình thức, phương tiện, phương pháp làm việc với trẻ theo cùng một chủ đề, cùng một loại nguyên vật liệu.

Sử dụng phương pháp tiếp cận cá biệt để dạy trẻ.

Tích hợp các giờ học tạo hình như vẽ, nặn, xé dán với các giờ học làm quen trẻ với thiên nhiên, với các tác phẩm văn học nghệ thuật, âm nhạc…

Lựa chọn và giới thiệu một cách có hệ thống các nội dung mỹ thuật, âm nhạc, trò chơi và các hoạt động nghệ thuật khác có nội dung đặc trưng của địa phương nơi trẻ sinh sống (các tác phẩm nghệ thuật, nhà thơ, nhà soạn nhạc, các họa sĩ, các tác phẩm văn học nghệ thuật mô tả thiên nhiên, lao động của địa phương…).

Phối hợp chặt chẽ với gia đình trẻ bởi hoạt động giáo dục nghệ thuật-thẩm mỹ là một phần không thể thiếu của quá trình giáo dục toàn diện, cần huy động các bậc cha mẹ cùng tham gia.

Đảm bảo sự liên tục, kế thừa trong phối hết hợp công tác với các tổ chức, cơ quan văn hóa tại địa phương.

Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoại khóa nhằm mục đích mở rộng vốn hiểu biết, làm giàu thế giới tinh thần trẻ, hình thành mối quan hệ thẩm mỹ với thế giới xung quanh, giáo dục tình yêu quê hương, đất nước cho trẻ. Ví dụ như xây dựng nhóm “Những bàn tay vàng” trong hoạt động tạo hình với nhiều các nguyên liệu khác nhau để trẻ thi tạo ra các sản phẩm vẽ, nặn, xé dán,… “Làm khách đến thăm vườn cổ tích” trong hoạt động sân khấu-đóng kịch…

Biện pháp giáo dục phát triển nghệ thuật-thẩm mỹ cho trẻ mầm non

Để dạy trẻ mầm non làm quen với thế giới nghệ thuật, cần sử dụng phối hợp các biện pháp sau:

  • Lập kế hoạch, chương trình dài hạn theo các lĩnh vực ưu tiên, xác định rõ ràng nội dung hoạt động cho trẻ các lứa tuổi khác nhau.
  • Lập kế hoạch/giáo án các giờ học, các hoạt động, kịch bản lễ hội và các buổi vui chơi giải trí.
  • Xây dựng bộ sưu tập các trò chơi học tập về âm nhạc.
  • Xây dựng Thư viện với nhiều loại tác phẩm văn học nghệ thuật…

Tất cả các nguyên vật liệu đều được sắp xếp một các có hệ thống, khoa học, đảm bảo tính thẩm mỹ, nghệ thuật.

Hình thức tổ chức quá trình giáo dục nghệ thuật-thẩm mỹ cho trẻ mầm non

Quá trình giáo dục nghệ thuật, thẩm mỹ cho trẻ mầm non được thực hiện thông qua các hình thức tổ chức hoạt động như sau:

  • Giờ hoạt động tạo hình.
  • Giờ hoạt động âm nhạc.
  • Hoạt động sân khấu.
  • Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học.

Hoạt động nhóm: Nhóm trẻ thực hiện các công việc chung của nhóm.

Hoạt động cá nhân.

Hoạt động triển lãm các sản phẩm hoạt động của cả lớp/nhóm, của cá nhân trẻ.

Hoạt động xem biểu diễn ở nhà hát.

Các hoạt động lễ hội, hòa nhạc, đóng kịch.

Tổ chức môi trường vật chất để giáo dục nghệ thuật-thẩm mỹ cho trẻ mầm non.

Tổ chức môi trường vật chất thích hợp là một trong những điều kiện quan trọng để thực hiện nhiệm vụ giáo dục thẩm mỹ-nghệ thuật trong trường mầm non.

Tạo môi trường hoạt động, có các đồ dùng, dụng cụ, nguyên vật liệu trong tầm tay trẻ, kích thích trẻ hoạt động.

Mỗi nhóm lớp mầm non trang trí theo một phong cách thẩm mỹ nhất định, có trung tâm nghệ thuật, góc âm nhạc, góc trò chơi theo nhóm, góc đọc sách, tủ quần áo biểu diễn với các đạo cụ sân khấu.

Có góc tạo hình nghệ thuật mở để trẻ tham gia vào các hoạt động tạo ra sản phẩm tạo hình khác nhau, tranh, ảnh, các sản phẩm nghệ thuật dân gian và thủ công mĩ nghệ, các đồ chơi làm bằng đất sét, gốm, khảm trai, các loại nguyên vật liệu nghệ thuật cần thiết cho trẻ vẽ, nặn, xé dán và thiết kế nghệ thuật, album giới thiệu về các loại hình nghệ thuật có kèm chỉ dẫn cách thực hiện, các bước thực hiện, được trình bày bằng thẻ hay công nghệ tạo hình ảnh trên máy tính.

Trong các lớp trẻ 4-6 tuổi trang trí tiểu cảnh, góc văn hóa địa phương, tổ chức hoạt đông tích hợp dạy trẻ làm quen với cuộc sống, truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Sưu tầm và tạo bộ sưu tập các bức tranh của các họa sĩ Việt Nam; các tác phẩm văn học, thơ ca, âm nhạc…

Xây dựng thư viện truyền thông đa phương tiện, sưu tập audio và video.

Các thiết bị âm thanh và video trong lớp học và trong hội trường, phòng âm nhạc.

Có các hướng dẫn cụ thể cho các giờ học trang trí, nghệ thuật ứng dụng.

Giáo viên cần sử dụng hiệu quả phòng học, hành lang để trưng bày các bức tranh vẽ, các sản phẩm do trẻ làm ra, giúp trẻ trang trí bộ sưu tập nghệ thuật của trẻ.

Công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non

Các nhà trường cần chú ý tổ chức hoạt động tư vấn, nâng cao nhận thức cho giáo viên mầm non về giáo dục nghệ thuật-thẩm mỹ cho trẻ theo các nội dung và hình thức sau:

Tổ chức hình thức chơi “tiếp sức” theo chủ đề.

Tổ chức theo hình thức trò chơi trí tuệ - sáng tạo giúp chính xác hóa và củng cố kiến thức, sự hiểu biết của giáo viên mầm non về phong tục, tập quá của người Việt trong lĩnh vực văn học truyền miệng và nghệ thuật ứng dụng, văn hóa dân gian. Chủ đề có thể là “Các phong tục, truyền thống và sự sáng tạo trong văn hóa dân gian Việt Nam”.

Tổ chức cuộc thi “Đi tìm kho báu trong văn học dân gian”: Hệ thống hóa các kiến thức cho giáo viên mầm non về các thể loại văn học dân gian Việt Nam.

Tổ chức các hội thảo có tính chất lý luận, hội thảo có tính chất thực hành theo các chủ đề như “Trẻ em và sáng tạo nghệ thuật” (tổ chức lớp học nâng cao kĩ năng tạo hình không truyền thống); “Hoạt động sân khấu - Phương tiện điều chỉnh các vấn đề về cảm xúc và giao tiếp của trẻ”. Xây dựng tuyển tập trò chơi, các bài tập trò chơi về một đề tài, chủ đề.

Tổ chức Tuần lễ sáng tạo: “Du lịch đến làng nặn tò he”: Hướng dẫn cách nặn các con giống ngộ nghĩnh, các loại quả trên mâm ngũ quả nhỏ xinh, các công chúa hoàng tử rực rỡ, những anh hung hảo hán, ông bụt, vị thánh, thần bí hiểm…, “Hành trình đến làng làm đồ chơi bằng tre”: Hướng dẫn cách làm con khăng, đèn, diều sáo, các nhạc cụ, con rối, mặt nạ…, làng làm đồ chơi bằng đất nung,: pháo đất, tượng, ông phỗng, các loại gia súc, gia cầm gần gũi với cuộc sống nhà nông…

“Thi giáo viên mầm non sáng tạo” - giáo viên nhiều kinh nghiệm tham vấn cho giáo viên trẻ các vấn đề như: “Vẽ trang trí trong trường mầm non”, “Cách tiếp cận cá nhân trong hoạt đông tạo hình”, “Hình thành nhân cách trẻ trong quá trình làm quen với hoạt đông nghệ thuật”, “Phương pháp giáo dục, kích thích trẻ sáng tạo”, “Giáo dục trẻ bằng ngôn ngữ mẹ đẻ và nghệ thuật dân gian sáng tạo”.

Phương pháp lưu trữ hồ sơ, sản phẩm hoạt động sáng tạo nghệ thuật của trẻ.

Tiến hành xây dựng môi trường hoạt động sân khấu nghệ thuật.

Tham quan, trao đổi kinh nghiệm, thống nhất phương pháp giáo dục phát triển nghệ thuật, thẩm mỹ cho trẻ mầm non.

Tạo điều kiện tổ chức để giáo viên tham gia các hội thảo, hội thi, tập huấn, tọa đàm, các liên hoan về giáo dục nghệ thuật và thẩm mỹ để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm.

Để giúp cho giáo viên mầm non tổ chức thực hiện thành công nội dung giáo dục phát triển nghệ thuật-thẩm mỹ cho trẻ, cần tổ chức thực hiện quá trình giáo dục một cách khoa học, có thể tổ chức theo 3 hướng sau:

Các hoạt động thuộc về công tác tổ chức.

Các hoạt động độc lập của trẻ nhằm củng cố hứng thú vào các hoạt động và phát triển khả năng sáng tạo như thể thao, biểu diễn văn nghệ, hoạt động tạo ra sản phẩm nghệ thuật.

Sư tương tác giữa giáo viên và trẻ phải dựa trên phương pháp tiếp cận cá biệt, bao gồm các hình thức và phương pháp làm việc như:

  • Tổ chức hoạt động học với trẻ;
  • Tổ chức hội lễ, vui chơi giải trí;
  • Đóng kịch;
  • Tuần lễ sáng tạo, các cuộc thi về mùa trong năm, ngày hội lễ;
  • Trò chơi học tập;
  • Triển lãm tranh vẽ và hàng thủ công về các mùa trong năm, các hội lễ của đất nước, “Thiên nhiên trong tranh vẽ của trẻ”…;
  • Hoạt động theo nhóm;
  • “Làm sách” theo nội dung các câu chuyện, truyện cổ tích, theo các chủ đề do giáo viên đưa ra, theo chủ đề tự chọn, chủ đề yêu thích của trẻ…

1 957 29/01/2024


Xem thêm các chương trình khác: