Bài thu hoạch BDTX Giáo viên mầm non Module 21 (Phát hiện, sàng lọc và tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục đáp ứng trẻ em có nhu cầu đặc biệt)

Vietjack.me tổng hợp, biên soạn giới thiệu đến thầy cô Bài thu hoạch BDTX Giáo viên mầm non Module 21 theo Thông tư 12 với chủ đề Phát hiện, sàng lọc và tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục đáp ứng trẻ em có nhu cầu đặc biệt. Mời thầy cô và các bạn đón xem:

1 462 29/01/2024


Bài thu hoạch BDTX Giáo viên mầm non Module 21

(Phát hiện, sàng lọc và tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục đáp ứng trẻ em có nhu cầu đặc biệt)

Trẻ em có nhu cầu đặc biệt là những trẻ có khuyết tật, bệnh tật liên quan đến vấn đề trù hoãn phát triển hoặc có khả năng đặc biệt. Để phát huy được tiềm năng của trẻ, để trẻ phát triển như các bạn đồng trang lứa thì những đứa trẻ này cần phải có những dịch vụ hỗ trợ hơn mức bình thường. Đây là nhóm trẻ có nhu cầu riêng biệt nên mỗi nhóm sẽ phát triển dựa theo nhu cầu khác nhau. Việc phát hiện và giáo dục những trẻ có tình trạng đặc biệt nhằm đảm bảo sự công bằng trong tiếp cận các chương trình giáo dục cho trẻ có nhu cầu đặc biệt. Từ đó thì các biện pháp cải thiện và đảm bảo các yếu tố về cơ sở vật chất, chính sách, triển khai chương tình đảm bảo tất cả trẻ em đều được học tập từ cấp học mầm non.

I. CÔNG TÁC QUẢN LÝ GIÁO DỤC TRẺ KHUYẾT TẬT TRONG TRƯỜNG MẦM NON

1. Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật mầm non nhằm:

  • Tạo ra được môi trường sống, học tập hòa nhập tốt nhất cho trẻ khuyết tật mầm non, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ khuyết tật được tham gia học cùng trẻ bình thường ở các trường, lớp mầm non
  • Giáo dục hòa nhập là cơ hội để trẻ bình thường và trẻ khuyết tật hiểu đúng giá trị của nhau, xóa bỏ sự cách biệt mặc cảm, xa lánh để trẻ có trách nhiệm với nhau hơn
  • Giúp trẻ KT được học tại nơi trẻ sinh sống cùng gia đình, không có sự tách biệt môi trường sống vì trường mầm non hòa nhập có trách nhiệm tiếp nhận tòan bộ trẻ của địa phương nơi trường đóng không kể trẻ khuyết tật hay trẻ bình thường vào học
  • Giúp trẻ khuyết tật học được nhiều hơn ở bạn, ở giáo viên và nhà trường
  • Thông qua lớp học hòa nhập giúp cho mọi trẻ, trong đó kể cả trẻ mầm non bình thường và trẻ khuyết tật được phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm. trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách và chuẩn bị cho trẻ vào lớp một
  • Giáo dục hòa nhập trẻ mầm non còn đóng vai trò giúp trẻ khuyết tật được can thiệp sớm và hỗ trợ gia đình trẻ khuyết tật trong công tác can thiệp sớm
  • Tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ trong một môi trường giáo dục bình thường, tạo cho mọi trẻ mầm non kể cả trẻ khuyết tật có cơ hội được chăm sóc và giáo dục bình đẳng
  • Tạo sự hợp tác giữa gia đình, cộng đồng và nhà trường, trong việc chăm sóc giáo dục trẻ KT mầm non

2. Quyền lợi và trách nhiệm của cơ sở GDMN trong giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật

* Quyền lợi

Đối với trẻ mầm non:

  • Tất cả mọi trẻ đều được chăm sóc và học tập để đạt được mục tiêu giáo dục chung
  • Trẻ có tinh thần cộng đồng tập thể, có sự học tập lẫn nhau, biết yêu thương đồng cảm và giúp đỡ nhau tạo thành nhóm bạn bè
  • Trẻ khuyết tật được giáo viên chăm sóc tận tình trong học tập và sinh họat, được trẻ trong lớp cảm thông, giúp đỡ
  • Trẻ được sống và học tập cùng nhau, mọi trẻ đều được học tập để đạt được mục tiêu giáo dục chung. Trẻ khuyết tật được tôn trọng, được chú ý những điểm mạnh, được tham gia các họat động của lớp và được động viên, khuyến khích kịp thời
  • Trẻ khuyết tật mầm non được cung cấp các dịch vụ học tập, chăm sóc, nuôi dưỡng phù hợp

Đối với giáo viên

  • Giáo viên trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ khuyết tật được học tập nâng cao hiểu biết và biết cách tổ chức chăm sóc giáo dục trẻ khuyết tật trong lớp hòa nhập. Giáo viên biết tổ chức giờ học riêng cho trẻ KT, biết lập hồ sơ theo dõi, biết đánh giá và xây dựng kế họach mục tiêu giáo dục riêng cho từng trẻ KT
  • Giáo viên có cơ hội tiếp cận và sử dụng những công nghệ mới trong chăm sóc và giáo dục trẻ KT mầm non

Đối với cơ sở giáo dục mầm non

  • Cơ sở giáo dục mầm non có tổ chức giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật được đánh giá cao về tính đa dạng trong giáo dục, tôn trọng và được tôn vinh.
  • Nhà trường tạo điều kiện và cơ hội học tập về giáo dục đặc biệt cho giáo viên mầm non tham gia dạy trẻ khuyết tật hòa nhập, giúp giáo viên có kiến thức, khả năng và phương pháp, kỹ năng tổ chức tốt các họat động chăm sóc giáo dục trẻ tại trường lớp mầm non hòa nhập
  • Tập thể giáo viên có sự cộng đồng trách nhiệm cao và hỗ trợ nhau tích cực hơn trong công tác giáo dục.
  • Đồ dùng trang thiết bị của trường, lớp được quan tâm chú ý bổ sung phù hợp với mọi trẻ
  • Phụ huynh quan tâm tích cực hơn, có trách nhiệm phối hợp cùng với giáo viên và nhà trường trong chăm sóc giáo dục trẻ khuyết tật
  • Lôi cuốn được sự hỗ trợ của xã hội và cộng đồng trong việc chăm sóc giáo dục trẻ về nhiều mặt trong đó có tăng cường điều kiện cơ sở vật chất, đồ dung học tập cho trẻ khuyết tật và trẻ bình thường.

3. Trách nhiệm của trường mầm non trong tổ chức giáo dục hòa nhập trẻ KT mầm non

- Trường có trách nhiệm tiếp nhận, sắp xếp trẻ khuyết tật vào lớp học phù hợp

- Trẻ được xếp học ở lớp MN phù hợp với sự phát triển của lứa tuổi

- Lớp học có tỉ lệ học sinh hợp lý, không quá đông, mỗi lớp chỉ nên xếp từ 1-2 trẻ khuyết tật học hòa nhập. Khi lớp nhận 1-2 trẻ khuyết tật, sĩ số lớp cần được giảm 3-5 trẻ để giáo viên có điều kiện giảng dạy và chăm sóc trẻ

- Nhà trường có trách nhiệm tổ chức nhóm chuyên môn hỗ trợ giáo viên dạy lớp hòa nhập trong công tác tìm hiểu, xây dựng và thực hiện kế họach giáo dục cá nhân cho trẻ KT

- Hiệu trưởng và BGH trường mầm non là người đóng vai trò lãnh đạo tích cực mang tính hỗ trợ cao trong GDHNKT.

- Nhà trường có sổ danh bạ theo dõi học sinh chung của trường theo các lớp và học sinh khuyết tật theo đúng yêu cầu (số thứ tự, tên trẻ, ngày tháng năm sinh, dân tộc, tôn giáo, tên cha mẹ nghề nghiệp, địa chỉ khi cần báo tin, giáo viên phụ trách lớp…)

- Giáo viên phải lập kế họach giáo dục cá nhân cho trẻ khuyết tật riêng. Kế họach và giáo dục cá nhân cần có sự điều chỉnh mục tiêu giáo dục dài hạn, ngắn hạn. Kế họach giáo dục và các biện pháp thực hiện phải cụ thể để giúp trẻ đạt được mục tiêu đã đề ra và có sự trao đổi thảo luận với cha mẹ trẻ và nhóm cán bộ giáo viên chuyên môn về KT của trường.

- Giáo viên có sự điều chỉnh phương pháp dạy và đánh giá phù hợp với trẻ KT

- Nhà trường cần bố trí đồ dùng trang thiết bị phù hợp hỗ trợ trong giáo dục trẻ khuyết tật và đề xuất tăng cường sự hỗ trợ của gia đình và xã hội về điều kiện cơ sở vật chất, đồ dung học tập cho trẻ khuyết tật.

- Nhà trường có sự cộng tác chặt chẽ với gia đình, cộng đồng và các ban ngành đòan thể địa phương để huy động nhiều nguồn lực hỗ trợ cho GDHN

II. NHIỆM VỤ CỦA BGH VÀ GIÁO VIÊN TRONG TỔ CHỨC GDHN TRẺ KHUYẾT TẬT

1. Nhiệm vụ của Ban giám hiệu trường mầm non

- Điều tra danh sách trẻ trong độ tuổi mầm non tại địa phương theo chỉ đạo chung của tòan ngành. Thông qua công tác điều tra nắm số lượng trẻ đi học để xây dựng kế họach giáo dục mầm non của địa phương. Việc điều tra nắm danh sách trẻ tại cơ sở thường phối hợp với Ủy ban Dân số, gia đình và trẻ em, Hội Phụ nữ, Y tế cơ sở vào trước năm học mới. Qua điều tra trường MN sẽ nắm được số trẻ theo các độ tuổi và số trẻ khuyết tật, nhu cầu đi học của trẻ để xây dựng kế họach tiếp nhận trẻ cho năm học mới.

- Nhà trường cùng phối hợp với cán bộ Y tế cơ sở tiến hành khám sàng lọc đánh giá mức độ tật để có phân lọai sơ bộ mức độ khuyết tật của trẻ, xây dựng phương án tiếp nhận hoặc hỗ trợ can thiệp cho trẻ tại gia đình.

- Xây dựng kế họach tiếp nhận trẻ đến trường, phân lớp hòa nhập, phân công giáo viên dạy hòa nhập.

- Tổ chức bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho giáo viên dạy lớp hòa nhập

- Chuẩn bị phòng học, đáp ứng yêu cầu và điếu kiện cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi bổ sung cho lớp hòa nhập

- Kiện tòan hội phụ huynh cho năm học mới và các tổ chức hỗ trợ trẻ như nhóm bạn bè

- Xây dựng hệ thống sổ sách theo dõi công tác GDHN của trường

- Xây dựng mạng lưới hướng dẫn, tuyên truyền viên về GDHN trẻ KT

- Tổ chức thực hiện chương trình CSGD trẻ KT tại trường MN

- Phân công thành viên của BGH chịu trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, hỗ trợ thực hiện và kiểm tra đánh giá từng giai đọan GDHN trẻ KT tại từng nhóm, lớp

- Tổ chức bồi dưỡng kiến thức tổ chức CSGD trẻ theo lọai tật mà lớp sẽ tiếp nhận cho giáo viên được phân công dạy HN

- Phân bổ số lượng học sinh mỗi lớp hòa nhập chỉ nên từ 1-2 trẻ cùng lọai tật. số học sinh chung của lớp chỉ nên 25-30 trẻ là tối đa

- Đối với lớp hòa nhập nhà trường cần lưu ý xây dựng môi trường học t6ạp trong lớp hòa nhập và trong tòan trường với tình cảm đồng cảm yêu thương giúp đỡ. Có sự đòan kết tương trợ giúp đỡ nhau giữa giáo viên và giáo viên, giữa học sinh và học sinh không có sự phân biệt đối xử.

- Đối với lớp hòa nhập bao giờ cũng có giờ họat động chung cả lớp và giờ học riêng (tiết cá nhân) cho trẻ khuyết tật vì vậy nhà trường cần có sự ưu tiên tạo điều kiện về diện tích phòng học, trang thiết bị đồ dung đồ chơi. Bổ sung đồ dung trang thiết bị cần thiết cho lớp có trẻ khuyết tật như bàn khung cá nhân, thảm màu, đố chơi, dụng cụ luyện tập tùy theo lọai tật…

- Những trẻ KT nặng không thể đến trường như đa tật, bại não…. Trường MN cần hướng dẫn cha mẹ trẻ liên hệ với Y tế cơ sở để được hỗ trợ về mặt chăm sóc y tế phục hồi chức năng. Vận động và huy động nhiều nguồn lực cùng hỗ trợ giúp giáo viên dạy lớp hòa nhập và trẻ trong lớp hòa nhập hòan thành tốt yêu cầu đặt ra

- Thông tin kịp thời những tiến bộ cũng như những nhu cầu của lớp hòa nhập cho gia đình và các tổ chức hỗ trợ khác

- Đánh giá động viên khen thưởng kịp thời đối với lớp và giáo viên dạy hòa nhập

2. Nhiệm vụ của giáo viên MN dạy lớp hòa nhập

Giáo viên dạy lớp hòa nhập cần quán triệt mục tiêu và yêu cầu của lớp hòa nhập. Trong lớp hòa nhập trẻ khuyết tật phải được hòa nhập về mọi mặt thể chất, tình cảm xã hội và nhận thức trong lớp học và trong chương trình chung. GDHN đòi hỏi người giáo viên phải tìm hiểu và đánh giá trẻ KT rất cụ thể, tỉ mỉ và thường xuyên hơn. Điều đó được thể hiện qua sổ nhật ký theo dõi sự tiến bộ của trẻ khuyết tật. Căn cứ vào những nhận xét đó giáo viên phụ trách, giáo viên chuyên về GDKT sẽ cùng BGH và cha mẹ trẻ thảo luận đật ra các mục tiêu GD chính xác với từng trẻ, mang tính cá biệt hóa trong giáo dục. Thông qua các mục tiêu đã được thống nhất của từng giai đọan, từ đó xây dựng kế họach biện pháp thực hiện cho trẻ, kế họach giúp đỡ trẻ qua vòng tay bạn bè, gia đình, lớp học và nhà trường.

Tuy nhiên trong thực tế có thể tùy lọai tật và mức độ tật mà sự hòa nhập có thể phải thực hiện dần từng bước

- Giáo viên cần thực sự yêu thương, gần gũi và tận tình đối với trẻ KT. Nắm được những đặc điểm của trẻ KT hòa nhập trong lớp, xây dựng kế họach, mục tiêu và phương pháp giáo dục phù hợp cho trẻ.

- Giáo viên cần nghiên cứu kỹ đặc điểm, nhu cầu của trẻ KT học tại lớp, nắm vững kỹ năng đánh giá trẻ khuyết tật để cùng nhóm hỗ trợ GDHN của trường xây dựng bản kế họach GD cá nhân cho trẻ KT của lớp

- Tổ chức GDCS trẻ theo kế họach GD cá nhân đã được xây dựng thống nhất

- Lập sổ theo dõi, ghi nhật ký về sự phát triển, tiến bộ riêng của trẻ KT tại nhóm, lớp

- Định kỳ đánh giá và xây dựng kế họach GD, chăm sóc riêng cho từng trẻ KT trong lớp

- Giáo viên phải biết sử dụng các dụng cụ thiết bị chuyên dung của trẻ KT trong lớp hòa nhập nhằm giúp trẻ sử dụng và khắc phục khi có sự cố: máy trợ thính, xe lăn,…

- Giáo viên phải học và tìm hiểu về phương pháp giáo dục trẻ KT hòa nhập biết tổ chức thực hiện tiết GD cá nhân và kế họach GD cá nhân cho trẻ KT. Biết sử dụng và tự làm thiết bị đồ dùng đồ chơi phù hợp để tổ chức môi trường GD tốt cho trẻ KT trong lớp

- Giáo viên dạy lớp hòa nhập cần hiểu biết cách nuôi dưỡng, chăm sóc và xử lý một số diễn biến bất thường đối với trẻ khuyết tật của lớp

- Liên hệ trao đổi thống nhất với gia đình trong cách đánh giá mục tiêu, phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ khuyết tật .

- Tuyên truyền và vận động sự hỗ trợ của các lực lượng xã hội để tạo điều kiện thuận lợi cho GDHN trẻ KT

III. PHƯƠNG PHÁP GDHN TRẺ KT MẦM NON

1) Nhu cầu và khả năng của trẻ khuyết tật

Đây là một việc làm bắt buộc trong GDHN, từ tìm hiểu nhu cầu và khả năng của trẻ chúng ta mới có thể xây dựng được kế họach GD cá nhân cho trẻ và các họat động hỗ trợ

- Nhu cầu của trẻ khuyết tật: Trẻ khuyết tật cũng có những nhu cầu cơ bản như mọi trẻ em bình thường, ngoài ra trẻ KT còn có những nhu cầu riêng theo từng lọai tật và rất cần sự giúp đỡ hỗ trợ từ lớp hòa nhập cũng như cộng đồng. Những loại tật khác nhau cần giáo viên hỗ trợ những cách thức khác nhau để giúp trẻ sinh hoạt, học tập bình thường. Vì thế giáo viên cần học hỏi những cách thức hỗ trợ đặc biệt khác nhau để phục vụ quá trình giảng dạy và chăm sóc trẻ.

Nhu cầu của trẻ bình thường

Nhu cầu của trẻ KT cần được đáp ứng

1. Nhu cầu về thể chất: thức ăn, nơi ở, nước, quần áo đủ ấm

Trẻ bị hở hàm ếch hoặc bại não thường găp khó khăn khi nuốt thức ăn: cần được giúp đỡ đặc biệt trong nuôi dưỡng ăn uống

2. Sự an tòan về than thể cũng như về tinh thần, tình cảm

Trẻ bị bại não, liệt cứng có thể lên cơn co cứng cơ cần có nhu cầu chăm sóc đặc biệt; trẻ khiếm thính cần phát hiện sớm để đựơc hỗ trợ máy nghe…

3. Sự thương yêu gắn bó gia đình, bạn bè… cộng đồng

Trẻ khuyết tật có nhu cầu cần được gia đình, họ hàng thương yêu, bạn bè giúp đỡ, cảm thông, chia sẻ..

4. Lòng tự trọng: những điều đạt được trong học tập, sự nhận thức, tôn trọng

Trẻ KT cũng có nhu cầu được tôn trọng, được tham gia vào cuộc sống chung của gia đình và xã hội, được học tập hòa nhập, được phát huy hết những khả năng vốn có của mình và mong muốn được mọi người công nhận

5. Quá trình phát triển cá nhân, sự hòan thiện, tính sáng tạo

Trẻ KT cần được đi học vì nhà trường là môi trường GD hòa nhập tốt nhất để có trẻ có thể phát triển. Một số trẻ trẻ KT có thể cần những thiết bị hay phương tiện di chuyển đặc biệt để có thể đến trường.

- Năng lực của trẻ KT

- Năng lực là những đặc điểm cá nhân đáp ứng được các đòi hỏi của một họat động nhất định đó và là điều kiện để thực hiện kết quả hành động nào đó. Bất cứ họat động nào cũng đòi hỏi ở con người một lọai năng lực và các năng lực đó liên quan với nhau

- Các đặc điểm về năng lực bù trừ của trẻ khuyết tật:

  • Sự nhạy cảm thính giác của trẻ mù
  • Sự nhạy cảm thị giác của trẻ điếc
  • Sự khéo léo đôi chân của trẻ liệt chi trên

Do vậy, giáo viên cần tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ khuyết tật được tham gia các họat động chung. Qua đó sẽ thỏa mãn các nhu cầu khác nhau và phát triển các năng lực. Tạo cho trẻ có sự hứng thú tự nguyện hơn là ép buộc trẻ.

2) Tổ chức GDHN trong lớp mầm non:

Việc tổ chức giáo dục cho trẻ khuyết tật mầm non cũng cần phải thực hiện theo đúng năng lực của trẻ để trẻ cảm thấy phù hợp và có thể tiếp thu. Tổ chức giáo dục cho trẻ khuyết tật cũng cần phải có sự linh hoạt, nhanh nhạy nắm bắt tình hình của trẻ để hướng dẫn phù hợp vì trẻ đặc biệt thường có những hạn chế khiến cho việc tiếp thu chậm hơn bình thường.

- Mục tiêu, yêu cầu chương trình học của trẻ khuyết tật tùy thuộc vào mức độ khuyết tật. Chương trình học được xây dựng riêng cho từng trẻ KT và chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, trang thiết bị chung cho cả lớp và riêng cho trẻ khuyết tật

- Nên xếp trẻ ngồi phía trên gần cô giáo hoặc ở vị trí giáo viên dễ quan sát nhưng không nên là tâm điểm chú ý của lớp

- Ngòai họat động chung, gíáo viên sắp xếp thời gian thực hiện tiết cá nhân cho trẻ tại lớp và cần có sự phối hợp giữa giáo viên chính và giáo viên hỗ trợ. Cũng cần phối hợp với gia đình tại trường và gia đình. Tiết cá nhân thực hiện với từng trẻ theo đặc điểm của từng tật. Tùy theo mức độ tật mà giáo viên chọn phương pháp thích hợp, khỏang 15-20 phút/ngày, 2-3 buổi/tuần

- Giáo viên cần động viên, khích lệ trẻ KT khi thấy trẻ tiến bộ để tạo sự tự tin, lạc quan cho trẻ

Để xây dựng chương trình kế họach giáo dục cá nhân cần khảo sát đánh giá các mặt phát triển của trẻ dựa vào 5 lĩnh vực phát triền sau:

- Khả năng phát triển thể chất, vận động

  • Vận động thô
  • Vận động tinh
  • Tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe

- Khả năng ngôn ngữ và giao tiếp

  • Ngôn ngữ nói: biểu đạt bình thường hay có khó khăn về vốn từ, ngữ pháp, phát âm…
  • Kỹ năng giao tiếp, thái độ trong giao tiếp..

- Khả năng nhận thức

  • Khả năng tập trung chú ý
  • Trí nhớ trong học tập và cuộc sống
  • Hiểu biết và tận dụng trong cuộc sống

- Khả năng tự phục vụ: tự phục vụ trong ăn uống, đi lại, vệ sinh, tự phục vụ

- Kỹ năng cá nhân, xã hội

  • Họat động, sinh hoạt phát triển theo lứa tuổi..
  • Ứng xử thích nghi với xã hội, cộng đồng

Ngòai ra cũng cần chú ý môi trường sống của trẻ ở gia đình, nhà trường, cộng đống …là những yếu tố có thể ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ

3) Đánh giá trẻ khuyết tật trong quá trình học hòa nhập là đánh giá sự tiến bộ của trẻ sau mỗi giai đọan CSGD về các mặt hành vi, cư xử, giao tiếp và các hiểu biết khác

- Kết quả của những lần đánh giá sẽ là kinh nghiệm tốt cho giáo viên và cha mẹ. Đồng thời cũng cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong nhóm chuyên ngành để đánh giá đúng mức sự tiến bộ của trẻ và hướng can thiệp tiếp.

- Khảo sát đánh giá theo từng giai đọan 3, 6 tháng theo kỹ năng phát triển của trẻ

- Ghi nhận kết quả của trẻ vào sổ theo dõi và thông báo cho gia đình kể cả những thành công và chưa thành công của trẻ.

1 462 29/01/2024


Xem thêm các chương trình khác: