Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 (Kết nối tri thức) Tuần 33 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 33 sách Kết nối tri thức có đáp án như là một đề kiểm tra cuối tuần gồm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp học sinh ôn tập để biết cách làm bài tập Tiếng Việt lớp 5.

1 202 12/08/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 350k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 5 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tuần 33

I. Kiến thức trọng tâm:

- Rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản.

- Luyện tập về dấu gạch ngang.

- Tìm hiểu cách viết đoạn văn nêu ý kiến phản đối một sự việc, hiện tượng.

II. Đọc thầm văn bản sau và trả lời câu hỏi:

BẦU TRỜI NGOÀI CỬA SỔ

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 (Kết nối tri thức) Tuần 33 có đáp án (ảnh 1)

Đó là khung cửa sổ có bầu trời bên ngoài thật đẹp. Bầu trời ngoài cửa sổ ấy, lúc thì như một bức tranh nhiều màu sắc lúc thì như một trang sách hay. Bầu trời bên ngoài cửa sổ, Hà chỉ nhìn sắc mây thôi cũng có thể đoán biết mưa hay nắng, dông bão hay yên lành.

Bầu trời ngoài của sổ của bé Hà thường đầy ánh sáng, đầy màu sắc. Ở đấy, Hà thấy bao nhiêu điều lạ. Một đàn vàng anh, vàng như dát vàng lên lông, lên cành ấy, mà con trống bao giờ cũng to hơn, óng ánh sắc lông hơn – chợt bay đến rồi chợt bay đi. Nhưng có lúc, đàn vàng anh ấy đậu lên ngọn chót vót những cây bạch đàn chanh cao nhất giữa bầu trời ngoài cửa sổ. Những ngọn bạch đàn chanh cao vút ấy bỗng chốc đâm những "búp vàng". Rồi từ trên chót vót cao, vàng anh trống cất tiếng hót. Tiếng hót mang theo hương thơm lá bạch đàn chanh từ bầu trời bay vào cửa sổ. Đàn chim chớp cánh vàng khoe sắc với nắng rực rỡ, và tiếng chim lại như những chuỗi vàng lọc nắng bay đến với Hà. Chốc sau đàn chim chao cánh bay đi, nhưng tiếng hót như đọng mãi giữa bầu trời ngoài cửa sổ.

Buổi sáng, ánh nắng dịu dàng, ngọt màu mật ong từ bầu trời ngoài cửa sổ rọi vào nhà, in hình hoa lá trên mặt bàn, nền gạch hoa. Còn về đêm, trăng khi thì như chiếc thuyền vàng trôi trong mây trên bầu trời ngoài cửa sổ, lúc thì như chiếc đèn lồng thả ánh sáng xuống đầy sân.

Ôi! Khung của sổ nhỏ! Hà yêu nó quá! Hà thích ngồi bên của sổ nhổ tóc sâu cho bà, nghe bà kể chuyện cổ tích "Ngày xửa, ngày xưa..."

Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1. Khi ngắm bên ngoài bầu trời, Hà có thể đoán biết được thời tiết qua sự vật gì?

A. Ánh nắng

B. Mặt trăng

C. Sắc mây

D. Đàn vàng anh

Câu 2. Bầu trời bên ngoài cửa sổ được so sánh với những gì?

A. Như một câu chuyện cổ tích.

B. Như một đàn vàng anh.

C. Như một khung cửa sổ.

D. Như bức tranh nhiều màu sắc, lúc thì như một trang sách.

Câu 3. Hà thích làm điều gì bên cửa sổ?

A. Ngắm nhìn bầu trời không chán

B. Ngửi hương thơm của cây trái.

C. Nhổ tóc sâu cho bà, nghe bà kể chuyện cổ tích.

D. Ngắm đàn chim đi ăn

Câu 4. Trong câu “Còn về đêm, trăng khi thì như chiếc thuyền vàng trôi trong mây trên bầu trời ngoài cửa sổ, lúc thì như chiếc đèn lồng thả ánh sáng xuống đầy sân”. Tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật gì?

A. So sánh

B. Nhân hóa

C. Cả so sánh và nhân hóa

Câu 5. Qua bài đọc trên em hiểu nội dung câu chuyện như thế nào?

A. Tả cảnh vật, bầu trời qua khung cửa sổ

B. Tả cảnh vật, bầu trời, đàn chim qua khung cửa sổ

C. Tả cảnh bầu trời nắng.

D. Tả cảnh bầu trời mưa.

Câu 6. Qua khung cửa sổ, Hà cảm nhận được hình ảnh và âm thành nào?

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

III. Luyện tập

Câu 1. Tìm dấu gạch ngang đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong đoạn truyện dưới đây:

Một hôm, Hưng chạy chơi đâu về, thấy một vết mực loang trên bức tranh chiếc tàu thuỷ – bức tranh mà Hưng vừa mới vẽ, tô màu cẩn thận. Hưng nghĩ ngay là anh Hà đánh đổ mực vào bức tranh. Hưng và lên khóc.

– Làm sao thế con? – Mẹ hỏi.

– Anh Hà... – Hưng vừa nói vừa khóc nức nở. – Anh Hà đánh đổ mực ra tranh của con!

– Không phải đâu. – Mẹ nói. – Tại con mèo đấy. Lúc nãy, nó làm đổ mực tung toé, anh Hà đã lau bản và lọ mực, nhưng tranh của con thì không lau được.

Đêm hôm ấy, nằm cạnh anh Hà, Hưng rất khó ngủ và hình như anh Hà cũng thế. Hưng cố gắng lấy can đảm làm lãnh trước...

Theo Xuân Quỳnh

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Câu 2: Cần thêm dấu gạch ngang vào vị trí nào trong đoạn truyện sau để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích

“Sáng Chủ nhật, chúng ta có buổi tham quan nông trại. Các em nhớ mang bút và sổ tay để ghi chép, chuẩn bị ý cho bài viết sắp tới nhé!” đó là thông báo của cô giáo chủ nhiệm từ buổi chiều thứ Năm. Lan háo hức lắm. Cô bé thấy thời gian trôi thật chậm, mãi mà không tới Chủ nhật.

Theo Nhật An

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Câu 3: Viết đoạn văn nêu ý kiến phản đối của em về việc sử dụng đồ nhựa dùng một lần.

* Gợi ý:

- Mở đầu:

+ Trình bày những lí do, dẫn chứng để bảo vệ ý kiến phản đối.

- Triển khai:

+ Nêu ý nghĩa của việc thể hiện ý kiến phản đối.

- Kết thúc:

+ Nêu sự việc, hiện tượng và ý kiến phản đối của người viết.

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

…………………………

…………………………

…………………………

1 202 12/08/2024
Mua tài liệu