Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 (Kết nối tri thức) Tuần 27 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 27 sách Kết nối tri thức có đáp án như là một đề kiểm tra cuối tuần gồm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp học sinh ôn tập để biết cách làm bài tập Tiếng Việt lớp 5.

1 118 12/08/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 350k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 5 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tuần 27

I. Kiến thức trọng tâm:

- Ôn tập và đánh giá giữa học kì 2.

- Rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản.

- Luyện tập về liên kết câu trong đoạn văn, câu đơn, câu ghép.

- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về sự việc mà em đã được chứng kiến.

II. Đọc thầm văn bản sau và trả lời câu hỏi:

MỘT NGƯỜI ANH NHƯ THẾ

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 (Kết nối tri thức) Tuần 27 có đáp án (ảnh 1)

Tôi được tặng một chiếc xe đạp rất đẹp nhân dịp sinh nhật của mình. Trong một lần đạp xe ra công viên dạo chơi, có một cậu bé cứ quẩn quanh ngắm nhìn chiếc xe với vẻ thích thú và ngưỡng mộ.

– Chiếc xe này của bạn đấy à ? – Cậu bé hỏi.

– Anh trai mình đã tặng nhân dịp sinh nhật của mình đấy. – Tôi trả lời, không giấu vẻ tự hào và mãn nguyện.

– Ồ, ước gì tớ… – Cậu bé ngập ngừng.

Dĩ nhiên là tôi biết cậu bé đang ước điều gì rồi. Cậu ấy hẳn đang ước ao có được một người anh như thế. Nhưng câu nói của cậu thật bất ngờ đổi với tôi.

– Ước gì tớ có thể trở thành một người anh như thế ! – Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm. Sau đó, cậu đi về phía chiếc ghế đá sau lưng tôi, nơi đứa em trai nhỏ tàn tật của cậu đang ngồi và nói : “Đến sinh nhật nào đó của em, anh sẽ mua tặng em chiếc xe lăn, em nhé !”

(Đăn Clát)

Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1. Nhân vật “tôi” trong câu chuyện có chuyện gì vui?

A. Được đi chơi công viên.

B. Sắp được đón ngày sinh nhật.

C. Được tặng một chiếc xe đạp rất đẹp nhân dịp ngày sinh nhật.

Câu 2. Điều gì khiến nhân vật “tôi” tự hào, mãn nguyện ?

A. Có anh trai.

B. Được anh trai yêu mến, quan tâm.

C. Có xe đạp đẹp.

Câu 3. Nhân vật “tôi” đoán cậu bé ước điều gì?

A. Ước có một người anh để tặng mình xe đạp.

B. Ước có một chiếc xe đạp đẹp.

C. Ước được đi một vòng trên chiếc xe đạp đẹp.

Câu 4. Cậu bé ước mình có thể trở thành “một người anh như thế” nghĩa là ước điều gì?

A. Ước trở thành người anh biết mua xe đạp tặng em.

B. Ước trở thành người anh có khả năng giúp đỡ em mình.

C. Ước trở thành người anh được em trai yêu mến.

Câu 5. Tình tiết nào trong câu chuyện làm em bất ngờ, cảm động nhất ?

A. Nhân vật “tôi” được người anh tặng cho một chiếc xe đạp rất đẹp nhân dịp sinh nhật của mình.

B. Cậu bé quyết tâm trở thành một người anh có khả năng cho em mình những gì cần thiết.

C. Cậu bé có một người em tàn tật.

Câu 6. Câu chuyện trên muốn nhắn gửi đến cho chúng ta bài học gì?

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

III. Luyện tập

Câu 1. Các câu trong đoạn văn sau nói về ai? Những từ ngữ nào cho biết điều đó?

Đã mấy năm vào Vương phủ Vạn Kiếp, sống gần Hưng Đạo Vương, chàng thư sinh họ Trương thấy ông luôn điềm tĩnh. Không điều gì khiến vị Quốc công Tiết chế có thể rối trí. Vị Chủ tướng tài ba không quên một trong những điều hệ trọng để làm nên chiến thắng là phải cố kết lòng ngưòi. Chuyến này, Hưng Đạo Vương lai kinh cùng nhà vua dự Hội nghị Diên Hồng. Từ đây, ông sẽ đi thẳng ra chiến trận. Vào chốn gian nguy, trước vận nước ngàn cân treo sợi tóc mà Người vẫn bình thản, tự tin, đĩnh đạc đến lạ lùng.

Theo LÊ VÂN

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

Câu 2. Hãy cho biết những câu văn sau là câu đơn hay câu ghép. Tìm CN, VN của chúng:

1. Sự sống cứ tiếp tục trong âm thầm, hoa thảo quả nảy dưới gốc cây kín đáo và lặng lẽ.

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

2. Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng bắt đầu kết trái.

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

3. Dưới tầng đáy rừng, tựa như đột ngột, những chùm thảo quả đỏ chon chót bỗng rực lên, bóng bẩy như chứa lửa, chứa nắng.

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

4. Đêm ấy, bên bếp lửa hồng, cả nhà tôi ngồi trông nồi bánh, chuyện trò đến sáng.

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

5. Một làn gió nhẹ chạy qua, những chiếc lá lay động như những đốm lửa vàng, lửa đỏ bập bùng cháy.

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

6. Cờ bay đỏ những mái nhà, đỏ những cành cây, đỏ những góc phố.

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

7. Ve kêu rộn rã.

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

8. Tiếng ve kêu rộn rã.

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

Câu 3: Tìm trạng ngữ, CN và VN của những câu văn trong đoạn văn sau:

Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích.

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

Câu 4: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc mà em đã được chứng kiến.

* Gợi ý:

- Mở đầu: Nêu tên sự việc, thời gian, địa điểm diễn ra sự việc; ấn tượng chung về sự việc.

- Triển khai: Nêu tình cảm, cảm xúc về những chi tiết nổi bật của sự việc (khung cảnh, hoạt động, người tham gia,...)

- Kết thúc: Nêu ý nghĩa của sự việc, khẳng định lại tình cảm, cảm xúc đối với sự việc.
………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………

………………………………

………………………………

1 118 12/08/2024
Mua tài liệu