Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 (Kết nối tri thức) Tuần 28 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 28 sách Kết nối tri thức có đáp án như là một đề kiểm tra cuối tuần gồm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp học sinh ôn tập để biết cách làm bài tập Tiếng Việt lớp 5.

1 182 12/08/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 350k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 5 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tuần 28

CHỦ ĐỀ: TIẾP BƯỚC CHA ÔNG

I. Kiến thức trọng tâm:

- Rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản.

- Luyện tập về đại từ và kết từ.

- Tìm hiểu cách viết đoạn văn nêu ý kiến tán thành một sự việc, hiện tượng.

II. Đọc thầm văn bản sau và trả lời câu hỏi:

VUA LÝ THÁI TÔNG ĐI CÀY

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 (Kết nối tri thức) Tuần 28 có đáp án (ảnh 1)

Lý Thái Tông (1000 – 1054) là một ông vua có nhiều chiến công hiển hách, đồng thời rất quan tâm phát triển sản xuất, mở mang văn hóa, chăm lo đời sống nhân dân.

Nhiều lần, vào đầu xuân, vua đi thăm ruộng và tự cày ruộng. Có vị quan thấy vua cầm cày, nói: “Bệ hạ cần gì phải làm công việc của nông phu?” Vua bảo : Trẫm không tự cày thì lấy gì để trăm họ noi theo?”

Để khuyến khích dùng hàng trong nước, năm 1040, vua dạy cho cung nữ dệt gấm vóc. Tháng hai âm lịch, vua cho đem gấm vóc của nước Tống ở trong kho ra may áo phát cho các quan. Nhà vua làm vậy để tỏ ý từ nay vua sẽ dùng gấm vóc tự dệt, không dùng hàng nước Tống nữa.

Năm 1044, cả nước được mùa, vua xuống chiếu giảm một nửa tiền thuế cho dân. Nhà vua bảo : “ Trăm họ đã no đủ thì trẫm lo gì không no đủ?”.

Suốt một đời làm vua, Lý Thái Tông được ca ngợi là vị vua hiền, nhưng ông cũng tự răn mình là người ít đức. Thấy các quan xử án làm nhiều người oan uổng, vua cho soạn một bộ luật rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện. Đó là bộ luật đầu tiên của nước ta.

Năm 1049, vua chiêm bao thấy Phật Bà Quan Âm ngồi trên tòa sen và dắt vua lên tòa. Tỉnh dậy, vua đem việc ấy bàn với triều đình rồi cho xây một ngôi chùa hình tòa sen đặt trên một cột đá ở giữa hồ sen. Đó là Chùa Một Cột có kiến trúc rất độc đáo nằm ở thủ đô Hà Nội ngày nay.

Theo ĐẠI VIỆT SỬ KÍ TOÀN THƯ

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Câu 1. Em hiểu câu nói của vua Lý Thái Tông “Trẫm không tự cày thì lấy gì để trăm họ noi theo”?

A. Vua đi cày để sử sách ngàn đời sau còn lưu lại.

B. Vua đi cày để hưởng thụ thú vui ruộng vườn.

C. Vua đi cày để khuyến khích trăm họ noi theo, chăm lo việc nhà nông.

D. Vua đi cày để được trăm họ ca ngợi, thu được lòng người.

Câu 2. Để khuyến khích dùng hàng trong nước và tỏ ý không muốn dùng hàng ngoại vua Lý Thái Tông đã làm gì?

A. Dạy cung nữ dệt gấm vóc, đem gấm vóc của nước ngoài ở trong kho để thưởng cho quan.

B. Ban lệnh cấm nhập vải vóc từ nước ngoài.

C. Đem hết gấm vóc của nước ngoài ở trong kho ban thưởng cho các cung nữ

D. Đem hết gấm vóc của nước ngoài ở trong kho ban thưởng cho các quan.

Câu 3. Việc làm nào cho thấy vua Lê Thái Tông rất yêu thương và chăm lo cho dân chúng?

A. Thường xuyên đi vi hành để có cái nhìn thực tế về cuộc sống của người dân.

B. Cưu mang, giúp đỡ những người nghèo khó, gặp nhiều khó khăn.

C. Dạy cung nữ dệt vải, ban thưởng vải vóc cho những gia đình nghèo khó.

D. Giảm thuế cho dân, cho soạn bộ luật để giảm án oan.

Câu 4. Việc làm nào cho thấy vua rất quan tâm mở mang văn hóa?

A. Vua thường xuyên cho quan đi sứ nước ngoải để mở rộng hiểu biết.

B. Vua cho xây dựng công trình kiến trúc độc đáo Chùa Một Cột

C. Vua dạy cho cung nữ cách dệt vải.

D. Vua yêu cầu trẻ con phải học để biết chữ.

Câu 5. Từ những việc làm trên em thấy được vua Lý Thái Tông là người như thế nào?

A. Là người có công lớn trong việc phát triển kinh tế đất nước.

B. Là vị vua hiền đức, tư tưởng phóng khoáng, tự do

C. Là người rất quan tâm phát triển sản xuất, chăm lo đời sống nhân dân và mở mang văn hóa.

D. Là người nhân hậu và yêu thương nhân dân như con.

III. Luyện tập

Câu 1: Gạch chân dưới các đại từ được dùng trong bài ca dao sau:

Cái cò, cái vạc, cái nông,
Sao mày giẫm lúa nhà ông, hỡi cò?
- Không không, tôi đứng trên bờ,
Mẹ con cái diệc đổ ngờ cho tôi.
Chẳng tin, ông đến mà coi,
Mẹ con nhà nó còn ngồi đây kia

Câu 2: Tìm các đại từ trong các đoạn thơ sau:

Ta với mình, mình với ta
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
Mình đi, mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu

………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………….

Câu 3: Phát hiện các đại từ có trong mỗi câu sau:

a. Tại nơi này, chúng tôi đã lưu giữ rất nhiều kỉ niệm bên nhau.

………………………………………………………………………………………….

b. Tôi cũng thế, thích nghe nhạc và đi du lịch.

………………………………………………………………………………………….

Câu 4: Gạch chân kết từ có trong câu sau:

Bạn ấy thích nghe nhạc và tôi cũng thích nghe nhạc.

Câu 5: Viết đoạn văn trao đổi với người thân về một chương trình truyền hình có tác động tích cực tới học sinh.

* Gợi ý:

- Mở đầu: Khẳng định lại một lần nữa ý kiến tán thành sự việc.

- Triển khai: Giới thiệu sự việc, nêu ý kiến tán thành của người viết về sự việc.

- Kết thúc: Trình bày lí do và dẫn chứng để chứng minh ý kiến của mình là đúng.

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

…………………………………

…………………………………

…………………………………

1 182 12/08/2024
Mua tài liệu