Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 (Kết nối tri thức) Tuần 25 có đáp án
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 25 sách Kết nối tri thức có đáp án như là một đề kiểm tra cuối tuần gồm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp học sinh ôn tập để biết cách làm bài tập Tiếng Việt lớp 5.
Chỉ từ 350k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 5 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tuần 25
I. Kiến thức trọng tâm:
- Rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản
- Liên kết câu bằng từ ngữ thay thế.
- Tìm hiểu cách viết chương trình hoạt động.
II. Đọc thầm văn bản sau và trả lời câu hỏi:
ĐƯỜNG VÀO BẢN
Tôi sinh ra và lớn lên ở một bản hẻo lánh gần biên giới phía bắc. Con đường từ huyện lị vào bản tôi rất đẹp.
Đoạn đường dành riêng cho dân bản tôi đi về phải vượt qua một con suối to. Nước suối bốn mùa trong veo, rào rạt. Nước trườn qua kẽ đá, lách qua những mỏm đá ngầm tung bọt trắng xoá. Hoa nước bốn mùa xoè cánh trắng như trải thảm hoa đón mời khách gần xa đi về thăm bản.
Những ngày nắng đẹp, người đi trên đường nhìn xuống suối sẽ bắt gặp những đàn cá nhiều màu sắc tung tăng bơi lội. Cá như vẽ hoa, vẽ lá giữa dòng... Bên trên đưòng là sườn núi thoai thoải. Núi cứ vươn mình lên cao, cao mãi. Con đường men theo một bãi rừng vầu, cây mọc san sát, thẳng tắp, dày như ống đũa. Đi trên đường, thỉnh thoảng khách còn gặp những cây cổ thụ. Có cây trám trắng, trám đen thân cao vút như đến tận trời…Những con lợn ục ịch đi lại ở ven đường, thấy người, giật mình hộc lên những tiếng dữ dội rồi chạy lê cái bụng quét đất. Những con gà mái dẫn con đi kiếm ăn cạnh đường gọi con nháo nhác...
Con đường đã nhiều lần đưa tiễn người bản tôi đi công tác và cũng đã từng đón mừng cô giáo về bản dạy chữ. Nhưng dù ai đi đâu về đâu, khi bàn chân đã bén hòn đá, hòn đất trên con đường thân thuộc ấy, thì chắc chắn sẽ hẹn ngày quay lại.
(Vi Hồng – Hồ Thuỷ Giang)
Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Câu 1. Đoạn đường dành riêng cho dân bản đi về có gì đặc biệt?
A. Phải vượt qua một con thác bọt tung trắng xóa
B. Phải vượt qua một con suối to, nước bốn mùa trong veo, rào rạt
C. Phải băng qua sườn núi thoai thoải, hoa cỏ mọc đầy hai bên đường
D. Phải đi qua một con đường đầy hoa thơm, cỏ lạ, bướm bay rập rờn, chim hót líu lo
Câu 2. Con đường vào bản có những cảnh vật gì?
A. Con suối, núi, rừng vầu, rừng trám, trâu bò
B. Con thác, núi, rừng trám, rừng vầu, lợn gà
C. Con suối, núi, rừng vầu, cây trám, lợn gà
D. Con thác, rừng thảo quả, lợn gà, hoa thơm
Câu 3. Những cây cổ thụ mà khách gặp trên đường đi vào bản là những cây nào?
A. Cây vầu, cây trám đen, cây trám trắng
B. Cây vầu, cây đa, cây lim, cây chò
C. Cây vầu, cây trám, cây hoa ban
D. Cây sung, cây vầu, cây sấu
Câu 4. Câu “Cá như vẽ hoa, vẽ lá giữa dòng…” ý nói?
A. Đàn cá nhiều màu sắc bơi lội dưới suối đẹp như hoa như lá
B. Đàn cá biết vẽ hoa vẽ lá
C. Đàn cá nhiều màu sắc hình thù giống hoa giống lá
D. Đàn cá giống những cành cây bên bờ suối
Câu 5. Những con vật nào được nhắc đến trong bài văn?
A. Con vịt, con bò, con lợn
B. Con lợn, con chó, con sư tử
C. Con lợn, con cá, con gà mái
D. Con lợn, con bò, con trâu
Câu 6. Bài văn miêu tả cảnh gì?
A. Cảnh vật núi rừng biên giới phía bắc
B. Cảnh cuộc sống của người dân bản vùng biên giới phía bắc
C. Cảnh vật trên con đường vào bản vùng núi phía bắc
D. Cảnh nương rẫy vào một buổi sớm đầu đông
III. Luyện tập
Câu 1: Mỗi từ ngữ in đậm dưới đây thay thế cho từ ngữ nào? Cách thay thế từ ngữ ở đây có tác dụng gì?
Hai Long phóng xe về phía Phú Lâm tìm hộp thư mật.
Người đặt hộp thư lần nào cũng tạo cho anh sự bất ngờ. Bao giờ hộp thư cũng được đặt tại một nơi dễ tìm mà lại ít bị chú ý nhất. Nhiều lúc, người liên lạc còn gửi gắm vào đây một chút tình cảm của mình, thường bằng những vật gợi ra hình chữ V mà chỉ anh mới nhận thấy. Đó là tên Tổ quốc Việt Nam, là lời chào chiến thắng.
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
Câu 2: Hãy thay thế những từ ngữ lặp lại trong mỗi câu của đoạn văn sau bằng những từ ngữ có giá trị tương đương để đảm bảo liên kết mà không lặp từ:
Vợ An Tiêm lo sợ vô cùng. Vợ An Tiêm bảo An Tiêm:
- Thế này thì vợ chồng mình chết mất thôi.
An Tiêm lựa lời an ủi vợ:
- Còn hai bàn tay, vợ chồng chúng mình còn sống được.
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
Câu 3: Viết chương trình cho một trong những hoạt động dưới đây:
- Phát động phong trào xây dựng tủ sách của lớp.
- Lễ kỉ niệm ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (15 tháng 5)
- Một hoạt động mà trường em sắp tổ chức.
* Gợi ý:
- Tên chương trình
+ Mục đích
+ Thời gian và địa điểm
+ Chuẩn bị
+ Kế hoạch thực hiện (thời gian/ nội dung/ người phụ trách)
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………
………………………………
………………………………
Xem thêm các chương trình khác: