Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 (Kết nối tri thức) Tuần 10 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 10 sách Kết nối tri thức có đáp án như là một đề kiểm tra cuối tuần gồm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp học sinh ôn tập để biết cách làm bài tập Tiếng Việt lớp 5.

1 712 12/08/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 350k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 5 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tuần 10

CHỦ ĐỀ 3: TRÊN CON ĐƯỜNG HỌC TẬP

I. Kiến thức trọng tâm:

- Rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản

- Sử dụng từ điển.

- Tìm hiểu cách viết đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một cuốn sách.

II. Đọc thầm văn bản sau và trả lời câu hỏi:

BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO

Căn nhà sàn chật ních người mặc quần áo như đi hội. Mấy cô gái vừa lùi vừa trải những tấm lông thú thẳng tắp từ đầu cầu thang tới cửa bếp giữa sàn. Bấy giờ, người già mới ra hiệu dẫn Y Hoa bước lên lối đi bằng lông thú mịn như nhung. Buôn Chư Lênh đã đón tiếp cô giáo đến mở trường bằng nghi thức trang trọng nhất dành cho khách quý.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 (Kết nối tri thức) Tuần 10 có đáp án (ảnh 1)

Y Hoa đến bên già Rok, trưởng buôn, đang đứng đón khách ở giữa nhà sàn. Nhận con dao mà già giao cho, nhằm vào cây cột nóc, Y Hoa chém một nhát thật sâu vào cột. Đó là lời thề của người lạ đến buôn, theo tục lệ, lời thề ấy không thể nói ra mà phải khắc vào cột. Y Hoa được coi là người trong buôn sau khi chém nhát dao.

Già Rok xoa tay lên vết chém, khen:

- Tốt cái bụng đó, cô giáo ạ!

Rồi giọng già vui hẳn lên:

- Bây giờ cho người già xem cái chữ của cô giáo đi!

Bao nhiêu tiếng người cùng ùa theo:

- Phải đấy! Cô giáo cho lũ làng xem cái chữ nào!

Y Hoa lấy trong gùi ra một trang giấy, trải lên sàn nhà. Mọi người im phăng phắc. Y Hoa nghe thấy rõ cả tiếng tim đập trong lồng ngực mình. Quỳ hai gối lên sàn, cô giáo viết thật to, thật đậm hai chữ: “Bác Hồ”. Y Hoa viết xong, bỗng bao nhiêu tiếng cùng hò reo:

- Ôi! Chữ cô giáo này! Nhìn kìa!

- A, chữ, chữ cô giáo!

Theo HÀ ĐÌNH CẨN

- Buôn: làng ở Tây Nguyên.

- Nghi thức: quy định về cách thức tiếp khách hay tiến hành các buổi lễ.

- Gùi: đồ đan bằng mây, tre, đeo trên gùi để mang đồ đạc.

Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1: Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh làm gì?

A. Để tuyên truyền tư tưởng, chính sách mới của Đảng và Nhà nước.

B. Để mở trường dạy học.

C. Để du lịch và khám phá phong tục, tập quán của buôn Chư Lênh.

D. Để làm khách mời, tham gia một buổi tiếc ở buôn Chư Lênh.

Câu 2: Theo phong tục, sau khi làm việc gì Y Hoa sẽ được coi là người trong buôn?

A. Sau khi lập lời thề và uống hết bát rượu mà già làng đưa, sẽ được coi là người trong thôn.

B. Sau khi cắt máu ăn thề, sẽ là người trong cuộc luôn.

C. Sau khi nhận già làng là cha, sẽ được coi là người trong buôn.

D. Theo phong tục, để trở thành người trong buôn Y Hoa phải lập một lời thề và chém một nhát dao thật sâu vào cột.

Câu 3: Sau khi Y Hoa chém nhát dao vào cột, già Rok có phản ứng gì?

A. Già Rok xoa tay lên vết chém rồi khen: “Tốt cái bụng đó, cô giáo ạ”.

B. Già Rok xoa tay lên vết chém rồi khen: “Chém mạnh thêm một chút nữa”.

C. Già Rok xoa tay lên vết chém rồi khen: “Cô giáo đã trở thành người của buôn rồi”.

D. Già Rok xoa tay lên vết chém rồi khen: “Cô giáo chém hay lắm”.

Câu 4: Y Hoa đã viết chữ gì trên giấy?

A. Y Hoa

B. Chư Lênh

C. Bác Hồ

D. Già Rok

Câu 5: Ý nghĩa của chuyện Buôn Chư Lênh đón cô giáo?

A. Kể lại một nét đẹp trong phong tục đón tiếp người lạ vào làng của người Tây Nguyên, qua đó nhắc nhở con em phải hết sức giữ gìn để những giá trị văn hóa này không bị mai một.

B. Tình cảm của người Tây Nguyên yêu quý cô giáo, biết trọng văn hóa, mong muốn cho con em của dân tộc mình được học hành, thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu.

C. Tình cảm của người Tây Nguyên yêu quý cô giáo và cả những người từ dưới xuôi lên đây.

III. Luyện tập

Câu 1: Dựa vào cách tra từ điển trong sách giáo khoa hãy nêu cách tra nghĩa từ anh hùng.

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

Câu 2: Tra từ điển để tìm hiểu nghĩa của các từ:

Tốt bụng

Độc ác

Hạnh phúc

Vui vẻ

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

Câu 3: Đặt câu với 1 – 2 từ mà em đã tìm hiểu nghĩa ở bài tập 2.

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

Câu 4: Viết dàn ý cho đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một cuốn sách.

* Gợi ý:

- Mở đầu:

+ Tên cuốn sách là gì?

+ Tác giả là ai?

+ Nhân vật mà em ấn tượng hoặc yêu thích nhất là ai?

+ Ấn tượng về nhân vật đó như thế nào?

- Triển khai:

+ Ngoại hình

+ Tính cách

+ Tài năng

- Kết bài: Cảm xúc, suy nghĩ về nhân vật đó như thế nào?

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………

…………………………………………………

…………………………………………………

1 712 12/08/2024
Mua tài liệu