Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 (Kết nối tri thức) Tuần 3 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 3 sách Kết nối tri thức có đáp án như là một đề kiểm tra cuối tuần gồm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp học sinh ôn tập để biết cách làm bài tập Tiếng Việt lớp 5.

1 1,454 12/08/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 350k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 5 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tuần 3

I. Kiến thức trọng tâm:

- Rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản

- Luyện tập về đại từ

- Tìm hiểu cách viết báo cáo công việc.

II. Đọc thầm văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Triền đê tuổi thơ

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 3 Kết nối tri thức (có đáp án) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 5

Tuổi thơ tôi với con đê sông Hồng gắn liền như hình với bóng, tựa hai người bạn thân thiết suốt ngày quấn quýt bên nhau. Từ lúc chập chững biết đi, mẹ đã dắt tôi men theo bờ cỏ chân đê. Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời. Chẳng riêng gì tôi, mà hầu hết những đứa nhỏ sinh ra ở trong làng đều coi con đê là bạn. Chúng cũng nô đùa, chơi trò đuổi bắt, chơi ô ăn quan trên đê mỗi khi bố mẹ vắng nhà ra đồng, ra bãi làm việc. Tuổi học trò, cứ sáng cắp sách tới trường, chiều về cả hội lại lùa tất cả trâu, bò lên đê cho chúng gặm cỏ và tha hồ vui chơi đợi khi hoàng hôn xuống trở về làng. Những đêm trăng thanh gió mát lên đê trải chiếu nằm đếm sao trời mới tuyệt và thú làm sao. Tôi nhớ nhất là những đêm Trung thu, người lớn trong làng tổ chức bày cỗ cho thiếu nhi trên mặt đê rất vui và không khí của lễ hội trẻ em kéo dài tưởng như bất tận...

Năm tháng qua đi, những lối mòn chạy xéo ngoằn ngoèo từ chân lên tới mặt đê đã in dấu biết bao bàn chân của các thế hệ sớm hôm đi, về. Đời người ai cũng có nhiều đổi thay qua thời gian, song con đê vẫn gần như nguyên vẹn, vẫn sừng sững chở che bao bọc lấy dân làng tôi cũng như cả một vùng rộng lớn. Những trận lũ lớn đỏ ngầu phù sa hung dữ, con đê lại gồng mình lên để không chỉ bảo vệ cho tính mạng con người, gia súc mà còn bảo vệ cả mùa màng...

...Xa quê bao năm trời, mùa lũ này tôi mới trở lại quê hương, trở lại làng quê đã sinh ra và nuôi tôi lớn khôn. Con đê vẫn đấy, màu xanh của cỏ mượt mà vẫn đấy. Tôi tần ngần dạo gót trên chiều dài của con đê chạy suốt từ điếm canh đê này tới điếm canh đê kia và mường tượng nhớ về những kỉ niệm của một thời xa xăm...

(Theo Nguyễn Hoàng Đại)

Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1. Hình ảnh nào ở làng quê gắn bó thân thiết với tác giả "như hình với bóng"?

A. Con đê.

B. Đêm trăng thanh gió mát.

C. Tết Trung thu.

Câu 2. Tại sao các bạn nhỏ coi con đê là bạn?

A. Vì trên con đê này, các bạn nhỏ đã nô đùa, đuổi bắt, chơi ô ăn quan, chăn trâu, nằm đếm sao trời, bày cỗ Trung thu.

B. Vì con đê đã ngăn nước lũ cho dân làng.

C. Vì ai vào làng cũng phải đi qua con đê.

Câu 3. Tại sao tác giả cho rằng con đê “chở che, bao bọc lấy dân làng tôi cũng như cả một vùng rộng lớn”?

A. Vì con đê đã nâng bước, dìu dắt, tôi luyện cho những bước chân của tác giả ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời.

B. Vì những đêm Tết Trung thu, người lớn trong làng tổ chức bày cỗ cho thiếu nhi trên mặt đê rất vui.

C. Vì trong những trận lũ lớn đỏ ngầu phù sa hung dữ, con đê đã bảo vệ tính mạng con người, gia súc, mùa màng.

Câu 4. Nội dung bài văn này là gì?

A. Kể về sự đổi mới của quê hương.

B. Tả con đê và kể về những kỉ niệm gắn bó với con đê, gắn bó với quê hương.

C. Kể về những kỉ niệm những ngày đến trường.

III. Luyện tập:

Câu 1: Gạch chân dưới các đại từ trong các câu dưới đây, và cho biết các đại từ đó có chức năng ngữ pháp gì?

a. Chúng ta hãy cùng nhau đi đá bóng thôi!

b. Hôm qua, ai đã là người ra khỏi phòng muộn nhất?

c. Cô giáo đang khen ngợi em trước cả lớp trong giờ Toán.

d. Trong lòng tôi, tự nhiên dâng lên một cảm xúc khó tả.

Câu 2: Thay những từ được gạch chân trong các câu sau bằng các đại từ để tránh lỗi lặp từ trong câu.

a. Hôm qua, bà Lan vừa lau nhà nhưng hôm nay bà Lan lại lau nhà tiếp.

b. Chị Mai mua một chiếc lọ, rồi cuối ngày, chị Mai ghé cửa hàng mua một bó hồng nhung.

c. Chú chó sung sướng vẫy đuôi nhìn hình ảnh chính chú chó được phản chiếu trong gương.

d. Thằng Tí vừa về đến nhà nhưng một lát sau thằng Tí lại chạy đi ngay.

Câu 3: Gạch chân dưới các đại từ xưng hô trong đoạn văn sau.

Cái Lan chạy sang nhà Hoa, đứng ở ngoài cửa nói vọng vào:

- Sao giờ này cậu vẫn còn ngồi đây? Vào thay áo quần nhanh lên để đi sinh nhật Mi.

- Ơ, tớ tưởng 7 giờ tối mới bắt đầu mà? - Lan nghi ngờ.

- Trời ạ, thế cậu không định đi mua quà cho nó hả? - Lan hỏi lại.

Nghe nói vậy, Hoa vội bật dậy, lao vào nhà, vừa đi vừa nói vọng ra:

- Cậu chờ tớ chút, rồi chúng mình cùng đi!

Câu 4: Gạch chân dưới các đại từ có trong các câu sau, cho biết đại từ đó thay thế cho từ ngữ nào?

a. Buổi sáng Hùng sang nhà bà nội chơi, đến tối bạn ấy sẽ về nhà để làm bài tập.

b. Con Vện đang hì hục tìm cục xương mà nó đã giấu trong góc vườn ngày hôm qua.

c. Cô Tư hì hục nấu nồi canh chua vì đã hứa với các con của mình là sẽ nấu cho chúng vào hôm nay.

d. Hùng, Dũng, Nam cùng nhau đi mua một món quà, rồi họ đi đến tiệc sinh nhật của bạn Hoa.

Câu 5: Viết bài văn kể sáng tạo một câu chuyện có nhân vật chính là con vật hoặc đồ vật.

* Gợi ý

- Mở bài: Giới thiệu tên câu chuyện, tên tác giả,... (Nếu đóng vai nhân vật để kể lại câu chuyện, em cần giới thiệu mình là nhân vật nào.)

- Thân bài: Kể lại câu chuyện theo trình tự hợp lí, trong đó có chi tiết được kể sáng tạo theo 1 trong 3 cách:

+ Sáng tạo thêm chi tiết (có thể lựa chọn sáng tạo một hoặc nhiều chi tiết).

+ Thay đổi cách kết thúc theo tưởng tượng của em.

+ Đóng vai nhân vật để kể lại câu chuyện (chú ý cách xưng hộ, cách thể hiện lời nói, suy nghĩ, cảm xúc phù hợp với nhân vật).

- Kết bài: Nêu suy nghĩ, cảm xúc,... về câu chuyện hoặc nêu kết thúc của câu chuyện

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

................................

................................

................................

1 1,454 12/08/2024
Mua tài liệu