Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 (Kết nối tri thức) Tuần 21 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 21 sách Kết nối tri thức có đáp án như là một đề kiểm tra cuối tuần gồm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp học sinh ôn tập để biết cách làm bài tập Tiếng Việt lớp 5.

1 270 12/08/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 350k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 5 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tuần 21

I. Kiến thức trọng tâm:

- Rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản

- Cách nối các vế câu ghép (tiếp theo)

- Viết đoạn văn tả người.

II. Đọc thầm văn bản sau và trả lời câu hỏi:

MỘT NGÀY Ở ĐÊ BA

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 (Kết nối tri thức) Tuần 21 có đáp án (ảnh 1)

Sáng sớm, sương phủ dày như nước biển. Đỉnh Đê Ba nổi lên như một hòn đảo. Sương tan dần. Các chóp núi lần lượt hiện lên. Sương lượn lờ dưới các chân núi như những dải lụa. Cả thung lũng như một bức tranh thủy mặc. Làng mới định cư bừng lên trong nắng sớm. Những sinh hoạt đầu tiên trong ngày mới bắt đầu. Thanh niên ra rừng gỡ bẫy gà, bẫy chim.

Phụ nữ quây quần, giặt giũ bên những giếng nước mới đào. Em nhỏ đùa vui trước sân. Các cụ già làng chụm đầu bên những chén rượu cần. Các bà các chị sửa soạn khung cửi dệt vải.

Buổi trưa, trời xanh ngắt, cao vòi vọi. Nắng to nhưng không gay gắt. Gió từ đồng bằng miền biển thổi lên mát mẻ, dễ chịu. Buổi trưa trong làng thường vắng. Đồng bào đi làm ruộng, làm rẫy tập thể đến chiều mới về.

Rừng chiều Đê Ba nổi lên sừng sững. Nắng nhạt dần làm sáng lên những cụm bông lau trong gió. Trên những bắp ngô, mớ râu non trắng như cước…. Sương lam nhẹ nhàng bò trên các sườn núi. Mặt trời gác bóng, những tia nắng hắt lên các vòm cây…

Buổi tối ở làng thật vui. Lớp thanh niên ca hát, nhảy múa. Tiếng chuông, tiếng cồng, tiếng đàn tơ-rưng dìu dặt vang lên.

(Theo Đình Trung)

Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1. Bài văn tả cảnh một ngày ở đâu?

A. Ở nông thôn vùng đồng bằng.

B. Ở làng mới định cư, vùng núi cao.

C. Ở một làng mới định cư, vùng trung du.

D. Cả 3 đáp án đều sai.

Câu 2. Cảnh ở Đê Ba được miêu tả theo trình tự nào?

A. Miêu tả cảnh và sinh hoạt của mọi người trong làng theo trình tự thời gian: buổi sáng - buổi trưa - buổi chiều – buổi tối.

B. Miêu tả lần lượt từng phần của cảnh: đỉnh núi, chân núi, thung lung, trong làng, ngoài ruộng.

C. Chỉ miêu tả hoạt động của con người ở Đê Ba ở từng thời điểm trong ngày.

D. Hai đáp án A và B đều đúng.

Câu 3. Viết vào chỗ trống những chi tiết tiêu biểu của cảnh thiên nhiên được miêu tả ở mỗi thời điểm:

Thời điểm

Chi tiết tiêu biểu của cảnh thiên nhiên

Sáng sớm

Buổi trưa

Buổi chiều

Câu 4. Tác giả đã miêu tả cảnh ở Đê Ba qua cảm nhận của giác quan nào?

A. Thị giác, thính giác và xúc giác.

B. Thị giác và thính giác.

C. Thị giác và xúc giác.

D. Thị giác.

Câu 5. Bài văn gợi cho em cảm nhận gì về cảnh vật, con người ở Đê Ba?

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

III. Luyện tập:

Câu 1. Cho đoạn văn sau:

(1) Một hôm Thuyên, Đồng rủ nhau đi chơi thật xa, nhưng đến giữa trưa thì lạc mất đường về. (2) Hai người phải ghé vào cái quán gần đấy để hỏi đường, luôn tiện để ăn cho đỡ đói. (3) Cùng ăn trong quán ấy có ba người nhà quê trẻ tuổi đùa bỡn với nhau luôn miệng. (4) Nụ cười từ môi này lan qua môi khác, bầu không khí trong quán không bao lâu trở nên vui vẻ lạ thường.

(Tình quê hương - Thanh Tịnh)

a. Em hãy tìm và chỉ ra các câu đơn, câu ghép có trong đoạn văn trên.

.........................................................................................................................................

b. Em hãy phân tích cấu tạo của các câu đơn mà mình vừa tìm được.

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

c. Em hãy phân tích cấu tạo của các câu ghép mà mình vừa tìm được. Và cho biết, các vế của câu ghép ấy được nối với nhau bằng cách nào.

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

Câu 2. Em hãy đặt các câu ghép, trong đó:

a. Hai vế câu ghép được nối với nhau bằng dấu phẩy.

.........................................................................................................................................

b. Hai vế câu ghép được nối với nhau bằng quan hệ từ “nhưng”.

.........................................................................................................................................

c. Hai vế câu ghép được nối với nhau bằng cặp quan hệ từ “vì… nên…”.

.........................................................................................................................................

Câu 3. Điền vế câu còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thành các câu ghép sau:

a) Nó nói và ....................................................................................................................

b) Nó nói rồi....................................................................................................................

c) Nó nói còn...................................................................................................................

d) Nó nói nhưng ..............................................................................................................

Câu 4. Viết bài văn tả người bạn thân ở trường mà em yêu quý nhất.

*Gợi ý:

1. Mở bài:

- Giới thiệu người bạn thân (là bạn học cùng lớp, cùng trường, bạn gần nhà,....)

2. Thân bài

- Ngoại hình

- Tính nết, sở trường

- Kỉ niệm sâu sắc trong tình bạn

3. Kết bài

- Tình cảm của em với người bạn đó.

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………

………………………………

………………………………

1 270 12/08/2024
Mua tài liệu